intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

36
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM TRAÀN VAÊN UÙT TAÙM PHAÂN TÍCH HIEÄU QUAÛ MOÂ HÌNH NUOÂI TOÂM THEÛ CHAÂN TRAÉNG CUÛA NOÂNG HOÄ TREÂN ÑÒA BAØN HUYEÄN CAÀU NGANG, TÆNH TRAØ VINH LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ Tp. Hoà Chí Minh, Naêm 2017
  2. BOÄ GIAÙO DUÏC ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM BOÄ GIAÙO DUÏC ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM TRAÀN VAÊN UÙT TAÙM KHOA QUAÛN LYÙ KINH TEÁ PHAÂN TÍCH HIEÄU QUAÛ MOÂ HÌNH BUØI THÒ NUOÂ THU HOØ A I TOÂM THEÛ CHAÂN TRAÉNG CUÛA NOÂNG HOÄ TREÂN ÑÒA BAØN HUYEÄN CAÀU NGANG, TÆNH TRAØ VINH PHAÂN TÍCH TAÙC ÑOÄNG CUÛA CAÙC YEÁU TOÁ LEÂN QUYEÁT ÑÒNH ÑOÙNG GOÙP CUÛA HOÄ GIA ÑÌNH VAØO Chuyeân ngaønh: Quaûn lyù kinh teá CHÖÔNG TRÌNH XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI TAÏI HUYEÄN CHAÂU THAØNH, TÆNH TRAØ VINH LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ Chuyeân ngaønh: Quaûn lyù kinh teá NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ PGS. TS. TRAÀN TIEÁN KHAI NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: PGS TS Nguyeãn Ngoïc Vinh Tp. Hoà Chí Minh, Naêm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Tiến Khai. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, một số số liệu kế thừa từ các nghiên cứu trước đây đã được trích dẫn đúng qui định, các số liệu điều tra, thu thập và xử lý kết quả chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày tháng năm 2017 Tác giả Trần Văn Út Tám
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT NTTS Nuôi trồng thuỷ sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTC Bán thâm canh TC Thâm canh QCCT Quản canh cải tiến VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu FAO Tổ chức lương thực thế giới TCT Thẻ chân trắng ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance) BCR Hệ số lợi ích - chi phí (Benefit cost ratio) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................................1 GIỚI THIỆU..............................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................................1 1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung ...........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................4 1.4.2.1 Phạm vi không gian: ................................................................................4 1.4.2.2 Phạm vi thời gian: ...................................................................................4 1.4.3 Hạn chế, giới hạn của luận văn: ...............................................................5 1.4.4 Cấu trúc của Luận văn: ..............................................................................5 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC.........................................................6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...........................................................................................6 CHƯƠNG 2................................................................................................................8 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ........................................8 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................8 2.1.1 Các khái niệm .............................................................................................8 2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả .................................................................10 2.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT.........11 2.2.1 Hàm sản xuất ............................................................................................11 2.2.2 Hàm Chi phí ..............................................................................................11 2.2.2.1.Chi phí trong ngắn hạn: ......................................................................12 2.2.2.2.Chi phí trong dài hạn ..........................................................................13 2.2.3 Hàm Lợi nhuận ........................................................................................13 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ......................................................................13 2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước .............................................................................13 2.3.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................15 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................18 CHƯƠNG 3..............................................................................................................19
  6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................19 3.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................19 3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU ...........................................20 3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu ..............................................................................20 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................20 3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................20 3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..............................................21 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................23 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................28 CHƯƠNG 4..............................................................................................................29 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................................29 4.1. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI .............................................29 4.1.1. SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI TRÊN THẾ GIỚI .........................................................29 4.1.2 Hiện trạng sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học ...................30 4.1.3 Hiện trạng chế biến ...............................................................................31 4.2. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM ..............................................32 4.3. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TCT TẠI TRÀ VINH ......................................34 4.4. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TCT TẠI CẦU NGANG .................................35 4.4.1 Vị trí địa lý huyện Cầu Ngang ..............................................................35 4.4.2. Điều kiện tự nhiênhuyện Cầu Ngang ..................................................36 4.4.3 Tình hình kinh tế-xã hội huyện Cầu Ngang ..........................................37 4.4.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang .....................37 4.5. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH ..................................................................................................40 4.5.1 Giới tính của chủ hộ ..............................................................................40 4.5.2 Tuổi của chủ hộ .....................................................................................41 4.5.3 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật ...................................................42 4.5.4 Kinh nghiệm sản xuất ...........................................................................42 4.5.5 Qui mô sản xuất của nông hộ ................................................................44 4.5.6 Cơ cấu vụ nuôi tôm TCT ......................................................................45 4.5.7.Tình hình chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng nuôi tại nông hộ ..45 4.5.8.Các loại dịch bệnh trên tôm TCT: .........................................................47 4.5.9. Tình hình tín dụng của nông hộ ...........................................................47 4.5.10. Tình hình nghiên cứu giá cả thị trường tôm TCT ..............................48 4.5.11.Tình hình tiêu thụ tôm thương phẩm của các hộ nuôi tôm TCT ........49 4.6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦU NGANG.........................................................................................50 4.6.1 Các cơ sở cung ứng vật tư đầu vào cho nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang .........................................................................................50 4.6.2. Phân tích Lượng, giá các yếu tố đầu tư của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ...................................................................................................................51
  7. 4.6.3 Phân tích hiệu quả tài chính nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ...............53 4.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG .................................................................................................................55 4.7.1 Thuận lợi ...................................................................................................56 4.7.2 Khó khăn ...................................................................................................56 4.8 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦU NGANG ..............58 4.8.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ....................58 4.8.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm TCT .........59 TÓM TẮT CHƯƠNG 4. ........................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................67 5.1. KẾT LUẬN .....................................................................................................67 5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG .............................................................68 5.2.1 Giải pháp liên quan đến kết quả đánh giá thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang ..................................................68 5.2.1.1 Đối với nông hộ .................................................................................68 5.2.1.2 Đối với Nhà nước ...............................................................................68 5.2.2 Giải pháp liên quan đến kết quả phân tích các yếu tố tác động đến năng suất tôm thẻ chân trắngnuôi tại nông hộ. ..........................................................71 5.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .......................................................72 5.4 NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC .........73 5.5 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân Bố Diện Tích Nuôi Tôm Tại Huyện Cầu Ngang .............................20 Bảng 3.2. Quy Định Mã Hóa Phiếu Điều Tra ...........................................................22 Bảng 3.3: Phân Bố Phiếu Điều Tra ...........................................................................23 Bảng 3.4: Diễn Giải Các Biến Và Kỳ Vọng Trong Mô Hình Hàm Năng Suất ........25 Bảng 4.1.Diễn Biến Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Huyện Cầu Ngang Giai Đoạn 2012-2016 ................................................................................................38 Bảng 4.2 Giới Tính Chủ Hộ Nuôi, Năng Suất Lợi Nhuận .......................................41 Bảng 4.3.Thống Kê Tuổi Của Chủ Hộ Nuôi Tôm TCT ...........................................42 Bảng 4.4.Thống Kê Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Kỹ Thuật Của Nông Hộ ........42 Bảng 4.5: Thống Kê Số Năm Kinh Nghiệm Nuôi Tôm TCT Của Nông Hộ ............43 Bảng 4.6: Thống Kê Thực Trạng Áp Dụng Qui Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm TCT ...43 Bảng 4.7.Thống Kê Diện Tích Nuôi Tôm TCT Tại Nông Hộ ..................................44 Bảng 4.8. Thống Kê Vụ Nuôi Tôm TCT Tại Nông Hộ ............................................45 Bảng 4.9 : Thống Kê Chất Lượng Giống TCT Tại Cac Nong Hộ ............................46 Bảng 4.10.Chất Lượng Con Giống Với Năng Suất Và Lợi Nhuận Hộ Nuôi Tôm TCT ...........................................................................................................................46 Bảng 4.11.Thống Kê Hoạt Động Tín Dụng Của Nông Hộ .......................................47 Bảng 4.12. Thống Kê Tình Hình Nghiên Cứu Giá Cả Thị Trường Của Nông Hộ ...49 Bảng 4.13 Thống Kê Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tôm TCT .............................49 Bảng 4.14. Thống Kê Đơn Vị Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Tôm TCT Cho Các Nông Hộ ..............................................................................................................................50 Bảng 4.15: Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Đầu Vào Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Tính Trên 1 Ha/1 Vụ) ..............................................................................................51 Bảng 4.16. Thống Kê Giá Các Yếu Tố Đầu Vào Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng ...53 Bảng 4.17 Chi Phí Đầu Tư Cho Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng ....................54 Bảng.4.18 Hiệu Quả Sản Xuất Của Mô Hình Nuôi Tôm TCT (Đvt: 1.000m2)........55 Bảng 4.19. Các Biến Định Lượng Có Mối Tương Quan Có Ý Nghĩa Thống Kê ....60 Bảng 4.20. Tương Quan Giữa Các Biến Định Lượng ..............................................61 Bảng 4.21. Kết Quả Mô Hình Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất 62
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ Đồ Qui Trình Nghiên Cứu ...................................................................19 Hình 4.1: Các Quốc Gia Có Sản Lượng Tôm Nuôi Lớn ..........................................29 Hình 4.2: Sản Lượng Tôm Ở Châu Á Giai Đoạn 2009-2014, Dự Báo Đến 2016 ....30 Hình 4.3: Ba Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Chính Trong Năm 2014 .......................31 Hình 4.4: Diễn Biến Giá Tôm Trên Thị Trường Mỹ Năm 2010-2014 .....................32 Hình 4.5: Diện Tích Và Sản Lượng Tôm Chân Trắng Nuôi Giai Đoạn 2008 - 2013...... 32 Hình 4.6: Bản Đồ Địa Lý Huyện Cầu Ngang ...........................................................35 Hình 4.7: Biến Động Số Hộ Và Diện Tích Nuôi Tôm TCT Ở Huyện Cầu Ngang ..38 Hình 4.8: Biến Động Sản Lượng Tôm TCT Ở Huyện Cầu Ngang...........................39 Hình 4.9: Cơ Cấu Chi Phí Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng .............................54 Hình 4.10: Đồ Thị Phân Phối Chuẩn Của Phần Dư ..................................................65
  10. TÓM TẮT Cầu Ngang là huyện ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, có tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi quan trọng, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho bà con vùng ven biển, chính vì thế tôm thẻ chân trắng được địa phương quan tâm tập trung đầu tư phát triển và diện tích không ngừng gia tăng từ 108 ha (năm 2012) đã lên đến 2.986 ha (năm 2016). Cùng với việc gia tăng diện tích số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện bị thiệt hại ngày càng gia tăng từ 19 hộ nuôi bị lỗ vốn (năm 2012) lên đến 1.767 hộ (2016), chính vì thế đề tài“Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” được chọn để nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang; Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nghiên cứu để đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang hiện tại và trong tương lai. Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng. Phương pháp phân tích định tính dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tại 5 xã có diện tích nuôi tôm tập trung của huyện Cầu Ngang trong một vụ nuôi năm 2016. Cỡ mẫu nghiên cứu là 84 và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, diễn dịch để phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến năng suất tôm thẻ chân trắngcủa các nông hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được đề xuất gồm có: diện tích nuôi; mật độ con giống thả nuôi; chi phí chuẩn bị ao; chi phí hóa chất, thuốc thú y thủy sản; công lao động; lượng điện tiêu thụ; lượng thức ăn; quy trình nuôi; chất lượng giống và tập
  11. huấn kiến thức. Kết quả nghiên cứu đã xác định được lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang trung bình là 12.435.000 đồng/1.000m2 /vụ. Tỷ số lợi nhuận/chi phí (BCR) đạt trung bình là 1,35 lần. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là: diện tích, mật độ tôm nuôi, chi phí hóa chất thuốc thú y thuỷ sản, công lao động, và chất lượng con giống.
