intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã hội – Nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu cũng được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng thông tin kế toán tại cơ quan BHXH, từ đó giúp cho người sử dụng nắm bắt được tình hình hoạt động cùng với các chính sách quản lý, những vấn đề phát sinh trong đơn vị. Hơn thế nữa, mô hình được xây dựng trong bài nghiên cứu cũng có thể vận dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã hội – Nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG SANG NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI– NGHIÊN CỨU TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã hội – Nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích số liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Hồng Sang
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................2 2.1. Mục tiêu ...................................................................................................2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................3 5. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................3 6. Kết cấu đề tài ..................................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................5 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài............................................................................5 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................................10 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trƣớc và xác định khe hổng nghiên cứu ..............15 1.3.1. Nhận xét tổng quan về các nghiên cứu trƣớc .....................................15 1.3.2. Khe hổng nghiên cứu ..........................................................................16 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................18 2.1. Tổng quan về chất lƣợng thông tin ..............................................................18 2.1.1. Khái niệm về thông tin........................................................................18 2.1.2. Khái niệm về chất lƣợng .....................................................................19 2.1.3. Khái niệm về chất lƣợng thông tin .....................................................19 2.2. Tổng quan về BCTC khu vực công .............................................................21
  4. 2.2.1. Khái niệm và mục đích của Báo cáo tài chính khu vực công .............21 2.2.2. Phân loại thông tin BCTC ...................................................................21 2.2.3. Đối tƣợng sử dụng thông tin ...............................................................22 2.3. Chất lƣợng thông tin trên Báo cáo tài chính ................................................22 2.3.1. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB ............23 2.3.2. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB .......................................................................................................................24 2.3.3. Quan điểm của CMKT Việt Nam .......................................................26 2.3.4. Đặc tính thông tin trình bày trên BCTC của khu vực công ................26 2.4. Giới thiệu cơ quan BHXH và kế toán áp dụng của cơ quan BHXH ...........30 2.4.1. Khái quát về BHXH ............................................................................30 2.4.2. Các quy định pháp lý liên quan tới kế toán BHXH ............................34 2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT trên BCTC của cơ quan BHXH ...........37 2.6. Một số lý thuyết nền ứng dụng trong nghiên cứu ........................................41 2.6.1. Kinh tế học thể chế .............................................................................41 2.6.2. Lý thuyết thông tin hữu ích.................................................................43 2.6.3. Lý thuyết ủy nhiệm .............................................................................43 2.6.4. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ........................................................45 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................48 3.1. Giới thiệu .....................................................................................................48 3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................48 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................49 3.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .....................................................49 3.3.2. Phƣơng pháp định lƣợng.....................................................................51 3.4. Xây dựng thang đo .......................................................................................52 3.4.1. Thang đo cho biến phụ thuộc ..........................................................53 3.4.2. Thang đo cho Biến độc lập..............................................................54 3.5. Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định ....................................................56 3.6. Mẫu nghiên cứu định lƣợng .........................................................................56
  5. 3.6.1. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................56 3.6.2. Xác định định cỡ mẫu .....................................................................56 3.7. Đối tƣợng khảo sát .................................................................................57 3.8. Phạm vi khảo sát ....................................................................................57 3.9. Công cụ thu thập dữ liệu ........................................................................57 3.10. Phân tích và xử lý dữ liệu ......................................................................57 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................59 4.1. Mẫu nghiên cứu định lƣợng .........................................................................59 4.2. Đánh giá thang đo bằng Crobach Alpha ......................................................60 4.2.1. Nhân tố Nhà quản lý đơn vị ................................................................60 4.2.2. Nhân tố Trình độ nhân viên kế toán ...................................................60 4.2.3. Nhân tố Hệ thống pháp lý ...................................................................61 4.2.4. Nhân tố Ứng dụng CNTT ...................................................................62 4.2.5. Nhân tố Chế độ kế toán.......................................................................62 4.2.6. Nhân tố Hoạt động thanh tra, giám sát ...............................................63 4.2.7. Nhân tố Chất lƣợng thông tin kế toán.................................................63 4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA ................................................................65 4.3.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập ...................................................65 4.3.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc .....................................................70 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu ...................................................................71 4.4.1. Phân tích tƣơng quan ..........................................................................71 4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ngiên cứu...................................72 4.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................................72 4.4.4. Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến.....................................................74 4.5. Kết luận kết quả hồi quy và kết quả nghiên cứu ..........................................74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................76 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................77 5.1. Kết luận chung .............................................................................................77
  6. 5.2. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin kế toán trên BCTC tại cơ quan BHXH TP. HCM ................................................................................................78 5.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý ...............................................................78 5.2.2. Đẩy mạnh vai trò nhà quản trị đơn vị .................................................78 5.2.3. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát của nhà nƣớc ...................79 5.2.4. Xây dựng một chế độ kế toán cho cơ quan BHXH ............................80 5.2.5. Nâng cao trình độ nhân viên ...............................................................81 5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................81 5.4.1. Hạn chế của đề tài ...............................................................................81 5.4.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CLTT : Chất lƣợng thông tin CMKT : Chuẩn mực kế toán CNTT : Công nghệ thông tin CNVC : Công nhân viên chức DN : Doanh nghiệp FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ HCSN : Hành chính sự nghiệp IASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IPSAS : Chuẩn mực kế toán công quốc tế TTKT : Thông tin kế toán
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Bảng tổng họp nhân tố của các nghiên cứu liên quan……….…...…….39 Bảng 3.1. CLTT – Thang đo CLTT trên BCTC của BHXH……………….….….53 Bảng 4.1. Đối tƣợng khảo sát…………………………………………….….……59 Bảng 4.2. Cronbach Alpha của nhân tố Nhà quản lý đơn vị…………….….…….60 Bảng 4.3. Cronbach Alpha của nhân tố Trình độ nhân viên kế toán………….......60 Bảng 4.4. Cronbach Alpha của nhân tố Hệ thống pháp lý…………………..…….61 Bảng 4.5. Cronbach Alpha của nhân tố Ứng dụng CNTT……………….…..……62 Bảng 4.6. Cronbach Alpha của nhân tố Chế độ kế toán…………………….......…62 Bảng 4.7. Cronbach Alpha của nhân tố Hoạt động thanh tra, giám sát……..…….63 Bảng 4.8a. Cronbach Alpha của nhân tố Chất lƣợng thông tin kế toán……...……64 Bảng 4.8b.Cronbach Alpha của nhân tố Chất lƣợng thông tin kế toán (đã loại CLTT6)……………………………………………………………………...……..64 Bảng 4.9. Kiểm định KMO và Barlett…………………………………….…...…..65 Bảng 4.10. Bảng phƣơng sai trích……………………………………….……..….67 Bảng 4.11. Ma nhận nhân tố xoay…………………………………………...…….68 Bảng 4.12. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc………………..….………70 Bảng 4.13. Ma trận hệ số tƣơng quan……………………………………...………71 Bảng 4.14. Tóm tắt mô hình…………………………………………….…..……..72 Bảng 4.15. Phân tích phƣơng sai (ANOVA)………………………………...…….73 Bảng 4.16. Trọng số hồi quy……………………………………………………….73 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………………...……49
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế đang không ngừng phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt, bất kỳ một tổ chức kinh tế hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều cần những thông tin tài chính đáng tin cậy để làm cơ sở cho việc ra quyết định. Và thông tin kế toán đƣợc xem nhƣ là ngôn ngữ của kinh doanh của một tổ chức, nó đóng vai trò truyền đạt thông tin về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị thông qua các báo cáo tài chính, không chỉ cho các đối tƣợng bên trong nội bộ mà còn cho các cá nhân, đơn vị bên ngoài tổ chức có nhu cầu sử dụng có thể nắm bắt thông tin kịp thời. Mặc khác, thông tin kế toán chỉ có giá trị ra quyết định khi nó đảm bảo những yêu cầu cơ bản về chất lƣợng. Hơn thế nữa, chất lƣợng thông tin kế toán không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp mà còn là vấn đề hiện đang đƣợc các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong khu vực công rất quan tâm, thậm chí yêu cầu chất lƣợng thông tin trong lĩnh vực công còn đòi hỏi cao hơn vì nó không chỉ tạo dựng niềm tin đối với công chúng và còn mang tầm ảnh hƣởng quốc tế, làm tăng sức cạnh tranh của quốc gia. Robert O. Opanyi (2016) cũng nêu rõ vai trò quan trọng của chất lƣợng BCTC khu vực công khôngchỉ là trách nhiệm giải trình của Chính phủ đối với công dân mà còn thể hiện đƣợc cách thức chính phủ đó quản lý tài chính của quốc gia mình. Một số nhà nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã khai thác đề tài minh bạch thông tin tài chính đối với khu vực công nhƣ nghiên cứu của Seyoum và Manyak (2009), Khan (2010). WorldBank (2012) cũng cho rằng việc thiếu minh bạch thông tin trong tài chính công là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra tham nhũng. Việt Nam hiện nay đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế mang tính chất khu vực và thế giới nhƣ APEC, ASEAN, TPP …, việc nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán ở khu vực công đòi hỏi ngày càng cao. Tuy nhiên, các tổ chức cá nhân bên ngoài lại gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận thông tin trên BCTC của các cơ quan đơn vị trong khu vực công, do đó không thể xem xét, phân tích và đánh giá việc sử dụng nguồn
  10. 2 vốn ngân sách nhà nƣớc của các đơn vị này. Vấn đề này dẫn tới việc có thể sử dụng ngân sách nhà nƣớc không đúng mục đích, sai quy định, gây ra tình trạng lãng phí và tham nhũng. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề kết hợp với việc tiếp cận với chất lƣợng thông tin kế toán khu vực công bằng một nghiên cứu thực nghiệm tại một đơn vị hành chính sự nghiệp, cụ thể là cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), tôi quyết định chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính tại Bảo Hiểm Xã Hội - Nghiên cứu tại cơ quan BHXH TP. HCM” nhằm xác định những yếu tố có tác động tích cực đến việc đánh giá chất lƣợng thông tin trên BCTC của cơ quan bảo hiểm xã hội TP. HCM. Từ dó, luận văn cũng xin đề xuất một số giải pháp để cải thiện chất lƣợng thông tin kế toán trên BCTC khu vực công. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Mục tiêu chung: Xác định những nhân tố tác động đển chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH Mục tiêu cụ thể - Nhận diện những nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH. - Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của những nhân tố này làm căn cứ để đƣa ra các kiến nghị có liên quan 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Có những nhân tố nào tác động đến chất lƣợng thông tin trên BCTC tại cơ quan BHXH. - Mức độ tác động của những nhân tố ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chất lƣợng thông tin trên BCTC. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
  11. 3 Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn hƣớng tới nghiên cứu đối tƣợng là những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên Báo cáo tài chính của cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung và cơ quan BHXH nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở các cơ quan bảo hiểm xã hội các quận, huyện trên địa bàn TP. HCM vào khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu là định tính và định lƣợng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến CLTT trên BCTC ở cơ quan BHXH TPHCM. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để tiến hành tìm hiểu, hình thành thang đo, cố gắng giải thích sự tƣơng quan có ý nghĩa từ các thang đo, từ kết quả này xây dựng nên bảng câu hỏi chính thức sao cho phù hợp với mặt ý nghĩa của thang đo và đối tƣợng lấy mẫu. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Tiến hành khảo sát thực nghiệm bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi mail các kế toán trƣởng và kế toán tổng hợp của các cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa bàn TPHCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó tiến hành phân tích kết quả thu đƣợc bằng phần mềm SPSS nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lƣợng thông tin trên BCTC của cơ quan BHXH – Nghiên cứu tại BHXH TP. HCM. Thang đo nghiên cứu: Sử dụng thang đo Lirket 5 cấp độ đánh giá. 5. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và cơ quan BHXH nói riêng có thể nhận diện đƣợc những nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin trên BCTC. Những giải pháp đƣợc đề xuất trong nghiên cứu cũng đƣợc kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả trong việc cải thiện chất lƣợng thông tin kế toán tại cơ quan BHXH, từ đó giúp cho ngƣời sử dụng nắm bắt đƣợc tình hình hoạt
  12. 4 động cùng với các chính sách quản lý, những vấn đề phát sinh trong đơn vị. Hơn thế nữa, mô hình đƣợc xây dựng trong bài nghiên cứu cũng có thể vận dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp khác. 6. Kết cấu đề tài Nội dung bài nghiên cứu bao gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.
  13. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nghiên cứu The factor affecting the implementation of internation public sector accounting standards in Kenya của S. Hamisi Kutitập trung vào việc xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng IPSAS ở Kenya. Tác giả đã thực hiện mô tả mức độ áp dụng IPSAS ở Bộ Tài chính, tập hợp dữ liệu sơ cấp lẫn thứ cấp để tiến hành phân tích. Trong đó, dữ liệu sơ cấp đƣợc chính tác giả thu thập, còn dữ liệu thứ cấp đƣợc kế thừa từ các bài nghiên cứu trƣớc. Phƣơng pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy để xác định mức độ tƣơng quan của các biến nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng thực sự đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố nhƣ: sự thất bại trong việc giải quyết những vấn đề kế toán cụ thể, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ và thiếu sự hỗ trợ tài chính của chính phủ có ảnh hƣởng đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở Kenya. Nghiên cứu cũng đƣa ra những vấn đề cơ bản trong việc giảm hiệu suất và hiệu quả của việc sử dụng IPSAS là mức độ sử dụng công nghệ thấp, việc cải cách và áp dụng các chu trình quản trị tài chính công hiện đại còn yếu, thiếu khung pháp lý và chính trị yếu kém là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự thất bại của việc áp dụng IPSAS ở Kenya. Ngoài ra, việc thiếu cán bộ đƣợc đào tạo và có thẩm quyền trong việc áp dụng IPSAS vào báo cáo tài chính khu vực công cũng đƣợc xem là một nhân tố ảnh hƣởng. Nghiên cứu cũng đƣa ra đƣợc một số kiến nghị nhằm xây dựng một khung pháp lý vững chắc về việc áp dụng IPSAS. Nghiên cứu The Impact Of International Public Sector Accounting Standard (IPSAS) On Reliability, Credibility And Integrity Of Financial Reporting In State Government Administration In Nigeria của Ijeoma, N.B tập trung vào việc xác định những tác động của IPSAS vào độ tin cậy, độ tín nhiệm và tính đầy đủ của Báo cáo tài chính thuộc cơ quan quản lý chính phủ ở Nigeria. Và kết quả nghiên cứu cho ta thấy IPSAS không chỉ nâng cao độ tin cậy, độ tính nhiệm và tính đầy đủ của BCTC của cơ quan quản lý chính phủ ở Nigeria mà còn giúp nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ
  14. 6 cũng nhƣ quản trị tài chính khu vực công ở Nigeria. Ngoài ra, việc ứng dụng IPSAS cũng nâng cao mục tiêu của chính phủ Liên bang trong việc cung cấp các dịch vụ công ngày càng hiệu quả hơn. Trách nhiệm giải trình không bị nghi ngờ là dấu hiệu cho thấy đây là một chính phủ tốt, nếu Nigeria muốn trở thành một trong 20 nƣớc có nền kinh tế phát triển nhất thế giới vào năm 2020 thì thủ trƣởng đơn vị khu vực công, công dân và các bên liên quan khác cần tuân thủ tính minh bạch, đầy đủ và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính khu vực công. Tác giả cũng đƣa ra kết luận rằng việc áp dụng IPSAS sẽ nâng cao độ tin cậy, độ tính nhiệm và tính đầy đủ mà cũng góp phần mở đƣờng cho việc thành lập một quy chuẩn chung cho báo cáo tài chính của ba cấp trong chính quyền Nigeria hiện nay. Nghiên cứu Conceptual framework issues: perspectives of Australian public sector stakeholderscủa Kalph Kober, Janet Lee và Juliana Ng nhằm mục tiêu xem xét những vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển các khái niệm, định nghĩa và các nguyên tắc sao cho phù hợp với khuôn khổ khu vực công. Bằng nghiên cứu thực nghiệm ở Úc, các tác giả đã tiến hành khảo sát các bên liên quan về báo cáo tài chính khu vực công, kết quả cho thấy đƣợc mức độ đồng ý khác nhau đối với những câu hỏi liên quan đến mục tiêu của BCTC, giới hạn của BCTC và các yếu tố thuộc BCTC. Tuy nhiên, những ngƣời tham gia khảo sát đều có chung quan điểm không ủng hộ việc đƣa ra một khuôn mẫu duy nhất để áp dụng cho cả khu vực công và khu vực tƣ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng dựa trên thực tiễn của một số quốc gia khác để phân tích và có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Từ đó, các tác giả nhấn mạnh những thách thức còn tồn tại trong việc thiết lập tiêu chuẩn và sự cần thiết trong việc phát triển một khuôn khổ khái niệm để đáp ứng nhu cầu của khu vực công. Nghiên cứu Quality of Financial Reporting in Public Sector của Kristina Rudzioniene & Toma Juozapaviciute nhằm mục đích tạo ra mô hình tổng quát nhằm đánh giá chất lƣợng báo cáo tài chính khu vực công. Sau khi phân tích về chất lƣợng BCTC và đặc điểm chất lƣợng thông tin kế toán, tác giả đã đƣa ra mô hình nghiên cứu có
  15. 7 chứa cả các yếu tố định tính và các yếu tố đánh giá định lƣợng. Theo đó, mô hình đánh giá chất lƣợng báo cáo tài chính khu vực công bao gồm: hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến BCTC khu vực công là chế độ kế toán và chính sách kế toán, các đặc tính chất lƣợng thông tin (phù hợp, kịp thời, dễ hiểu, trung thực, có thể kiểm chứng và có thể só sánh đƣợc) và các chỉ số tài chính (chẳng hạn nhƣ khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lên nợ/vốn chủ,…) đƣợc sử dụng để đo lƣờng chất lƣợng thông tin kế tóan, mục đích của việc tạo ra thông tin kế toán chất lƣợng - sự thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng để ra quyết định. Ƣớc lƣợng định tính đƣợc phân tích dựa trên toàn bộ tổ chức trong khu vực công thuộc Lithuania và những đánh giá định lƣợng đƣợc tạo ra bằng nghiên cứu thực nghiệm của một tổ chức cụ thể. Những đánh giá định tính và định lƣợng đều đƣợc sử dụng để đo lƣờng chất lƣợng của BCTC. Nghiên cứuFactors Affecting Quality of Local Government Financial Statements to Get Unqualified Opinion (WTP) of Audit Board of the Republic of Indonesia (BPK)của Dadang Suwanda nhằm mục tiêu kiểm tra các nhân tố làm cho BCTC chính quyền địa phƣơng không đạt chất lƣợng theo ý kiến đánh giá của ban kiểm toán nhà nƣớc Indonesia, các yếu tố đó bao gồm Chuẩn mực kế toán chính phủ, Chất lƣợng nguồn nhân lực, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Cam kết của tổ chức và Việc ứng dụng CNTT. Tác giả đã thực hiện khảo sát 10 vùng của tỉnh Tây Java, áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu có chủ đích và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố đều có ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC chính quyền địa phƣơng, nhƣng mức độ tác động của các yếu tố này là khác nhau. Trong đó, Chuẩn mực kế toán công chính phủ và Cam kết tổ chức là hai yếu tố tác động mạnh hơn so với các yếu tố còn lại. Tuy nhiên, kết quả này chƣa thể kiểm chứng đƣợc vì chƣa có nghiên cứu nào tƣơng tự trƣớc đây. Nghiên cứuFactors influencing the quality of financial reporting and its implications on good government governance (Research on Local Government Indonesia)của Nunuy Nur Afiah và Dien Noviany Rahmatika lại xuất phát từ tầm nhìn quản trị chính phủ là bao gồm việc lập đƣợc một báo cáo tài chính chính phủ tốt. Từ
  16. 8 kết quả của những nghiên cứu trƣớc của Ban kiểm toán nhà nƣớc, không phải tất cả tổ chức chính quyền đều có thể hoàn thành báo cáo tài chính công theo chuẩn mực kế toán công. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện năm 2014 nhằm chỉ ra ảnh hƣởng thực tế của Năng lực bộ máy và Kiểm soát nội bộ đến chất lƣợng thông tin của báo cáo tài chính. Nghiên cứu này đã tiến hành ở 70 tổ chức công của 7 bộ máy chính quyền ở một số tỉnh ở Indonesia. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập dựa trên bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Từ kết quả của kiểm định Krusskal Wallis, không có sự khác biệt đáng kể giữa Năng lực bộ máy tổ chức và Kiểm soát nội bộ, chất lƣợng báo cáo tài chính và quản trị chính quyền tốt ở 7 bộ máy chính quyền đƣợc khảo sát (2) Năng lực bộ máy tổ chức và Kiểm soát nội bộ có tác động đến chất lƣợng BCTC từng phần và toàn bộ. Chất lƣợng BCTC cũng có tác động đến việc quản trị chính quyền tốt. Nghiên cứu The Effect of Adoption of International Public Sector Accounting Standards on Quality of Financial Reports in Public Sector in Kenya của Robert O. Opanyinêu rõ vai trò quan trọng của chất lƣợng BCTC khu vực công, nó khôngchỉ là trách nhiệm giải trình của Chính phủ đối với công dân mà còn thể hiện đƣợc cách thức chính phủ đó quản lý tài chính của quốc gia mình. Việc giới thiệu IPSAS nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu minh bạch trong trách nhiệm giải trình tài chính của chính phủ, và nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cải cách theo xu hƣớng toàn cầu hóa kế toán khu vực công. Do đó, nghiên cứu này tập trung đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng IPSAS để nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính. Thiết kế khảo sát mô tả với đối tƣợng nghiên cứu là 19 bộ trong chính phủ Kenya, dữ liệu thu thập đƣợc phân tích bằng cách sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và kiểm định T-test để chỉ ra đƣợc sự khác biệt giữa việc áp dụng và không áp dụng IPSAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng IPSAS làm tăng các đặc tính chất lƣợng nhƣ tính so sánh, phù hợp, kịp thời và trung thực, trong khi đó tính dễ hiểu bị giảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy áp dụng IPSAS không tạo sự khác biệt đáng kể liên quan đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, do đó mục tiêu ban đầu của chính phủ có thể không
  17. 9 hoàn toàn đạt đƣợc. Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng có tồn tại sự khác biệt giữa BCTC theo chuẩn mực kế toán cũ và theo IPSAS, việc áp dụng IPSAS đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng ở mức độ vừa phải đến BCTC trong khu vực công, góp phần tăng tính hữu ích trong chất lƣợng thông tin kế toán trên BCTC. Nghiên cứu Enhancing Malaysian public sector transparency and accountability: lesson and Issues của Nur Barizah Abu Bakar, Zakiah Saleh và Muslim Har Sani Mohamad tập trung vào cơ hội và thách thức của Malaysia khi tiến hành việc thực hiện chế độ kế toán nhƣ các nƣớc phát triển. Bài nghiên cứu cũng cho rằng mục tiêu của các sáng kiến đo lƣờng hiệu suất sẽ không thúc đẩy tính minh bạch và tạo ra trách nhiệm giải trình lớn hơn nếu sự phát triển của họ không đƣợc mở rộng thông qua việc công bố thông tin. Việc công bố thông tin này có thể hỗ trợ những bên liên quan để có tỷ lệ là xếp hạng xứng đáng của các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực của mình. Bài nghiên cứu cũng cho rằng việc minh bạch hơn trong khu vực công đang có xu hƣớng đáng khích lệ, điều này có thể đƣợc tăng cƣờng hơn nữa thông qua việc cải thiện chính sách lỗi thời của chính phủ. Nghiên cứu The role of technology in enhancing transparency and accountability in public sector organization of Pakistan của Sirajul Haque và Pairote Pathrannarakul tập trung vào việc nghiên cứu tác động của công nghệ điện tử trong chính phủ đến việc tăng cƣờng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các tổ chức công. Bài nghiên cứu cũng đƣa ra hai giả thuyết liên quan đến sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Về sự minh bạch bài nghiên cứu đƣa ra việc truy cập thông tin một cách nhanh chóng tác động tích cực đến việc tăng tính minh bach của tổ chức. Còn về trách nhiệm giải trình, bài viết đƣa ra giả thuyết rằng việc trao quyền cho nhân viên làm tăng đáng kể tính trách nhiệm trong tổ chức. Nghiên cứu Application of IPSAS Standards to the Vietnamese Government Accounting and Financial Statements của Lê Thị Nha Trang này tập trung vào việc trả lời câu hỏi kế toán chính phủ Việt Nam có chính xác khi áp dụng IPSAS hay không, nếu
  18. 10 có thì mức độ áp dụng sẽ nhƣ thế nào trong điều kiện của Việt Nam hiện nay để có thể tận dụng đƣợc lợi thế cũng nhƣ vƣợt qua những thách thức khi áp dụng IPSAS. Mục đích của nghiên đánh giá một cách toàn diện tính hữu ích và tính khả thi của việc áp dụng IPSAS trong kế toán và lập báo cáo tài chính khu vực công ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng với các công cụ nghiên cứu cụ thể là phƣơng pháp phân tích dữ liệu và sử dụng bảng câu hỏi nghiên cứu. Dữ liệu đƣợc phân tích bao gồm bài báo, bài nghiên cứu, sách quản trị tài chính công, kế toán khu vực công và chuẩn mực kế toán công quốc tế, hệ thống pháp lý Việt Nam hiện hành liên quan tới quản lý tài chính khu vực công, chế độ kế toán, các báo cáo liên quan tới cải cách quản lý tài chính khu vực công và biên bản các cuộc họp liên quan. Bảng câu hỏi sẽ đƣợc gửi tới các nhà quản lý và giảng viên trong lĩnh vực kế toán công để lấy dữ liệu, quan điểm, nhận thức về áp dụng IPSAS vào kế toán và lập báo cáo tài chính khu vực công ở Việt Nam. 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu Vận dụng IPSAS để hoàn thiện BCTC trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu của Đào Thị Kim Yến đã nêu lên thực trạng của các báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ tập trung vào cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý các cấp mà chƣa chú trọng đến việc công bố thông tin minh bạch cho các đối tƣợng có liên quan. Tác giả cũng cho rằng IPSAS đã và đang đáp ứng điều này để hoàn thiện BCTC trong đơn vị sự nghiệp có thu. Tác giả có nêu ra một số mô hình BCTC công ở một số nƣớc trên thế giới, từ đó đƣa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai. Quan điểm của tác giả cho rằng cơ sở kế toán của việc ghi nhận các yếu tố trên BCTC có ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán. Tuy nhiên những nhận định của tác giả vẫn là mang ý nghĩa định tính và chƣa qua kiểm định thực tế. Nghiên cứu Hệ thống kế toán công ở Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị của Ngô Thanh Hoàng nhằm nghiên cứu lý luận cơ bản về hệ thống kế toán công, hệ thống pháp
  19. 11 luật kế toán điều chỉnh hệ thống kế toán công ở Việt Nam hiện hành và đánh giá những tồn tại của hệ thống kế toán công trên các phƣơng diện nhƣ: so sánh với các chuẩn mực kế toán quốc tế, tính hiệu quả của thông tin kế toán công đối với lãnh đạo quản lý và quản trị; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán công ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả cũng đƣa ra những nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin kế toán bao gồm hệ thống pháp lý, phƣơng pháp quản lý và cơ chế tài chính. Còn trongChế độ kế toán công HCSN và IPSAS: Khoảng cách và những việc cần làm của Hà Thị Ngọc Hà cho rằng BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chỉ là một bộ phận cấu thành để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhằm phục vụ điều hành ngân sách của quốc hội. BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chƣa phải là báo cáo của một đơn vị kinh tế bị kiểm soát, phục vụ cho việc hợp nhất BCTC của chính phủ để công khai nhằm cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho tất cả công dân có thể kiểm tra giám sát đánh giá năng lực tài chính cũng nhƣ kết quả hoạt động của quốc gia cho từng năm tài chính. Do khoảng cách từ chế độ kế toán HCSN Việt Nam tới IPSAS còn khá lớn, nên việc ban hành một CMKT khu vực công là việc cần làm ngay. Việc ban hành này sẽ cải thiện hệ thống quản lý tài chính khu vực công hiện nay và nâng cao đƣợc CLTT kế toán trên BCTC. Để làm đƣợc điều đó, theo tác giả phải thay đổi đƣợc nhận thức cũng nhƣ phƣơng thức quản lý nguồn NSNN. Nhƣ vậy, phƣơng thức quản lý NSNN có sự tác động đến việc cải thiện chất lƣợng thông tin trên BCTC. Bài báo của Mai Thị Hoàng MinhCần thiết ban hành Chuẩn mực kế toán công tiến hành phân tích những hạn chế của hệ thống kế toán HCSN và những khác biệt giữa kế toán hành chính sự nghiệp Việt Nam so với IPSAS. Những khác biệt đƣợc tác giả nêu ra ở đây là: Hệ thống BCTC; Đặc điểm của đơn vị HCSN và cách lập BCTC hợp nhất. Tác giả cũng khẳng định rằng các quốc gia phải lập BCTC hợp nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất và chuẩn mực của kế toán công quốc tế để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động của từng năm để có sự so sánh trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chung nhất.
  20. 12 Trong nghiên cứuXây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế, Lê Thị Cẩm Hồng tiến hành những nghiên cứu lý luận cơ bản, tìm hiểm thực trạng về BCTC hiện nay đang áp dụng tại các đơn vị HCSN Việt Nam. Sau đó dựa trên những lý thuyết thực tiễn của kế toán Việt Nam và thế giới, tác giả đƣa ra những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN cùng nhiều kiến nghị hỗ trợ thêm. Mục tiêu nghiên cứu muốn hƣớng tới là giúp ngƣời sử dụng BCTC khu vực công có cái nhìn đầy đủ hơn và thông tin cung cấp ngày càng trung thực, hợp lý hơn hỗ trợ đắc lực cho nhà nƣớc trong việc quản lý công. Cuối cùng, tác giả đã nêu ra những hạn chế của bài nghiên cứu cũng nhƣ đƣa ra những phƣơng án khắc phục cho những nghiên cứu trong tƣơng lai để hoàn thiện hệ thống BCTC khu vực công. Trong nghiên cứu Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công ở Việt Namcủa Nguyễn Thị Thu Hiền đã tập trung vào việcxác định những nhân tố ảnh hƣởng tới cải cách kế toán khu vực công và đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo cho việc cải cách và đổi mới kế toán khu vực công đƣợc khả thi, qua đó tạo cơ sở pháp lý để thiết lập hệ thống BCTC cho mục đích chung ờ khu vực công nói chung và kế toán hành chính sự nghiệp nói riêng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng theo hƣớng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế và xu hƣớng chung của kế toán công của các quốc gia trên thế giới nhƣng lại phù hợp với môi trƣờng kế toán ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đƣa ra những nhân tố tác động bao gồm: (1) Môi trƣờng pháp lý: bao gồm những nhân tố Sự dân chủ; sự giám sát chặt chẽ của cơ quan và đơn vị giám sát; Áp lực từ việc bắt buộc cung cấp thông tin trên BCTC độc lập của đơn vị công; Quyền hạn sử dụng thông tin. (2) Môi trƣờng kinh tế: bao gồm những nhân tố Sự phát triển của kinh tế khu vực công; Nợ công; Quy mô đơn vị công. (3) Môi trƣờng giáo dục nghề nghiệp: bao gồm Trình độ chuyên gia, chuyên viên kế toán; Mức độ tiếp cận với kế toán khu vực công; Tăng cƣờng sử dụng CNTT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1