Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
lượt xem 12
download
Trên cơ sở khảo sát thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam, đề tài phân tích những thành công cũng như những tồn tại của thị trường. Đồng thời, kết hợp với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có thị trường trái phiếu phát triển, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÑI LÊ THỊ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÑI LÊ THỊ MINH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên. Tác giả luận văn Lê Thị Minh
- LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Sau đại học đã tham gia giảng dạy chương trình Cao học trong thời gian qua. Chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên đã tận tình hướng dẫn, những ý kiến đóng góp quý báu của Cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Lê Thị Minh
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU..........................................................1 1.1 Khái niệm và vai trò của thị trường trái phiếu trong nền kinh tế ...........................................1 1.1.1 Khái niệm thị trường trái phiếu...............................................................................................1 1.1.2 Vai trò của thị trường trái phiếu..............................................................................................1 1.1.2.1 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với Chính phủ.........................................................1 1.1.2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với doanh nghiệp ....................................................1 1.1.2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với nhà đầu tư.........................................................2 1.1.2.4 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với thị trường vốn...................................................3 1.2 Cấu trúc vi mô của thị trường trái phiếu...................................................................................3 1.3 Các nhân tố cấu thành thị trường trái phiếu.............................................................................4 1.3.1 Hàng hóa và công cụ trên thị trường trái phiếu.......................................................................4 1.3.2 Chủ thể trên thị trường trái phiếu ............................................................................................6 1.4 Nền tảng cơ bản của một thị trường trái phiếu phát triển hiệu quả .......................................8 1.4.1 Chính phủ và hệ thống pháp lý................................................................................................8 1.4.2 Tính thanh khoản của thị trường thứ cấp ................................................................................9 1.4.3 Định mức tín nhiệm...............................................................................................................10 1.4.4 Đường cong lãi suất chuẩn....................................................................................................11 1.4.5 Phương pháp định giá các hàng hóa trên thị trường trái phiếu .............................................12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................................15 CCH HƯƯƠƠNNGG 22:: N NGGHHIIÊÊN NCCỨ ỨU U TTH HỊỊ TTR RƯ ƯỜ ỜNNG G TTRRÁ ÁII PPH HIIẾẾU UỞ ỞMMỘỘTT SSỐỐQQU UỐỐC CG GIIAA TTRRÊÊN N TTH HẾẾ G GIIỚ ỚII –– BBÀ ÀII H HỌ ỌC CKKIIN NHHN NG GH HIIỆỆMMCCH HOO TTH HỊỊ TTR RƯƯỜ ỜNNG G TTR RÁÁII PPH HIIẾẾU UVVIIỆỆTT N NA AMM ...16 2.1 Nghiên cứu thị trường trái phiếu ở một số quốc gia trên thế giới .........................................16 2.1.1 Thị trường trái phiếu ở một số quốc gia Châu Á ..................................................................16 2.1.1.1 Thị trường trái phiếu Trung Quốc ..................................................................................16 2.1.1.2 Thị trường trái phiếu Hàn Quốc .....................................................................................19 2.1.1.3 Thị trường trái phiếu Nhật Bản ......................................................................................26 2.1.1.4. Những thành công và thất bại của thị trường trái phiếu ở một số quốc gia Châu Á.....28 2.1.2 Thị trường trái phiếu Châu Âu..........................................................................................30 2.1.3 Thị trường trái phiếu Mỹ.......................................................................................................33 2.2 Bài học cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam ..............................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................................37 C CHHƯƯƠ ƠNNGG 33:: TTH HỰỰC C TTR RẠẠN NGG TTH HỊỊ TTR RƯƯỜ ỜN NG G TTR RÁ ÁII PPH HIIẾẾU UV VIIỆỆTT N NA AM M ................................38 3.1 Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam hiện nay................................................................38 3.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam.............................................................................43 3.2.1 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển thị trường trái phiếu............................................................43 3.2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu ............................................................................................44 3.2.2.1 Thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ ...................................................................44
- 3.2.2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ..............................................................57 3.2.2.3 Các hoạt động phái sinh tín dụng trên thị trường trái phiếu...........................................64 3.2.2.4 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam. .......................................................65 3.2.3 Nguyên nhân thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển...............................................68 3.2.3.1 Hàng hóa và công cụ trên thị trường trái phiếu chưa đa dạng .......................................68 3.2.3.2 Tư duy của các nhà quản lý tài chính về việc sử dụng công cụ trái phiếu cũng như nhận thức của nhà đầu tư vẫn còn hạn chế..........................................................................................69 3.2.3.3 Chưa có nhà tạo lập thị trường (market maker) đúng nghĩa trên thị trường ..................70 3.2.3.4 Chưa hoàn thiện nền tảng cơ bản để thị trường trái phiếu phát triển hiệu quả ..............70 3.2.3.4.1 Khung pháp lý cho hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu chưa hoàn thiện..70 3.2.3.4.2 Chưa thiết lập được các yếu tố làm tăng tính thanh khoản của thị trường..............72 3.2.3.4.3 Chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, độc lập..........................74 3.2.3.4.4 Chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn ....................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................................75 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ............76 4.1 Tầm quan trọng của phát triển thị trường trái phiếu ............................................................76 4.2 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 ..................................................78 4.3 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam .............................................................78 4.3.1 Tăng cung và đa dạng các loại hàng hóa trái phiếu và phát triển các công cụ bảo hiểm......78 4.3.2 Nâng cao nhận thức, trình độ của các chủ thể trên thị trường trái phiếu ..............................81 4.3.3 Hình thành các nhà tạo lập thị trường ...................................................................................83 4.3.4 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, trong đó tập trung những quyđịnh về việc định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển................................................85 4.3.5 Tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu ...................................................................87 4.3.5.1 Tăng cường sự minh bạch thông tin trên thị trường trái phiếu ......................................87 4.3.5.2 Thiết lập hệ thống giao dịch điện tử...............................................................................90 4.3.6 Thành lập các CRAs độc lập, chuyên nghiệp........................................................................91 4.3.7 Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, thúc đẩy toàn thị trường trái phiếu phát triển ...........96 4.3.8 Các giải pháp hỗ trợ khác....................................................................................................101 4.3.8.1 Duy trì môi trường kinh tế ổn định ..............................................................................101 4.3.8.2 Thành lập cơ quan giám sát sử dụng nguồn vốn huy động từ trái phiếu .....................102 4.3.8.3 Xây dựng thị trường ngoại hối phát triển vững mạnh..................................................102 4.4 Lộ trình thực hiện các giải pháp .............................................................................................103 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...............................................................................................................104 KẾT LUẬN .....................................................................................................................................105
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABS Chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (Asset – Backed Security) BIS Bank for International Settlements BoK Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (Bank of Korea) CRA Tổ chức định mức tín nhiệm (Creadit Rating Agency) CSRC Ủy ban Giám quản Trung Quốc (China Security Regulatory Commission) GSO Tổng cục thống kê EMU Liên minh tiền tệ và kinh tế Châu Âu (Economic and Monetary Union) EU Liên minh Châu Âu (European Uninion) EC European Commission FIM Thị trường (các công cụ) thu nhập cố định (Fixed Income Market) KBNN Kho bạc nhà nước KRW Đồng tiền Won của Hàn Quốc KSDA Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc (Korea Securities Dealer Association) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại MBS Chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (Mortgage Backed Securities) NDRC Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (National Development & Reform Commission) NHPTVN Ngân hàng phát triển Việt Nam
- NYSE Sàn giao dịch chứng khoán Newyork (NewYork Securities Exchange) PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (People Bank of China) OTC Thị trường giao dịch phi tập trung (Over the Counter Market) RMB Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc SOE Doanh nghiệp nhà nước (State – owned Enterprise) TTCK Thị trường chứng khoán TPCP Trái phiếu Chính phủ TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTTP Thị trường trái phiếu
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Các công cụ lưu hành trên thị trường trái phiếu Trung Quốc Bảng 2.2: Công cuộc cải cách thị trường trái phiếu Hàn Quốc Bảng 2.3: Giá trị giao dịch bình quân/ngày trên thị trường TPCP Bảng 2.4: Giá trị giao dịch bình quân/ngày trên thị trường TPDN Bảng 3.1: Quy mô thị trường chứng khoán Bảng 3.2: Thống kê một số đợt đấu thầu TPCP năm 2006 Bảng 3.3: Thống kê các đợt đấu thầu TPCP năm 2007 Bảng 3.4: Kết quả đấu thầu năm 2008 Bảng 3.5: Kết quả đấu thầu TPCP (TPCP phát hành bằng đồng nội tệ) Bảng 3.6: Kết quả đấu thầu TPCP đến tháng 05/2010 Bảng 3.7: Kết quả đấu thầu TPCP (TPCP phát hành bằng USD) Bảng 3.8: Kết quả đấu thầu TPCP theo phương thức bảo lãnh Bảng 3.9: Thống kê tình hình giao dịch TPCP (tại TP.HCM) Bảng 3.10: Thống kê hoạt động giao dịch TPCP (tại Hà Nội) Bảng 3.11: Một số doanh nghiệp được các tổ chức tài chính bảo lãnh phát hành. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Quy mô giao dịch của trái phiếu Chính phủ ở KSE và thị trường OTC Hình 2.2: Cơ cấu các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc Hình 2.3: Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp Hàn Quốc Hình 2.4: Cơ cấu trái chủ của trái phiếu JGB (tháng 06/2007) Hình 3.1: Diễn biến lãi suất năm 2008
- PPH HẦẦN NMMỞ ỞĐĐẦ ẦUU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thị trường vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu trong toàn xã hội, cung cấp vốn cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nguồn vốn trên thị trường ở Việt Nam này chủ yếu yếu được cung cấp thông qua thị trường tín dụng ngân hàng truyền thống và thị trường cổ phiếu. Thế nhưng, từ kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới đã cho thấy rằng nếu nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế quá phụ thuộc vào hai kênh này có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Thị trường trái phiếu hình thành, hỗ trợ cho hai bộ phận thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường cổ phiếu trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Ba bộ phận này tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện thị trường vốn, giúp thị trường vốn phát triển vững chắc. Thị trường trái phiếu Việt Nam đã được hình thành, đã và đang phát triển. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của một số tồn tại đến sự phát triển của thị trường trái phiếu, nên tính đến thời điểm hiện nay, thị trường này vẫn chưa được phát huy hết tính hiệu quả của nó trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nhằm thúc đẩy trường trái phiếu phát triển bền vững, góp phần chống khủng hoảng tài chính, tác giả đã thực hiện khảo sát thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam, đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp để “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” hiệu quả. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở khảo sát thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam, đề tài phân tích những thành công cũng như những tồn tại của thị trường. Đồng thời, kết hợp với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có thị trường trái phiếu phát triển, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển hiệu quả 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu ở một số quốc gia (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Khu vực Châu Âu, Mỹ). Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trên cả nước, bao gồm cả 2 khu vực thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu doanh nghiệp + Phạm vi thời gian: tác giả khảo sát thực trạng hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam từ khi hình thành cho đến thời điểm năm 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính, thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam. Ngoài ra, tác giả thực hiện khảo sát lịch sử phát triển của
- thị trường trái phiếu của những quốc gia đi trước để hỗ trợ cho việc đề xuất những giải pháp phát triển TTTP Việt Nam. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề giải quyết vấn đề, tác giả kết cấu đề tài thành 4 chương, bao gồm: - Chương 1: Nêu lên tổng quan về thị trường trái phiếu. Trong chương này, tác giả tập trung đưa ra vai trò của thị trường trái phiếu và những nền tảng cơ bản của một thị trường trái phiếu phát triển hiệu quả. - Chương 2: Tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của một số thị trường trái phiếu ở Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, khu vực Châu Âu và Mỹ để đúc kết những kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam. - Chương 3: Tập trung khảo sát thực trạng hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam để thấy được những thành công cũng như tồn tại của thị trường hiện nay, từ đó có những giải pháp phù hợp giải quyết những tồn tại này. - Chương 4: Tác giả đã đề xuất những giải pháp để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển hiệu quả. Trong đó, tác giả tập trung vào một số giải pháp như: xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, thiết lập hệ thống định mức tín nhiệm, tăng cường sự minh bạch thông tin, xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
- Trang 1/105 CHƯƠNG 1: T TỔỔN NGGQ QUUA ANNT THHỊỊ T TRRƯ ƯỜỜN NGGT TRRÁ ÁII PPH HIIẾ ẾUU 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NỀN KINH TẾ 1.1.1 Khái niệm thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu (còn được biết đến là thị trường nợ, thị trường thu nhập cố định – fixed income market) là nơi mà các thành phần tham gia trên thị trường mua bán các loại chứng khoán nợ, thường là trái phiếu. 1.1.2 Vai trò của thị trường trái phiếu 1.1.2.1 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với Chính phủ Thị trường trái phiếu (TTTP) là nơi Chính phủ có thể huy động lượng vốn lớn trong toàn xã hội để qiải quyết việc cân đối thu chi ngân sách quốc gia. TTTP là một bộ phận của thị trường chứng khoán, là nơi tập trung và tích lũy vốn nhà rỗi trong toàn xã hội. Thông qua phát hành TPCP ra TTTP, Chính phủ có thể trực tiếp (đối với TPCP, trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị) hoặc gián tiếp (đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) huy động nguồn vốn tiết kiệm khổng lồ trong toàn dân nhằm giúp Chính phủ thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, phát triển cơ sở hạ tầng, các chương trình quốc gia về xã hội, an ninh quốc phòng,….Nguồn vốn lớn từ TPCP phát hành trong và ngoài nước là nguồn vốn quan trọng để bổ sung vào ngân sách Nhà nước, giải quyết những vấn đề thâm hụt ngân sách Nhà nước, thực hiện những dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quan trọng nhất là hỗ trợ Chính phủ kiểm soát luồn tiền lưu thông trong nền kinh tế và kiểm soát lạm phát. TTTP là nơi giúp Chính phủ thiết lập cơ sở đường cong lãi suất chuẩn Giá của TPCP được xem là nguồn thông tin tốt nhất về kỳ vọng lạm phát và lãi suất trên thị trường. Tập hợp lãi suất (lãi suất Zero coupon hay lãi suất giao ngay) của các TPCP theo từng kỳ đáo hạn hình thành nên đường cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, gọi là đường cong lãi suất chuẩn, mà trên cơ sở này những người tham gia thị trường xác định lãi suất cho các loại chứng khoán nợ khác. Để thiết lập đường cong lãi suất chuẩn cho TTTP, Chính phủ phải thực hiện việc phát hành các công cụ chuẩn này ra TTTP. Ngoài ra, thông qua TTTP, Chính phủ có thể nắm bắt thông tin về tình trạng lưu hành của các chứng khoán khác và công cụ chuẩn trên thị trường, từ đó Chính phủ có sự điều chỉnh lưu lượng của các chứng khoán chuẩn sao cho phù hợp với sự thích ứng của thị trường và nhằm duy trì sự tồn tại liên tục của đường cong lãi suất chuẩn. 1.1.2.2 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với doanh nghiệp Vốn là một trong những yếu tố tiên quyết, được coi như là “huyết mạch” để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với nguồn vốn vay, doanh nghiệp có thể huy động bằng cách vay vốn từ hệ thống NHTM và bằng cách phát hành trái phiếu. Với phương thức vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp rất khó khăn đạt được mục đích
- Trang 2/105 huy động đúng nhu cầu vốn đang thiếu hụt bởi những ràng buộc tín dụng, tiêu chí cho vay của các NHTM, chẳng hạn như: nguồn trả nợ, thời hạn vay, các dự án hay phương án khả thi, tài sản đảm bảo cho vốn vay,… Bằng cách phát hành TPDN ra TTTP, doanh nghiệp có thể chủ động huy động được số lượng vốn vay lớn với thời gian dài và rút ngắn thời gian huy động. Thêm vào đó, thời hạn vay và lãi suất chi trả cho trái chủ do chính bản thân doanh nghiệp ấn định dựa trên chính sách tín dụng của mình nên doanh nghiệp có thể chủ động lập kế hoạch ngân sách – chi phí trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, khi vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp không dự kiến được mức lãi suất mà ngân hàng sẽ áp dụng cho mình vào thời điểm thay đổi lãi suất như thế nào. Bởi vì thời hạn và lãi suất cho vay mà ngân hàng đưa ra phụ thuộc vào chính sách tín dụng, chính sách huy động, nguồn lực về vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, TTTP còn giúp doanh nghiệp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, hình thức huy động vốn dựa vào việc phát hành trái phiếu mang lại nhiều lợi ích hơn so với kênh huy động thông qua cổ phiếu như: - Doanh nghiệp không sợ bị chia sẻ quyền lực kiểm soát. - Lãi suất được trả cho trái chủ thường ổn định theo mức lãi suất được ấn định ngay khi phát hành trái phiếu. Do đó, doanh nghiệp thường không cần phải chia sẻ lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận tăng cao. - Doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế thu nhập. 1.1.2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với nhà đầu tư Tính đến thời điểm hiện nay, kênh đầu tư mà các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư cá nhân) biết đến nhiều nhất chính là thị trường cổ phiếu hoặc tiền gửi tiết kiệm tại các hệ thống NHTM. TTTP ra đời đã mở thêm một hướng đi, một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư trên thị trường trường vốn, an toàn hơn đầu tư trên thị trường cổ phiếu và tạo ra thu nhập cao hơn so với lợi tức tiền gửi tiết kiệm. Sở dĩ, so với cổ phiếu, đầu tư vào trái phiếu sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn, thể hiện ở những ưu thế do đặc tính của trái phiếu mang lại : - Khi đầu tư vào TPDN, bởi vì trái phiếu có tính đáo hạn nên vào thời điểm đáo hạn, trái chủ sẽ được hoàn lại vốn gốc. Nếu không trả được nợ khi đáo hạn, trái chủ có quyền thu giữ tài sản, thậm chí buộc doanh nghiệp phải thanh lý, để thu hồi nợ. Trái lại, đối với chủ sở hữu cổ phiếu, nếu muốn thu hồi vốn, họ chỉ có thể bán để chuyển quyền sở hữu cổ phiếu cho nhà đầu tư khác. Trường hợp đầu tư vào TPCP, thì nhà đầu tư lại càng an tâm hơn về khả năng hoàn vốn bởi vì những thế mạnh của TPCP so với TPDN. - Trái chủ được hưởng mức lãi suất tương đối ổn định và được biết trước. - Trái quyền của chủ nợ đối với lợi nhuận và đối với tài sản của doanh nghiệp được ưu tiên hơn so với trái quyền của chủ sở hữu.
- Trang 3/105 Ngoài ra, thông qua giao dịch trên TTTP, nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn để thiết lập danh mục đầu tư sao cho tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho những khoản đầu tư của mình. 1.1.2.4 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với thị trường vốn Một trong những vai trò quan trọng nhất của TTTP là góp phần chống khủng hoảng tài chính. Vì TTTP hình thành sẽ hỗ trợ và làm giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn vay cho doanh nghiệp, đồng thời làm giảm những rủi ro do phụ thuộc vào hệ thống NHTM 1. Nó góp phần làm thị trường vốn ngày càng hoàn thiện, thị trường tài chính ngày càng vững chắc. Nói một cách khác, nó có thể ngăn ngừa nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Ngoài ra, TTTP còn góp phần trong việc khơi thông nguồn vốn trong toàn xã hội và tạo tính thanh khoản cho các loại trái phiếu - Về vai trò khơi thông nguồn vốn trong toàn xã hội: TTTP đã hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu và hệ thống NHTM trong việc tập trung và tích lũy lượng vốn lớn nhàn rỗi trong nền kinh tế, luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. - Về vai trò tạo tính thanh khoản: Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán. Nhờ có TTTP mà các tổ chức phát hành có thể đưa các loại trái phiếu đến nhà đầu tư công chúng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, thông qua các nhà tạo lập tham gia trên thị trường, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi quyền sở hữu trái phiếu, chuyển đổi các loại trái phiếu thành tiền mặt hoặc các chứng khoán khác một cách nhanh chóng khi họ muốn. 1.2 CẤU TRÚC VI MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Cấu trúc vi mô thị trường liên quan đến các thành phần bên trong thị trường, mà hoạt động của các thành phần thành này sẽ tác động đến việc xác định giá cả, quy mô, chi phí giao dịch, hành vi giao dịch. Các thị trường khác nhau sẽ có cấu trúc vi mô khác nhau, nhằm đảm bảo cho mọi giao dịch diễn ra theo đúng nguyên tắc, quy định của từng thị trường và đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Cấu trúc vi mô của TTTP ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay 2 như sau: - TTTP của nhiều nước trên thế giới hoạt động thiên về hình thức của thị trường OTC, mặc dù trái phiếu có thể giao dịch trên cả sàn giao dịch tập trung lẫn phi tập trung (OTC). OTC là thị trường phi tập trung, không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như thị trường tập trung. Thị trường này có thề tồn tại ở nhiều địa điểm, tại bất kỳ nơi nào có thể thương lượng giá cả giữa các bên, miễn là thuận lợi cho các bên tham gia. - TTTP được vận hành dưới sự tham gia của các thành phần như: các nhà đầu tư (tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác,…), các nhà tạo lập thị trường hoặc/và các dealer, broker - dealer nhằm làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Bởi vì đây là thị trường phi tập trung, nên với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các thành phần tham gia trên thị trường sẽ thực hiện giao dịch thông qua hệ thống mạng lưới điện tử diện rộng, gọi là 1 Những rủi ro của thị trường tài chính do phụ thuộc vào hệ thống NHTM: Xem phụ lục 1 2 Lý giải sự hình thành cấu trúc vi mô của TTTP hiện nay: Xem phụ lục 2
- Trang 4/105 “sàn giao dịch điện tử”. Hệ thống điện tử này sẽ được kết nối trên toàn nước và thậm chí xuyên quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho tất cả các thành phần ở khắp mọi nơi tham gia giao dịch trái phiếu. - Dĩ nhiên, không phải chỉ tồn tại những thành phần tham gia (nhà phát hành, nhà đầu tư) và một “sàn giao dịch điện tử” thì TTTP có thể vận hành hiệu quả. Để TTTP hoạt động một cách hiệu quả và ngày càng phát triển thì cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Cơ sở hạ tầng được đề cập bao gồm những yếu tố cơ bản của TTTP (chẳng hạn: luật phát, đường cong lãi suất chuẩn để làm tiêu chuẩn định giá trái phiếu phi chính phủ, định mức tín nhiệm, các công cụ bảo hiểm rủi ro), hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán và minh bạch thông tin giao dịch (hệ thống báo giá điện tử của các dealer broker). 1.3 CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.3.1 Hàng hóa và công cụ trên thị trường trái phiếu Về hàng hóa trên thị trường trái phiếu Hàng hóa trên TTTP là chính là trái phiếu. So với cổ phiếu, hàng hóa trái phiếu đa dạng hơn rất nhiều, với nhiều chủng loại 3 khác nhau. Dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau, trái phiếu bao gồm các loại sau: - Căn cứ vào chủ thể phát hành: + TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương + TPDN: bao gồm các dạng như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi; trái phiếu có bảo đảm hoặc có thể chấp, trái phiếu không bảo đảm hoặc không có thế chấp; trái phiếu có thể thu hồi trước hạn; trái phiếu thu nhập. - Căn cứ vào thời hạn của trái phiếu: trái phiếu ngắn hạn (có thời hạn từ 1 đến 5 năm), trái phiếu trung hạn (có thời hạn từ 5 đến 15 năm), trái phiếu dài hạn (có thời hạn trên 15 năm) - Căn cứ vào việc ghi danh: bao gồm trái phiếu vô danh và trái phiếu ký danh - Căn cứ vào tính chất lãi suất của trái phiếu: trái phiếu có lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất cố định Ngoài ra còn trên thế giới còn có một số loại trái phiếu sau: trái phiếu chiết khấu, trái phiếu quốc tế, trái phiếu đa tiền tệ, trái phiếu có thể chuyển đổi (đối với lãi suất), trái phiếu tiền kép. Công cụ trên thị trường trái phiếu Công cụ được đề cập ở đây chính là các công cụ bảo hiểm rủi ro tín dụng. Trừ phi đầu tư vào những công cụ được coi là phi rủi ro 4 vỡ nợ như TPCP (được coi là rủi ro thấp), trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đầu tư vào các loại trái phiếu khác thì nhà đầu tư sẽ phải đối diện với rủi ro tín dụng. Loại rủi ro phát sinh là do người phát hành trái phiếu rơi vào tình 3 Khái niệm về các loại trái phiếu: Xem phụ lục 3 4 Một số rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu: Xem phụ lục 4
- Trang 5/105 trạng vỡ nợ. Tình trạng này thể hiện ở việc người phát hành trì hoãn, không thể trả được lãi vay 5, hoặc không thể hoàn lại vốn gốc 6. Việc kéo dài những rủi ro này sẽ tác động rất lớn đến sự thay đổi tình hình tài chính của trái chủ và thậm chí làm biến đổi tình hình của nền kinh tế. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng chính là phí rủi ro tín dụng, là khoảng chênh lệch giữa lãi suất của TPDN và TPCP dưới cùng một loại tiền tệ. Khoảng chênh lệch này chính là sự đền bù do các trái chủ đòi hỏi khi nắm giữ trái phiếu có rủi ro. Độ lớn của phí rủi ro tín dụng này phụ thuộc vào sự nhận định về tình hình sức khỏe của bản thân doanh nghiệp phát hành, của nền kinh tế. Các công cụ bảo hiểm này còn được gọi là các sản phẩm phái sinh tín dụng. Phái sinh tín dụng là loại hợp đồng tài chính song phương được thiết kế nhằm giảm hoặc hạn chế tình trạng rủi ro tín dụng bằng cách cung cấp sự bảo hiểm chống lại sự thất thoát do những vấn đề tín dụng gây ra. Các khoản nợ vay hoặc trái phiếu mà chứa dựng nhiều rủi ro tín dụng được xem là tài sản cơ sở. Người phát hành tài sản cơ sở này là người đi vay. Theo cách diễn giải khác, phái sinh tín dụng còn là một sự thỏa thuận song phương nhằm chuyển rủi ro từ đối tượng này sang đối tượng khác. Giá trị của phái sinh tín dụng phát sinh từ giá trị của những tài sản cơ sở như giá, lãi suất, chỉ số hoặc các công cụ tài chính khác. Khi rủi ro vỡ nợ lãi hay vỡ nợ vốn xảy ra, trái chủ chịu nhiều mất mát, giá trị tài sản bị sụt giảm, trong trường hợp xấu nhất thì bị mất vốn hoàn toàn. Mức độ rủi ro tín dụng khác nhau theo tình hình tài chính của người đi vay và ảnh hưởng bởi sức khỏe của một nền kinh tế mạnh. Phái sinh tín dụng được thiết kế dựa trên những tài sản cơ sở mà người phát hành tài sản này chính là người đi vay. Do đó, phái sinh tín dụng gắn kết với những đặc điểm liên quan đến tài sản cơ sơ, chẳng hạn như: - Tình trạng vỡ nợ của người phát hành tài sản cơ sở - Cấu trúc tài chính nằm dưới mức giới hạn để có thể bảo vệ khỏi tình trạng vỡ nợ - Khả năng vỡ nợ lãi (mất khả năng trả lãi) - Độ lệch tín dụng của trái phiếu so với TPCP vượt quá xa mức chuẩn - Đánh giá tín nhiệm thấp dưới mức chuẩn Bất kỳ tổ chức tài chính nào (các ngân hàng đầu tư và thương mại, công ty bảo hiểm, quản lý quỹ, quỹ bảo hiểm) mà mong muốn loại bỏ rủi ro tín dụng thì có thể sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng. Các công cụ phái sinh tín dụng giúp họ thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động của họ giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn duy trì những tài sản này trên bảng cân đối. Công cụ phái sinh tín dụng đặc biệt phù hợp với những mục đích sau: - Tổ chức phát hành công cụ nợ (tài sản cơ sở) ban đầu hay người đi vay không cần phải tham gia vào quá trình chuyển nhượng rủi ro tín dụng và cũng không cần biết giao dịch chuyển nhượng rủi ro này, do đó cho phép sẽ duy trì được mối quan hệ giữa người đi vay và cho vay. 5 Rủi ro không trả được lãi còn gọi là sự vỡ nợ “technical” (technical default) 6 Rủi ro không hoàn lại vốn gốc còn gọi là sự vỡ nợ “actual” (actual default)
- Trang 6/105 - Phái sinh tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu của người cần mua “sự bảo vệ” - Đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng: ngân hàng có thể chấp nhận thêm rủi ro tín dụng bằng cách bán “sự bảo vệ trên tài sản cơ sở” cho một ngân hàng hay nhà đầu tư khác, do đó làm tăng lợi nhuận danh mục đầu tư của họ. Họ có thể bán các công cụ phái sinh cho các tổ chức phi ngân hàng những người muốn có tài sản cơ sở nhưng lại muốn loại bỏ rủi ro tín dụng của tài sản cơ sở. Theo giao dịch này, ngân hàng đã thực hiện như một trung gian tín dụng. - Giảm thiểu rủi ro tín dụng: bằng cách mua “hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng”, ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng trên từng tài sản riêng lẻ hoặc cho từng nhóm tài sản. Phái sinh tín dụng phát sinh từ nhu cầu của các tổ chức tài chính, mà chủ yếu là ngân hàng bởi vì nó là công cụ bảo hiểm rủi ro biến động lãi suất và rủi ro tiền tệ. Các công cụ phái sinh tín dụng được sử dụng biết đến như Credit default Swap (CDS) (hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng), Credit option, Credit – Linked Notes 7. 1.3.2 Chủ thể trên thị trường trái phiếu Chủ thể cơ bản trên TTTP bao gồm: tổ chức phát hành, nhà đầu tư, các chủ thể trung gian và các chủ thể khác trên thị trường Tổ chức phát hành Tổ chức phát hành chính là các đơn vị phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn. Ở một phương diện khác, tổ chức phát hành chính là những người đi vay. Vì vậy họ phải thực hiện nghĩa vụ nợ vay đầy đủ đối với trái chủ vào thời điểm đáo hạn của trái phiếu hoặc tại một thời điểm khác được ấn định (chẳng hạn: thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu,….). Tổ chức phát hành trên TTTP có thể được phân thành 2 loại là tổ chức Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ (bao gồm các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ hưu trí, các doanh nghiệp,…). Các tổ chức phát hành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cung hàng hóa trái phiếu và các công cụ có liên quan trên TTTP, sao cho một mặt các sản phẩm này vừa thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường, vừa giúp họ có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn. Nói một cách khác, các tổ chức này thực hiện phát hành thành công trái phiếu, công cụ ra thị trường. Tùy thuộc vào từng thời điểm và định hướng phát triển TTTP khác nhau của mỗi quốc gia mà quy mô (được đo lường bằng lượng và trị giá trái phiếu được phát hành) vai trò của các tổ chức phát hành này khác nhau. Nhưng nhìn chung, trong giai đoạn đầu phát triển của TTTP, Chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá trái phiếu được phát hành và cũng là tổ chức giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp hàng hóa ra TTTP. Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ đầu của thị trường trường trái phiếu, hàng hóa rất ít và các tổ chức phi Chính phủ thường chưa mạnh dạn thâm nhập thị trường mới này. Do đó, nguồn cung hàng hóa của thị trường rất thấp và không đa dạng. Chính phủ đi đầu trong vai trò của tổ chức phát hành vừa tạo ra cung hàng hóa ban đầu cho thị trường vừa định hướng cho sự phát triển của thị trường sau này. Khi TTTP dần dần phát triển cùng với sự tham gia 7 Khái quát một số sản phẩm phái sinh tín dụng: Xem phụ lục 5
- Trang 7/105 của nhiều tổ chức phát hành phi Chính phủ, Chính phủ phát hành trái phiếu chủ yếu là để tiếp tục thực hiện vai trò định hướng phát triển thị trường. TPCP được phát hành, ngoài mục đích là huy động vốn theo kế hoạch ngân sách quốc gia, chủ yếu là các công cụ chuẩn dùng để thiết lập đường cong lãi suất chuẩn cho TTTP. Nhà đầu tư Sự phát triển bền vững của TTTP cũng như bất kỳ thị trường chứng khoán nào khác đều dựa trên một trong những nền tảng là quan hệ cung – cầu. Trong đó, cung không ngừng lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng trong mối tương quan phù hợp với cầu. Và nhà đầu tư chính là yếu tố tạo nên “cầu” hàng hóa các loại chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, sản phẩm phái sinh) trên thị trường chứng khoán. Ở những TTTP phát triển, thành phần các nhà đầu tư cơ sở rất đa dạng. Các ngân hàng, quỹ đầu tư và các tổ chức tiết kiệm theo các thỏa thuận hợp đồng (quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm) đã tạo nên nhà đầu tư cơ sở cho TTTP. Mặc dù sự hình và phát triển các tổ chức tài chính trung gian ở mỗi quốc gia có những điểm khác nhau đáng kể, nhưng nhìn chung ở những quốc gia có tổ chức tài chính chưa phát triển thì các nhà đầu tư cơ sở cho TTTP không đa dạng. Tùy thuộc vào tình hình phát triển của hệ thống các tổ chức tài chính trung gian ở mỗi quốc gia mà các tổ chức này thể hiện sự “hấp thụ” lượng trái phiếu được phát hành trên TTTP khác nhau. Tại Hồng Kông, Trung Quốc ngân hàng tư nhân là nhà đầu tư lớn vào lượng trái phiếu được phát hành, phần còn lại là do các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán nắm giữ. Trái ngược với tình trạng của Singapore, là quốc gia mà có các tổ chức là các quỹ tiết kiệm Nhà nước lại là người mua lớn nhất, còn các tổ chức tài chính khác lại đóng vai trò thứ hai. Trong khi Malaysia phụ thuộc vàc các quỹ thì Philippines phụ thuộc vào các NHTM tư nhân. Như vậy, nhìn vào sự sức mạnh của hệ thống từng loại nhà đầu tư (các tổ chức tài chính trung gian, các quỹ, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,…) của mình mà mỗi quốc gia sẽ hướng vào loại nhà đầu tư này để làm nền tảng thúc đẩy toàn TTTP trong nước phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu. Ngoài các nhà đầu tư trong nước, sự tham gia của các tố chức tài chính (các quỹ và các NHTM) nước ngoài cũng sẽ làm đa dạng các nhà đầu tư tham gia trên TTTP trong nước. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài này sẽ góp phần thúc đẩy TTTP trong nước phát triển. Các chủ thể trung gian Ngoài 2 thành viên chủ đạo là tổ chức phát hành và nhà đầu tư tạo ra cung – cầu hàng hóa trên thị trường, TTTP còn có sự tham gia của các nhà môi giới, nhà tự doanh, nhà tạo lập thị trường. Các thành viên này góp phần làm tăng tính thanh khoản của TTTP. - Nhà môi giới (broker): là người trung gian thực hiện mua – bán chứng khoán thay mặt cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Hoạt động của một broker phải vì lợi ích của khách hàng mà mình đại diện thực hiện mua bán. Nhiệm vụ của broker là tìm ra mức giá tốt nhất cho khách hàng của mình trong quá trình mua – bán chứng khoán.
- Trang 8/105 - Nhà tự doanh: thực hiện giao dịch chứng khoán mà mình có để hưởng lợi về giá cả bằng cách nỗ lực mua giá thấp và bán giá cao. - Nhà tạo lập thị trường: Nhà tạo lập thị trường có thể được hiểu là tổ chức môi giới – tự doanh chấp nhận rủi ro để nắm giữ một số lượng lớn chứng khoán nào đó để hỗ trợ thúc đẩy giao dịch của chứng khoán nào đó. Các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh để nhận lệnh của khách hàng (là các nhà đầu tư) bằng cách đưa ra các mức giá chào mua và chào bán cho một lượng chứng khoán nào đó. Chẳng hạn, mỗi khi nhận được lệnh, ngay lập tức, nhà tạo lập thị trường sẽ bán lượng chứng khoán đang nắm giữ hoặc tìm kiếm một lệnh đối ứng. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài giây. Khái niệm này đã cho thấy một nhà tạo lập thị trường vừa mang tính chất của một nhà môi giới và vừa mang tính chất của một nhà tự doanh. Các chủ thể khác trên thị trường: các chủ thể này chính là các cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của thị trường, các tổ chức định mức tín nhiệm, các tổ chức thực hiện chức năng lưu ký và thanh toán bù trừ, …Các chủ thể này tạo ra mối liên kết giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư, hỗ trợ cho TTTP được hoạt động một cách hiệu quả. 1.4 NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA MỘT THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ TTTP là thị trường giao dịch các công cụ nợ, thông qua thị trường này, các tổ chức huy động nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc Chính phủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu cân đối ngân sách quốc gia. Một TTTP phát triển hiệu quả phải đảm bảo được 2 vấn đề sau: - Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay được huy động trong toàn xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đáp ứng nhu cầu ngân sách của Chính phủ để phát triển nền kinh tế quốc gia. - Đảm bảo sự tối đa hóa phúc lợi được tạo ra thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Phúc lợi này có thể là sự tăng lợi nhuận, giảm chi phí, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc cơ sở hạ tầng,… và không tạo ra gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai ... Kết quả là thúc đẩy toàn nền kinh tế phát triển, tạo ra “kháng thể” cho nền kinh tế đối với những biến động bên ngoài, hoặc là nền kinh tế không bị rơi vào cuộc khủng hoảng,… Những phúc lợi đạt được phải được duy trì liên tục và không được suy giảm theo thời gian cũng như theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh qua các thế hệ. Nền tảng cơ bản để một TTTP phát triển hiệu quả bao gồm: Chính phủ và hệ thống pháp lý, tính thanh khoản của thị trường thứ cấp, định mức tín nhiệm, đường cong lãi suất chuẩn và các phương pháp định giá trái phiếu. Mặc dù những nền tảng này không phải là yếu tố quyết định mọi sự thành công của TTTP, nhưng thiếu vắng chúng sẽ gây cản trở sự phát triển của thị trường. 1.4.1 Chính phủ và hệ thống pháp lý Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. Vai trò của Chính phủ thể hiện ở:
- Trang 9/105 - Để phát triển TTTP, Chính phủ đi đầu như là tổ chức phát hành trái phiếu ra thị trường, thiết lập đường cong lãi suất chuẩn đáng tin cậy để thúc đẩy sự phát hành trái phiếu ở khu vực doanh nghiệp, và từ đó thúc đẩy toàn TTTP phát triển. - Chính phủ là người ban hành khung pháp lý, là người điều tiết thị trường, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường trong nước. Chính phủ là trung gian như một chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của TTTP, nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển. - Bởi vì trái phiếu là một công cụ huy động vốn vay, nên một điểm quan trọng trong quá trình thúc đẩy TTTP phát triển đó là Chính phủ sẽ cân đối chính sách quản lý nợ vay quốc gia với chiến lược phát triển TTTP. Khung pháp lý là hệ thống những văn bản pháp luật và văn bản dưới luật được ban hành để điều tiết những hoạt động nào đó nhằm đạt mục tiêu nhất định của Chính phủ. Mặc dù mỗi quốc gia có điều kiện và môi trường khác nhau nhưng khung pháp lý được các nước ban hành nhằm thúc đẩy TTTP phát triển đều hướng vào những mục tiêu tương đồng nhau: - Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khung pháp lý đưa ra những quy định để tăng cường sự minh bạch thông tin (quy định về việc công bố thông tin, báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành chứng khoán,...), xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng, xây dựng những chuẩn mực kế toán – kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế,…. - Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ TTTP phát triển như: định hướng phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm, các nhà tạo lập thị trường, hệ thống công nghệ thông tin, trung tâm thông tin,… - Xây dựng thị trường với đa dạng các sản phẩm chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) và các loại công cụ bảo hiểm rủi ro (chứng khoán phái sinh) cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư. Cơ sở pháp lý phải theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một khuôn khổ chặt chẽ, đồng bộ để thị trường vốn, thị trường chứng khoán vận hành một các hiệu quả. 1.4.2 Tính thanh khoản của thị trường thứ cấp Tính thanh khoản của một tài sản thể hiện khả năng nhanh chóng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt. Tài sản có tính thanh khoản cao nhất chính là tiền mặt. Tài sản có tính thanh khoản là tài sản được xem là có thể mua bán một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhà đầu tư nắm giữ trong tay tài sản có tính thanh khoản cao thì tương đối an toàn hơn nhà đầu tư nắm giữ tài sản có tính thanh khoản thấp vì họ có thể thu hồi vốn nhanh. Và các nhà đầu tư sẽ luôn cảm thấy an toàn nếu tài sản họ nắm giữ có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà không sợ bị ảnh hưởng giá cả. Do đó, chứng khoán có tính thanh khoản cao thường sẽ có giá cao hơn chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Tính thanh khoản cao là một trong những tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư bởi vì nó cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn