intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hướng tới mục đích nhằm phân tích khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu. Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN MINH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN MINH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, trước Nhà trường và phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này. Tác giả luận văn Vũ Văn Minh
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã hoàn thành xong đề tài luận văn cao học của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo cùng toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện, thiết kế nghiên cứu, phân tích số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND thị xã Phổ Yên; Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên; Chi cục Thống kế thị xã Phổ Yên; các xã nghiên cứu, các chủ trang trại,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể để tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Học viên Vũ Văn Minh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾTTẮT .......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP ............................................................ viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ....................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................... 4 Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ ................................................................... 6 1.1.2. Lược sử phát triển kinh tế trang trại, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại .............................................................................. 12 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................. 20 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương ......... 20 1.2.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................... 26 1.2.3. Đánh giá về khoảng trống trong các nghiên cứu .......................... 29 Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 31 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................ 33
  6. iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 34 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 34 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................. 36 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................... 38 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về sự phát triển trang trại thị xã Phổ Yên qua các năm .......................................................................................................... 38 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm danh tính của trang trại ..................... 38 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực trang trại .......................................... 38 2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và môi trường sản xuất kinh doanh của trang trại ................................................................ 38 2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về các biến số trong mô hình hồi quy đa biến....... 39 Chương 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 40 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên .......................................................................................................... 40 3.1.1. Các loại trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên qua các năm ...... 40 3.1.2. Nguồn lực chủ yếu của các trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên .......................................................................................................... 44 3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên .... 51 3.2. Khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên ............................................................. 55 3.2.1. Khó khăn, bất cập trong phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên .......................................................................................................... 55 3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên .................................................................................... 59 3.3. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 68 3.3.1. Quan điểm và định hướng ............................................................. 68
  7. v 3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 81 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾTTẮT AgroMonitor., Jsc Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc NĐ-CP Nghị định của Chính phủ NQ-CP Nghị quyết của Chính phủ Nxb Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ QH Quốc hội QTKD Quản trị kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT-NNPTNT Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁCBẢNG Bảng 2.1. Số trang trại đã được điều tra tại các xã ............................. 35 Bảng 3.1. Các loại trang trại tại thị xã Phổ Yên ................................. 41 Bảng 3.2. Trình độ cao nhất của chủ trang trại phân theo ngành nghề .................................................................................... 45 Bảng 3.3. Tuổi và thâm niên sản xuất kinh doanh của chủ trang trại 46 Bảng 3.4. Diện tích đất đai, số đầu vật nuôi và diện tích nhà xưởng . 47 Bảng 3.5. Một số thiết bị trang trại phân theo ngành nghềsản xuất kinh doanh của trang trại ............................................................ 48 Bảng 3.6. Vốn và lao động khi bắt đầu và hiện nayphân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh ................................................... 49 Bảng 3.7. Vốn và lao động khi bắt đầu hoạt động và hiện nayphân theo trình độ chủ trang trại ......................................................... 50 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại phân theo ngành nghề .................................................................................... 51 Bảng 3.9. So sánh thu nhập người lao động khi mới hoạt độngvà hiện nay theo trình độ của chủ trang trại ................................... 53 Bảng 3.10. So sánh thu nhập người lao động khi mới hoạt động vàhiện nay theo ngành nghề kinh doanh ....................................... 54 Bảng 3.11. Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến ........ 60 Bảng 3.12. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởngđến giá trị sản xuất của trang trại ............................................................... 61 Bảng 3.13. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởngđến lợi nhuận trang trại ............................................................................. 64 Bảng 3.14. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởngđến thu nhập người lao động ................................................................... 66
