Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì
lượt xem 15
download
Nghiên cứu của đề tài luận văn cao học của CHV nhằm đánh giá thực trạng tình hình quản lý vốn tại công ty cổ phần hóa chất Việt Trì. Thông qua cơ sở lý luận và mục tiêu định hướng của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn của công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì trong giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN XUÂN THẢO QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN XUÂN THẢO QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH ĐẠT HÀ NỘI, NĂM 2020
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thƣơng mại, các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hƣớng đúng đắn trong học tập và tu dƣỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Minh Đạt - Ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì và các phòng ban, cán bộ công nhân viên đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Xuân Thảo
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Xuân Thảo
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU .................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 9 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CÔNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................ 11 1.1. Một số lý luận cơ bản .................................................................................. 11 1.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp .......................................................... 11 1.1.2. Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp............................................. 17 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng dến quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp ...... 33 1.2.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................... 33 1.2.2. Nhân tố khách quan .................................................................................. 34 1.3. Các tiêu chí đánh giá tình hình quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................................. 36 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn ......................................................... 36 1.3.2. Tác động của quản lý vốn kinh doanh đến khả năng sinh lời ................ 37 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................ 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ ........................................................... 47 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần hóa chất Việt Trì ..................................... 47 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 48 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 49
- iv 2.1.3. Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua (2017 - 2019) ........................................................................................................ 52 2.2. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh của công ty cổ phần hóa chất Việt trì .......................................................................................................................... 53 2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 53 2.2.2. Thực trạng về phân cấp, phân quyền trong quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................................................... 56 2.2.3. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh của công ty ty cổ phần hóa chất Việt Trì ......................................................................................................................... 56 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hóa chất Việt Trì ....................................................................................... 75 2.3.1. Những thành công/kết quả đạt được........................................................ 75 2.3.2. Những hạn chế/tồn tại .............................................................................. 76 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế/tồn tại ................................................ 76 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ..................... 78 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của công ty cổ phần hóa chất Việt Trì trong giai đoạn tới .............................................................................................. 78 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế ........................................ 78 3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của công ty cổ phần hóa chất Việt Trì đến năm 2025 tầm nhìn 2030 ............................................................................. 86 3.1.3. Một số quan điểm về quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp .......... 88 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của công ty cổ phần hóa chất Việt Trì giai đoạn tới .............................................. 90 3.2.1. Đồi mới cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh, thực hiện phân cấp phân quyền trong quản lý............................................................................................. 90 3.2.2. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý ..................................................................... 94 3.2.3. Tăng cường quản lý các thành phần vốn kinh doanh ............................ 95 3.2.4. Tổ chức phân tích định kỳ và thường xuyên tình hình tài chính ......... 100 3.2.5. Đổi mới quy trình và phương thức kinh doanh (bán hàng) ................. 103
- v 3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................ 105 3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ ........................................................ 107 3.3.3. Kiến nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ................................................ 107 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình Hình 1: Mô hình quản lý vốn dung hòa ............................................................... 23 Hình 2: Mô hình chiến lƣợc quản lý vốn thận trọng ............................................ 24 Hình 3: Mô hình chiến lƣợc quản lý vốn mạo hiểm ............................................ 25 Sơ đồ Sơ đồ 1: Mức dự trữ tiền mặt tối ƣu..................................................................... 27 Sơ đồ 2: Mức dự trữ hàng tồn kho tối ƣu ............................................................. 29 Bảng Bảng 1: Mô hình cho điểm tín dụng .................................................................... 31 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần hoá chất Việt Trì giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................... 52 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty CP hóa chất Việt Trì qua các năm 2017 – 2019 .......................................................................................................... 53 Bảng 2.3. Cơ cấu vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................................... 55 Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì ........................ 57 giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................... 57 Bảng 2.5. Tình hình tài sản của công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì giai đoạn 2017 – 2019 ................................................................................................................... 57 Bảng 2.6. Tình hình nguồn vốn của công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................................... 61 Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì ........................ 64 giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................................................... 64 Bảng 2.8. Cơ cấu vốn cố định đầu tƣ vào tài sản dài hạn .................................... 65 tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì giai đoạn 2017 – 2019 ............................. 65 Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSCĐ và VCĐ ............................. 67 Bảng 2.10. Cơ cấu vốn lƣu động đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn ............................. 70 Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lƣu động .............................. 72 Bảng 2.12. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .................. 73 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu thẻ điểm cân bằng sử dụng với các trung tâm trách nhiệm .. 93
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lƣu động VCĐ Vốn cố định CHV Cao học viên SXKD Sản xuất kinh doanh DN Doanh nghiệp TLSX Tƣ liệu sản xuất SLĐ Sức lao động TSCĐ Tài sản cố định LNST Lợi nhuận sau thuế GVHB Giá vốn hàng bán TĐKT Tập đoàn kinh tế TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng HCVN Hóa chất Việt Nam NSLĐ Năng suất lao động KTTT Kinh tế thị trƣờng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WTO Tổ chức thƣơng mai thế giới DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc TCTNN Tổng công ty nhà nƣớc TTTN Trung tâm trách nhiệm
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế, để có đƣợc các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợng tiền vốn nhất định. Chỉ khi nào có đƣợc tiền vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tƣ mua sắm các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ để trả lƣơng cho ngƣời lao động. Nhƣ vậy, để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn kinh doanh là điều kiện tiền quyết, có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy giảm, trong đó có kinh tế Việt Nam, điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2019 cả nƣớc có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, và đã có 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể. Ngoài ra còn có 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trƣớc tình hình đó, việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tồn và phát triển lâu dài. Công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì là một công ty với bề dầy truyền thống gần 60 năm, hoạt động trong lĩnh vực hóa chất với sản phẩm chủ yếu cung cấp ra thị trƣờng hiện nay là Xút, Axit HCI, Clo lỏng, Javen và PAC và các sản phẩm đã từng cung cấp là Thủy tinh lỏng, Phân bón tổng hợp NPK, các chất giặt rửa, các sản phẩm có gốc Clo nhƣ: BaCl2, CaCl2, ZnCI2. Sản phẩm của công ty đƣợc tiêu thụ rộng rãi trên thị trƣờng cả nƣớc, phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội. Tuy nhiên, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, thời gian gần đây hoạt động kinh doanh của công ty hiện đang gặp nhiều khó khăn, việc huy động vốn, quản lý sử dụng vốn còn tồn tại những bất cập. Với mong muốn giúp nhà quản trị công ty đánh giá đúng đƣợc tầm quan trọng của quản lý vốn kinh doanh và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty thời gian tới,
- 2 cao học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của cao học viên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu trong nước - Luận án tiến sỹ (2006) “Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Thanh Tú, đã nghiên cứu, làm rõ lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp và chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nƣớc Việt Nam. Từ đó, luận án đƣa ra các giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhƣ tăng cƣờng huy động VCSH bằng cách phát hành cổ phiếu, đa dạng các kênh huy động vốn trung và dài hạn, Vì mục tiêu chủ yếu là nghiên cứu về cơ cấu vốn nên Luận án mới chỉ tập trung vào nghiên cứu cơ cấu vốn và các giải pháp trong việc đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc mà chƣa đề cập đến công tác quản trị vốn kinh doanh. - Luận án tiến sỹ (2013) “Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh ở công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tƣ thiết bị đƣờng sắt” của tác giả Hoàng Thị Bích Liên. Tác giả luận án đã hệ thống hóa và làm r hơn lý luận về VKD và quản trị VKD trong các doanh nghiệp. Trình bày và phân tích rõ khái niệm, phân loại vốn kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD. Theo tác giả “VKD của doanh nghiệp thƣờng xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại quay về hình thái tiền tệ”. Trên cơ sở trình bày và phân tích thực trạng về công tác quản trị vốn kinh doanh ở công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tƣ, thiết bị đƣờng sắt, tác giả đề xuất giải pháp về lập kế hoạch VKD; giải pháp huy động VKD; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD và giảm chi phí kinh doanh; giải pháp về bảo toàn VKD và các giải pháp về quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng VKD ở công ty này. - Luận án tiến sỹ (2015), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Cao Văn Kế. Đã hệ thống hóa lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp xây
- 3 dựng, đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua ba nhóm nhân tố ảnh hƣởng theo phƣơng trình Dupont. Luận án đã rút ra những kết luận đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Luận án đã sử dụng thang đo Linkert để đánh giá các chỉ tiêu về: tính thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tác giả luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của các doanh nghiệp xây dựng bao gồm: nhóm giải pháp cơ bản, nhóm giải pháp bổ trợ, có kiến nghị với chính phủ, các bộ ngành có liên quan. Tuy nhiên, luận án mới chỉ nghiên cứu các DN trong ngành xây dựng. - Tác giả Tạ Thị Ngọc (2015), với đề tài “Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng Thăng Long”. Đã hệ thống hóa lý luận về quản trị VKD trong doanh nghiệp, làm r hơn các khái niệm về VLĐ và VCĐ cũng nhƣ kết cấu của từng loại vốn nói trên trong các DN. Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VKD. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long, tác giả trình bày và phân tích thực trạng về công tác quản trị VKD đối với từng loại VKD và có những đánh giá về những ƣu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc quản trị VKD ở đơn vị này. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp quản trị đối với từng loại VKD. Đối với quản trị vốn bằng tiền, tác giả cho rằng “đơn vị phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ vốn bằng tiền một cách chặt chẽ nhằm kiểm soát đƣợc dòng tiền ra vào doanh nghiệp một cách kịp thời và trung thực nhất”. Đối với quản trị các khoản phải thu “cần xem xét đến các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến chính sách bán chịu, chính sách khuyến khích khách hàng nộp tiền sớm để đƣợc hƣởng chiết khấu ”. Đối với quản trị VCĐ, tác giả cho rằng “trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, giá trị của VCĐ chuyển dịch dần dần từng lần vào giá trị của sản phẩm và đƣợc thu hồi dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh thông qua khấu hao TSCĐ. Do đó, theo tác giả doanh nghiệp nên thực hiện phƣơng pháp tính khấu hao nhanh”.
- 4 - Luận án tiến sỹ của tác giả Ngô Thị Kim Hòa (2017),“Quản trị vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hóa và làm r hơn lý luận về VKD và quản trị VKD trong doanh nghiệp. Bằng việc kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, thông qua việc khảo sát thực trạng trong các doanh nghiệp xây dựng đƣợc chọn làm mẫu nghiên cứu, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Qua đó, đề xuất các nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị VKD trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. 2.2. Các nghiên cứu nước ngoài Zeitun, Rami and Tian, Gary G., Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan. Nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng cách sử dụng một mẫu dữ liệu bảng đại diện cho 167 công ty Jordan trong giai đoạn 1989-2003. Kết quả của tác giả cho thấy rằng cấu trúc vốn của một công ty có tác động tiêu cực đáng kể đến các biện pháp hoạt động của công ty, trong cả các biện pháp kế toán và thị trƣờng. Các tác giả cũng nhận thấy rằng mức nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA) có ảnh hƣởng tích cực đáng kể đến thƣớc đo hoạt động thị trƣờng (Tobin’s Q). Khủng hoảng vùng Vịnh 1990-1991 đƣợc phát hiện có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Jordan trong khi sự bùng nổ của Intifadah ở Bờ Tây và Gaza vào tháng 9 năm 2000 có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty Fosberg, R. H., & Ghosh, A. (2006). Profitability And Capital Structure Of Amex And Nyse Firms. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy rằng các công ty NYSE và AMEX có cấu trúc vốn hơi khác nhau. Các công ty NYSE thƣờng sử dụng khoản vay nợ nhiều hơn từ 5% đến 8% trong cấu trúc vốn của họ so với các công ty AMEX. Qua đó cũng thấy rằng số nợ trong cấu trúc vốn của các công ty AMEX đã giảm phần nào từ năm 1985 đến 2003 nhƣng vẫn tƣơng đối ổn định đối với các công ty NYSE. Ngoài ra, các công ty NYSE đƣợc phát hiện có mối quan hệ nghịch đảo mạnh mẽ giữa lợi nhuận của công ty và số nợ
- 5 trong cấu trúc vốn của công ty. Kết quả này nhìn chung phù hợp với “lý thuyết thông tin bất đối xứng” của Myers và Majluf về cấu trúc vốn. Không tìm thấy mối quan hệ nào giữa lợi nhuận và cấu trúc vốn của các công ty AMEX. So sánh các kết quả này với các tính toán tƣơng tự đƣợc tìm thấy trong Fosberg và Ghosh (2005) cho các công ty NASDAQ cho thấy rằng, giống nhƣ các công ty AMEX, các công ty NASDAQ sử dụng ít nợ hơn trong cấu trúc vốn của họ so với các công ty NYSE và không có mối quan hệ nào giữa khả năng sinh lời và cấu trúc vốn. Do đó, vì những điểm bất thƣờng này tồn tại đối với cả công ty AMEX và NASDAQ, hai điểm bất thƣờng này không thể là một hiệu ứng niêm yết trao đổi. Onaolapo Abdrahman Adekunle and S.O. Kajola, Capital structure and firm performance: Evidence from Nigeria. Bài báo này xem xét tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động tài chính của công ty bằng cách sử dụng mẫu của ba mƣơi công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Nigeria trong giai đoạn bảy năm, 2001-2007. Dữ liệu bảng cho các công ty đƣợc chọn đƣợc tạo và phân tích bằng cách sử dụng Thông thƣờng Ít nhất Bình phƣơng (OLS) nhƣ một phƣơng pháp ƣớc lƣợng. Kết quả cho thấy rằng cấu trúc vốn của một công ty đƣợc thay thế bởi Hệ số nợ, DR có tác động tiêu cực đáng kể đến các thƣớc đo tài chính của công ty (Tỷ suất sinh lời trên tài sản, ROA và Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, ROE). Nghiên cứu theo những phát hiện này, chỉ ra sự nhất quán với các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây và cung cấp bằng chứng hỗ trợ lý thuyết chi phí đại lý. Anura De Zoysa et al. Capital structure and firm performance in emerging economies: An empirical analysis of sri lankan firms. Bài báo này đƣa ra một phân tích thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trƣờng mới nổi - Sri Lanka. Nghiên cứu áp dụng cả mô hình hồi quy dữ liệu tổng hợp và bảng điều khiển cho một mẫu gồm 155 công ty đƣợc niêm yết tại Sri Lanka. Kết quả chứng minh rằng hầu hết các công ty Sri Lanka tài trợ cho hoạt động của họ bằng vốn nợ ngắn hạn so với vốn nợ dài hạn và cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng hoạt động của công ty bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi việc sử dụng vốn nợ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực
- 6 đáng kể giữa tính hữu hình và hiệu suất cho thấy việc sử dụng tài sản dài hạn không hiệu quả. Những tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động liên quan đến việc sử dụng quá mức các khoản nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn không đƣợc sử dụng đầy đủ cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp những định hƣớng chính sách hữu ích. Osuji Casmir Chinaemerem and Odita Anthony (2012) Impact of Capital Structure on the Financial Performance of Nigerian Firms. Bài báo này xem xét tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động tài chính của các công ty Nigeria bằng cách sử dụng một mẫu gồm ba mƣơi công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Nigeria trong giai đoạn bảy năm, 2004 - 2010. Dữ liệu bảng cho các công ty đƣợc chọn đã đƣợc tạo và phân tích bằng cách sử dụng bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng (OLS) nhƣ một phƣơng pháp ƣớc lƣợng. Kết quả cho thấy rằng cơ cấu đầu ngƣời của một công ty đƣợc thay thế bởi Tỷ lệ Nợ, TS có tác động tiêu cực đáng kể đến các thƣớc đo tài chính của công ty (Tỷ suất sinh lời trên tài sản, ROA và Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, ROE). Việc nghiên cứu những phát hiện này chỉ ra sự nhất quán với các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây và cung cấp bằng chứng hỗ trợ lý thuyết chi phí đại lý. Abbasali Pouraghajan et al (2012), The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran. Với mục đích này, tác giả đã nghiên cứu và thử nghiệm một mẫu 400 năm công ty giữa các công ty đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran dƣới dạng 12 nhóm công nghiệp trong suốt những năm từ 2006 đến 2010. Trong nghiên cứu này, các biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty. Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty, và mối quan hệ thuận đáng kể giữa vòng quay tài sản, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ hữu hình của tài sản và cơ hội tăng trƣởng với các biện pháp hiệu quả tài
- 7 chính. Nhƣng mối quan hệ giữa các chỉ số ROA và ROE với tuổi của doanh nghiệp là không đáng kể. Ngoài ra, một số ngành đƣợc nghiên cứu có ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách giảm tỷ lệ nợ, ban lãnh đạo có thể tăng lợi nhuận của công ty và do đó số lƣợng các biện pháp hoạt động tài chính của công ty và cũng có thể làm tăng tài sản của cổ đông. Matjaz Crnigoj and Dusan Mramor (2009) Determinants of Capital Structure in Emerging European Economies: Evidence from Slovenian Firms. Mặc dù đã có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số khác biệt về cấu trúc vốn có thể đƣợc giải thích bằng lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại trong các nền kinh tế thị trƣờng trƣởng thành, nhƣng các lực lƣợng đằng sau các quyết định cấu trúc vốn ở các nền kinh tế châu Âu mới nổi vẫn là một câu đố. Tuy nhiên, theo giả định của tác giả, ở những quốc gia này, sự thay đổi trong hệ thống kinh tế, và do đó là quản trị doanh nghiệp, chỉ diễn ra từ từ; các lực lƣợng khác phải hoạt động khi doanh nghiệp quyết định cơ cấu vốn của họ so với cơ cấu vốn của các nền kinh tế thị trƣờng trƣởng thành. Sau khi xác định các yếu tố liên quan có thể có ở các doanh nghiệp Slovenia, tác giả cho thấy rằng trong suốt giai đoạn từ 1999 đến 2006, những yếu tố này đã giải thích phần lớn sự khác biệt về cấu trúc vốn. Tuy nhiên, khả năng giải thích của các yếu tố đƣợc đề xuất đang thay đổi, điều này có nghĩa là thay đổi quản trị công ty và hành vi tài chính của các doanh nghiệp Slovenia trong quá trình chuyển đổi. 2.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu Một là, các công trình đã góp phần hệ thống hóa và làm r thêm lý luận về vốn, quản lý sử dụng vốn và quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu từng đề tài nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của từng đề tài của tác giả. Các công trình nghiên cứu về vốn, chủ yếu đều đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về VLĐ và VCĐ. Trong đó, nêu ra và phân tích các quan điểm khác nhau về vốn và đƣa ra quan điểm riêng của tác giả. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý và sử dụng vốn trong những loại hình kinh doanh khác nhau tùy thuộc vào đối tƣợng, phạm vi đề tài nghiên cứu của từng nghiên cứu.
- 8 Hai là, tùy theo đề tài của mình, các tác giả đã khảo sát thực trạng về vấn đề nghiên cứu và có những đánh giá về kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Cụ thể là đã phân tích r đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà đề tài tác giả nghiên cứu ảnh hƣởng đến vốn kinh doanh, cơ cấu vốn kinh doanh hay công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp mà các tác giả khảo sát. Ba là, đại bộ phận các công trình nghiên cứu có phƣơng pháp nghiên cứu khá tốt, kết hợp giữa phƣơng pháp luận với các phƣơng pháp kỹ thuật cụ thể, kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống với phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại. Qua đó đã hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận và tổng kết đƣợc về thực tiễn và đƣa ra giải pháp hoàn thiện. Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến quản lý vốn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, đã có những công trình nghiên cứu khảo sát, phân tích rất chi tiết nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu trực diện về một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Do đó có thể khẳng định nghiên cứu của CHV là không hoàn toàn trùng lặp với những công trình nghiên cứu đã công bố 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài luận văn cao học của CHV nhằm đánh giá thực trạng tình hình quản lý vốn tại công ty cổ phần hóa chất Việt Trì. Thông qua cơ sở lý luận và mục tiêu định hƣớng của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty, để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn của công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì trong giai đoạn tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn trong doanh nghiệp kinh doanh
- 9 - Thu thập dữ liệu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý vốn, xác định các nguyên nhân cơ bản tác động đến công tác quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì - Đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn tới 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, hiệu quả công tác quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, thực trạng quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì. Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì (trực thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam). Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập về thực thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì trong giai đoạn 2017 -2019; đề án phát triển công ty đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu sơ cấp: Tìm hiểu, thu thập thông tin từ việc điều tra các cán bộ, ngƣời lao động tại các nhà máy, xƣởng sản xuất và bộ phận tiêu thụ tại công ty. Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo, văn bản chính thức của công ty. Số liệu cũng đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu đƣợc công bố chính thống nhƣ báo cáo khoa học, dự án, tham luận tại các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet, số liệu thống kê... Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu đƣợc thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
- 10 5.2. Phương pháp phân tích số liệu Phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế: Các số liệu, tài liệu đã thu thập đƣợc hệ thống hóa và phân thành từng nhóm dữ liệu để phân tích và đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel. Phƣơng pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp đã thu thập, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét, so sánh giữa các năm, so sánh với với các doanh nghiệp khác nhau trên cùng địa bàn, so sánh với các doanh nghiệp ở địa phƣơng khác, giữa các lĩnh vực vốn kinh doanh của doanh nghiệp,... Từ đó, xác định rõ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CP hóa chất Việt Trì. Phƣơng pháp tỷ lệ: Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định các ngƣỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp khi so với với các tỷ lệ tham chiếu. Phƣơng pháp này thƣờng phân các chỉ tiêu tài chính thành các nhóm đặc trƣng, nhƣ nhóm tỷ lệ về khả năng hóa thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, năng lực kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. Sử dụng phƣơng pháp tỷ lệ cho thấy mức độ hoạt động thực tế của công ty đang ở ngƣỡng nào so với chuẩn mực chung đƣợc chuyên gia kinh tế tính toán, từ đó đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động của công ty và dự báo những nguy cơ, rủi ro công ty có thể gặp phải, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khắc phục 6. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu, phụ lục thì gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hóa chất Việt Trì Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của công ty cổ phần hóa chất Việt Trì
- 11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận cơ bản 1.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu đƣợc của bất kỳ giai đoạn nào trong một quá trình SXKD tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy, VKD là gì? Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về VKD. Tại những thời điểm và những góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan điểm khác nhau về VKD. Theo P. Samuelson – một nhà kinh tế học của trƣờng phái tân cổ điển, Ông cho rằng vốn là “hàng hóa” đƣợc sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là “đầu vào” cho hoạt động sản xuất của một DN. Nhƣ vậy, VKD có thể tồn tại dƣới cả hình thái tiền tệ và hình thái hiện vật nhƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, nguyên vật liệu, hàng hóa trung gian... Theo quan điểm này mới cho thấy trạng thái biểu hiện của vốn, vốn chỉ tham gia vào quá trình sản xuất mà chƣa tham gia vào quá trình kinh doanh, chƣa thể hiện đầy đủ mục đích sử dụng vốn. Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hoá nhƣng đƣợc sử dụng tiếp tục vào quá trình SXKD tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Đất đai không đƣợc coi là vốn. Theo quan điểm này cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, song chƣa cho thấy mục đích sử dụng vốn. Thực tế nghiên cứu cho thấy, quá trình SXKD của DN đƣợc thực hiện liên tục qua 3 khâu: dự trữ sản xuất, sản xuất, lƣu thông. Do đó VKD của DN cũng vận động không ngừng, tạo ra sự tuần hoàn và luân chuyển vốn. Qúa trình luân chuyển đƣợc bắt đầu từ hình thái tiền tệ (T) sang hình thái hàng hóa (H) cụ thể: Khi DN mua sắm các yếu tố đầu vào là TLSX và SLĐ, qua quá trình sản xuất giá trị TLSX và SLĐ sẽ đƣợc chuyển dần vào giá trị sản phẩm và vốn trở lại hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên
188 p | 284 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn