intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

100
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Khái quát thực trạng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam; xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các NHTMCP thông qua mô hình kinh tế lượng; lập luận và đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ ĐOÀN THỊ THU HÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ ĐOÀN THỊ THU HÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” này là bài nghiên cứu của chính tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 Học viên ĐOÀN THỊ THU HÀ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ TÓM TẮT .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................ 2 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................. 6 1.8. Bố cục của nghiên cứu ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................... 9 2.1. Những lý luận liên quan đến đề tài .................................................................. 9 2.1.1. Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ........... 9 2.1.1.1 Khái niệm lợi nhuận .............................................................................. 9 2.1.1.2 Ý nghĩa của việc đánh giá lợi nhuận ..................................................... 9 2.1.1.3 Cách xác định lợi nhuận của ngân hàng thương mại ........................... 11
  5. a. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ................................................... 11 b. Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................... 12 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại............. 13 a. Quy mô ngân hàng (SIZE) ......................................................................... 13 b. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)........................................................ 14 c. Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) .................................................................... 15 d. Tỷ lệ thanh khoản (LDR) ........................................................................... 15 e. Mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng (CONC) ..................... 16 f. Tỷ lệ lạm phát (INF)) ................................................................................. 16 g. Mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP) ........................................... 16 2.2. Lược khảo các nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng ................................ 17 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................... 20 3.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 20 3.2. Các giả thiết của đề tài ................................................................................... 21 3.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) ........................................................................ 21 3.2.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)....................................................... 22 3.2.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) ................................................................... 22 3.2.4. Tỷ lệ thanh khoản (LDR) .......................................................................... 23 3.2.5. Về mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng (CONC) .............. 23 3.2.6. Tỷ lệ lạm phát (INF) ................................................................................. 24 3.2.7. Về mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP) ..................................... 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
  6. 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 30 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........ 32 4.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 32 4.1.1 Thống kê mô tả dữ liệu .............................................................................. 32 4.1.2 Kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến............................................... 40 4.1.3 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy của ROA .................... 42 4.1.4 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy của ROE .................... 45 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 49 4.2.1 Yếu tố nội tại ngân hàng ............................................................................ 49 4.2.2 Yếu tố vĩ mô .............................................................................................. 52 Kết luận chương 4 ............................................................................................... 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........ 54 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 54 5.2. Khuyến nghị và hàm ý chính sách ................................................................. 54 5.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 59 Kết luận chương 5 ................................................................................................. 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu ASSGDP : Mức độ phát triển của ngân hàng BID : Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam CIR : Tỷ lệ chi phí hoạt động CONC : Mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng DPRR : Dự phòng rủi ro EFA : Phân tích nhân tố khám phá FEM : Mô hình những ảnh hưởng cố định GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa IMF : Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế INF : Tỷ lệ lạm phát KLB : Ngân hàng TMCP Kiên Long LDR : Tỷ lệ thanh khoản LLR : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LPB : Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NVB : Ngân hàng TMCP Quốc Dân PGB : Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Pooled OLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất REM : Mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA : Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROE : Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu SGB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
  8. SIZE : Quy mô ngân hàng TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần VCSH : Vốn chủ sở hữu VPB : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WTO : Tổ chức thương mại thế giới VAMC : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ Bảng 3.1 : Bảng mô tả các biến và các giả thuyết của mô hình nghiên cứu Bảng 4.1 : Thống kê mô tả các biến trong mô hình Tỷ lệ thu nhập/tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn Đồ thị 4.1 : 2010 – 2017 Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Đồ thị 4.2 : Nam giai đoạn 2010 – 2017 Quy mô tài sản trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn Đồ thị 4.3 : 2010 – 2017 Tỷ lệ DPRR bình quân các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010- Đồ thị 4.4 : 2017 Tỷ lệ chi phí hoạt động và tỷ lệ thanh khoản bình quân của các Đồ thị 4.5 : NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 Mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng của các Đồ thị 4.6 : NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 Đồ thị 4.7 : Tổng tài sản của các ngân hàng TMCP năm 2017 Đồ thị 4.8 : Tình hình lạm phát trong nước giai đoạn 2010-2017 Bảng 4.2 : Kiểm định mối tương quan Bảng 4.3 : Kiểm định đa cộng tuyến Bảng 4.4 : Kết quả mô hình Poll OLS của ROA Bảng 4.5 : Kết quả mô hình tác động cố định của ROA Bảng 4.6 : Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên của ROA Bảng 4.7 : Kiểm định Hausman của ROA Bảng 4.8 : Kiểm định Poll OLS của ROE Bảng 4.9 : Kết quả mô hình tác động cố định của ROE Bảng 4.10 : Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên của ROE Bảng 4.11 : Kiểm định Hausman của ROE Bảng 4.12 : Tổng hợp kết quả hồi quy
  10. 1 TÓM TẮT Nội dung luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, với mẫu nghiên cứu là 22 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến 2017. Luận văn được thực hiện dựa trên việc kết hợp cả bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, theo phương pháp định lượng, các biến đại diện cho lợi nhuận là ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu); còn các biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng (Logarit tổng tài sản), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ tín dụng), tỷ lệ chi phí hoạt động (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động), tỷ lệ thanh khoản (Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng vốn huy động), mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng (Tổng tài sản của 05 ngân hàng lớn nhất/Tổng tài sản của tất cả các ngân hàng), tỷ lệ lạm phát, mức độ phát triển của ngân hàng ((Tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản ngân hàng)/Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế). Kết quả phân tích cho thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với ROE nhưng lại không có tác động đến ROA; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động và tỷ lệ thanh khoản có tác động ngược chiều đến ROA, ROE; trong khi tỷ lệ lạm phát lại tác động cùng chiều đến ROA và ROE, mức độ phát triển của ngân hàng và mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng có tác động ngược chiều đến ROA nhưng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa mức độ phát triển của ngân hàng và mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng đến ROE.
  11. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của hệ thống công nghệ việc giao dịch trực tiếp, sử dụng tiền mặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, bất tiện do đó hệ thống ngân hàng Việt bNam cũng ngày càng khẳng định được vai trò là trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa). Sự tăng trưởng nhanh về số lượng của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua và sự cạnh tranh của các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài đã đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về chất lượng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam. Vì vậy các ngân hàng phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ của mình để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 ngân hàng cần có rất nhiều tiêu chí, trong đó lợi nhuận là thước đo quan trọng nhất. Việc xem xét, đánh giá các yếu tố tác động đến lợi nhuận sẽ không chỉ giúp các nhà quản trị, ban điều hành ngân hàng tìm ra những giải pháp kịp thời và hợp lý để hoàn thiện, củng cố và tăng cường lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam mà nó còn phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư hiện hữu, nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng, … cũng như đối với NHNN lẫn các cơ quan chức năng khác. Trong thời gian vừa qua có rất nhiều ngân hàng công bố lợi nhuận ngàn tỷ đồng, bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng có mức lợi nhuận thấp hơn khoảng vài trăm tỷ thậm chí có ngân hàng hoạt động không có lời. Vậy yếu tố nào đã tạo nên khoảng cách khá lớn giữa các ngân hàng? Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng và có nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên các yếu tố trong các nghiên cứu trước đây có thực sự tác động tới lợi nhuận của các ngân
  12. 3 hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hay không và mức độ tác động như thế nào. Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chưa phù hợp với tình hình thực trạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đề tài không mới, tuy nhiên ngoài các biến đã được nghiên cứu trước đây đưa vào mô hình, tác giả còn đưa thêm một số biến bổ sung như mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng, mức độ phát triển của ngân hàng. Đây là các yếu tố đã được nghiên cứu tại một số nước trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào trong nước nghiên cứu về các yếu tố này. Chính vì lẽ đó, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, luận văn hướng đến nghiên cứu đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là đánh giá tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau: - Khái quát thực trạng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam. - Xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các NHTMCP thông qua mô hình kinh tế lượng. - Lập luận và đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Hệ thống ngân hàng đang ngày càng khẳng định vai trò cần thiết của mình trong nền kinh tế. Muốn có một nền kinh tế phát triển thì hệ thống ngân hàng cũng phải vững
  13. 4 mạnh. Vì vậy, các ngân hàng cần gia tăng khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên luận điểm này, luận văn muốn làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng về hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào? Lợi nhuận của ngân hàng ra sao? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam? Theo chiều hướng nào? Mức độ ra sao? - Những hàm ý nào nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM Việt Nam? 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn sẽ hướng đến xây dựng mô hình kinh tế lượng, nhằm đánh giá tác động của các yếu tố đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, do lợi nhuận là một khái niệm khá rộng và bao gồm nhiều chỉ tiêu đánh giá, đề tài nghiên cứu chỉ đi sâu vào phân tích chỉ tiêu phổ biến nhất và thể hiện rõ nhất lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đó là ROA, ROE. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của 22 NHTMCP, bao gồm Hội sở chính, các Sở Giao Dịch, Chi Nhánh, Phòng Giao Dịch và các đơn vị trực thuộc: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kiên Long, ngân hàng TMCP Liên Việt, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, ngân hàng TMCP Quân Đội, ngân hàng NH TMCP Sài GònThương Tín, ngân hàng TMCP Kỹ Thương, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, ngân hàng TMCP Nam Á, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, ngân hàng TMCP Phát Triển
  14. 5 Nhà TPHCM, ngân hàng TMCP Phương Đông, ngân hàng TMCP Quốc Dân, ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, ngân hàng TMCP An Bình. Nghiên cứu số liệu của 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. Luận văn chọn giai đoạn này vì đây có thể được xem là thời kỳ có nhiều biến động trong hệ thống tài chính trên thế giới cũng như trong nước sau khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007. Hoạt động của các NHTM cũng trải qua nhiều thay đổi cùng cuộc khủng hoảng với những diễn biến theo chiều hướng tiêu cực khi phải đối mặt với những vấn đề như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tiến trình tái cơ cấu ngân hàng. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp cả bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn căn cứ vào các số liệu có sẵn thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành lập bảng so sánh, vẽ biểu đồ từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá nội dụng nghiên cứu. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chi tiết trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chính là phương pháp phân tích định lượng. Cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, tác giả kết hợp các phương pháp phân tích bao gồm: phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Pooled OLS), mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM). Trong đó, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam và các dữ liệu thứ cấp cần thiết khác từ NHNN, Ngân hàng Thế giới.
  15. 6 - Thu thập dữ liệu: + Đối với các số liệu vi mô: Dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố chính thức trên website của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. +Đối với các số liệu vĩ mô: Dữ liệu được lấy từ nguồn báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF),… được công bố trong giai đoạn 2010 - 2017. + Phân tích mô tả nhằm xác định xu hướng biến động và mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng. + Sau đó sử dụng mô hình hồi quy đa biến với các quan hệ tuyến tính để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, ROE, giúp các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến chỉ tiêu ROA, ROE của các NHTMCP. Kết quả hồi quy thu được qua sử dụng phần mềm Stata 13.0 sẽ kiểm định các giả thuyết đặt ra 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại ý nghĩa tích cực không những cho nhà quản trị của các NHTM mà còn có ý nghĩa cho các nhà đầu tư. - Đối với các NHTM: Nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản trị và ban điều hành ngân hàng xác định được các yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phát hiện những điểm bất cập trong hoạt động kinh doanh cũng như chính sách sử dụng các nguồn lực hiện có của các NHTMCP. Từ đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý mang tính hiệu quả giúp các NHTMCP nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thương hiệu. - Đối với các nhà đầu tư: kết quả nghiên cứu giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể đánh giá và dự báo hiệu
  16. 7 quả hoạt động, điều này giúp các nhà đầu tư có những quyết định sáng suốt trong những quyết định đầu tư của họ. 1.8. Bố cục của nghiên cứu Luận văn nghiên cứu được chia thành 05 chương với kết cấu như sau:  Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Chương này giới thiệu tổng quan về NHTM; lợi nhuận; các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTM và các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP, lược khảo các nghiên cứu có liên quan.  Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương này đưa ra các giả thiết ban đầu về tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại, đồng thời giới thiệu nguồn dữ liệu nghiên cứu của đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và lập mô hình hồi quy.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương này cho thấy một cái nhìn khái quát về thực trạng nền kinh tế và hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, cùng với các dữ liệu thu thập được để chạy mô hình kinh tế lượng đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, đưa ra kết quả nghiên cứu.  Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận của các Ngân hàng TMCP Việt Nam
  17. 8 Chương này đưa ra một số giải pháp giải quyết các vấn đề bất cập trong hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTMCP hiện nay từ thực trạng phân tích ở chương 4 nhằm làm tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTMCP trong thời gian tới.
  18. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Những lý luận liên quan đến đề tài 2.1.1 Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm lợi nhuận Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, thì: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong nghiệp vụ nhận tiền gửi, ngân hàng trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền, còn trong nghiệp vụ cấp tín dụng, ngân hàng thu tiền lãi cho vay hoặc thu phí dịch vụ, đối với dịch vụ thanh toán qua tài khoản, ngân hàng sẽ thu phí. Do đó lợi nhuận của NHTM cũng xuất phát từ các hoạt động kinh doanh này. Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ trong năm tài chính. Tuy nhiên, người ta thường ít sử dụng giá trị tuyệt đối để đánh giá về lợi nhuận, thay vào đó các chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và các chỉ tiêu khác theo quan điểm của từng nhà phân tích. 2.1.1.2 Ý nghĩa của việc đánh giá lợi nhuận - Đối với ngân hàng: Đánh giá lợi nhuận cũng như xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM giúp những người quản lý, điều hành ngân hàng thấy được hiệu quả hoạt động, các lợi thế tài chính của chính ngân hàng mình, cũng như những điểm đã đạt được và chưa đạt được, những điểm bất cập…
  19. 10 để từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời, phù hợp, nhằm hướng vào các mục tiêu tài chính như tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách bền vững. Như vậy, công tác đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của các NHTM trên thị trường tài chính. Việc đánh giá lợi nhuận trong một giai đoạn nhất định có thể giúp các nhà quản lý thấy được xu hướng hoạt động và dự đoán được kết quả hoạt động nói chung và mức sinh lợi nói riêng của ngân hàng trong các giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, với lợi nhuận khả quan, các chỉ số tài chính lành mạnh có thể sẽ làm gia tăng sự tin tưởng, khả năng cống hiến của người lao động vào ngân hàng và tránh tình trạng chảy máu nhân lực trong ngành ngân hàng. - Đối với nhà đầu tư: Qua việc đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, các nhà đầu tư sẽ thấy được lợi nhuận và triển vọng phát triển, đây là cơ sở cho các nhà đầu tư ra quyết định nhằm tối đa hóa giá trị của cổ đông. Mặt khác, đánh giá lợi nhuận còn cho các nhà đầu tư thấy được mức chi trả cổ tức, xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu để họ đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư nhằm đưa ra ngưỡng chịu đựng rủi ro cũng như làm giảm thấp nhất chi phí cơ hội của việc đầu tư. -Đối với các cơ quan Nhà nước: Việc đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM giúp các Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo việc các NHTM tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá lợi nhuận của các NHTM sẽ là nguồn thông tin giúp cho các cơ quan chức năng và NHNN xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng, có những chấn chỉnh kịp thời để tránh tình trạng ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, phá sản ảnh hưởng dây truyền gây trì trệ, khủng hoảng đến toàn bộ nền kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2