Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách
lượt xem 5
download
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính sau đây. Từ việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất ở những ngân hàng vừa và nhỏ nghiên cứu này sẽ đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm hạn chế hiện tượng này tiếp tục tiếp diễn. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này sẽ lần lượt trả lời ba câu hỏi chính sách sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG CHẠY ĐUA LÃI SUẤT TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số : 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
- ii MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................iv LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... viii U DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................................ix TÓM TẮT .............................................................................................................................. x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 U 1.1 Bối cảnh chính sách.......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2 1.3 Phương pháp luận và nguồn thông tin ...........................................................................3 1.4 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ...............................................................................3 1.5 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................6 1.6 Cấu trúc luận văn ...........................................................................................................7 CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC ĐUA LÃI SUẤT ..........................8 2.1 Diễn biến cuộc đua lãi suất............................................................................................8 2.1.1 Cuộc đua lãi suất 2008 ..................................................................................................8 2.1.2 Cuộc đua lãi suất 2010 ................................................................................................11 2.2 Hệ quả của hiện tượng chạy đua lãi suất .....................................................................12 CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC ĐUA LÃI SUẤT ......................................14 3.1 Nguyên nhân trực tiếp đến từ bối cảnh vĩ mô và chính sách tiền tệ của NHNN ........14 3.2 Nguyên nhân tiềm ẩn đến từ thất bại thị trường và thất bại chính sách - giám sát của NHNN ...................................................................................................................16 3.2.1 Thất bại thị trường .......................................................................................................17 3.2.1.1 Quá trình hình thành và đặc điểm cơ bản của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ ...... 17 3.2.1.2 Xu hướng phát triển kém bền vững của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ ............... 19 3.2.2 Thất bại về mặt chính sách và giám sát của NHNN ....................................................26
- iii 3.2.2.1 Tổng quan về giám sát ngân hàng ...................................................................... 26 3.2.2.2 Thất bại về mặt chính sách và giám sát của NHNN ........................................... 28 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ........................................................................ 34 4.1 Giải pháp trọng tâm .....................................................................................................34 4.1.1 Sửa chữa thất bại thị trường ........................................................................................34 4.1.2 Sửa chữa thất bại chính sách và giám sát của NHNN .................................................36 4.2 Giải pháp bổ trợ ...........................................................................................................37 4.2.1 Nâng cao tính minh bạch thông tin của các NHTM ....................................................37 4.2.2 Đưa ra mức xử phạt đủ mạnh để răn đe những NHTM lách luật huy động vốn .........38 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 41 PHỤ LỤC............................................................................................................................. 47
- iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 Bùi Thị Phương Thảo
- v LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Quế Giang là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến thầy Vũ Thành Tự Anh là người đã hỗ trợ giúp tôi có thêm những ý tưởng mới cho bài viết. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô của Chương trình Giảng dạy Kinh Tế Fulbright, những người đã luôn truyền cho tôi cảm hứng học tập trong suốt hai năm qua. Xin cảm ơn anh Hồ Viết Trung, anh Nguyễn Đức Bình, anh Trần Bảo Toàn, chị Ngô Nguyễn Quỳnh Anh là những người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thực tế về cuộc đua lãi suất và hoạt động giám sát ngân hàng.
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AgriBank Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam BaoVietBank Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt Basel Hiệp ước vốn Basel CAR Hệ số đủ vốn CQTTGS Cơ quan thanh tra giám sát DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á EAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á EximBank Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu GiaDinhBank Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định HaBuBank Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM KienLongBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long LDR Tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn (Loan to deposit ratio) LienVietBank Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt LNH Liên ngân hàng MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MDB Ngân hàng phát triển đồng bằng sông Cửu Long NamABank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á NaViBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt NHNN Ngân hàng nhà nước
- vii NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước OCB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông OceanBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương PGBank Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Asset) ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín SaiGonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SeaBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SouthernBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong TTS Tổng tài sản VĐL Vốn điều lệ VietBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam WesternBank Ngân hàng Phương Tây
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3-1. Sự thay đổi của các lãi suất chủ chốt .................................................................. 14 Bảng 3-2. Những ngân hàng vừa và nhỏ được khảo sát ...................................................... 16 Bảng 3-3. Danh sác các NHTMCP dẫn đầu được khảo sát ................................................. 17 Bảng 3-4. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng (2007-2009) ...................................... 19 Bảng 3-5. Tỷ lệ LDR trung bình (2007 -2009) .................................................................... 20 Bảng 3-6. Tỷ lệ LDR trung bình toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam (2002- 2009) .......... 20 Bảng 3-7. Dư nợ xấu của một số ngân hàng vừa và nhỏ (2007 -2009) ............................... 21 Bảng 3-8. Dư nợ phi sản xuất (2010) .................................................................................. 22 Bảng 3-9. Hoạt động LNH của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ (2008) .................................. 23 Bảng 3-10. Hoạt động LNH của một số ngân hàng dẫn đầu (2008).................................... 24 Bảng 3-11. Tỷ lệ LDR ở một số ngân hàng dẫn đầu (2007 -2009) ..................................... 24 Bảng 3-12. Tỷ lệ LDR ở một số ngân hàng vừa và nhỏ (2007 -2009) ................................ 25 Bảng 3-13. Phân loại ngân hàng ở Mỹ ................................................................................ 30
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2-1. Diễn biến cuộc đua lãi suất 2008 ........................................................................... 8 Hình 2-2. Diễn biến cuộc đua lãi suất 2010 ......................................................................... 11 Hình 3 -1. Thị phần của NHTM Việt Nam (12/2008) ......................................................... 15 Hình 3-2. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ giám sát của CQTTGS ............................................. 27
- x TÓM TẮT Trong những năm trở lại đây, việc cạnh tranh huy động vốn ở các Ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ (sau đây gọi tắt là ngân hàng vừa và nhỏ) đã tạo ra nhiều cuộc đua lãi suất gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, điển hình là hai cuộc đua lãi suất năm 2008 và 2010. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có rất nhiều chính sách nhằm ngăn chặn hiện tượng trên tiếp tục tiếp diễn nhưng hầu như vẫn chưa thể mang lại kết quả như mong muốn. Đứng trên góc độ lợi ích tổng thể của toàn xã hội, cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất để từ đó tìm ra chính sách hữu hiệu nhằm ngăn chặn hiện tượng này tiếp tục tiếp diễn. Với mục đích đó, nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời ba câu hỏi chính sách sau đây: Thứ nhất, thực trạng hai đợt chạy đua lãi suất ở Việt Nam trong năm 2008 và 2010 đã diễn ra như thế nào? Thứ hai, tại sao những ngân hàng vừa và nhỏ lại là nơi kích hoạt cuộc đua lãi suất? Thứ ba, giải pháp chính sách nào cần thiết cho bối cảnh chạy đua lãi suất hiện nay? Về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất, có thể được nhìn nhận từ hai góc độ. Thứ nhất, bối cảnh kinh tế vĩ mô với lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi chạy đua lãi suất ở những ngân hàng vừa và nhỏ. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho thấy lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ là những tác động bất lợi mà hệ thống ngân hàng thường xuyên phải đối mặt, sâu xa hơn có thể thấy thất bại thị trường từ việc tồn tại nhóm ngân hàng vừa và nhỏ có khả năng gây ra ngoại tác tiêu cực cao và thất bại chính sách - giám sát hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước mới là những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất. Nghiên cứu này cũng cho thấy, nếu những nguyên nhân tiềm ẩn nêu trên không được giải quyết thì khó có thể hạn chế được tình trạng chạy đua lãi suất tiếp tục tiếp diễn. Vì vậy, nghiên cứu tập trung phân tích những nguyên nhân tiềm ẩn này và đề xuất một số nhóm giải pháp chính sách như sau. Thứ nhất, nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực nội tại của những ngân hàng vừa và nhỏ bao gồm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro và thực hiện giám sát chặt chẽ hơn một số chỉ tiêu an toàn thanh khoản. Thứ hai, nhóm giải pháp sữa chữa thất bại chính sách - giám sát của Ngân hàng Nhà nước bao gồm
- xi phân nhóm ngân hàng để có biện pháp giám sát phù hợp, tập trung nguồn lực giám sát ngân hàng vừa và nhỏ, xây dựng lộ trình đáp ứng một số chỉ tiêu an toàn phù hợp với năng lực của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đề xuất nhóm giải pháp chính sách bổ trợ nhằm tạo cơ sở cho những giải pháp chính sách nêu trên được thực thi hiệu quả, bao gồm nâng cao tính minh bạch thông tin của các ngân hàng thương mại, đưa ra mức chế tài đủ mạnh để răn đe những ngân hàng lách luật trong việc huy động vốn.
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách Chỉ trong thời gian ngắn, từ năm 2006 cho đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã phải đương đầu với những cuộc đua lãi suất có quy mô toàn hệ thống, gây ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, điển hình là cuộc đua lãi suất 2008 và 2010. Cuộc đua lãi suất năm 2008 bắt nguồn từ những yếu tố vĩ mô của một năm trước đó. Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đón nhận một lượng cung tiền lớn từ bên ngoài khoảng 14,6 tỷ USD 1 . Luồng vốn vào này gây sức ép làm tăng giá đồng nội tệ. Với chính sách duy trì tỷ giá hối đoái gần như cố định, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã buộc phải mua vào một lượng lớn ngoại tệ, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007 NHNN đã tăng cung tiền đồng ra lưu thông khoảng 112.000 tỷ VND thông qua mua vào 7 tỷ Đô la Mỹ (USD) 2 . Trong bối cảnh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế không hiệu quả thì sự gia tăng cung tiền này đã làm lạm phát năm 2007 tăng cao lên mức hai con số 12,63%, và trầm trọng hơn ở năm 2008 với mức 20% 3 . Trước tình hình đó NHNN đã tiến hành thắt chặt tiền tệ. Hệ quả là tác động mạnh đến tính thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại (NHTM), đặc biệt đối với những ngân hàng vừa và nhỏ. Đối mặt với mức lãi suất liên ngân hàng (LNH) cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường mở và thị trường dân doanh còn hạn chế, các ngân hàng vừa và nhỏ không còn biện pháp nào khác ngoài việc tăng lãi suất huy động để cải thiện vấn đề thanh khoản, và từ đó cuộc đua lãi suất đã hình thành. Cuộc đua lãi suất năm 2010 cũng diễn ra trong bối cảnh có nhiều nét tương đồng. Cuối năm 2010 lạm phát bắt đầu vượt cao hơn nhiều so với dự kiến 8.5% của NHNN. Điều này buộc NHNN phải gia tăng thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Thêm vào đó, nửa cuối năm 2010 các NHTM phải đối mặt với áp lực rất lớn nhằm đáp ứng các chỉ tiêu an toàn hoạt động của NHNN như quy định chỉ tiêu tổng cho vay trên tổng huy động (LDR – Loan to Deposit ratio) tối đa 80%, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 9%, nâng hệ số rủi ro của các khoản 1 Tôn Thanh Tâm và Huy Bảo Hiệp (2007) 2 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2008) 3 Ngân hàng Nhà nước (2008)
- 2 cho vay lĩnh vực chứng khoán và bất động sản lên 250%... Những vấn đề trên làm cho tình trạng thanh khoản của những ngân hàng vừa và nhỏ càng thêm khó khăn. Để cải thiện khả năng thanh khoản và đáp ứng những chỉ tiêu an toàn hoạt động, các ngân hàng vừa và nhỏ phải liên tiếp tăng lãi suất huy động. Với hai cuộc chạy đua lãi suất điển hình nêu trên có thể thấy nhóm ngân hàng vừa và nhỏ là những ngân hàng thường xuyên mở đầu chạy đua lãi suất. Việc chạy đua lãi suất có thể giúp những ngân hàng này giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản trước mắt, nhưng về lâu dài hiện tượng này có thể sẽ gây rất nhiều tác động tiêu cực. Một số tác động tiêu cực có thể thấy như mặt bằng lãi suất biến động liên tục sẽ gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó các yếu tố chính trị- xã hội cũng sẽ bị tác động ít nhiều khi niềm tin của người dân vào vai trò giám sát hệ thống ngân hàng của NHNN bị giảm sút. Ngoài ra, việc người dân chạy theo những ngân hàng có mức lãi suất cao nhưng lại không biết rõ về khả năng thanh khoản của những ngân hàng nhận tiền gửi vì vậy chỉ cần một biến cố ảnh hưởng đến niềm tin có thể xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt, hiện tượng này đã từng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) năm 2003, và đây chính là mầm mống của khủng hoảng ngân hàng. Từ bối cảnh chính sách nêu trên có thể thấy rằng thực sự cần thiết tìm ra những chính sách can thiệp hữu hiệu nhằm ngăn chặn hiện tượng trên tiếp tục tiếp diễn, đây cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính sau đây. Từ việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất ở những ngân hàng vừa và nhỏ nghiên cứu này sẽ đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm hạn chế hiện tượng này tiếp tục tiếp diễn. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này sẽ lần lượt trả lời ba câu hỏi chính sách sau đây. • Thứ nhất, thực trạng hai đợt chạy đua lãi suất ở Việt Nam trong năm 2008 và 2010 đã diễn ra như thế nào? • Thứ hai, tại sao những ngân hàng vừa và nhỏ lại là nơi kích hoạt cuộc đua lãi suất? • Thứ ba, giải pháp chính sách nào cần thiết cho bối cảnh chạy đua lãi suất hiện nay?
- 3 1.3 Phương pháp luận và nguồn thông tin Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất ở những ngân hàng vừa và nhỏ, với cách tiếp cận từ dưới lên nghĩa là đi từ việc phân tích tình huống để tìm ra vấn đề. Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các NHTM Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN và một số báo cáo ngành ngân hàng do các công ty chứng khoán và tổ chức tài chính trong và ngoài nước tổng hợp, ngoài ra, nguồn thông tin thu thập từ thực tế và các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí ngân hàng, báo điện tử…cũng hỗ trợ quan trọng cho nghiên cứu này trong bối cảnh nguồn thông tin cung cấp từ phía NHNN và từ hệ thống NHTM còn hạn chế. 1.4 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Nghiên cứu này sử dụng 3 lý thuyết chính là cơ sở cho quá trình phân tích. Thứ nhất, lý thuyết thất bại thị trường; Thứ hai, lý thuyết thất bại nhà nước; Thứ ba, lý thuyết về chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngoài ra trong quá trình phân tích, nghiên cứu này còn đề cập đến lý thuyết về thanh khoản trong mối liên hệ với lãi suất trong thị trường tiền tệ và lý thuyết rủi ro hệ thống trong mối liên hệ với nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Trên cơ sở đó, khung phân tích được hình thành như sau. Theo John Maynard Keynes (1936), lãi suất là cái “giá” của việc giữ tiền, khi lãi suất cao nhu cầu giữ tiền mặt ít đi và khi lãi suất thấp người ta có nhu cầu giữ tiền mặt nhiều hơn. Như vậy lãi suất là một công cụ tác động đến lượng tiền trong lưu thông, vì vậy khi ngân hàng cần hút tiền gửi thì tăng lãi suất là một công cụ hữu hiệu nhất. Qua bối cảnh và diễn biến của hai cuộc đua lãi suất 2008 và 2010 có thể thấy một số ngân hàng vừa và nhỏ trong hệ thống đã tăng lãi suất cao hơn mức lãi suất chung của thị trường nhằm thu hút lượng tiền gửi trong hệ thống về ngân hàng mình. Biện pháp cạnh tranh về giá thông qua lãi suất cũng là một hình thức cạnh tranh thông thường, tuy nhiên việc liên tục tăng lãi suất cao hơn mức trung bình của thị trường của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ đã tạo ra nhiều cuộc đua lãi suất gây mất ổn định cho toàn hệ thống. Điều đó cũng cho thấy, bản thân các ngân hàng vừa và nhỏ đã tiềm ẩn nguy cơ thiếu thanh khoản và “lạm dụng” quá mức sự cạnh tranh về giá để cải thiện tính thanh khoản của mình.
- 4 Nghiên cứu này sẽ sử dụng một số lý thuyết sau đây để giải thích về nguyên nhân của việc kích hoạt cuộc đua lãi suất ở nhóm ngân hàng vừa và nhỏ. Theo Robert Mundell và Marcus Fleming (1960), trong nền kinh tế nhỏ mở cửa với chính sách duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì khi có sự gia tăng đầu tư từ bên ngoài tạo áp lực tăng giá trị đồng nội tệ. Để duy trì tỷ giá cố định, NHNN buộc phải tăng cung nội tệ. Đây chính là bối cảnh kinh tế của năm 2008 và phần nào ảnh hưởng đến năm 2010 của nền kinh tế Việt Nam. Khi cung tiền gia tăng, nhưng mức độ hấp thu của nền kinh tế Việt Nam không ở mức tương ứng làm cho lạm phát tăng cao. Để đối phó với lạm phát, NHNN đã sử dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Ngoài các công cụ chính sách tiền tệ thông thường như lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở…thì lần này NHNN còn sử dụng biện pháp hành chính ép buộc như phát hành tín phiếu bắt buộc. Điều này đã làm ảnh hưởng mạnh đến tính thanh khoản của các NHTM trong hệ thống, đặc biệt đối với những ngân hàng vừa và nhỏ. Những ngân hàng vừa và nhỏ này đã mở đầu tăng lãi suất và tạo ra cuộc đua lãi suất trên toàn hệ thống. Theo Joseph E. Stiglitz (1995), khi cá nhân hoặc tổ chức gây ra ngoại tác tiêu cực cho những đối tượng khác mà không phải bồi thường chi phí tương ứng thì đó chính là thất bại thị trường. Như vậy, việc tồn tại nhóm ngân hàng vừa và nhỏ vì mục đích giải quyết thanh khoản của mình đã thường xuyên nâng lãi suất huy động từ đó làm hình thành cuộc đua lãi suất và gây ra nhiều ngoại tác tiêu cực cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế như trong thời gian vừa qua cũng là một thất bại thị trường. Vũ Thành Tự Anh (2010), thất bại thị trường dẫn đến bất ổn vĩ mô là cơ sở cho sự can thiệp của nhà nước. Sự biến động về lãi suất trong thời gian qua mặc dù không được liệt kê trong những chỉ báo của bất ổn vĩ mô (lạm phát, áp lực điều chỉnh tỷ giá, thâm hụt ngân sách, bong bóng tài sản, thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt cán cân thanh toán, nợ xấu…) tuy nhiên những tác động tiêu cực từ biến động lãi suất này không chỉ giới hạn ở hệ thống ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và một số yếu tố chính trị – xã hội khác, vì vậy đây cũng có thể xem là một yếu tố tác động đến sự ổn định vĩ mô và là cơ sở can thiệp của nhà nước. Vũ Thành Tự Anh (2009), thất bại nhà nước là khi xảy ra sự can thiệp của nhà nước làm thất bại thị trường trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến những thất bại khác hoặc hệ lụy tiêu cực trong tương lai. Theo ông, thất bại nhà nước có thể đến từ một số nguyên nhân sau đây. Sự thiển cận về mặt chính sách khi chính sách có xu hướng giữ nguyên hiện trạng;
- 5 tránh những thay đổi quan trọng hoặc quan tâm quá mức đến những vấn đề ngắn hạn; khó đo lường hết được phản ứng của hệ thống chính trị; khó đo lường hết được phản ứng của bộ máy nhà nước; khó đo lường hết phản ứng của thị trường; khó đánh giá đúng và đủ hiểu quả của việc thực hiện chính sách; hoặc tồn tại động cơ chính trị vụ lợi. Trong những cuộc đua lãi suất diễn ra trong thời gian vừa qua, có thể thấy thất bại chính sách và hoạt động giám sát ở những khía cạnh sau. Thứ nhất, ngay từ ban đầu NHNN đã không giám sát chặt chẽ đối với những hoạt động của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ. Thứ hai, NHNN sử dụng chính sách giám sát mang tính cào bằng không phù hợp với thực tế phân hóa rất rõ ràng giữa các NHTM trong hệ thống. Thứ ba, việc ban hành các chỉ tiêu an toàn hoạt động kém tính nhất quán. Dựa trên những cơ sở lý thuyết trên có thể thấy ngoài sự tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ thì sự tồn tại một nhóm ngân hàng vừa và nhỏ tiềm ẩn nhiều khả năng gây ra ngoại tác tiêu cực còn là biểu hiện của thất bại thị trường và thất bại nhà nước mà cụ thể là thất bại của NHNN trong định hướng chính sách giám sát và hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng. Phân tích trên góc độ toàn hệ thống ngân hàng thì hoạt động ngân hàng vốn mang tính rủi ro hệ thống cao. Chính vì vậy hoạt động ngân hàng có thể là nguồn gốc gây ra những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng rộng lớn không chỉ trong giới hạn một quốc gia mà có thể là hệ thống kinh tế tài chính quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rủi ro hệ thống là bản chất của hệ thống tài chính, và trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với toàn bộ nền kinh tế thực. Như theo Gianni De Nicolo and Myron L. Kwatst (2002), “Rủi ro hệ thống đối với hệ thống tài chính là một loại rủi ro mà chỉ với một tác động bất lợi có thể là một sự khởi động của mất mát giá trị tài sản tài chính hàng loạt hay mất lòng tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế, và góp phần làm tăng thêm mức độ không chắc chắn vào những thành phần khác của hệ thống tài chính và trong hầu hết các trường hợp có thể sẽ tạo ra tác động bất lợi lớn lên nền kinh tế thực”. Rủi ro hệ thống là yếu tố cơ bản dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng xuất hiện đầu tiên vào thế kỉ 16 tại Anh, cho tới nay các cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn xảy ra liên tiếp và trở thành nỗi ám ảnh của mọi nền kinh tế. Thông thường khủng hoảng ngân hàng có hai cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất chỉ dừng ở mất ổn định trong hệ thống ngân hàng, khi có một lượng lớn khách hàng rút tiền ra khỏi hệ thống. Một khi niềm tin về khả
- 6 năng thanh khoản của một ngân hàng bị lung lay nó sẽ kéo theo tâm lý đám đông khuyến khích nhiều người hơn nữa rút tiền ra khỏi hệ thống mà không cần xem xét tính thanh khoản của ngân hàng đó. Tình trạng mất ổn định này cần có sự can thiệp kịp thời của NHTW về mặt trấn an tâm lý và hỗ trợ về nguồn vốn cho các NHTM nếu không cả hệ thống ngân hàng đối mặt với nguy cơ phá sản. Ở cấp độ thứ hai sẽ là bước tiếp theo khi sự mất ổn định trong hệ thống ngân hàng ở cấp độ thứ nhất không được giải quyết, hoảng loạn ngân hàng xảy ra, một số ngân hàng sụp đổ, kéo theo đó là sự sụp đổ toàn hệ thống. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, nếu xét trên nhóm ngân hàng vừa và nhỏ với năng lực nội tại yếu kém thì nó có khả năng gây ra rủi ro cao đối với thị trường thông qua bản chất rủi ro hệ thống cao của thị trường tài chính. Khi đó chỉ cần sự sụp đổ của một ngân hàng nhỏ trong hệ thống thì sự mất ổn định của hệ thống tài chính là điều khó tránh khỏi, mà nghiêm trọng hơn nữa là khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra. Đứng trên góc độ bảo vệ lợi ích tổng thể của toàn xã hội thì cần phải hạn chế rủi ro hệ thống mà nhóm ngân hàng vừa và nhỏ có thể gây ra đối với toàn bộ thị trường cũng như khả năng gây ra khủng hoảng ngân hàng của nó. Cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là NHNN cần có sự can thiệp nhằm sửa chữa những thất bại thị trường, thất bại chính sách và hoạt động giám sát vì đây là những nguyên nhân căn bản sâu xa dẫn đến những tồn tại yếu kém của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ làm tăng khả năng gây ra rủi ro hệ thống của nhóm ngân hàng này. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Với số lượng khảo sát cụ thể 9 trên 28 Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) vừa và nhỏ (trong đó, 5 ngân hàng nhỏ có tổng tài sản (TTS) thấp hơn 15.000 tỷ đồng Việt Nam (VND) và 4 ngân hàng trung bình có TTS thấp hơn 45.000 tỷ VND) và 3 trên 11 NHTMCP dẫn đầu có quy mô tổng tài sản lớn hơn 45.000 tỷ VND (theo thống kê năm 2010). Phần lớn số liệu khảo sát được lấy từ năm 2007 -2009 và một số số liệu được lấy từ năm 2010.
- 7 1.6 Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm 4 chương. Chương 1 là phần giới thiệu tổng quan về đề tài bao gồm bối cảnh chính sách, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp luận và nguồn thông tin. Chương 2 mô tả sơ lược về 2 cuộc đua lãi suất diễn ra trong thời gian gần đây, cuộc đua lãi suất 2008 và 2010. Chương 3 tìm ra những nguyên nhân căn bản dẫn đến hiện tượng này. Nội dung Chương 3 chính là cơ sở để Chương 4 của nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn cuộc đua lãi suất tiếp tục tiếp diễn.
- 8 CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC ĐUA LÃI SUẤT 2.1 Diễn biến cuộc đua lãi suất 2.1.1 Cuộc đua lãi suất 2008 Hình 2-1. Diễn biến cuộc đua lãi suất 2008 Đỉnh điểm của cuộc đua lãi Việc tăng lãi suất 2008, lãi Hiện tượng suất cơ bản là suất huy động khan hiếm tiền cơ sở cho các ở một vài ngân NHTMCP đồng trên toàn NHTM công hàng vừa và ngoài quốc hệ thống. Các khai tăng lãi nhỏ lên đến doanh mở đầu ngân hàng vừa suất huy động ngưỡng 20%. tăng lãi suất và nhỏ đẩy lãi lên mức 16% - Đầu tháng 1 lãi 17%. Những ngân suất huy động lên 10,5%, tiếp suất tăng lên hàng dẫn đầu theo là 14%. Tuy nhiên một 8,5% cũng tăng lãi NHTMCP Các ngân hàng số ngân hàng suất huy động Đông Nam Á lớn cũng rục nhỏ đã tăng để thu hẹp và hàng hoạt rịch tăng lãi đến gần 18%. khoảng cách. ngân hàng suất. khác tăng lãi suất. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 5 Tháng 6 Xu hướng lạm Hai tháng đầu Lạm phát Ngày 16/05 NHNN nâng phát tăng cao. năm lạm phát tháng 3 vẫn NHNN quy LSCB từ 12% - Ngày 15/01 lên đến gần tiếp tục tăng định trần lãi 14% Chính phủ ra 6%. cao. suất cho vay văn bản số NHNN ban NHNN rút tiền không quá 75/TTg-KTTH hành chính khỏi lưu thông 150% lãi suất yêu cầu tăng sách thắt chặt bằng cách phát cơ bản (LSCB) cường các biện tiền tệ thông hành 20.300 tỷ Ngày 19/05 pháp kiềm chế qua tăng các lãi VND tín phiếu NHNN nâng lạm phát suất chủ chốt bắt buộc LSCB từ từ 1% -2,5% 8,75% lên 12% Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trong bối cảnh lạm phát tăng cao đầu năm 2008, công tác chống lạm phát đã được Chính phủ ưu tiên hàng đầu với hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ. Sự thắt chặt tiền tệ của NHNN đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM. Lãi suất qua đêm trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng, nếu tuần đầu tháng 2/2008 lãi
- 9 suất qua đêm chỉ ở mức 17% thì tuần thứ 2 đầu tháng 2/2007 mức lãi suất này đã lên đến 21% 4 . Nếu đầu tháng 1/2008 lãi suất huy động trên thị trường chỉ khoảng 8,5% thì cuối tháng 2/2008 nhiều ngân hàng vừa và nhỏ bắt đầu tăng lãi suất huy động vốn. Mở đầu là NHTMCP ngoài quốc doanh (VPBank) điều chỉnh lãi suất lên đến 10,5% vào ngày 18/02/2008 và trở thành ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất. Tuy nhiên, một ngày sau đó NHTMCP Đông Nam Á (SeaBank) đã huy động với mức lãi suất lên đến 10,68%. Tiếp theo đó, những ngân hàng vừa và nhỏ khác như NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP An Bình (ABBank)… cũng nâng lãi suất ở hầu hết các kì hạn 5 . Đầu tháng 3/2008, NHNN đã quyết định rút tiền trong lưu thông bằng cách phát hành 20.300 tỷ VND tín phiếu bắt buộc. Biện pháp rút tiền trong lưu thông một cách ép buộc này đã làm cho nhiều NHTM rơi vào tình trạng kém thanh khoản và phải nâng lãi suất để tăng cường huy động vốn. Lãi suất huy động giai đoạn này đã bị đẩy lên đến 14%. Để đối phó với tình trạng chạy đua lãi suất diễn ra những tháng đầu năm 2008, NHNN đã thông qua quyết định số 16/2008/QĐ – NHNN ngày 16/05/2008 quy định về mức trần lãi suất cho vay không được vượt quá 150% LSCB. Với quy định này, các NHTM khó có thể huy động cao hơn mức cho vay trần khoảng 13,125%/năm. Tuy nhiên với tình hình lạm phát tăng cao, và thực tế các NHTM cũng không thể huy động ở mức thấp như vậy nên ngày 19/05/2008 NHNN đã tăng LSCB từ 8,75% lên 12%, tiếp theo đó ngày 11/06/2008 NHNN nâng LSCB từ 12% lên 14% 6 . Quy định lãi suất cho vay không quá 150% LSCB này là một hình thức gián tiếp nhằm hạn chế tình trạng tăng lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất huy động cuối tháng 6 vẫn tăng cao từ 18% - 20%, gần với mức trần cho vay theo quy định của NHNN. Việc tăng lãi suất huy động đã giúp những ngân hàng vừa và nhỏ thu hút thêm nguồn vốn huy động. Nếu như cuối năm 2007 mức huy động tiền gửi của VPBank chỉ khoảng 12.965 4 Ngân hàng Nhà nước (2008) 5 Trang thông tin Việt Báo (2008) 6 Ngân hàng Nhà nước (2008)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn