intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

40
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM; đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM; đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHƯ THẢO PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2019.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHƯ THẢO PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2019.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thanh Loan. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019. Người thực hiện Nguyễn Như Thảo
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................................... 5 1.6 Kết cấu của luận văn ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 6 2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................... 6 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 6 2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................. 7 2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................ 8 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế ..................................... 10 2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................... 11 2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu ........................................................................................... 11 2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa .................................................................................... 11 2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm ....................................................................................... 12 2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning ......................................................................... 12 2.3 Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI ............................................. 13 2.3.1 Thuyết tân cổ điển ................................................................................................... 13 2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư ............................................................. 14
  5. 2.4 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................. 116 2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan.................................................................................... 16 2.4.2 Đánh giá tài liệu lược khảo ..................................................................................... 18 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................................... 20 2.5.1 Mô hình đề xuất và các giả thuyết mô hình............................................................. 20 2.5.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết .................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 28 3.2 Nghiên cứu định tính ..................................................................................................... 29 3.3 Nghiên cứu định lượng .................................................................................................. 30 3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................................. 30 3.3.2 Xử lý dữ liệu ........................................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37 4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM. ................................................... 37 4.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM. .................................. 37 4.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM. .................................. 38 4.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với TP.HCM.......................................... 40 4.2 Thống kê mô tả.............................................................................................................. 42 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................................... 44 4.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ................................ 46 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................................... 50 4.5.1 Phân tích tương quan............................................................................................... 50 4.5.2 Phân tích hồi quy..................................................................................................... 52 4.5.3 Kiểm định các giả thuyết ........................................................................................ 54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................... 58 5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 58 5.2 Hàm ý chính sách .......................................................................................................... 59 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. PHỤ LỤC ...................................................................................................................................
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BOT : Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer) CEO : Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer) CNHT : Công nghiệp hỗ trợ CSHT : Cơ sở hạ tầng DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc gia (Gross Domestic Product) GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KT-XH : Kinh tế, xã hội LD : Lao động MTVH : Môi trường văn hóa OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Co- operation and Development) OLI : Lợi thế sở hữu - lợi thế địa điểm - lợi thế nội bộ hóa (Ownership specific advantages - Location advantages - Internalization advantages) SXKD : Sản xuất kinh doanh TC : Thể chế TN : Tài nguyên TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT : Thị trường USD : Đồng đô la Mỹ (United States Dollar) WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation) YD : Ý định
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động từ các nghiên cứu trước .................................. 19 Bảng 2.2: Các biến quan sát đo lường các nhân tố của mô hình đề xuất .......................... 26 Bảng 4.1: Số dự án FDI được cấp phép của TP.HCM và cả nước gđ. 2010 - 2017.......... 38 Bảng 4.2: Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2017 phân theo ngành kinh tế ....................... 39 Bảng 4.3: Kích thước và phân bổ mẫu khảo sát ................................................................ 43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ................................................................ 44 Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett lần 2 các biến độc lập ................................. 48 Bảng 4.6: Kết quả các thông số EFA lần 2 các biến độc lập ............................................. 48 Bảng 4.7: Kết quả EFA của thang đo “Ý định đầu tư” ...................................................... 49 Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson ..................................................... 51 Bảng 4.9: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ý định của nhà đầu tư ........... 52 Bảng 4.10: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ý định của nhà đầu tư .................... 52 Bảng 4.11: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ý định của nhà đầu tư ........................................................................................................................... 53 Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................... 56 Bảng 5.1: Các yếu tố tác động đến ý định của nhà đầu tư FDI ......................................... 59 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014) ......................................... 17 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ............................................................ 21 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 28 Hình 4.1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ý định của nhà đầu tư ............................................ 54
  8. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tóm tắt Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực trạng thu hút FDI của TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, hiệu quả sử dụng chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn những giải pháp thu hút và sử dụng FDI hợp lí sẽ giúp nền kinh tế - xã hội phát triển ngày càng nhanh, mạnh. Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào TP.HCM, bằng việc khảo sát 221 nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư dự định đầu tư vào TP.HCM. Thang đo điều chỉnh từ thang đo đầu tư của Nguyễn Ngọc Anh (2014), cùng với phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào TP.HCM: Tài nguyên thiên nhiên có tác động dương (+); Lao động có tác động dương (+); Thị trường có tác động dương (+); Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ có tác động dương (+); Cơ sở hạ tầng có tác động dương (+); Thể chế có tác động dương (+); Môi trường văn hóa, xã hội có tác động dương (+). Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút. Abstract: Ho Chi Minh City is one of the leading regions in Vietnam considering the attraction of foreign direct investment. Over the past few years, FDI has contributed greatly to the development of the economy and society, pushed the speed of growth, transfered economic structures, technology and integrated actively with the region and the world. However, the current situation of acttracting FDI of Ho Chi Minh City still has to be faced with many difficulties, challenges, and low efficiency. Therefore, choosing
  9. the good methods ofattracting and using FDI will help develop the economy and society more quickly and strongly. This study aimsto examine the factors impacting the attraction of capital investments into Ho Chi Minh City, by surveying 221 on going and future investors by using the tools of Nguyễn Ngọc Anh's scale (2014), the Cronbach's Alpha, EFA, Correlational Analysis and multivariate regression. The result of this study shows that there are 7 factors impacting the attraction of capital investments into Ho Chi Minh City: Natural resources have a positive effect (+); Labor has a positive effect (+); The market has a positive effect (+); Supportive industries and technology have a positive impact; Infrastructure has a positive effect (+); Institution has a positive impact (+); The social and cultural environment has a positive effect (+). Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), factors that influence attraction.
  10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với một địa phương, nó góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng cường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động lan tỏa đến các công ty trong nước, từ đó làm tăng năng xuất lao động. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng. Ngay từ giai đoạn đầu cải cách kinh tế theo chủ trương đổi mới của 32 năm về trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Trừ một thời gian gián đoạn ngắn trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 2007 - 2009, dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào TP.HCM luôn tăng mạnh theo từng năm. Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của đất nước cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn FDI mạnh so với cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án FDI đầu tư vào Thành phố thường chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của Thành phố vẫn không ngừng gia tăng. Thành phố luôn chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư; tích cực đôn đốc và giải quyết các vướng mắc của các dự án đầu tư đã được cấp phép triển khai thực hiện theo tiến độ đã đăng ký, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời những vướng mắc về hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.
  11. 2 Xu thế toàn cầu có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong những năm tới; Cách mạng Công nghiệp 4.0 là trào lưu có tính thách thức và đột phá nhất; Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP và giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đòi hỏi tiếp tục mở cửa lĩnh vực logistics, vận tải, dịch vụ tài chính, khách sạn - nhà hàng và một số ngành khác, từ đó sẽ chịu ảnh hưởng của các công nghệ đột phá, trong khi các thách thức trong phát triển bền vững về môi trường có thể được chuyển hóa thành cơ hội với quyết tâm mạnh mẽ thực hiện cải cách và cân đối các cơ chế ưu đãi liên quan theo hướng ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và năng lượng tái tạo. Từ đó, giới thiệu “Môi trường kinh doanh 4.0” tương xứng với nhu cầu của nhà đầu tư trong kỷ nguyên công nghệ số là việc rất cần thiết. Trong định hướng và các mục tiêu phát triển TP.HCM, huy động nguồn lực FDI cũng được xem là một động lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Do đó, chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực đưa ra các chính sách, giải pháp để thu hút đầu tư FDI thông qua cải thiện môi trường đầu tư theo hướng gia tăng lợi thế địa phương. Tuy vậy, quy mô và chất lượng các dự án FDI vào TP.HCM chưa đáp ứng được như mong muốn, từ đó vấn đề đặt ra là làm sao để thấu hiểu được các nhân tố thuộc lợi thế môi trường đầu tư của TP.HCM có ảnh hưởng tích cực đến ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa thiết thực, quan trọng và cấp bách để gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. Mục tiêu cụ thể
  12. 3 - Đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu dưới đây: - Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM là gì? - Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào? - Nên cải thiện những nhân tố nào để tăng cường thu hút FDI vào TP.HCM trong thời gian tới? 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát của đề tài là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM. - Phạm vi thời gian: + Phạm vi thời gian của dữ liệu thứ cấp về thực trạng đầu tư FDI trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2017. + Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu sơ cấp: từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/10/2018.
  13. 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn là bài nghiên cứu định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính. Hướng tiếp cận của bài nghiên cứu: tiếp cận từ hướng hành vi của nhà đầu tư, thể hiện qua ý định đầu tư. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính trước và sau nghiên cứu định lượng như sau: Để đề xuất mô hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, đặc thù của TP.HCM làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm điều chỉnh mô hình. Để xây dựng thang đo, tác giả tham khảo các thang đo trước đây, xây dựng thang đo nháp. Sau đó, thực hiện tham khảo ý kiến 05 chuyên gia để góp ý điều chỉnh thang đo. Bước cuối cùng, phỏng vấn thử 30 chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn TP.HCM chỉnh sửa từ ngữ cho phù hợp, đồng thời, nhận biết những nội dung hay từ ngữ dễ bị hiểu sai trong bảng câu hỏi khảo sát và sau đó điều chỉnh thang đo phù hợp hơn cho bài nghiên cứu. Nội dung định tính sau xử lý dữ liệu là đúc kết hàm ý quản lý và kết hợp với một số thực trạng để đề xuất giải pháp. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng gồm chọn mẫu, tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu, như sau: tác giả tiến hành gửi bản khảo sát qua mail (600 phiếu), nhờ các Anh/Chị kế toán chuyển tới chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những DN FDI trả lời bảng hỏi chính thức. Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM. Xử lý số liệu nghiên cứu: dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm định: độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến
  14. 5 nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Với nghiên cứu này ta sẽ biết rõ hơn về tác động các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TP.HCM. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách, giải pháp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM dựa trên cải thiện những nhân tố ảnh hưởng. Đề tài cũng nêu ra một số hạn chế nhất định của đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.6 Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài: Trình bày những lý do chọn đề tài, đưa ra những câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu muốn đạt được khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: Giới thiệu các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp và cách thức nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá các thang đo nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách: Dựa trên kết quả của chương 4 đưa ra kết luận nghiên cứu và hàm ý chính sách. Đồng thời, nêu ra những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai. Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Bên cạnh đó, chương này cũng đã định hướng cho những nội dung tiếp theo của các chương.
  15. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Với khái niệm này, phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, nhà đầu tư cùng với tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Như vậy, FDI là sự đầu tư với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú trong một nền kinh tế (công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, công ty chi nhánh, chi nhánh ở nước ngoài). Theo Luật Đầu tư của Việt Nam (2014): FDI được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài, là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư, và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của FDI: - Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân của các đối tác từ nước ngoài với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định pháp
  16. 7 luật của từng quốc gia để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận và rủi ro. Thu nhập chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định về hình thức, lĩnh vực, quy mô đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. -Thứ hai, FDI liên quan đến việc chuyển giao một gói tài sản gồm: vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tổ chức từ nước này sang nước khác. Từ đó, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư có thể là nguồn vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn pháp định, nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận, nguồn vốn vay của doanh nghiệp để mở rộng dự án trong quá trình hoạt động. Tóm lại, có thể hiểu: FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp ở nước chủ nhà. 2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo hình thức tham gia mức độ góp vốn vào dự án đầu tư, có 4 hình thức FDI. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng tiến hành sản xuất kinh doanh, nó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Các hình thức khác như hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao,… là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đầu tư và vận hành dự án hạ
  17. 8 tầng trong các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát nước, điện, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác. Theo hình thức thâm nhập tìm thị trường, FDI gồm 2 loại: đầu tư mới và mua lại, sáp nhập qua biên giới. Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp để hình thành cơ sở kinh doanh mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại. Mua lại, sáp nhập qua biên giới là hình thức liên quan đến mua lại hoặc hợp nhất với một cơ sở kinh doanh nước ngoài đang hoạt động. 2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Với những tác động tích cực, FDI có những lợi ích tiềm năng to lớn. Vì vậy hầu hết các quốc gia rất quan tâm tới vấn đề làm sao để gia tăng thu hút dòng vốn này vào quốc gia mình bằng những chính sách khác nhau. Từ đó, thuật ngữ thu hút FDI được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lẫn thực tiễn ở các nước chủ nhà. Có 2 quan niệm về thu hút FDI như sau: Thứ nhất, tiếp cận với quan điểm “hành động” của nước chủ nhà. Vấn đề thu hút FDI được hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính phủ, của chính quyền các địa phương để gia tăng sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà ĐTNN đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia, được biểu hiện thông qua số lượng FDI đăng ký thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trên phương diện này, thu hút FDI bao gồm các công việc như: ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách cho phù hợp để thu hút FDI của chính quyền địa phương và nước chủ nhà. Từ đó, các nước chủ nhà sẽ thực hiện các công việc như: xúc tiến đầu tư, cải tiến môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà ĐTNN như miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí thuê đất, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá chủ quan của nước chủ nhà mà không quan tâm tới dự định, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định hành vi ra quyết định địa điểm của nhà ĐTNN nên việc điều chỉnh chính sách có thể không mang lại hiệu quả. Bởi theo các chuyên gia, quyết định địa điểm
  18. 9 đầu tư FDI được đưa ra từ nhận thức của các nhà quản lý cao cấp, chứ không phải là công thức khoa học. Thứ hai, tiếp cận từ quan niệm “hành vi” của nhà đầu tư. Thuật ngữ thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư kích thích nhà ĐTNN hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia biểu hiện thông qua số lượng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời gian nhất định. Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi ra quyết định chọn địa điểm đầu tư nhằm: làm cơ sở để nước chủ nhà xây dựng chính sách liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng như: tạo nên sự hấp dẫn của địa phương thông qua việc cung cấp sự thuận lợi của các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình kinh doanh (CSHT, lao động, thị trường và công nghệ,…) nhằm kích thích sự hình thành ý định và đưa ra hành vi quyết định đầu tư của nhà ĐTNN. Trên phương diện nghiên cứu “hành vi” này, các nhà nghiên cứu thường thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết hànhvi dự định được Ajzen và Fishhein xây dựng từ những năm 1975 (là lý thuyết tiên phong trong nghiên cứu tâm lý xã hội). Theo lý thuyết hành vi thì hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Nên ta có thể hiểu, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư và hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN được cho là tương đồng. Ba yếu tố ảnh hưởng tới là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, trong đó, thái độ của cá nhân được đo lường bằng niềm tin và đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng, cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ảnh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không. Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư ban đầu, duy trì hay mở rộng đầu tư là quyết định mang tính chiến lược do ban điều hành, ban quản lý cấp cao ở công ty đưa ra. Ban quản lý công ty con không đủ thẩm quyền đo bị hạn chế tầm nhìn, tầm
  19. 10 quan trọng trong vấn đề ra quyết định, họ chỉ có kiến thức, thông tin ở khu vực mình quản lý và báo cáo tình hình cho ban điều hành công ty mẹ có thể so sánh với địa điểm khác để ra quyết định. Nhưng do khó khăn trong tiếp cận ban điều hành công ty mẹ nên nghiên cứu này bỏ qua yếu tố thái độ và yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, mà tập trung nghiên cứu yếu tố chuẩn chủ quan (niềm tin của ban điều hành công ty con, dựa trên đánh giá của họ về những thuận lợi của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư) ảnh hưởng đến ý định đầu tư. Do đó, nghiên cứu này cũng có những hạn chế, nhưng nghiên cứu này cũng có thể chấp nhận khi được nghiên cứu trên góc độ mục đích của nước chủ nhà. Tóm lại, quan điểm thu hút FDI trong đề tài nghiên cứu này tiếp cận trên phương diện nghiên cứu “hành vi” của nhà đầu tư với mục đích nhận diện và đo lường các nhân tố lợi thế địa phương ảnh hưởng đến ý định, hành vi ra quyết định chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN dựa trên nhận thức, đánh giá của ban quản lý, điều hành công ty con. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế Thu hút FDI vào một địa điểm tùy thuộc vào ý định, hành vi của nhà đầu tư. Khi ra quyết định họ sẽ xem xét các yếu tố bên cung, bên cầu và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến hiệu suất FDI. Yếu tố bên cung của nhà ĐTNN gồm lợi thế sở hữu, lợi thế nội bộ hóa. Yếu tố bên cầu nước chủ nhà là lợi thế địa điểm thúc đẩy nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, sự khác biệt văn hóa, chính trị giữa quốc gia nhà đầu tư và nước chủ nhà. Các yếu tố bên cầu tạo nên sự hấp dẫn của một địa điểm theo nhận thức của nhà ĐTNN được phân thành các loại khác nhau theo từng mục đích nghiên cứu như: - Theo đặc điểm của các yếu tố, gồm 03 nhóm: kinh tế, văn hóa xã hội, và chính trị. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ở cấp địa phương chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội và chính trị ít được quan tâm, xem xét. - Theo động cơ nhà đầu tư, các yếu được tổng hợp thành 04 nhóm: yếu tố kinh tế, CSHT, tài nguyên, và cơ chế chính sách.
  20. 11 - Theo tiến trình lựa chọn địa điểm đầu tư (nhà đầu tư sẽ lựa chọn quốc gia, sau đó mới lựa chọn địa phương đầu tư), các yếu tố ảnh hưởng được tổng hợp thành 02 nhóm: yếu tố quốc gia như thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật; yếu tố địa phương như CSHT, lao động, tài nguyên, thể chế địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương trong một quốc gia nên việc phân loại các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI được thực hiện dựa trên tiêu chí ảnh hưởng của địa phương. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu là gợi ý chính sách cải thiện các nhân tố ảnh hưởng của địa phương lên thu hút FDI. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố địa phương gồm CSHT, lao động, tài nguyên, thị trường, CNHT và công nghệ, thể chế, văn hóa xã hội trên địa bàn TP.HCM ảnh hưởng như thế nào tới ý định đầu tư của nhà ĐTNN. 2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư FDI là sự dịch chuyển dòng vốn tập trung vào những lợi thế như: Lợi thế sở hữu, Lợi thế nội bộ hóa, Lợi thế địa điểm. 2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu Theo Hymer (1976) chỉ ra rằng, các công ty nước ngoài muốn cạnh tranh với công ty bản địa phải có lợi thế riêng về quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vô hình và khả năng tài chính. Nhờ lợi thế này, các cộng ty FDI có thể vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cạnh tranh với các công ty bản địa, giúp họ bù đắp chi phí tăng thêm do hoạt động ở nước ngoài. Tài sản này có thể dễ dàng di chuyển tới bất kỳ nơi nào và cung cấp phương tiện sản xuất bổ sung với chi phí thấp, giúp công ty đạt được hiệu quả sản xuất trong nhiều nhà máy nên công ty sẽ lựa chọn hình thức FDI chứ không cấp giấy phép hoặc bán chúng. Do đó, công ty chọn hình thức FDI mà không chọn hình thức khác để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ là điều kiện cần để công ty thành công ở nước ngoài, không giải thích động cơ di chuyển sang nước khác, họ có thể khai thác lợi thế này thông qua cấp giấy phép, xuất khẩu. 2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0