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, với bờ biển dài hơn 3.200 km, có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 và cũng có diện tích mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha với hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Nhờ những yếu tố này, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản và từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản hàng đầu thế giới, cùng với Thái Lan, Indonesia và Philippines. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới (Nghi Phương, 2010). Nuôi trồng thủy sản (NTTS) được khẳng định là lĩnh vực sản xuất quan trọng, tạo sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Cục NTTS, 2009). Trong hơn 10 năm qua, NTTS có tốc độ phát triển nhanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển (Nguyễn Thanh Hải, 2010). Từ năm 2000 đến nay diện tích NTTS của Việt Nam không ngừng gia tăng. Năm 2000, diện tích nuôi là 608.919 ha đến năm 2005 tăng lên 959.900 ha (tăng 157,6% so với năm 2000). Sản lượng NTTS tăng nhanh, đạt 1.437.400 tấn vào năm 2005 chiếm 41,9% tổng sản lượng thủy sản và tăng 243,79% so với năm 2000 (Lê Xuân Sinh và ctv., 2008). Diện tích tôm nuôi của cả nước trong năm 2014 là 676.000 ha (tôm sú 583.000 ha và tôm thẻ chân trắng 93.000 ha), tổng sản lượng là 569.000 tấn, với giá trị xuất khẩu đạt trên 3,95 tỷ USD, chiếm hơn 55% giá trị xuất khẩu của ngành NTTS (VASEP, 2015). Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000. Với nhiều ưu điểm như thời gian nuôi ngắn, mật độ thả cao từ 100-300 con/m2, năng suất cao có thể đạt 15-20 tấn/ha, lợi nhuận cao; tôm thẻ chân trắng đang dần trở thành đối tượng nuôi thay thế tôm sú với diện tích và sản lượng
  13. 2 tăng nhanh. Cụ thể, năm 2006 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước đạt 18.441 ha với sản lượng đạt 57.185 tấn. Đến năm 2013, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh đến 63.719 ha với sản lượng 243.000 tấn, chiếm 51,1% sản lượng tôm nuôi cả nước (Tổng cục Thủy sản, 2013). Diện tích nuôi tôm thẻ tăng mạnh đã thúc đẩy nhu cầu con giống tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp con giống sạch bệnh chất lượng cao trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu cho nuôi thương phẩm. Số giống còn lại có chất lượng thấp, trôi nổi, mang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Thực tế, thời gian qua nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã bị thiệt hại nặng do dịch bệnh bùng phát, mà con giống chất lượng thấp là một trong những nguyên nhân gây ra. Trà Vinh là tỉnh thuộc ĐBSCL, có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Năm 2015, diện tích thả nuôi 50.900 ha (tăng 1.377 ha), trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 8.600 ha, tăng gần 10% so với năm 2010. Sản lượng 110.600 tấn (tăng 13.753 tấn), gồm các đối tượng chính như tôm sú 14.080 tấn, tôm chân trắng 16.000 tấn, cua biển 10.000 tấn, cá tra 10.000 tấn, cá lóc 18.000 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2015). Theo Quy hoạch tổng thể phát triễn kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỉnh Trà Vinh tập trung phát triển ngành thủy sản cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Kế hoạch mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản ở những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh, tăng nhanh diện tích vùng nuôi trồng kết hợp. Phấn đấu mở rộng trên 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa vật nuôi như: tôm, cá, cua, nghêu và sò huyết. Tuy nhiên, hiện nay ngành nuôi tôm Trà Vinh đang đứng trước những thách thức lớn như: dịch bệnh tôm chết hàng loạt; chất lượng con giống thấp; giá thức ăn tôm luôn tăng, không được kiểm soát; thuốc thú y thủy sản kém chất lượng; giá tôm nguyên liêu liên tục sụt giảm, khó tiêu thụ; nuôi tôm qui mô nhỏ manh mún, kỹ thuật nuôi tôm còn thấp,v.v. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trong đó có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Cụ thể năm 2016 có 11.062 lượt hộ thả nuôi với số lượng giống 2,78 tỷ con trên diện tích
  14. 3 5.192 ha nhưng đã có đến 2.679 hộ nuôi bị lỗ và 1.135 hộ hòa vốn (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Trà Vinh, 2016). Riêng huyện Cầu Ngang năm 2012 có 19 hộ nuôi tôm không hiệu quả dẫn đến bị lỗ vốn chiếm 15,45% so với tổng số hộ nuôi; năm 2013 có 580 hộ lỗ vốn, tăng 561 hộ so năm 2012, chiếm 18,33% so với tổng số hộ nuôi; năm 2014 có 1.570 hộ lỗ vốn, tăng 1551 hộ so năm 2012, chiếm 23,52% so với tổng số hộ nuôi; và số hộ nuôi lỗ vốn cao nhất vào năm 2015, lên đến 2.477 hộ chiếm 40,33% so với tổng số hộ nuôi. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế; nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang, và phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là nền tảng để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang hiện tại và trong tương lai. 1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa bàn huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang. (2) Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nghiên cứu. (3) Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
  15. 4 Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang như thế nào? Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh có đạt hiệu quả không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng? Những giải pháp nào để giúp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu với đối tượng chính là hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ thuộc huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 1.4.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong 01 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng của năm 2016 tại 11 ấp thuộc 5 xã (Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Mỹ Long Nam, Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn) của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; Đối với hộ chỉ có nuôi 01 vụ trong năm thì sẽ thu thập số liệu vụ đó; đối với các hộ nuôi trên 01 vụ thì sẽ thu thập số liệu của vụ tôm nuôi đã thu hoạch ở gần thời gian điều tra nhất. 1.4.2.2 Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017. Phạm vi thời gian của dữ liệu nghiên cứu là cuối năm 2016. Thời gian thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện trong tháng 9 năm 2016. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016. Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra, viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Thời gian thực hiện tháng 01 đến tháng 2 năm 2017. Gửi giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa hoàn chỉnh báo cáo kết quả nghiên cứu chính thức. Thời gian thực hiện tháng 3 năm 2017.
  16. 5 1.4.3 Hạn chế, giới hạn của luận văn: Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh và vùng nghiên cứu huyện Cầu Ngang chỉ đến giai đoạn năm 2012-2016. Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có giới hạn nên đề tài chỉthu thập số liệu sơ cấp, phỏng vấn trực tiếp 84 nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời tiến hành thu thập ý kiến các chuyên viên, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cầu Ngang, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh,… liên quan đến tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2012-2016. Thu thập thông tin tại một số ít công ty, trại sản xuất giống, đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản, cơ sở/nhà vựa thu mua, công ty chế biến và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở trong tỉnh. Chưa có điều kiện thu thập các đơn vị này ở ngoài tỉnh để có đánh giá cơ bản, toàn diện, đây cũng là hạn chế của nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, chưa đánh giá sâu về hiệu quả phân phối của mô hình. 1.4.4 Cấu trúc của Luận văn: Gồm 5 Chương Chương 1: Đặt vấn đề Nội dung chính Giới thiệu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan các tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Trình bày sơ lược các khái niệm, Các lý thuyết liên quan, Các mô hình nghiên cứu liên quan đến năng suất mô hình tôm thẻ chân trắng. Giới thiệu vài nét về đặc điểm sinh học, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bàycác loại số liệu thứ cấp, sơ cấp cần thu thập cho nghiên cứu; Nguồn và cách thu thập các loại số liệu thứ cấp, sơ cấp;
  17. 6 Phương pháp phân tích xử lý số liệu bao gồm: thống kê mô tả; phương pháp hồi quy tuyến tính Công cụ phân tích sử dụng phần mềm Excelvà SPSS Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phân tích thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp 84 hộ dân bao gồm thông tin về nông hộ, thực trạng sản xuất, các thông tin liên qua đến kỹ thuật nuôi chi phí đầu tư của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến năng suất của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giúp nâng cao hiệu quả của các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị Trình bày kết quả chính của đề tài, và đưa ra những khuyến nghị và giải pháp thực hiện. 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC Thứ nhất, đề tài cung cấp số liệu tổng thể về thực trạng sản xuất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng qui mô nông hộ tại huyện Cầu Ngang, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn mà người dân nuôi tôm thẻ chân trắng còn phải đối mặt để các cấp quản lý kịp thời tháo gỡ góp phần thực hiện tốt chủ trương chính sách về phát triển bền vững…đến ngành nghề nuôi trồng thủy hải sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng. Thứ hai, trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất để tập trung đầu tư các khâu then chốt, hiệu quả để hạn chế chi phí, tăng nguồn thu nhập cho nông hộ. Thứ ba, giúp cho chính quyền địa phương đề ra các giải pháp quản lý nghề nuôi tôm thẻ chân trắng được tốt hơn. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Cơ sở hình thành đề tài,
  18. 7 mục tiêu, đối tượng nghiên cứu. Xuất phát từ ý tưởng và mục tiêu, nghiên cứu cụ thể hóa các câu hỏi nghiên cứu mà sẽ được làm rõ trong suốt đề tài. Sau cùng là trình bày bố cục của đề tài nghiên cứu.
  19. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Các khái niệm Hộ gia đình: là một tế bào của xã hội, là một trong những đơn vị ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất và đầu tư của nền kinh tế. Blow (2004) định nghĩa hộ gia đình chỉ bao gồm một thành viên hoặc gồm nhiều thành viên sống cùng một nhà, sinh hoạt và chia sẻ công việc nhà. Các thành viên trong hộ không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống. Nông hộ: được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp. Sản xuất: là quá trình, thông qua nó các nguồn lực hoặc đầu vào sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể sử dụng được. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất là đất, lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ. Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà sản xuất tạo ra. Vốn, lao động sử dụng trong quá trình sản xuất:Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là hai nguồn lực sản xuất. Lao động được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, Vốn được xem là một khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải chi phí trong quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu của con người. Năng suất:Là lượng sản phẩm nông hộ thu được tính trên một đơn vị diện tích. Năng suất phụ thuộc vào lượng đầu vào sử dụng như: giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, lao động (thuê và lao động gia đình), kinh nghiệm của nông hộ, áp dụng khoa học kỹ thuật,… Hiệu quả:theo nghĩa kinh tế là mối quan hệ giữa đầu vào và các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả
  20. 9 kỹ thuật hoặc theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối: EEi = TEi * AEi. Trong đó EEi, TEi, AEi lần lượt là hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối của nhà sản xuất thứ i. Hiệu quả kỹ thuật:là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật có thể được tiếp cận theo đầu vào hoặc theo đầu ra. Trong nghiên cứu này tác giả chọn đầu ra (năng suất) làm cơ sở đánh giá hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Hiệu quả phân phối:là sự đo lường hiệu quả phân phối nguồn lực theo hướng tối thiểu hoá chi phí sản xuất có thể được sử dụng để xác định số lượng nguồn lực tối ưu các yếu tố đầu vào theo đó hộ sản xuất có thể tối thiểu hoá chi phí sản xuất nhưng vẫn không làm giảm sút sản lượng đầu ra. Hiệu quả kinh tế: được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác (Thực sự với định nghĩa này về lý thuyết gọi là hiệu quả tài chính). Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0