intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

44
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện; thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

  1. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Sang i
  2. LỜI CÁM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại trường Đại học Thủy lợi. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Thủy lợi, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh". Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trường đại học Thủy lợi đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý kinh tế cho bản thân tác giả trong thời gian qua. Xin gửi tới Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du, Kho bạc nhà nước huyện Tiên Du lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Học viên Nguyễn Thị Hồng Sang ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ..........................................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ................................................................................................. 4 1.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nước ....................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm......................................................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước ............................................................. 6 1.1.3 Vai trò của chi ngân sách nhà nước ................................................................. 7 1.1.4 Nội dung của chi ngân sách nhà nước ............................................................. 8 1.2 Cơ sở lý luận của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ................................. 12 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện12 1.2.2 Nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ............................. 16 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi NSNN cấp huyện ................... 22 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện .. 24 1.3 Cơ sở thực tiễn của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện .............................. 27 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại một số địa phương .................................................................................................................... 27 1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tiên Du ............................................ 29 1.3.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................................ 30 Kết luận chương 1 .............................................................................................................. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH ..................................................................... 33 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ...................... 33 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Tiên Du ................................................................. 33 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du ..................................................... 35 iii
  4. 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du ........ 38 2.2 Khái quát về các cơ quan trực tiếp quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du39 2.2.1 Phòng Tài chính kế hoạch huyện Tiên Du .................................................... 39 2.2.2 Kho bạc Nhà nước huyện Tiên Du ................................................................ 41 2.3 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................. 42 2.3.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du ............................................ 42 2.3.2 Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du ...................... 43 2.3.3 Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du ........... 49 2.3.4 Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du ....................... 54 2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du........... 57 2.4 Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................. 59 2.4.1 Những kết quả đạt được ................................................................................ 59 2.4.2 Những hạn chế, tồn tại ................................................................................... 65 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................... 68 Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 70 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH .............................................. 72 3.1 Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Du trong thời gian tới ........................................................................................................................... 72 3.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ ........................................................................................ 72 3.1.2 Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu ...................................................................... 75 3.2 Những cơ hội và thách thức đối với quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.... 77 3.2.1 Cơ hội ............................................................................................................ 77 3.2.2 Thách thức ..................................................................................................... 78 3.3 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du trong thời gian tới ............................................................................................ 79 3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du................................................................................................................ 81 3.4.1 Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước tại huyện .. 82 iv
  5. 3.4.2 Thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương ................................................................... 86 3.4.3 Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước ................................................................................................. 94 3.4.4 Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc nhà nước97 3.4.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ........................................ 98 3.5 Một số kiến nghị....................................................................................................... 99 3.5.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính .......................................................... 99 3.5.2 Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 101 3.5.3 Kiến nghị với huyện Tiên Du ..................................................................... 102 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 103 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 106 v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (Giai đoạn 2010 - 2017) .............. 35 Bảng 2.2: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017 ......... 42 Bảng 2.3: Định mức chi quản lý hành chính cấp huyện giai đoạn 2017-2020 ............. 45 Bảng 2.4: Dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 ............... 46 Bảng 2.5: Dự toán chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du 2015 - 2017 ........................... 48 Bảng 2.6: Thực hiện dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du 2015-2017 ................ 50 Bảng 2.7: Thực trạng chi giáo dục đào tạo huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 ...... 51 Bảng 2.8: Chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 ........................ 53 Bảng 2.9: Dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017 ...................................................................................................................... 54 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Tiên Du năm 2016, 2017 ................. 76 vi
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ1.1: Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam ........................................................ 4 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế huyện Tiên Du ............................. 36 Sơ đồ 2.2: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du ........................................................................................................................ 39 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du (2015-2017) ..................42 Biểu đồ 2.4: Dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du (2015-2017) .......................... 46 Biểu đồ 2.5: Dự toán và quyết toán chi thường xuyên huyện Tiên Du ......................... 55 Biểu đồ 2.6: Dự toán và quyết toán chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du ..................... 57 vii
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐTPT Đầu tư phát triển HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KT-XH Kinh tế - xã hội NS Ngân sách NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước SN Sự nghiệp UBNN Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản viii
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng của một quốc gia. Đó là một khâu quan trọng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy, để quản lý tốt hơn ngân sách nhà nước, đặc biệt là quản lý chi ngân sách nhà nước sao cho phù hợp, hiệu quả, là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước. Đây là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc quản lý chi ngân sách nhà nước tại các huyện, mặc dù được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước, nhưng vẫn còn mang tính hình thức, áp đặt, số liệu chưa phản ánh đúng thực trạng từng huyện. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tiên Du là một huyện có vị trí thuận lợi ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội 25km. Do vậy, huyện có nhiều thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để huyện tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 17 đề ra, đòi hỏi Tiên Du phải có một nguồn lực dồi dào, nhất là nguồn vốn thường xuyên và nguồn chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Tiên Du trong những năm qua còn nhiều bất cập. Hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi tiêu hành chính chưa tiết kiệm. Chi cho đầu tư phát triển còn thấp, vốn chi dàn trải, đầu tư cho một số công trình chưa hợp lý... Xuất phát từ sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay, học viên lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài có tính cấp thiết và ý nghĩa cho luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 1
  10. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các lý thuyết về quản lý nhà nước, văn bản luật về ngân sách nhà nước. Ngoài ra, trong quá trình phân tích số liệu, tài liệu cũng như đưa ra nhận xét, kết luận, luận văn còn tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các chuyên gia tài chính, cán bộ phòng tài chính kế hoạch của huyện, cán bộ Kho bạc nhà nước…. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a, Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện và các nhân tố ảnh hưởng. b, Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách nhà nước. - Về không gian: huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian: nghiên cứu giai đoạn từ năm 2015-2017, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du trong thời gian tới. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài a, Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước. b, Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định những chính sách phù hợp thực tế trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả dự kiến đạt được Kết quả dự kiến đạt được bao gồm: - Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận và sự cần thiết trong quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung, quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 2
  11. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 6. Nội dung của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 3
  12. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm  Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hóa tiền tệ. Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) Việt Nam số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015 định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: Ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện Ngân sách xã Sơ đồ1.1: Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp 4
  13. địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Trong hệ thống này, ngân sách trung ương chịu trách nhiệm quản lý thu, chi theo ngành kinh tế. Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trung ương (sự nghiệp văn hóa – xã hội, kinh tế; an ninh – quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ tầng…). Trên thực tế, ngân sách trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung chủ yếu nguồn thu và đảm vảo các nhu cầu chi mang tính quốc gia. Ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này. Mỗi bộ, cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán ngân sách trung ương. Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi NSNN địa phương. Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của nỗi cấp trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình. Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình. Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chức thực hiện theo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương mình quản lý. NSNN có hai nội dung cơ bản là thu NSNN và chi NSNN:  Thu ngân sách nhà nước: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.  Khái niệm chi ngân sách nhà nước: 5
  14. Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự toán ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc luật định. Chi NSNN là các quan hệ tài chính tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước. Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình quản lý, sử dụng chi tiêu các quỹ này đúng mục đích, kế hoạch. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận theo các nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lý cao. Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá 6
  15. trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). 1.1.3 Vai trò của chi ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính, là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều hành vĩ mô và toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. NSNN với hai nội dung cơ bản là thu và chi NSNN thể hiện vai trò như sau: Thứ nhất, NSNN có vai trò huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời NSNN thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước. Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của NSNN, để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Thứ hai, NSNN có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ kinh tế thị trường thì sản xuất hàng hóa mang tính phổ biến và là nền kinh tế mà mọi quan hệ kinh tế - xã hội cơ bản được giải quyết thông qua thị trường. Trong cơ chế thị trường, thông qua chi ngân sách, Nhà nước can thiệp vào thị trường, hạn chế, khắc phục những khiếm khuyết, mặt trái của nền kinh tế thị trường như: Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội… Thứ ba, NSNN điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các hoạt động thu, chi. Thông qua các sắc thuế, là công cụ của NSNN và là nguồn thu chủ yếu của NSNN, có tác dụng để khuyến khích, mở rộng sản xuất, định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Ngoài công cụ thuế còn có khoản thu từ nguồn vay nợ trong nước và ngoài nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho NSNN, vấn đề là việc sử dụng nguồn vốn vay sao cho đúng hướng, có chế độ quản lý hợp lý để có hiệu quả. Nếu không sử dụng tốt thì đây là khoản nợ lớn của ngân sách, càng làm cho ngân sách khó khăn bởi gánh nợ chi trả. Thông qua chi đầu tư của NSNN cho xây dựng kết cấu hạ tầng như xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, bưu điện… đã tạo được môi trường kết cấu hạ 7
  16. tầng thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân sách còn dành vốn đầu tư để hình thành các doanh nghiệp then chốt, mũi nhọn có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng, lãnh thổ, cuối cùng tác động đến tăng trưởng kinh tế và là một biện pháp để chống độc quyền, thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở miền núi, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công ích đã tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp và góp phần điều chỉnh hoạt động kinh tế - xã hội giữa các vùng đảm bảo hợp lý hơn. Thứ tư, NSNN góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Vai trò quan trọng nhất của NSNN về mặt xã hội là từ nguồn thu huy động được, NSNN chi đầu tư và phân phối thông qua dự toán chi NSNN cho các ngành và mọi lĩnh vực xã hội, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. NSNN chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội từ tiêu dùng, thu nhập cho đến các vấn đề kinh tế, xã hội; quan hệ chi tiêu liên quan đến mọi lĩnh vực như chi cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, chi cho giáo dục, y tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và chi cho nhiệm vụ xã hội khác... Những khoản chi này của NSNN thường được gom thành hai nhóm, đó là chi thường xuyên để duy trì bộ máy Nhà nước và chi phục vụ cho đầu tư phát triển. Thứ năm, NSNN là công cụ để ổn định giá cả thị trường và chống lạm phát. Bằng các công cụ thu và các chính sách chi ngân sách, Nhà nước có thể điều chỉnh giá cả thị trường một cách chủ động. Mối quan hệ giữa giá cả, thuế và dự trữ Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình thị trường. Quản lý nhà nước về thị trường, Nhà nước tác động vĩ mô thông qua các chính sách để định hướng, tạo hành lang cho thị trường hàng hóa phát triển mạnh và ổn định. Trong trường hợp thị trường có biến động mạnh về giá cả, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng nguồn dự trữ hàng hóa và tài chính để ổn định, điều hòa quan hệ cung - cầu, bình ổn sản xuất kinh doanh. Nguồn dự trữ này hình thành từ kinh phí cấp phát của NSNN. 1.1.4 Nội dung của chi ngân sách nhà nước  Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương: 8
  17. Theo điều 31, luật ngân sách nhà nước năm 2015, nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương bao gồm: - Chi đầu tư phát triển: Đầu tư cho các dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Chi dự trữ quốc gia. - Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực như quốc phòng; an ninh và trật tự, an toàn xã hội; sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; sự nghiệp khoa học và công nghệ; sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; sự nghiệp thể dục thể thao; sự nghiệp bảo vệ môi trường; hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; chi bảo đảm xã hội. - Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. - Chi viện trợ. - Chi cho vay theo quy định của pháp luật. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương. - Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau. - Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.  Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương (chủ yếu nghiên cứu ngân sách huyện) Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, gồm chi 2 lĩnh vực chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào NSNN để xây dưng cơ sở hạ tầng KT – XH, phát triển sản xuất và thực hiện dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh 9
  18. tế. Chi đầu tư phát triển cấp huyện gồm chi cho các nội dung cơ bản sau: Một là, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp kinh tế. Đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình giao thông; cơ sở hạ tầng nông lâm ngư nghiệp và thủy sản. Đầu tư các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi một xã, thị trấn. Hai là, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư sơ sở hạ tầng các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Ba là, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp văn hóa - thể dục - thể thao. Đầu tư các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa thể thao, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa thanh - thiếu niên cấp huyện, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn. Đầu tư các công trình, dự án phục vụ hoạt động phát thanh, truyền hình cấp huyện, xã. Bốn là, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp y tế. Đầu tư xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế và hệ thống các trạm y tế trên địa bàn huyện. Năm là, chi đầu tư phát triển cho quản lý nhà nước. Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể huyện. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng kĩ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể cấp xã; trụ sở hoặc nơi làm việc của công an và quân sự xã. Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi có các lĩnh vực: sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, chi bộ máy quản lý nhà nước; chi an ninh quốc phòng, chi chuyển giao… Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách. Chi thường xuyên có đặc điểm cơ bản đó là: đây là những khoản chi có tính chất liên tục; là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng; phạm vi, mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và quy mô cung ứng các hàng hóa công của nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước quản lý gọn, nhẹ hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên được giảm nhẹ và 10
  19. ngược lại. Theo phân cấp, chi thường xuyên ngân sách huyện bao gồm các nội dung cơ bản sau: Một là, chi thường xuyên cho sự nghiệp kinh tế như quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thông do huyện quản lý theo phân cấp; sự nghiệp nông – lâm – ngư nghiệp và thủy lợi do huyện quản lý; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phục vụ phát triển mô hình nông thôn mới. Hai là, chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường. Đảm bảo kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Ba là, chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập. Công tác dạy nghề, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức chính trị do Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở và các hình thức bồi dưỡng đào tạo khác. Bốn là, chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế và dân số kế hoạch hóa gia đình. Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòng bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm), kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp. Năm là, chi thường xuyên cho sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch. Đảm bảo duy trì hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn huyện. Quản lý bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa theo phân cấp của thành phố, đảm bảo hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp huyện trong thời gian tập trung thi thi đấu, hoạt động của các trung tâm thể dục thể thao do huyện quản lý. Sáu là, chi thường xuyên cho sự nghiệp truyền thanh. Các hoạt động của Đài truyền thanh và công tác thông tin tuyên truyền. Bảy là, chi thường xuyên cho sự nghiệp xã hội. Chính sách xã hội cho các đối tượng người có công, chế độ bảo trợ xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp. Tám là, chi thường xuyên cho quản lý nhà nước. Đảm bảo kinh phí hoạt động cho hệ thống quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. 11
  20. Chín là, chi thường xuyên cho an ninh - quốc phòng. Đảm bảo công tác an ninh, trật tự trên địa bàn huyện. Mười là, chi thường xuyên cho chi mua sắm tài sản cố định và các khoản chi khác để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị. 1.2 Cơ sở lý luận của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.1.1 Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Quản lý chi NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước trong quản lý kinh tế, đồng thời sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tác động đến quá trình sử dụng nguồn vốn của NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do nhà nước đảm nhiệm một cách có hiệu quả nhất. Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát chi NSNN cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Mục tiêu của quản lý chi NSNN là đảm bảo việc sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế, đúng chính sách, chế độ của nhà nước; cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, giải quyêt hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tê giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể sử dụng vốn NSNN. Công cụ sử dụng trong quản lý chi NSNN là các định mức và chế độ chi. Chế độ chi quy định chỉ được chi NSNN cho những hoạt động được pháp luật quy định. Định mức chi quy định quy mô chi NSNN cho từng hoạt động xác định. 1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý chi NSNN cấp huyện Quản lý chi NSNN cấp huyện có một số đặc điểm chính như sau: Đơn vị quản lý chi ngân sách cấp huyện là các cơ quan nhà nước và thực hiện quản lý chi trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật. Ở cấp huyện, việc quản lý chi ngân sách được thực hiện bởi HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện, KBNN cấp huyện, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2