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình 3.1. Các loại trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên ................. 41 Hình 3.2. Diễn biến giá thịt lợn hơi tại tỉnh Thái Bình và Đồng Nai . 42 Hộp 3.1. Ứng dụng công nghệ chăn nuôi lợn của Phương Bá Thực . 48 Hình 3.3. Thu nhập của người lao động trong các trang trại chăn nuôi ...................................................................................... 54 Hộp 3.2. Mô hình chăn nuôi lợn ở xã Hồng Tiến, Phổ Yên .............. 55
  11. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Với mục đích của đề tài luận văn là: Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi, đề tài tập trung đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên; Phân tích khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu, để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Cùng với phương pháp quan sát trực tiếp và thảo luận với những người có liên quan, đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra để thu nhập các thông tin, số liệu theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài tại 31 trang trại chăn nuôi, trong đó có 24 trang trại chăn nuôi lợn và 7 trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Số liệu điều tra được xử lý và phân tích bằng các phương pháp phân tích thông tin số liệu thông dụng như: phân tích Excel, phân tích hồi quy đa biến, thống kê mô tả và so sánh,… Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ được các nội dung liên quan của đề tài, gồm: - Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề tài đã kết luận rằng: Hiện nay trên địa bàn thị xã Phổ Yên có tổng số 135 trang trại chăn nuôi, trong đó có 107 trang trại chăn nuôi lợn và 28 trang trại gia cầm và chăn nuôi tổng hợp. Nguồn lực chủ yếu của trang trại chăn
  12. x nuôi này ít nhất có: đất đai bình quân mỗi trang trại là 0,926 ha; số đầu vật nuôi mỗi trang trại là 464 con/lứa; Trong đó trang trại chăn nuôi lợn nuôi 340 con/lứa, trang trại gia cầm và tổng hợp nuôi 889,3 con/lứa; Mỗi trang trại có diện tích nhà xưởng, kho bãi được đánh giá là tương đối nhỏ, chỉ đạt bình quân 333,4 mét vuông, trong đó trang trại chăn nuôi lợn chỉ có bình quân 290,8 mét vuông, thấp hơn nhiều so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp; Về vốn, khi mới bắt đầu hoạt động, mỗi trang trại chỉ là 961,5 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi là 986,5 triệu đồng, cao hơn so với trang trại gia cầm và chăn nuôi tổng hợp (chỉ có 875,7 triệu đồng), hiện nay số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh bình quân mỗi trang trại đã tăng lên đạt giá trị 1.529,5 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi lợn có số vốn sản xuất bình quân là 1.499,4 triệu đồng, trang trại gia cầm và tổng hợp có vốn là 1.632,9 triệu đồng; Về lao động, khi mới bắt đầu hoạt động, mỗi trang trại có 2,5 lao động, trong đó trang trại chăn nuôi lợn có nhiều lao động hơn so với trang trại gia cầm và tổng hợp (2,5 lao động so với 2,3 lao động/trang trại), hiện nay, số lao động đã tăng thêm, đạt bình quân 2,9 lao động/trang trại. Để phát triển kinh tế trang trại chính sách nguồn nhân lực cần chú trọng hơn tới những chủ trang trại, nhất là chủ trang trại trẻ tuổi. Về giá trị sản xuất tại thời điểm điều tra, mỗi trang trại có giá trị sản xuất đạt bình quân 4.840,8 triệu đồng/năm và tương đối đồng đều giữa các ngành nghề chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp, cũng như giữa các trang trại điều tra. Tổng chi phí bình quân mỗi trang trại là 4.789 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi có tổng chi phí bình quân là 4.841,2 triệu đồng, cao hơn 52,2 triệu đồng so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp. Lợi nhuận thu được mỗi trang trại bình quân đạt 51,81 triệu đồng/năm, trong đó trang trại chăn nuôi lợn có lợi nhuận đạt bình quân là 10,25 triệu đồng, thấp hơn so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp (có lợi nhuận đạt 194,28 triệu đồng). Về thu nhập, nếu như khi mới bắt đầu hoạt động trong những năm
  13. xi đầu tiên, bình quân mỗi lao động chỉ có thu nhập 2,758 triệu đồng/tháng, thì hiện nay, mỗi lao động làm thuê trong các trang trại tại thị xã Phổ Yên đã có thu nhập bình quân đạt 5,267 triệu đồng/tháng, tăng 90,9% so với khi mới bắt đầu hoạt động. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên còn gặp phải một số khó khăn, bất cập trong như: ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân sống xung quanh trang trại, nếu giá đầu vào tăng cao, không phù hợp với đầu ra, dịch bệnh trên vật nuôi,… Mặt khác, việc ổn định thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn là vấn đề luôn có những khó khăn mà các trang trại luôn phải đối mặt. Vì vậy, chính sách xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định trong trung hạn cần hướng tới mô hình kinh doanh chuỗi giá trị bao trùm, bao gồm cả các liên kết ngang giữa các trang trại với nhau và các liên kết theo chiều dọc, tức là liên kết giữa các công ty/nhà máy chế biến, sản xuất và/hoặc các công ty xuất nhập khẩu liên kết với các trang trại. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại, gồm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất, đến lợi nhuận và thu nhập của người lao động trong trang trại. Do đó để có thể gia tăng giá trị sản xuất cần gia tăng trước hết các yếu tố này, trong đó đặc biệt chú ý đến thu nhập của người lao động trong trang trại để họ yên tâm làm ăn và có thể làm việc lâu dài cho trang trại. Vì vậy để tăng thu nhập cho người lao động trong trang trại cần tăng cường đầu tư cho các yếu tố này. Để phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Phổ Yên cần ít nhất phải đáp ứng các quan điểm và định hướng chủ yếu như: Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng đến phát triển bền vững; Đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; hướng đến nền nông nghiệp bền vững; Phải dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương
  14. xii gắn với thị trường; Phải gắn với vùng nguyên liệu quy mô, chuyên môn hóa cao và gắn với công nghiệp chế biến; Phải gắn liền với cải thiện năng lực cạnh tranh sản phẩm, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản; Phải hướng đến chuyển dần lên hình thức cao hơn là doanh nghiệp nông nghiệp,...Đồng thời cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như: Các giải pháp chung, các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên. Đồng thời đề tài luận văn có khuyến nghị: - Những định hướng và giải pháp để phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên sẽ được chính quyền thị xã Phổ Yên và các địa phương khác có điều kiện tương tự như Phổ Yên có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn sản xuất để chỉ đạo và phát triển kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi ở địa phương một cách bền vững, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp cũng như đóng góp cho tái cơ cấu kinh tế ở quy mô thị xã, quy mô huyện và quy mô tỉnh. - Tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu thêm về việc phát triển loại hình kinh tế tập thể này cũng như phát triển kinh tế trang trại để có thể trở thành doanh nghiệp nông nghiệp trong tương lai.
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước, mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá.
  16. 2 Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Trên địa bàn cả nước hiện có 33.488 trang trại trong đó, có 9.216 trang trại trồng trọt (chiếm 27,52%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,32%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7,02%) và 1.053 trang trại tổng hợp (chiếm 3,14%). Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế trang trại.
  17. 3 Thị xã Phổ Yên nằm ở phía nam thuộc tỉnh Thái Nguyên, có địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2016 toàn Thị xã có 105 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-NNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 100% trang trại đều là trang trại chăn nuôi. Kinh tế trang trại đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện thu nhập cho nhiều hộ nông dân góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn. Tuy nhiên trang trại của thị xã PhổYên chưa đồng đều, còn nhiều trang trại quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế, chưa có sự liên kết hợp tác, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đã bộc lộ một số vấn đề bất cập về đất đai, vốn, công nghệ, thị trường, lao động... Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Phổ Yên đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là: (1) Sự nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương; (2) Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã; (3) Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại; và (4) Đưa ra các định hướng và các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại. Với ý nghĩa đó đề tài: “Nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
  18. 4 - Phân tích khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững kinh tế trang trại, nhất là trang trạichăn nuôi ở thị xã Phổ Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đềliên quan đến kinh tế trang trại, trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) để làm rõ các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại của địa phương. Đối tượng điều tra là các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Nghiên cứu các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên. - Về mặt thời gian: Nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các tài liệu đã công bố từ 2013 đến nay. Số liệu thứ cấp được thu thập trongthời gian từ năm 2013 - 2017. Số liệu sơ cấp về trang trại được thu thập trong năm 2018. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về một số nguồn lực chủ yếu của trang trại, quy mô, cơ cấu, loại hình, một số chỉ tiêu kinh tế, kết quả sản xuất kinh doanh và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Những đóng góp mới - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã một cách tốt nhất.
  19. 5 - Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung và địa phương cấp tỉnh, huyện nói riêng. - Là tài liệu cung cấp thông tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất và những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên nói chung, thị xã Phổ Yên nói riêng. - Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4.2. Ý nghĩa khoa học Bổ sung, hệ thống hóa một số kiến thức về trang trại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại. Cung cấp những dẫn liệu về thực trạng phát triển kinh tếtrang trại trên địa bàn thị xã PhổYên, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại, thúc đẩy phát triển trang trại một cách bền vững có hiệu quả. Là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm nhiên cứu khoa học về vấn đề kinh tếtrang trại. 4.3. Ý nghĩa trong thực tiễn Đề tài có thể góp phần khắc phục những vấn đề bất cập mà các trang trại đang gặp phải. Có thể đưa ra các định hướng, giải pháp thiết thực giúp người lao động, các chủtrang trại phát triển có hiệu quả, bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành ở địa phương đưa ra phương hướng để phát huy những tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển kinh tế trang trại ngày càng hiệu quả và bền vững.
  20. 6 Chương1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ 1.1.1.1. Trang trại Có thể nói, lịch sử phát triển của nền nông nghiệp là lịch sử phát triển của nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau, với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ kinh tế hộ nông dân đến các nông trại, nông trang,… Trong đó có hình thức tổ chức sản xuất mang tính tập trung với quy mô lớn hơn so với hình thức tổ chức kinh tế hộ nông dân nhỏ lẻ, đó chính là hình thức trang trại. Hiện nay vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau về trang trại. Sau đây, chúng ta tìm hiểu cách hiểu trang trại, nông trại: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng Thế giới (WB) quan niệm trang trại là nông trại (trích theo Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng, 2017). Theo đó, các nông trại ở các nước châu Á gió mùa dùng để chỉ một khu đất canh tác nông nghiệp. Khi nói đến nông trại, điều đầu tiên là yếu tố đất đai. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất của trang trại mà còn là nơi để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Như vậy, khái niêm nông trại được hiểu là khu đất đủ rộng để tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,… Liên minh châu Âu (EU) quy định trang trại là một đơn vị tự chủ về mặt kỹ thuật và kinh tế, có sự quản lý duy nhất, sản xuất ra nông sản. Nông sản ở đây bao gồm tất cả các loại cây trồng, vật nuôi được phép sản xuất. Ở nước ta, cách tiếp cận và quan niệm về trang trại (và cả kinh tế trang trại) có nhiều điểm khác biệt so với các quan niệm trên thế giới, bởi quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người nông dân và các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh đã không được thừa nhận hợp pháp trong một thời gian dài, đồng thời hiện nay quyền sở hữu tư nhân về đất đai không được pháp luật thừa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2