intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

61
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường thi ĐH-CĐ của HS THPT tại một huyện miền núi. Đồng thời, đề tài cũng xác định các nhân tố tác động này có sự khác biệt giữa các nhóm HS khác nhau về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình hay không. Trên cơ sở đó giúp cho các trường ĐH – CĐ, trường THPT cũng như gia đình, bản thân HS có biện pháp thiết thực nhằm định hướng đúng đắn cho các em trong việc chọn trường dự thi tuyển sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM *** PHẠM THỊ HỒNG DƯƠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG CỦA HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP – TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HCM – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM *** PHẠM THỊ HỒNG DƯƠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG CỦA HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP – TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU LAM TP. HCM – 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Phạm Thị Hồng Dương, là học viên cao học lớp Ngày 2 khóa K20 khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Học viên Phạm Thị Hồng Dương
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian chuẩn bị và tiến hành nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè cũng như giáo viên hướng dẫn và quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Lam, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô tham gia giảng dạy cao học tại trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, quý thầy cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về lĩnh vực quản trị kinh doanh. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia Mập đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế. Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Và đặc biệt là những người thân trong gia đình đã động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Học viên Phạm Thị Hồng Dương
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ, đồ thị CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3 1.6 Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 2.1 Quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ 5 2.1.1 Khái niệm về trường ĐH – CĐ và kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ 5 2.2.2 Tiến trình ra quyết định chọn trường 5 2.2 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam 7 2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS 10 2.3.1 Đặc điểm cá nhân và gia đình của HS 10 2.3.2 Các cá nhân ảnh hưởng đến việc ra quyết định của HS 11 2.3.3 Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS 11 2.3.4 Đặc điểm của trường ĐH – CĐ 11 2.3.5 Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ 12 2.3.6 Mong đợi sau khi tốt nghiệp 12 2.4 Mô hình nghiên cứu 12
  6. 2.4.1 Mô hình nghiên cứu 12 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 13 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Nghiên cứu sơ bộ 15 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ 15 3.1.2 Xây dựng thang đo 16 3.2 Nghiên cứu chính thức 18 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chính thức 18 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu 19 3.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 19 3.2.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lý thuyết 20 3 3.2.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 20 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 4.1 Dữ liệu thu thập được 22 4.2 Đánh giá thang đo 24 4.2.1 Đánh giá thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 24 4.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 27 4.2.3 Diễn giải và đặt tên nhân tố 30 4.3 Mô hình điều chỉnh 31 4.4 Kiểm định các yếu tố của mô hình 32 4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan 32 4.4.2 Phân tích hồi quy 33 4.4.3 Kiểm định giả thuyết 36 4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn 39 trường ĐH-CĐ với các nhóm HS khác nhau về đặc điểm các nhân và đặc điểm gia đình 4.6 Đánh giá kết quả nghiên cứu 44 4.6.1 Tóm lược kết quả nghiên cứu 44 4.6.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 45
  7. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 47 5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 47 5.3 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho 48 các trường ĐH - CĐ 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 49 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - HS : Học sinh - THPT : Trung học phổ thông - ĐH – CĐ : Đại học – Cao đẳng - SES : socialeconomic status
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1 : Tóm tắt các mô hình lựa chọn trường ĐH – CĐ 7 Bảng 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hossler & Gallagher (1987) 9 Bảng 3.1: Mã hóa thang đo các khái niệm nghiên cứu 17 Bảng 4.1: Tóm tắt mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân 22 Bảng 4.2: Tóm tắt mẫu nghiên cứu theo đặc điểm gia đình 23 Bảng 4.3 : Cronbach Alpha của thang đo “Đặc điểm cá nhân” 24 Bảng 4.4 : Cronbach Alpha của thang đo “Cá nhân có ảnh hưởng” 24 Bảng 4.5 : Cronbach Alpha của thang đo “Mức độ phù hợp của trường 25 ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS ” Bảng 4.6 : Cronbach Alpha của thang đo “Đặc điểm của trường ĐH – CĐ” 25 Bảng 4.7 : Cronbach Alpha của thang đo “Hoạt động truyền thông” 25 Bảng 4.8 : Cronbach Alpha của thang đo “Mong đợi của HS sau khi tốt nghiệp 26 ĐH - CĐ” Bảng 4.9 : Thang đo “Mức độ phù hợp của trường ĐH–CĐ với điều kiện sống 26 của HS ” sau khi loại biến Bảng 4.10 : Thang đo “Đặc điểm của trường ĐH – CĐ” sau khi loại biến 27 Bảng 4.11: Kiểm định KMO (KMO and Bartlett's Test) (lần 1) 28 Bảng 4.12: Ma trận nhân tố đã xoay (lần 1) 28 Bảng 4.13: Ma trận nhân tố đã xoay (lần 2) 29 Bảng 4.14: Ma trận nhân tố đã xoay (lần 3) 30 Bảng 4.15: Bảng tóm tắt thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết 31 định chọn trường thi ĐH – CĐ của HS THPT huyện Bù Gia Mập Bảng 4.16: Tóm tắt hệ số tương quan giữa các nhân tố 33 Bảng 4.17 : Bảng tóm tắt mô hình sử dụng phương pháp Enter 33 Bảng 4.18 : Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter 34 Bảng 4.19: Bảng tóm tắt kiểm định giả thuyết nghiên cứu 39
  10. Bảng 4.20: Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo giới tính 37 Bảng 4.21: Kết quả Independent t-test so sánh mức độ tác động của các 38 nhân tố đến quyết định chọn trường theo giới tính Bảng 4.22: Phân tích ANOVA theo học lực 39 Bảng 4.23: Phân tích ANOVA theo trường THPT 40 Bảng 4.24: Phân tích ANOVA theo số anh chị em trong gia đình 41 Bảng 4.25: Phân tích ANOVA theo điều kiện kinh tế gia đình 42 Bảng 4.26: Phân tích ANOVA theo trình độ học vấn của cha mẹ 43 Bảng 4.27: Phân tích ANOVA theo nghề nghiệp của cha mẹ 43
  11. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu của Chapman 8 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết 13 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 15 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 32 Hình 4.2: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy 35 Hình 4.3: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 35
  12. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Theo thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, năm 2012- 2013 cả nước có 204 trường đại học và 215 trường cao đẳng. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH – CĐ với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 của ĐH chính quy là 133.000 và CĐ chính quy là 17.000. Qua đó cho thấy, áp lực chọn trường dự thi phù hợp với năng lực và nguyện vọng của các em là rất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay nước ta có sự chênh lệch rất lớn về lực lượng lao động, dư thừa lao động khối ngành kinh tế - tài chính và thiếu hụt lao động các khối ngành khác, đặc biệt là ngành kỹ thuật. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc trái với chuyên môn sau khi tốt nghiệp gây lãng phí chi phí đào tạo của nhà nước và thời gian, tiền bạc của gia đình; đồng thời, các em có tâm lý bi quan, chán nản, miễn cưỡng trong lao động làm giảm chất lượng của một lực lượng lao động không nhỏ cho đất nước. Vì vậy, một trong các vấn đề mà trường ĐH-CĐ, trường THPT và gia đình quan tâm là những yếu tố chính nào tác động đến việc chọn trường của các em nhằm có kế hoạch định hướng đúng đắn cho con em mình từ sớm. Vấn đề xem xét các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của HS lớp 12 cũng như sinh viên năm nhất đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện riêng cho học sinh tại các vùng miền núi và cao nguyên. Một số nghiên cứu đã cho thấy sinh viên có thu nhập thấp và dân tộc thiểu số thường bước vào con đường ĐH-CĐ mà thiếu các thông tin và các nguồn lực sẵn có (Bergerson, 2009). Theo Cabera và La Nasa (2000), việc chọn trường của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có, tính minh bạch và chất lượng thông tin nhận được. Các em tiếp nhận thông tin qua nhiều cách khác nhau như thầy cô, cha mẹ, bạn bè, đại diện các trường ĐH-CĐ và internet. Tuy nhiên, mức độ truy cập và sử dụng các nguồn thông tin này lại khác nhau đối với từng chủng tộc/dân tộc, thu nhập gia đình và trình độ học vấn của phụ huynh (McDonough, 1997). Do đó, các
  13. 2 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các em sẽ có những khác biệt so với những học sinh vùng đồng bằng hay những vùng kinh tế phát triển. Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, mới được thành lập năm 2009 trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau khi thành lập thị xã Phước Long. Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Huyện có khoảng 164.000 nhân khẩu với 20 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc ít người chiếm 21,6%. Cùng với sự phát triển về kinh tế và trình độ dân trí, người dân ở đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao học vấn cho con em mình. Hiện nay, huyện có 04 trường THPT với hơn 800 học sinh (HS) đang học lớp 12 và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng (ĐH - CĐ) năm 2013. Hoàn cảnh của học sinh nơi đây có những đặc thù riêng như kinh tế gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp, khó tiếp cận thông tin, đường xá đi lại khó khăn, v.v. Những yếu tố này chi phối không nhỏ đến quyết định chọn trường của các em. Với mong muốn nghiên cứu cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS tại một vùng miền núi và cao nguyên, tác giả chọn đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi đại học – cao đẳng của học sinh THPT tại Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường thi ĐH-CĐ của HS THPT tại một huyện miền núi. Đồng thời, đề tài cũng xác định các nhân tố tác động này có sự khác biệt giữa các nhóm HS khác nhau về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình hay không. Trên cơ sở đó giúp cho các trường ĐH – CĐ, trường THPT cũng như gia đình, bản thân HS có biện pháp thiết thực nhằm định hướng đúng đắn cho các em trong việc chọn trường dự thi tuyển sinh
  14. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi tuyển sinh ĐH – CĐ - Đối tượng khảo sát: HS đang theo học lớp 12 phân ban tại các trường THPT - Phạm vi khảo sát: Trường THPT Đak Ơ, trường THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Phú Riềng, trường PTTH Ngô Quyền thuộc huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính nhằm khám phá bổ sung mô hình, điều chỉnh cách đo lường các khái niệm cho phù hợp với tình hình thực tế tại phạm vi nghiên cứu. Từ đó, phát triển hoàn chỉnh thang đo để sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Giai đoạn nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng, được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi đến HS lớp 12 các trường THPT, gợi ý hướng dẫn họ trả lời vào bảng câu hỏi, sau đó thu lại để tiến hành phân tích. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng điều tra ngẫu nhiên một số lớp phân ban tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia Mập (200 HS) Việc kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đề ra được thực hiện thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường giữa các nhóm HS khác nhau về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình. 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa trong việc xác định rõ những nhân tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh vùng miền núi – cao nguyên và đánh giá mức độ tác động của chúng như thế nào. Đối với các trường ĐH-CĐ, kết quả nghiên cứu giúp
  15. 4 các trường có các biện pháp cụ thể, riêng biệt để thu hút học sinh đăng ký dự thi. Đối với các trường THPT, kết quả nghiên cứu giúp các trường hiểu rõ học sinh của mình hơn và có các chương trình hướng nghiệp phù hợp, hiệu quả. Đối với gia đình và bản thân các em, kết quả nghiên cứu giúp các em tự khám phá bản thân, tự nhận thấy yếu tố nào quan trọng với mình để có thể đưa ra quyết định chính xác, phù hợp. 1.6 Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt : Chương 1, tác giả đã xác định được vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu.
  16. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐH – CĐ 2.1.1 Khái niệm về trường ĐH – CĐ và kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ Trường đại học là cơ sở giáo dục đào tạo của bậc đại học. Trường đào tạo trình độ đại học từ 4 năm đến 6 năm tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành. Trường cao đẳng là đơn vị cơ sở giáo dục- đào tạo của bậc cao đẳng. Trường đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong 3 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ là là một kì thi chung nhằm mục đích lấy đầu vào cho các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Kì thi này do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, ngay sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng một tháng. Tất cả thí sinh phải có điểm thi cao hơn điểm sàn do Bộ GDĐT ban hành mới đủ tiêu chuẩn xét vào các trường ĐH – CĐ. 2.2.2 Tiến trình ra quyết định chọn trường Kotler và Fox (1976) cũng đưa ra mô hình 7 bước tiến hành ra một quyết định phức tạp. Theo mô hình này, để ra một quyết định phức tạp như chọn trường thi ĐH – CĐ, học sinh phải trải qua một tiến trình từ lúc có ý muốn học ĐH – CĐ sau khi tốt nghiệp THPT, tìm hiểu thông tin về các trường, đánh giá, nộp đơn xin nhập học, sau khi có sự chấp nhận của các trường sẽ so sánh các lựa chọn và cuối cùng là đăng ký học tại một trường phù hợp nhất. Hanson & Litten (1982) kiểm tra lại mô hình của Kotler và chia quá trình ra quyết định chọn trường của HS gồm 5 bước : nguyện vọng vào ĐH-CĐ, bắt đầu tiến trình tìm kiếm, thu thập thông tin, nộp hồ sơ và thi tuyển sinh. Jacson (1982) cũng tạo ra một mô hình gồm 3 bước truyền thống. Ông đã kết hợp sự ảnh hưởng của kinh tế xã hội vào mô hình của mình gồm sự tham khảo, sự loại trừ và sự đánh giá. Trong đó, giai đoạn đầu tiên chịu sự ảnh hưởng của gia
  17. 6 đình, bạn bè, nguyện vọng cá nhân và thành tích học tập. Ở giai đoạn này, học sinh thiết lập cho mình một danh sách các trường tiềm năng dựa trên sự tham khảo ý kiến của các cá nhân có ảnh hưởng và từ đặc điểm cá nhân của mình. Giai đoạn thứ hai HS tiến hành loại trừ các trường ĐH-CĐ ra khỏi danh sách các trường tiềm năng của họ, dựa trên các yếu tố như chi phí học tập, đặc điểm trường ĐH, v.v. Giai đoạn thứ ba, học sinh tiến hành đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. Họ xếp hạng các trường dựa trên một số tiêu chí cá nhân và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Theo Hossler & Gallagher (1987), tiến trình chọn trường ĐH-CĐ là một quá trình bắt đầu từ lúc học sinh ý thức được việc tiếp tục học sau khi tốt nghiệp THPT đến lúc quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh vào một trường cụ thể. Tiến trình này có thể bắt đầu từ rất sớm, từ khi học sinh còn học THCS, và được chia thành 3 giai đoạn: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào đặc điểm cá nhân và nguyện vọng vào ĐH – CĐ của HS. Giai đoạn thứ hai họ bắt đầu tìm kiếm thông tin. Ở giai đoạn này, HS tiến hành thu hẹp các sự lựa chọn và đánh giá các trường xem họ có phù hợp để học tại trường đó hay không. Cuối cùng, dựa vào thông tin thu thập được và các tiêu chí đánh giá của cá nhân, họ đưa ra quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ.
  18. 7 Bảng 2.1 : Tóm tắt các mô hình lựa chọn trường ĐH - CĐ Hossler & Kotler (1976) Litten (1982) Jacson (1982) Gallagher (1987) Nảy sinh nhu cầu Muốn học ĐH-CĐ Sự tham khảo Khuynh hướng Thu thập thông tin Bắt đầu tìm kiếm Tìm kiếm Thu thập thông tin Sự loại trừ Đánh giá Nộp đơn nhập học Nộp đơn nhập học Sự chấp nhận Sự đánh giá Lựa chọn trường Lựa chọn Đăng ký học Tuyển sinh Nguồn : Trích từ Derek Takumi Furukawa (2011) Do đặc thù của hệ thống giáo dục quốc dân, tại Việt Nam, HS phải trải qua kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ do Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức mới đủ điều kiện tham dự chương trình học ĐH – CĐ tại các trường. Vì vậy, mô hình của Kotler (1976) và Litten (1982) không phù hợp cho nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình lựa chọn trường ĐH – CĐ của Hossler & Gallagher (1987). 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Nghiên cứu đầu tiên về việc lựa chọn trường ĐH – CĐ được John Holland thực hiện vào năm 1957 và ông đã khám phá ra rằng nền tảng của HS với sự phát triển cá nhân và văn hóa gia đình ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Ông cũng cho rằng cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến việc chọn trường của HS. Berdie & Hood (1966) thực hiện cuộc điều tra trên 3.817 sinh viên và đưa ra kết luận rằng cha mẹ, bạn bè, thầy cô, nhân viên tư vấn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên (Trích từ Derek Takumi Furukawa, 2011)
  19. 8 D.W. Chapman (1981) đã đưa ra 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS bao gồm (1) Đặc điểm của gia đình và cá nhân HS, (2) Các ảnh hưởng từ bên ngoài cụ thể là các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm cố định của trường ĐH-CĐ và nỗ lực giao tiếp của trường ĐH-CĐ với HS. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình Ấn Quyết tượng định CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN về chọn NGOÀI trường trường ĐH - ĐH - Các cá nhân có ảnh hưởng CĐ CĐ Đặc điểm cố định của trường ĐH - CĐ Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH – CĐ với HS Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu của Chapman Nguồn : Chapman D. W (1981) Hossler & Gallagher (1987) cũng đã đưa ra mô hình chọn trường gồm 3 giai đoạn: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn. Trong nghiên cứu này, hai ông đã xem xét đến không chỉ yếu tố cá nhân sinh viên mà còn yếu tố trường ĐH – CĐ.
  20. 9 Bảng 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hossler & Gallagher (1987) Nhân tố ảnh hưởng Giai đoạn Cá nhân Tổ chức - Đặc điểm cá nhân Khuynh - Cá nhân có ảnh hưởng Đặc điểm trường ĐH – CĐ hướng - Thành tích học tập - SV tìm kiếm những giá trị sơ Hoạt động tìm kiếm SV Tìm kiếm bộ của trường ĐH – CĐ của trường ĐH – CĐ - Hoạt động tìm kiếm của SV Lựa chọn - Thiết lập sự lựa chọn Hoạt động chiêu sinh Nguồn: Hossler D. & Gallagher K. (1987) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) và Hossler D. & Gallagher K. nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ của HS như Ruth E. Kallio (1995), Alberto F. Cabrera và Steven M. La Nasa (2000), Jeff E. Hoyt và Andrea B. Brown (2003), M.J.Burn (2006) và bổ sung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS như cơ hội việc làm trong tương lai (Cabera và La Nasa), đặc trưng giới tính của HS (Ruth E. Kallio), v.v Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có một số kết quả nhất định. Cụ thể : - Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường” do TS. Nguyễn Minh Hà, ThS. Huỳnh Gia Xuyên, ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết - Trường đại học Mở TP.HCM thực hiện. Kết quả có 7 nhân tố tác động đến việc sinh viên chọn trường, bao gồm (1) Nỗ lực của nhà trường đưa thông tin đến HS sắp tốt nghiệp THPT, (2) Chất lượng dạy – học, (3) Đặc điểm của bản thân sinh viên, (4) Công việc trong tương lai, (5) Khả năng đậu vào trường, (6) Người thân trong gia đình, (7) Người thân ngoài gia đình. - Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS phổ thông trung học” do Trần Văn Quí, Cao Hào Thi – Trường Đại học Bách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2