Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ, trên cơ sở đó nhận định các nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn; đề xuất những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG TÂM NỢ XẤU NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG TÂM NỢ XẤU NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nhung TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
- i TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu về thực trạng nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ. Luận văn lần lượt giải quyết các nội dung: (i) giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, (ii) cơ sở lý luận về nợ xấu ngân hàng thương mại, (iii) đánh giá thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ, từ đó nhận định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn, (iv) đề xuất những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Trên cơ sở lý thuyết nền tảng về nợ xấu, tác giả đã đánh giá thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay; kết hợp với kết quả phỏng vấn một số cán bộ ngân hàng và kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước để đưa ra nhận định về một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn như: không tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định về công tác tín dụng, tập trung cho vay nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, do đạo đức cán bộ ngân hàng sa sút… Từ những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và những tồn tại, khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, với một số đặc điểm riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị để góp phần phòng ngừa, xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, nâng cao hiệu quả công tác quản trị nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Với thái độ nghiên cứu nghiêm túc, luận văn đã giải quyết được các câu hỏi, các mục tiêu nghiên cứu đặt ra; nhưng chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót, cần được góp ý để hoàn thiện.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này chưa từng được nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Người thực hiện Nguyễn Hoàng Tâm
- iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Nhung đã nhiệt tình hướng dẫn tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành ngân hàng cho tôi trong suốt quá trình học vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu liên quan tới luận văn. Với những nỗ lực của bản thân tác giả và sự hướng dẫn, hỗ trợ từ thầy cô, đồng nghiệp, cùng tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu với ý thức trách nhiệm, tôi đã hoàn thành luận văn cao học đúng tiến độ, có kết quả. Song với kiến thức và nghiên cứu còn giới hạn, rất khó tránh khỏi những khuyết điểm. Vì thế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và những ai quan tâm đến đề tài để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Hoàng Tâm
- iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN………………………………………………....... i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………. ii LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………... iii MỤC LỤC…………………………………………………………………. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU…..…………………………… ix PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………... xi 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………... xi 2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………. xii 3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………... xiii 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………... xiii 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu…………………………… xiv 6. Giới thiệu một số công trình nghiên cứu có liên quan……………….. xiv 7. Điểm mới về nghiên cứu của tác giả so với một số công trình nghiên cứu trước đây……………………………………………………………… xv 8. Đóng góp của đề tài…………………………………………………….. xvi 9. Kết cấu của luận văn…………………………………………………… xvi Giới thiệu Chương 1………………………………………………………. 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu Ngân hàng thương mại…………… 2 1.1. Rủi ro tín dụng………………………………………………………... 2 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng…………………………………………... 2 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng…………………………………………… 3 1.2. Tổng quan về nợ xấu…………………………………………………. 5 1.2.1. Khái niệm về nợ xấu………………………………………………… 5 1.2.2. Phân loại nợ………………………………………………………… 6 1.2.2.1. Giới thiệu cách phân loại nợ và tỷ lệ trích lập DPRR tại một số quốc gia……………………………………………………………………………... 6 1.2.2.2. Cách phân loại nợ ở Việt Nam theo quy định tại Thông tư 02…….. 8 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ xấu …………… 13
- v 1.2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu……………………………………………………………….. 13 1.2.3.2. Tốc độ tăng/giảm của tỷ lệ nợ xấu…………………………………….. 13 1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý nợ xấu theo Basel...…………………………………………………………………........ 14 1.2.5. Các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu………………………………… 18 1.2.5.1. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng……………………………… 18 1.2.5.2. Nhóm nguyên nhân từ phía người đi vay……………………………… 21 1.2.5.3. Nhóm nguyên nhân từ phía cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN……………………………………………………………………………….. 22 1.2.5.4. Nhóm nguyên nhân khách quan……………………………………....... 22 1.2.6. Tác động của nợ xấu………………………………………………... 22 1.2.6.1. Đối với hoạt động của NHTM………………………………………….. 22 1.2.6.2. Đối với khách hàng vay vốn…………………………………………….. 23 1.2.6.3. Đối với nền kinh tế……………………………………………………….. 24 Kết luận Chương 1………………………………………………………... 24 Giới thiệu Chương 2………………………………………………………. 25 Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ…………………………………………………………………...…….. 26 2.1. Tình hình hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ……………………………………………………………………. 26 2.1.1. Sơ lược về mạng lưới TCTD………………………………………... 26 2.1.2. Quy mô và tình hình hoạt động của các NHTM…………………… 26 2.1.2.1. Về quy mô tổng tài sản…………………………………………………... 26 2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn………………………………………………… 27 2.1.2.3. Hoạt động cho vay……………………………………………………….. 29 2.1.2.4. Tình hình kết quả kinh doanh…………………………………………… 34 2.1.2.5. Tình hình trích lập DPRR tại các NHTM trên địa bàn……………… 36 2.2. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ……... 37 2.2.1. Phân tích chung về nợ xấu…………………………………………. 37 2.2.2. Phân tích thực trạng nợ xấu theo cơ cấu nhóm nợ………………... 39 2.2.3. Phân tích thực trạng nợ xấu theo cơ cấu ngành kinh tế…………. 40 2.2.4. Phân tích thực trạng nợ xấu theo loại hình kinh tế……………….. 42
- vi 2.2.5.Phân tích thực trạng nợ xấu theo nhóm NHTM trên địa bàn…….. 43 2.2.6. Phân tích thực trạng nợ xấu theo thời hạn cho vay……………….. 45 2.2.7. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thời điểm trước và sau khi thực hiện cơ cấu theo Quyết định 780 và Thông tư 09………….. 46 2.3. Thống kê một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại một số NHTM trên địa bàn qua kết quả thanh tra của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ…………………………………………………………………………. 47 2.4. Tổng hợp kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, phụ trách công tác tín dụng tại một số NHTM trên địa bàn về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu………………………………………………………………………….. 51 2.5. Nhận định một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến nợ xấu tại các nhánh NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ………………………........ 53 2.5.1. Nguyên nhân từ phía các NHTM…………………………………... 54 2.5.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng………………………………….. 58 2.5.3. Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân khác………………….. 59 2.6. Công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ….. 60 2.6.1. Quy trình xử lý nợ tại các NHTM………………………………….. 60 2.6.2. Tình hình xử lý nợ xấu của các NHTM trên địa bàn thời gian qua 62 2.6.3. Những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ.…………………………………………………. 63 2.6.3.1. Những khó khăn chung………………………………………………….. 63 2.6.3.2. Những khó khăn cụ thể………………………………………………….. 64 Kết luận Chương 2………………………………………………………... 67 Giới thiệu Chương 3………………………………………………………. 68 Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ………………………………………... 69 3.1. Mục tiêu và định hướng trong công tác xử lý nợ xấu……………… 69 3.1.1. Mục tiêu xử lý nợ xấu của Chính phủ……………………………... 69 3.1.2. Định hướng của NHNN VN về xử lý nợ xấu trong năm 2015…….. 69 3.1.3. Chỉ đạo của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ đối với các TCTD trên địa bàn trong công tác xử lý nợ xấu năm 2015……………………… 70 3.2. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ………………………………………... 70
- vii 3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu……………………………….. 70 3.2.1.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu từ phía NHTM……………………….. 71 3.2.1.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu từ công tác quản lý của NHNN…… 80 3.2.2. Nhóm giải pháp về xử lý nợ xấu……………………………….. 82 3.2.2.1. Giải pháp xử lý nợ xấu từ phía khách hàng vay……………………… 82 3.2.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu từ phía NHTM……………………………… 83 3.2.2.3. Giải pháp xử lý nợ xấu từ Chính phủ, NHNN VN và một số bộ, ngành có liên quan………………………………………………………………… 84 3.2.2.4. Giải pháp xử lý nợ xấu Chính quyền địa phương, NHNN Chi nhánh TPCT và các sở, ban, ngành có liên quan………………………….. 85 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước……… 86 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ………………………………………. 86 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam……………………………….. 86 3.3.3.Kiến nghị đối với các bộ, ngành, địa phương về hỗ trợ NHTM trong việc xử lý nợ xấu……………………………………………………. 87 Kết luận Chương 3………………………………………………………... 88 Kết luận……………………………………………………………………. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AMC Công ty quản lý tài sản BCBS Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam DPRR Dự phòng rủi ro HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD Hợp đồng tín dụng IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IMF Quỹ tiền tệ thế giới NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài TCTD Tổ chức tín dụng VAMC Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VND Việt Nam Đồng
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Thứ tự Nội dung Trang 2.1 Tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2/2015 27 2.2 Dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2/2015 29 2.3 Tỷ trọng cho vay các nhóm ngành kinh tế trong tổng dư nợ cho vay 30 của các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2/2015 2.4 Dư nợ cho vay phân theo loại tài sản đảm bảo, 2010 - Quý 2/2015 31 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Thứ tự Nội dung Trang 1.1 Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập DPRR tại một số quốc gia 7 1.2 Phương pháp phân loại nợ tại các TCTD Việt Nam hiện nay 9 1.3 Quy định trích lập DPRR tại các TCTD Việt Nam hiện nay 12 Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2.1 28 2/2015 Bảng tổng hợp dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn, 2010 - 2.2 33 Quý 2/2015 2.3 Kết quả kinh doanh của các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2/2015 35 Trích lập dự phòng rủi ro tại các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2.4 36 2/2015 2.5 Diễn biến nợ xấu giai đoạn năm 2010 - Quý 2/2015 37 2.6 Tỷ lệ nợ xấu tại khu vực ĐBSCL năm 2014 và thời điểm 30/6/2015 38 2.7 Nợ xấu theo nhóm nợ tại các NHTM trên địa bàn, 2010-Quý 2/2015 39 2.8 Nợ xấu theo ngành kinh tế trên địa bàn TPCT, 2010-Quý 2/2015 41 2.9 Nợ xấu theo loại hình kinh tế trên địa bàn TPCT, 2010-Quý 2/2015 42
- x 2.10 Nợ xấu theo nhóm NHTM trên địa bàn TPCT, 2010-Quý 2/2015 44 2.11 Nợ xấu theo thời hạn cho vay trên địa bàn TPCT, 2010-Quý 2/2015 45 Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2/2015 2.12 trước và sau khi thực hiện cơ cấu lại theo Quyết định 780 và Thông 47 tư 09 Thống kê nguyên nhân nợ xấu theo kết quả thanh tra của NHNN 2.13 50 Chi nhánh TPCT, 2010-Quý 2/2015
- xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống trung gian tài chính. Một nền kinh tế phát triển bền vững, một quốc gia thịnh vượng không thể thiếu một hệ thống NHTM vững mạnh, hoạt động an toàn và hiệu quả. Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về quy mô hoạt động cũng như quy mô về vốn; các NHTM tiếp tục khẳng định vai trò là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống NHTM chiếm khoảng 165,35% GDP cả nước vào thời điểm 31/12/2014. Thế nhưng, song song với việc tăng trưởng tín dụng nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế là chất lượng tín dụng đang bị suy giảm, nợ xấu ngân hàng gia tăng, và đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm vì tác động của nó lên nhiều khía cạnh. Nợ xấu làm gia tăng rủi ro thanh khoản; làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận và uy tín của Ngân hàng; nghiêm trọng hơn là đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nợ xấu làm tắc nghẽn sự luân chuyển của nguồn vốn lưu thông, giảm đầu tư; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, kém hiệu quả… dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Từ đó cho thấy, xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả là bước đi tối quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, nhằm mục tiêu lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, giải tỏa tắc nghẽn cho hệ thống tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Trên địa bàn TP Cần Thơ, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước ta với vị thế là trung tâm kinh tế - tài chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với số lượng 51 chi nhánh NHTM tính đến 30/6/2015, đã tạo nên hệ thống mạng
- xii lưới giao dịch phủ khắp địa bàn, tạo thuận lợi cho công tác huy động và cung ứng vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Sự cạnh tranh khốc liệt đi kèm với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao đã hình thành một thị trường kinh doanh tài chính sôi động. Không nằm ngoài xu hướng chung, việc tăng trưởng tín dụng “nóng” trong những năm qua đã kéo theo sự gia tăng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn. Theo số liệu của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ, nếu như năm 2010, nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn chỉ chiếm 1,79% tổng dư nợ cho vay thì đến thời điểm cuối quý II năm 2015, tỷ lệ này đã lên đến 7,62% và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động quản lý nhà nước của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ và các NHTM trên địa bàn trong thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc phải đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2015. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực nhằm đánh giá đúng về thực trạng nợ xấu của các NHTM trên địa bàn trong bối cảnh hiện nay và đề ra một số giải pháp phù hợp để phòng ngừa và xử lý nợ xấu, góp phần hạn chế phát sinh nợ xấu mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ, trên cơ sở đó nhận định các nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn; đề xuất những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, tác giả đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về nợ xấu NHTM.
- xiii - Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ. - Mục tiêu 3: Nhận định một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ. - Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phòng ngừa và xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ. 3. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu như trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ như thế nào? (2) Những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ? (3) Các giải pháp nào sẽ được thực hiện để giải quyết tình hình nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ xấu mới tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nợ xấu trong hoạt động cho vay tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Số lượng các chi nhánh NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ là khá nhiều, do đó, tác giả không phân tích chi tiết nợ xấu của từng chi nhánh NHTM mà phân thành 03 khối: khối Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chiếm trên 50% (NHTMNN), khối Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), khối Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài (NHNNg) và Ngân hàng liên doanh (NHLD); việc phân tích, đánh giá, so sánh sẽ thực hiện theo các khối như trên. 4.3. Thời gian nghiên cứu
- xiv Căn cứ số liệu của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ cho thấy nợ xấu trên địa bàn thật sự biến động nhiều và có xu hướng gia tăng kể từ năm 2010. Do đó, tác giả chọn mốc thời gian nghiên cứu là từ năm 2010 đến 30/6/2015. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu - Từ các dữ liệu thứ cấp sẵn có, tác giả phân tích dữ liệu theo từng giai đoạn, từng khối ngân hàng; sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, diễn dịch, quy nạp để phân tích, nhận định, đánh giá và kết luận các vấn đề. Bên cạnh đó, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho đối tượng là lãnh đạo, quản lý, phụ trách công tác tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn nhằm củng cố thêm phần nhận định của tác giả; từ đó mạnh dạn đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, ngăn ngừa phát sinh nợ xấu mới đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ. - Nguồn số liệu tác giả sử dụng chủ yếu được lấy từ các Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ và NHNN Việt Nam. 6. Giới thiệu một số công trình nghiên cứu có liên quan Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng đã được nhiều tác giả, tổ chức nghiên cứu, làm rõ trong các đề tài, dự án, hội thảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu có liên quan sau đây: (1) Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương (2012) trong nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á năm 2012” đã nghiên cứu về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á giai đoạn 2009 - 2012, đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Nói cách khác, việc nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng cũng tương tự việc nghiên cứu vấn đề nợ xấu ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ gói gọn trong 01 NHTM.
- xv (2) Tác giả Võ Thị Hồng Nhung (2012) trong Luận văn thạc sỹ “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, chưa đề cập sâu đến vấn đề nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn. (3) Wondimagegnehu Negera (2012), trong nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu, trường hợp ngân hàng Ethiopian”, tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng Ethiopian nhưng phạm vi nghiên cứu cũng chỉ gói gọn trong 01 ngân hàng. 7. Điểm mới về nghiên cứu của tác giả so với một số công trình nghiên cứu trước đây Mỗi một tác giả đều đã thực hiện việc nghiên cứu riêng đối với từng loại hình ngân hàng, với mỗi vùng miền khác nhau. Riêng đối với đề tài mà tác giả lựa chọn, trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây, luận văn có điểm mới so với một số nghiên cứu trước đây là: (1) Luận văn đi vào nghiên cứu sâu về thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng đang có chiều hướng tăng nhanh và đột biến, nhất là sau khi Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN Việt Nam (Quyết định 780) hết hiệu lực vào ngày 20/3/2014, số dư nợ xấu tại các NHTM trên cả nước nói chung và trên địa bàn TP Cần Thơ nói riêng, được dự báo sẽ còn gia tăng. Bài nghiên cứu sẽ cho thấy một bức tranh khá toàn diện về thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn. (2) Không chỉ đưa ra các giải pháp mang tính chung chung mà qua phân tích, đánh giá từ thực trạng, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu một cách cụ thể, có tính thực tiễn, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho người mới tiếp cận công tác tín dụng tại NHTM; trong đó có đề xuất một số giải pháp đối với công tác tín dụng trên địa bàn TP Cần Thơ. 8. Đóng góp của đề tài
- xvi 8.1. Đóng góp về mặt học thuật Kết quả nghiên cứu của đề tài một lần nữa củng cố thêm tầm quan trọng của công tác quản trị và xử lý nợ xấu; bài viết có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nợ xấu, cán bộ mới làm công tác tín dụng. 8.2. Đóng góp thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin thực tế về nợ xấu; một số vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu; phương thức xử lý nợ xấu; biện pháp phòng ngừa nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung; có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn để tìm hiểu sâu hơn về nợ xấu ngân hàng, từ đó giúp các NHTM trên địa bàn đề ra biện pháp quản trị và xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về nợ xấu ngân hàng thương mại, tác giả trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, về nợ xấu, các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, tác động của nợ xấu…, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ ở Chương 2. Chương 2 - Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ, giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn, phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, xử lý nợ xấu; làm cơ sở để đề ra một số giải pháp, kiến nghị ở Chương 3. Chương 3 - Một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ, từ kết quả nghiên cứu ở Chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn; đồng
- xvii thời đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần quản lý, xử lý nợ xấu tại các NHTM một cách hiệu quả hơn.
- 1 Giới thiệu Chương 1 Kinh doanh tiền tệ luôn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó, loại rủi thường gặp nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng, gắn liền với các khoản nợ xấu. Do vậy, trước khi đi sâu tìm hiểu về nợ xấu, tác giả đề cập một số vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng; tiếp đó giới thiệu cơ sở lý luận về nợ xấu, những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các NHTM và tác động của nợ xấu ở các góc độ khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn