intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm sinh học tại tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định và ước lượng những yếu tố chủ yếu tác động đến quyết định tham gia “bảo hiểm sinh học” của những ông bố bà mẹ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý giải pháp triển khai dịch vụ lưu trữ tế bào gốc dây rốn nhằm hướng đến giải pháp gia tăng công tác bảo vệ sức khỏe dịch vụ y tế ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm sinh học tại tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Bảo NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM SINH HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Bảo NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM SINH HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Khánh Nam TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan, luận văn "Những yếu tố tác động đến việc tham gia “BẢO HIỂM SINH HỌC” tại TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tác giả thực hiện. Các số liệu, trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Bảo
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ .............................................................. 5 1.1. Khái niệm về tế bào gốc ............................................................................. 5 1.2. Phân loại tế bào gốc ................................................................................... 5 1.2.1. Tế bào gốc máu dây rốn....................................................................... 7 1.2.2. Tế bào gốc màng dây rốn ..................................................................... 9 1.3. Khả năng cấy ghép ................................................................................... 11 1.4. Ngân hàng tế bào gốc ............................................................................... 12 CHƢƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN .................................................... 15 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng ..................................... 15 2.2. Mô hình hai nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua bảo hiểm ............ 17 2.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân .......................................................... 18 2.2.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm.................... 21 2.3. Nghiên cứu CVM đo lƣờng mức sẵn lòng trả ............................................. 22 2.4. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP: ....................................................... 25 2.4.1. Cơ sở lý thuyết thu thập WTP: ............................................................... 25 2.4.2. Các bước tiến hành phương pháp CVM................................................. 27
  5. 2.5. Khung phân tích .......................................................................................... 30 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH .................................................................. 31 3.1.Thựctrạng địa phƣơng nghiên cứu ............................................................... 31 3.2 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 31 3.2.1 Xây dựng kịch bản khảo sát WTP ........................................................... 31 3.2.2 Thiết kế công cụ thực hiện khảo sát ........................................................ 33 3.2.3 Công cụ ước lượng khảo sát đo lường WTP ........................................... 36 3.2.4. Mô tả chi tiết các số liệu........................................................................ 38 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ................................... 39 4.1.Thống kê mô tả ............................................................................................ 39 4.1.1.Đặc điểm chung của mẫu khảo sát ......................................................... 39 4.1.2 Thống kê ước lượng WTP ....................................................................... 44 4.2 Ƣớc lƣợng WTP ........................................................................................... 48 4.3 Giải thích kết quả ......................................................................................... 50 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT BHSH Bảo hiểm sinh học TBGDR Tế bào gốc dây rốn HLA Kháng nguyên bạch cầu ngƣời (Human Leucocyte Antigen) CVM Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method) WTA Độ sẵng lòng chấp nhậ (Willing To Accept) WTP Độ sẵn lòng chi trả (Willing To Pay) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến trong phƣơng trình ............................................. 36 Bảng 4.1: Mô tảđặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát ............................... 39 Bảng 4.2: Mô tả biến phí ban đầu và phí duy trì của mẫu khảo sát ..................... 44 Bảng 4.3: Thống kê các mức giá khảo sát .......................................................... 48 Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình phi tuyến 1 và 2 .............................................. 49
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định dịch vu lƣu trữ tế bào gốc......................................................................................................... 30 Hình3.1: Cấu trúc bảng khảo sát WTP ................................................................... 34 Hình 3.2: : Lƣu đồ câu hỏi bảng khảo sát............................................................... 35 Hình 4.1: Tỷ suất sinh đặc trƣng theo tuổi(ASFR) chi theo thành thị và nông thôn ....................................................................................................................... 40 Hình 4.2: Thống kê nhóm độ tuổi mẫu khảo sát ..................................................... 40 Hình 4.3: Cấu trúc độ tuổi của đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 41 Hình 4.4: Thống kê giới tính nhóm khảo sát .......................................................... 41 Hình 4.5: Thống kê nghề nghiệp của nhóm đối tƣợng nghiên cứu ......................... 42 Hình 4.6: Thống kê trình độ học vấn của nhóm đối tƣởng nghiên cứu ................... 42 Hình 4.7: Biểu đồ phân bố thu nhập của nhóm đối tƣợng nghiên cứu .................... 43 Hình 4.8: Thống kê thu nhập gia đình của nhóm đối tƣợng nghiên cứu ................. 44 Hình 4.9: Xác suất chọn dịch vụ lƣu trữ tế bào gốc dây rốn tại các mức phí ban đầu ........................................................................................................................ 45 Hình 4.10: Thống kê lý do đồng ý tham gia dịch vụ của nhóm khảo sát................. 46 Hình 4.11: Các lý do từ chối tham gia dịch vụ của nhóm khảo sát ......................... 47 Hình 4.12: Đƣờng cầu của dịch vụ lƣu trữ tế bào gốc dây rốn ............................... 50
  9. TÓM TẮT Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Bảo vệ sự phát triển an toàn và toàn diện của một con ngƣời về mặt sinh học là một nhu cầu cần thiết, do đó, việc lƣu giữ tế bào gốc là một biện pháp bảo đảm sức khỏe cho chính bản thân em bé và gia đình trong hiện tại và tƣơng lai nhƣ một hình thức “bảo hiểm sinh học”. Tuy nhiên, dịch vụ này chƣa đƣợc phổ biến vì vậy mục tiêu chính của nghiên cứu tác giả là xác định và ƣớc lƣợng những yếu tố chủ yếu tác động đến quyết định tham gia “bảo hiểm sinh học” của những ông bố bà mẹ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phƣơng pháp phỏng vấn định tính và định lƣợng trong mô hình CVM để ƣớc lƣợng giá trị sẵn lòng trả của các cặp vợ chồng, bà mẹ đang mang thai (kể cả mẹ đơn thân) và ngƣời trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xuất phát từ mối quan tâm của tác giả và từ nhu cầu tìm hiểu thị trƣờng của ngân hàng tế bào gốc, với mục đích tìm hiểu thị trƣờng và đồng thời giải đáp đƣợc các câu hỏi liên quan đến việc triển khai dịch vụ nhƣ thế nào cho hiệu quả. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến thái độ của ngƣời sử dụng dịch vụ khi đƣợc giới thiệu dịch vụ và ƣớc lƣợng mức giá mà họ sẵn lòng chi trả. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý giải pháp triển khai dịch vụ lƣu trữ tế bào gốc dây rốn nhằm hƣớng đến giải pháp gia tăng công tác bảo vệ sức khỏe dịch vụ y tế ở Việt Nam.
  10. 1 MỞ ĐẦU “Bảo hiểm sinh học” là hình thức lƣu trữ tế bào gốc của trẻ sơ sinh nhằm giúp bé chữa trị những bệnh hiểm nghèo (nếu có) trong quá trình trƣởng thành của trẻ. Lƣu giữ tế bào gốc là một biện pháp bảo đảm tƣơng lai sức khoẻ cho bé và gia đình. Không ai biết trƣớc một em bé từ khi sinh ra, lớn lên có thể mắc bệnh gì, đo đó, việc lƣu giữ lâu dài tế bào gốc là một biện pháp bảo đảm sức khỏe cho đứa trẻ và gia đình trong hiện tại và tƣơng lai nhƣ một hình thức “bảo hiểm sinh học”. Nếu các tế bào gốc của đứa bé đƣợc cất giữ thì đây sẽ là nguồn tế bào phù hợp nhất để chữa bệnh cho bé. Nếu gia đình của đứa trẻ có ngƣời mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa ngƣời bệnh và mẫu tế bào của đứa trẻ sẽ cao hơn so với mẫu tế bào của ngƣời không cùng huyết thống. Vì vậy, việc lƣu giữ tế bào gốc khi em bé vừa chào đời là cơ hội duy nhất, có thể cứu sống một ngƣời khi cần đến. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Do đó việc bảo vệ sự phát triển an toàn và toàn diện của một con ngƣời về mặt sinh học là một nhu cầu cần thiết. Không ai biết trƣớc đƣợc một em bé từ khi sinh ra đến khi trƣởng thành có thể mắc bệnh gì. Vì vậy, việc lƣu giữ tế bào gốc là một biện pháp bảo đảm sức khỏe cho chính bản thân em bé và gia đình trong hiện tại và tƣơng lai nhƣ một hình thức “bảo hiểm sinh học”.
  11. 2 Nếu các tế bào gốc từ dây rốn của đứa trẻ đƣợc cất giữ, sau này khi cần tế bào gốc để chữa bệnh thì đây sẽ là các tế bào gốc phù hợp nhất, vì chúng là các tế bào của chính cơ thể nên khi dùng để điều trị thì cơ thể sẽ không sinh ra phản ứng miễn dịch thải bỏ các tế bào này. Kết quả là nếu đƣợc điều trị bằng tế bào gốc của chính mình thì đứa trẻ sẽ không phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào ghép. Hơn thế nữa nếu gia đình có ngƣời mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa ngƣời bị bệnh và mẫu tế bào của đứa trẻ sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của ngƣời không cùng huyết thống. Có ba nguồn tế bào gốc: tủy xƣơng, máu ngoại vi và máu cuống dây rốn. Tuy nhiên, do vấn đề tế bào gốc tủy xƣơng và máu ngoại vi khá phức tạp, giá thành cao, lại không ghép đƣợc trên ngƣời khác gien nên đƣợc ƣu tiên máu cuống rốn. Hiện nay, việc lƣu giữ tế bào gốc màng cuống rốn, máu cuống rốn cho con vẫn là một việc vô cùng mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, rất nhiều ông bố bà mẹ đã tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ này. Lƣu giữ tế bào gốc cho con tức là cha mẹ đã lƣu giữ cho con một trong những tài sản quý giá - nó đƣợc xem là bảo hiểm sinh học cho đứa trẻ. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định và ƣớc lƣợng những yếu tố chủ yếu tác động đến quyết định tham gia “bảo hiểm sinh học” của những ông bố bà mẹ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý giải pháp triển khai dịch vụ lƣu trữ tế bào gốc dây rốn nhằm hƣớng đến giải pháp gia tăng công tác bảo vệ sức khỏe dịch vụ y tế ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu sự hiểu biết của các ông bố bà mẹ kiến thức lƣu trữ tế bào gốc nhằm giúp họ nhận thức rõ hơn về giá trị của “bảo hiểm sinh học”
  12. 3  Phân tích ƣớc lƣợng giá trị mức sẵn lòng chi trả cho lợi ích của “bảo hiểm sinh học”  Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia “bảo hiểm sinh học” của ông bố bà mẹ tại TP. Hồ Chí Minh  Đƣa ra một số kiến nghị đối với các ngân hàng tế bào gốc tại TP. Hồ Chí Minh nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài sẽ trả lời những câu hỏi sau:  Đặc điểm tâm lý của khách hàng ảnh hƣởng đến việc tham gia “bảo hiểm sinh học” nhƣ thế nào?  Các yếu tố nhân khẩu, kiến thức về “bảo hiểm sinh học”, và các sự kiện trong cuộc sống có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định tham gia “bảo hiểm sinh học” hay không?  Những yếu tố nào thực sự ảnh hƣởng đến quyết định tham gia “bảo hiểm sinh học” của các ông bố bà mẹ?  Ngƣời dân sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho lợi ích của dịch vụ “bảo hiểm sinh học”? ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Các cặp vợ chồng, bà mẹ đang mang thai (kể cả mẹ đơn thân) và ngƣời trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: *Về nội dung: nghiên cứu mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ lƣu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ở TP. Hồ Chí Minh. *Về không gian: Ngƣời trong độ tuổi 18 – 45 cƣ trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. * Về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập phục vụ cho nghiên cứu luận văn
  13. 4 đƣợc tác giả và điều dƣỡng một số phòng khám thai khu vực TP. Hồ CHí Minh thu thập từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 06 năm 2018. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp với các thai phụ và thân nhân đến khám tại phòng khám. Các phỏng vấn viên đƣợc huấn luyện trƣớc về thu thập số liệu, sẽ trực tiếp thực hiện phỏng vấn bệnh nhân sau đó ghi nhận thông tin nghiên cứu theo mẫu câu hỏi. Sử dụng phƣơng pháp hỗn hợp: Phỏng vấn định tính và định lƣợng trong mô hình CVM để ƣớc lƣợng giá trị sẵn lòng trả của đối tƣợng nghiên cứu. Các thông tin nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và bảo mật thông tin ngƣời đƣợc phỏng vấn. Các thông tin công bố đã đƣợc sự cho phép bởi ngƣời cung cấp thông tin. *Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp định lƣợng và tổng hợpcác nghiên cứu có liên quan. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN  Chƣơng 1:Giới thiệu về dịch vụ.  Chƣơng 2: Trình bày cơ sở lý thuyết hành vi ngƣời tiêu dùng trong quyết định mua bảo hiểm, phƣơng pháp CVM.  Chƣơng 3: Trình bày thiết kế mô hình phân tích và nghiên cứu giá sẵn lòng trả cho dịch vụ lƣu trữ tế bào gốc máu cuốn rốn.  Chƣơng 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và khảo sát.
  14. 5 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ 1.1. Khái niệm về tế bào gốc Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thƣơng vì các nguyên nhân khác nhau. Quá trình liền vết thƣơng và phục hồi các thoái hoá/tổn thƣơng của các mô, cơ quan trong cơ thể có nhiều cơ chế phức tạp nhƣng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô đã bị thoái hoá/tổn thƣơng. Chính các tế bào gốc là lực lƣợng dự trữ đƣợc huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thƣơng đó. Vì thế điều trị bằng tế bào gốc chính là để bổ sung nguồn tế bào non trẻ, có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan bị tổn thƣơng hay mất chức năng 1.2. Phân loại tế bào gốc Các tế bào gốc có thể lấy ra từ phôi, thai, dịch ối, dây rốn, nhau thai, các mô khác nhau của ngƣời sau khi sinh cho đến ngƣời trƣởng thành. Dựa vào nguồn mô lấy ra để phân lập so với giai đoạn phát triển phôi thai và cơ thể ngƣời ta chia các tế bào gốc thành các loại sau:  Tế bào gốc phôi (embryonic stem cells): là các tế bào gốc đƣợc lấy từ khối tế bào bên trong của phôi nang 4-7 ngày tuổi. Đây là các tế bào chƣa biệt hoá, có tính vạn tiềm năng, có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể.
  15. 6  Tế bào gốc thai (foetal stem cells): là các tế bào gốc đƣợc phân lập từ tổ chức thai sau nạo phá thai. chúng có tiềm năng phát triển thành hầu hết các loại tế bào khác nhau của các mô và cơ quan.  Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells): là các tế bào phân lập từ dây rốn, máu dây rốn và từ nhau thai.  Tế bào gốc trƣởng thành (adult stem cells): là các tế bào chƣa biệt hoá, đƣợc tìm thấy số lƣợng ít trong các mô của ngƣời trƣởng thành (tủy xƣơng, máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ...).  Tế bào gốc giống tế bào gốc phôi (embryonic like stem cell) hay tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng (induced plutipotent stem cell) là những tế bào đƣợc tạo ra bằng cách cảm ứng các tế bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống nhƣ tế bào gốc phôi. Trong số các nguồn cung cấp tế bào gốc kể trên, việc lấy tế bào gốc từ phôi, thai, dịch ối trƣớc sinh có liên quan đến hủy phôi, nạo phá thai, can thiệp chọc dịch ối trƣớc sinh là những việc làm có liên quan đến các lo ngại về đạo đức và ảnh hƣởng bất lợi cho thai nhi. Việc lấy tế bào gốc từ các mô ở ngƣời trƣởng thành nhƣ tủy xƣơng, máu ngoại vi, nang lông… có những khó khăn về kỹ thuật và hạn chế về số lƣợng tế bào cũng nhƣ chất lƣợng tế bào gốc vì chúng tƣơng đối “già” hơn so với các tế bào gốc lấy từ phôi và thai. Khoa học đã chứng minh tế bào gốc có thể thu đƣợc từ rất nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên dây rốn trẻ sơ sinh là nguồn cung cấp tế bào gốc lý tƣởng vì có khả năng cung cấp nguồn tế bào gốc trẻ, dồi dào, đa dạng, có khả năng phù hợp miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và các ngƣời thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé. Lƣu giữ tế bào gốc dây rốn khi em bé vừa chào đời là cơ hội duy nhất, có thể cứu sống một ngƣời khi cần đến.
  16. 7 1.2.1. Tế bào gốc máu dây rốn Dây rốn là đoạn kết nối giữa rốn của thai nhi và nhau thai bám ở thành tử cung của ngƣời mẹ, có vai trò là cầu nối giữa ngƣời mẹ và em bé để vận chuyển ô- xy và các chất dinh dƣỡng từ ngƣời mẹ chuyển qua em bé. Máu của em bé đƣợc chuyển qua dây rốn sang nhau thai để tiếp xúc với máu mẹ qua màng nhau thai để lấy ô-xy và chất dinh dƣỡng rồi sau đó qua dây rốn quay trở lại với em bé. Khi em bé sinh ra dây rốn đƣợc kẹp và cắt sát phía em bé, phần còn lại dính vào nhau thai thƣờng đƣợc vứt bỏ cùng với bánh nhau sau khi sổ nhau dƣới dạng rác y tế. Trong đoạn dây rốn và bánh nhau này còn sót lại một lƣợng máu của em bé đƣợc gọi là máu dây rốn. Thành phần của máu dây rốn bao gồm tất cả các thành phần của máu nhƣ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tƣơng. Ngoài ra trong máu dây rốn còn có các tế bào gốc, chủ yếu là các tế bào gốc tạo máu - là các tế bào sẽ sinh ra tất cả các loại tế bào máu tƣơng tự nhƣ các tế bào gốc tạo máu có ở tủy xƣơng. Đấy là lý do tại sao có thể dùng tế bào gốc tạo máu trong máu dây rốn để truyền thay cho tế bào gốc tủy xƣơng. Trong máu dây rốn trẻ sơ sinh, ngƣời ta đã phát hiện ra nhiều loại tế bào gốc, nhƣng thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Các tế bào gốc tạo máu có khả năng tự làm mới và tái tạo tất cả các kiểu tế bào khác nhau tạo nên máu. Tế bào gốc máu dây rốn không gây nên các phản ứng mảnh ghép chống ký chủ nhiều nhƣ tế bào gốc tủy xƣơng. Chúng ít bị giới hạn về hòa hợp HLA hơn là các tế bào gốc tủy xƣơng trƣởng thành, và chúng cũng ít khi bị nhiễm herpes virus. Cho đến nay, tế bào gốc máu dây rốn tƣơng tự nhƣ tế bào gốc tủy xƣơng, đã và đang đƣợc dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau thuộc 3 nhóm bệnh chính. Nhóm thứ nhất chiếm đa số là các bệnh ung thƣ máu thuộc các dòng tế bào bạch cầu hay u lympho. Nhóm thứ hai là các bệnh lý di truyền về máu (của hồng cầu, của hệ thống miễn dịch và các bệnh về rối loạn chuyển hóa). Nhóm thứ ba là các bệnh
  17. 8 lý không ung thƣ cũng không do di truyền nhƣ suy tủy, thiếu máu nặng… Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rốn còn đang đƣợc ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhƣ: đột quị, bại não, tim mạch… Các bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc máu dây rốn  Ung thư máu: Bệnh bạch cầu tủy cấp tính, Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, Bệnh bạch cầu tủy mãn tính, U mô bào, Các loại ung thƣ bạch cầu khác, Hội chứng loạn sản tủy, Đa u tủy, Ung thƣ tế bào bạch cầu  Khối u:Ung thƣ hạch Hodgkin, Ung thƣ hạch Non-Hodgkin, Bệnh mô bào huyết tế bào Langerhans, U nguyên bào thần kinh, U nguyên bào võng mạc  Rối loạn máu không ác tính: Thiếu máu ngừng triển (thiếu sản xuất hồng cầu), Hội chứng Chediak-Higashi (bạch tạng cục bộ, mắt mờ, sợ ánh sang, Hội chứng Diamond-Blackfan, Thiếu máu Fanconi's, Hội chứng suy tủy di truyền, Suy bạch cầu bám dính, Thiếu máu hồng cầu lƣỡi liềm, Dòng Thalassemia thể nặng  Rối loạn suy giảm miễn dịch: Bệnh u hạt mãn tính, Suy giảm miễn dịch phổ biến, Kết hợp thiếu miễn dịch nghiêm trọng (SCID), Hội chứng Wiskott- Aldrich  Rối loạn chuyển hóa: Loạn dƣỡng chất trắng-thƣợng thận, Bệnh Gaucher's (rối loạn chuyển hóa lipid bẩm sinh), Hội chứng Hurler (bất thƣờng bẩm sinh ở xƣơng và sụn, gây gù lung, dị tật khung xƣơng), Bệnh Krabbe (loạn dƣỡng chất trắng não, gây động kinh, suy giảm trí tuệ, không sống quá 2 năm), Metachromatic leukodystrophy (loạn dƣỡng chất trắng não dị sắc, là bệnh trẻ em, gây chết ngƣời), Bệnh đặc xƣơng, làm xƣơng bị hóa vôi và tự nứt gãy, Bệnh Wolman (rối loạn quá trình trao đổi chất, lách to, hóa vôi tuyến thƣợng thận)
  18. 9 1.2.2. Tế bào gốc màng dây rốn Dây rốn đƣợc bao bọc bên ngoài là một lớp màng quấn quanh tổ chức của dây rốn. Lớp màng bao dây rốn này cũng có các tế bào gốc đƣợc gọi là tế bào gốc màng dây rốn. Từ đây ngƣời ta có thể tách đƣợc hai loại tế bào gốc là tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô. Kỹ thuật tách chiết tế bào gốc từ màng dây rốn này do PGS. Phan Toàn Thắng, hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Quốc gia Singapore, phát hiện ra vào năm 2005. Các nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy tế bào gốc màng dây rốn có khả năng thúc đẩy quá trình liền vết thƣơng do bỏng và các vết thƣơng mạn tính (nhƣ các vết loét ở bệnh nhân tiểu đƣờng, bệnh nhân sau chiếu xạ, bệnh nhân liệt bị loét các vùng tì đè). Bên cạnh hƣớng nghiên cứu ứng dụng điều trị vết thƣơng, các tế bào gốc màng dây rốn cũng đang đƣợc nghiên cứu để điều trị phục hồi thính giác và thị giác thông qua sửa chữa tế bào bề mặt và tế bào thần kinh, sửa chữa xƣơng và sụn, phối hợp trị liệu gen với tế bào để điều trị các bệnh nhƣ chứng máu chảy không đông do thiếu yếu tố đông máu, và điều trị bệnh tiểu đƣờng. Từ tế bào gốc trung mô màng dây rốn các nhà khoa học đã biệt hoá đƣợc chúng thành các nguyên bào sợi (là những tế bào phía dƣới của da), tế bào mỡ, tế bào sụn, nguyên bào xƣơng, tế bào giống tế bào thần kinh và những tế bào sản sinh chất nhầy mucin. Từ tế bào gốc biểu mô màng dây rốn các nhà khoa học đã biệt hoá đƣợc chúng thành tế bào sừng (là những tế bào bề mặt da), tế bào gan và tế bào sản sinh chất nhầy mucin. Khi phối hợp cả hai loại tế bào gốc trung mô và biểu mô các nhà khoa học đã tạo ra những cấu trúc tƣơng đƣơng da, còn đƣợc gọi là da nhân tạo không gian ba chiều. Tế bào gốc trung mô phân lập từ màng dây rốn đang đƣợc thử nghiệm lâm sàng và thử nghiệm trên mô hình động vật ở các viện , trƣờng đại học trên thế giới nhằm điều trị các bệnh nhƣ sau:tim, tự kỷ, xơ gan, viêm loét đại tràng , đột quỵ,xơ
  19. 10 hóa phổi , viêm xƣơng khớp, bệnh Parkinson , dùng hỗ trợ cho các cuộc ghép tế bào gốc tạo máu, giúp nhanh mọc mảnh ghép và hạn chế chứng mảnh ghép chống ký chủ. Tế bào gốc biểu mô phân lập từ màng dây rốn cũng có khả năng đƣợc dùng để điều trị: vết thƣơng, vết loét khó lành, điều trị tổn hại mắt sau bỏng, thay thế các tế bào tiết insulin bị tổ hại trong tiểu đƣờng, các loại bỏng khác nhau, chấn thƣơng cơ. Theo công ty CRC, hiện nay, tế bào gốc màng dây rốn đang đƣợc ứng dụng và nghiên cứu rộng rãi ở các trƣờng, viện đại học và bệnh viện tại Singapore. Các bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc màng dây rốn  Trƣờng Đại học Quốc gia Singapore: nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong tái tạo gan, tim, và biệt hóa thành tế bào gốc gan  Trung tâm ung thƣ quốc gia: Nghiên cứu ứng dụng trên bệnh ƣa chảy máu loại A, liệu pháp gene.  Bệnh viện Trung ƣơng Singapore: nghiên cứu ứng dụng điều trị các vết thƣơng khó lành  Bệnh viện Trung ƣơng Changi: nghiên cứu ứng dụng điều trị thiếu máu chi.  Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK: nghiên cứu ứng dụng ở bệnh suy tim.  Viện Khoa học Thần kinh Trung ƣơng: nghiên cứu ứng dụng trên các bệnh thoái hóa thần kinh.  Bệnh viện Thú y: nghiên cứu về khả năng điều trị suy gan, chăm sóc vết thƣơng, thóai hóa xƣơng trên chó và mèo  Công ty KenRidge Asia – tập đoàn Kencare: Ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc vết thƣơng vá các sản phẩm tế bào gốc khác ở Singapore, Hàn Quốc, Việt Nam với nhãn hiệu “P’CELL”, “Juvi Skin Care”
  20. 11  Đại diện của Algovital (Hàn Quốc) tại Singapore: Ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong việc sản xuất các sản phẩm SkinCare ở Hàn Quốc với nhãn hiệu “ALGOCELL”  CRC Skin Carew: ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc da ở Singapore với thƣơng hiệu “CALECIM”  Cordlife: Ngân hàng máu và mô dây rốn tại Singapore và Châu Á. 1.3. Khả năng cấy ghép Tế bào gốc một khi đƣa vào giai đoạn lƣu trữ ở nhiệt độ -196 độ C là đã đƣợc đƣa vào trạng thái “ngủ đông”. Lúc này tế bào đã ngƣng hoạt động hoàn toàn, không thay đổi trạng thái trong suốt thời gian lƣu trữ, nên trên nguyên tắc, thời gian lƣu trữ là vĩnh viễn. Trên thực tế, từ khi các dịch vụ về tế bào gốc ra đời cách đây 15 năm, các nhà khoa học đã tiến hành giải đông và đánh giá chất lƣợng tế bào gốc sau khi đƣợc “đánh thức” dậy. Kết quả cho thấy các tế bào lƣu trữ ở thời kỳ đầu cách đây 20 năm vẫn cho kết quả tốt, có khả năng mọc các cụm tế bào đặc trƣng cũng nhƣ không thay đổi khả năng biệt hóa thành các tế bào khác. Cấy ghép tế bào gốc có thể đƣợc thực hiện cho chính bản thân em bé (ghép tự thân) hoặc ghép cho ngƣời thân trong gia đình cũng nhƣ ngƣời ngoài cộng đồng có chỉ số sinh học phù hợp.Anh chị em ruột có xác suất 25% sẽ giống nhau hoàn toàn về các chỉ số này. Tính hiệu quả của phƣơng pháp cấy ghép tế bào gốc dây rốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là sự phù hợp về chỉ số sinh học, ở đây chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng nhất là HLA (kháng nguyên bạch cầu ngƣời). Các dấu ấn HLA này đƣợc di truyền từ cha mẹ qua cho con cái và đƣợc xem nhƣ là “dấu vân tay” tế bào, cho phép hệ miễn dịch nhận biết và phân biệt tế bào của cơ thể với các tế bào ngoại lai. Nếu chỉ số HLA của ngƣời cho và ngƣời nhận hoàn toàn giống nhau, hoặc trong trƣờng hợp ghép tự thân, thì tế bào gốc khi đƣa vào chữa trị sẽ dễ dàng đƣợc cơ thể chấp nhận. Trong trƣờng hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2