Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng, tiềm năng và các nhân tố tác động trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh; từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG QUỐC HUÂN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG QUỐC HUÂN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TỪ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Quốc Huân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Từ. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Quốc Huân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................. 3 5. Kết cấu của Luận văn ........................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN ............................................. 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế .... 5 1.1.1. Khái niệm về ngành thủy sản .......................................................... 5 1.1.2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân ...... 5 1.1.3. Đặc điểm ngành thủy sản ................................................................ 8 1.2. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của ngành nuôi trồng thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân ..................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản ...................................................... 10 1.2.2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản ..................................................... 11 1.2.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ................................ 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản .......................................................................................................... 15 1.3.1. Khái niệm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản....................... 15 1.3.2. Các tiêu chí, đánh giá phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ..... 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- iv 1.3.3. Nhân tố tự nhiên ........................................................................... 17 1.3.4. Nhân tố kinh tế - xã hội ................................................................ 20 1.3.5. Nhân tố thị trường ........................................................................ 21 1.4. Một số kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững ... 22 1.4.1.Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững của thành phố Hải Phòng .............................................................................................. 22 1.4.2. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thái Bình .................... 24 1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Cô Tô .......................................... 25 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 27 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................ 27 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 27 2.2.2. Thu thâ ̣p thông tin thứ cấp ........................................................... 27 2.2.3. Thu thâ ̣p thông tin sơ cấ p .......................................................... 27 2.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ..................................... 28 2.3. Chỉ tiêu phản ánh phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản .............. 29 Chương 3: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH ............................................................ 31 3.1. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ........................................ 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 31 3.1.2. Tài nguyên đất .............................................................................. 34 3.1.3. Tài nguyên biển ............................................................................ 36 3.1.4. Tài nguyên du lịch ........................................................................ 36 3.1.5. Điều kiện về kinh tế - xã hội ......................................................... 37 3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ................................................................. 43 3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ........................................ 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- v 3.2.1. Diện tích,sản lượng và giá trị ngành nuôi trồng thuỷ sản ............. 44 3.2.2. Đối tượng nuôi và hình thức nuôi ................................................. 48 3.2.3. Lao động nuôi trồng thuỷ sản ....................................................... 49 3.2.4. Vốn cho nuôi trồng thủy sản ......................................................... 50 3.2.5. Hiện trạng môi trường và dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản .............. 51 3.2.6. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản................................................. 52 3.3. Kết quả và hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản qua khảo sát năm 2013 .......................................................................................... 53 3.4. Đánh giá các yếu tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững thời gian qua ở huyện Cô Tô ......... 57 3.4.1. Cơ chế chính sách ......................................................................... 57 3.4.2. Lao động và trình độ lao động ...................................................... 58 3.4.3. Yếu tố đầu vào nuôi trồng thuỷ sản .............................................. 60 3.4.4. Nhu cầu về vốn ............................................................................. 61 3.4.5. Vấn đề khoa học kỹ thuật ............................................................. 62 3.4.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 63 3.4.7. Một số yếu tố yếu tố về tài nguyên môi trường ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản ......................................................................... 65 3.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi trồng thủy sản ............................ 67 3.5.1. Hiệu quả kinh tế ........................................................................... 67 3.5.2. Hiệu quả xã hội ............................................................................ 68 3.6. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 69 3.6.1. Hạn chế ........................................................................................ 69 3.6.2. Nguyên nhân ................................................................................ 70 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH ..................... 72 4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện Cô Tô từ nay đến năm 2030 ......................................................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- vi 4.1.1. Định hướng phát triển NTTS thời kỳ 2015-2030 .......................... 72 4.1.2. Định hướng cho các giai đoạn phát triển ....................................... 74 4.2. Mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới .......................................................................... 74 4.2.1.Mục tiêu phát triển chung ............................................................. 75 4.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 75 4.2.3. Nhiệm vụ ...................................................................................... 75 4.3. Một số giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh............................................................................... 76 4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách .................................................... 76 4.3.2. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực ................................ 77 4.3.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ ............................................... 78 4.3.4. Giải pháp thị trường...................................................................... 81 4.3.5. Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngư .............................. 83 4.3.6. Giải pháp môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...................... 84 4.3.7. Giải pháp vốn đầu tư .................................................................... 86 4.4. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................... 87 KẾT LUẬN ........................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 90 PHỤ LỤC.............................................................................................. 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp DL : Du lịch ĐVT : Đơn vị tính GTSX : Giá trị sản xuất KTTĐ : Kinh tế trọng điểm NTTS : Nuôi trồng thủy sản TMDV : Thương mại dịch vụ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp XD : Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lựa chọn địa điểm điều tra .......................................................... 28 Bảng 3.1: Giá trị sản xuất qua các năm huyện Cô Tô (giá 2010) .................. 37 Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số qua các năm huyện Cô Tô ................ 40 Bảng 3.3: Cơ cấu lao động các ngành trên địa bàn huyện Cô Tô .................. 41 Bảng 3.4: Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô .................................. 45 Bảng 3.5: Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô................................. 47 Bảng 3.6: Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô ......................... 47 Bảng 3.7: Lao động ngành thủy sản huyện Cô Tô ........................................ 49 Bảng 3.8: Vốn đầu tư và cơ cấu nuôi trồng thủy sản..................................... 50 Bảng 3.9: Hiệu quả mô hình nuôi nước ngọt ................................................ 54 Bảng 3.10: Hiệu quả mô hình nuôi cá nước mặn ......................................... 55 Bảng 3.11: Hiệu quả nuôi nhuyễn thể ........................................................... 56 Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội nuôi trồng thủy sản của huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2013 ......................................... 57 Bảng 3.13: Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của hộ nuôi trồng thuỷ sản và thương nhân.................................................................................. 65 Bảng 3.14: Tình hình xử lý nước vào ao nuôi của các hộ nuôi trồng ............ 66 Bảng 3.15: Tác động của NTTS ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi ........ 67 Bảng 3.16: Cơ cấu thu nhập của dân cư trong vùng ...................................... 69 Bảng 4.1: Dự kiến một số chỉ tiêu chuyển giao KHKT NTTS huyện Cô Tô năm 2030 ...................................................................................... 78 Bảng 4.2: Dự kiến xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô đến năm 2020 ............................................ 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô giai đoạn 2010-2013 ......... 38 Biểu đồ 3.2. Trình độ văn hoá của người nuôi trồng thuỷ sản ....................... 59 Biểu đồ 3.3. Nguồn cung cấp kiến thức nuôi trồng thuỷ sản của hộ .............. 60 Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm NTTS....................................................... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay. Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Nuôi trồng thuỷ sản có thế nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau như nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Trong các hình thức nuôi này thì nuôi thâm canh và bán thâm canh đang được địa phương tìm cách phát triển vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện Cô Tô là một huyện biển đảo có bờ biển dài 34 km bờ biển, ba cửa lạch lớn và có nhiều làng cá truyền thống từ lâu, Cô Tô trở thành trung tâm khai thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh. Những năm gần đây, triển khai chương trình khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, huyện đã có hướng đi mới trong phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động vùng biển. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản của huyện vẫn còn không ít những bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa không theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 2 kém, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng giảm , sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu... Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng được những biến đổi về khí hậu, các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu, sự suy thoái môi trường, sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển ngành “ nuôi trồng thủy sản “ một cách bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Điều đó khẳng định tính cấp thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn của việc học viên chọn đề tài "Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng, tiềm năng và các nhân tố tác động trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản của 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành NTTS. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển ngành NTTS ở địa phương trong thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng thuỷ sản ở các hộ nông dân. - Đưa ra định hướng và một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển bền vững NTTS ở huyện Cô Tô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đó là thực tiễn ngành NTTS và các vấn đề liên quan đến ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để nghiên cứu ở địa phương được thu thập chủ yếu trong 4 năm 2010 - 2013. - Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình: nước ngọt, nước mặn, lợ, trong đó chú trọng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013. - Biện pháp giải quyết nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản của huyện Cô Tô từ năm 2015 đến năm 2030. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững - Luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững tại huyện Cô Tô - Luận văn đã đưa ra các giải pháp quan trọng nhằm tư vấn cho lãnh đạo huyện cũng như các phòng ban ngành, đoàn thể liên quan về các giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản huyện đảo Cô Tô góp phần vào việc tăng cường năng lực bảo vệ biển đảo phía Bắc của đất nước. 5. Kết cấu của Luận văn Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bao gồm các chương, như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1: Lý luận chung về ngành thủy sản và phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản theo yêu cầu bền vững của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 1.1 . Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm về ngành thủy sản Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thuỷ sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 1.1.2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân * Vị trí. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành thuỷ sản đóng một vai rò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển Mặt khác, vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90 của thế kỷ XX, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 6 triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. * Vai trò Thứ nhất, ngành thủy sản cung cấp những thực phẩm quý cho tiêu dùng của người dân.Có thể nói rằng, các sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, xô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh. Những đồ ăn này mang đến một số tác động xấu cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và các loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩa biết bao. Càng những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập của người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng này. Hơn thế nữa ngành thuỷ sản ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tại chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chất lượng cao, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân. Do đó phát triển ngành thuỷ sản không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước. Thứ ba,mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình thức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân ngư dân. Và ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vào nền kinh tế quốc tế thì ngành thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 7 sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùng nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và trên thế giới. Thứ năm, góp phần tạo việc làm ,tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính. Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2005, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 8 Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. 1.1.3. Đặc điểm ngành thủy sản Thủy sản là một bộ phận của nông nghiệp theo nghĩa rộng, cho nên ngành thủy sản có những đặc điểm tương tự những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của đối tượng lao động nên ngoài những đặc điểm chung trong ngành thủy sản còn có những nét đặc thù riêng. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập,nó được thể hiện ở những lý do sau: - Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dưới nước. Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cây, những con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng. Chính vì vậy mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay một ngư trường. - Ngành nuôi trồng thuỷ sản có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó là một nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyết định đến tính chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất. Nếu như trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh… Còn trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thể nắm bắt được công nghệ chế biến. - Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. - Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản. Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thể tồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- 9 tại được. Thuỷ vực trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt nước ruộng, cửa sông, biển… Tính chất của thuỷ vực cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao Với tính cách là ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều ngành sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao. Các hoạt động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản có trình độ và quy mô khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và mỗi hoạt động lại dưa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những chuyên ngành chuyên môn hóa hẹp có tính độc lập tương đối. Tuy vậy do đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của những hoạt động sản xuất có tính chất khác nhau tạo thành cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản. Cơ cấu ngành thủy sản được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, hình thành nên hai bộ phận sản xuất chủ yếu là NTTS và công nghiệp thủy sản với những chức năng khác nhau: - NTTS là bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp, thường được gọi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 1072 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 810 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 835 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 768 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 550 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 724 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 475 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 291 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 484 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 565 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p | 316 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 351 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 356 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 440 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 454 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 437 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 400 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 471 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn