intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự can thiệp của Chính phủ và hiệu quả đầu tư - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

37
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này trình bày tác động về sự can thiệp của Chính phủ vào hành vi đầu tư của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Thông qua việc kiểm soát, quản lý các doanh nghiệp, Chính phủ đã có những can thiệp, tác động đến hoạt động đầu tư của những doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự can thiệp của Chính phủ và hiệu quả đầu tư - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------------------------- MAI THỊ THANH TRÚC SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------------------------- MAI THỊ THANH TRÚC SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS . TS TRẦN THỊ THÙY LINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Sự can thiệp của Chính phủ và hiệu quả đầu tư: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tác giả cùng với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thùy Linh và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng07 năm 2018 Người thực hiện Mai Thị Thanh Trúc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: ............................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5 Đóng góp mới của đề tài: ............................................................................................ 4 1.6 Kết cấu đề tài: .............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN........... 5 2.1 Khung lý thuyết: .......................................................................................................... 6 2.1.1 Lý thuyết “Nắm bàn tay” (Grabbing hand) .................................................... 6 2.1.2 Lý thuyết đại diện (Agency theory): ................................................................ 7 2.2 Các nghiên cứu liên quan trước đây .......................................................................... 8 2.2.1 Các nghiên cứu về loại hình sở hữu tác động đến hiệu quả đầu tư. ............. 8 2.2.2 Các nghiên cứu về các kết nối chính trị đến hiệu quả đầu tư. ..................... 10 2.2.3 Các nghiên cứu về tác động của Chính phủ tại các doanh nghiệp phân theo vị trí địa lý. ........................................................................................................ 16 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm: .................................................................. 18 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 22 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 22 3.2 Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................................. 23
  5. 3.3 Mô tả biến: ................................................................................................................. 24 3.3.1Biến phụ thuộc INV: ......................................................................................... 24 3.3.2 Biến độc lập: ..................................................................................................... 24 3.3.3 Biến kiểm soát: ................................................................................................. 26 3.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................... 29 3.4.1 Mô hình nghiên cứu những tác động của cơ hội đầu tư đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp: .................................................................................. 29 3.4.2 Kiểm tra độ nhạy: ............................................................................................ 30 3.4.3 Mô hình phân tích các nhân tố dẫn tới sự thay đổi trong kết nối chính trị: …………………………………………………………………………..30 3.5 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 30 3.5.1 Thống kê mô tả: ............................................................................................... 31 3.5.2 Phương pháp ước lượng .................................................................................. 31 3.5.3 Kiểm định chọn POL, REM, FEM................................................................. 32 3.5.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan. ........................................................... 32 3.5.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi. .................................................. 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 33 4.1 Thống kê mô tả: ......................................................................................................... 33 4.1.1 Thống kê mẫu nghiên cứu: Phân theo loại hình doanh nghiệp: ................. 33 4.1.2 Phân tích thống kê mô tả các biến .................................................................. 34 4.1.3 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến: ................................................ 38 4.1.4 Kiểm định chọn POOLS, REM, FEM. .......................................................... 40 4.1.5 Kiểm định tự tương quan: .............................................................................. 40 4.1.6 Kiểm định phương sai thay đổi: ..................................................................... 41 4.2 Kết quả hồi quy .......................................................................................................... 42 4.2.1 Tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả đầu tư..................................... 42 4.2.2 Tác động của các kết nối chính trị đến hiệu quả đầu tư: ............................. 44 4.2.3 Tác động của kiểm soát Chính phủ tại các doanh nghiệp ở Trung ương và Địa phương. .......................................................................................................... 48 4.3 Kiểm tra độ nhạy ....................................................................................................... 51
  6. 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết nối chính trị. ....................................... 54 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu:................................................................................. 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 59 5.1 Kết luận: ..................................................................................................................... 59 5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 62 PHỤ LỤC………………. ................................................................................................ 67
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Thuật ngữ Giải thích Doanh nghiệp Nhà nước Trung CSOE Central State-owned enterprise ương doanh nghiệp Nhà Doanh nghiệp Nhà nước. nước Doanh nghiệp không thuộc sở Non – SOE Non- state-owned enterprise hữu Nhà nước Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà SOE State-owned enterprise nước PROEs Privately owned enterprise Doanh nghiệp tư nhân
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1.1 Bảng thống kê mẫu nghiên cứu. Bảng 4.1.2.Phân tích thống kê mô tả các biến. Bảng 4.1.3.1 Ma trận tương quan giữa các biến cho mẫu non – SOE. Bảng 4.1.3.2 Ma trận tương quan giữa các biến cho mẫu non – SOE. Bảng 4.2.1.1 Tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả đầu tư. Bảng 4.2.2.1 Tác động của các kết nối Chính trị đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp . Bảng 4.2.3.1 Mức độ kiểm soát của Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp SOE. Bảng 4.3.1Phân tích sự nhạy cảm của doanh thu theo loại hình doanh nghiệp. Bảng 4.4.1 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết nối chính trị.
  9. TÓM TẮT Bài nghiên cứu “Sự can thiệp của Chính phủ và hiệu quả đầu tư - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” khảo sát tác động can thiệp của Chính phủ đến hoạt động của các doanh nghiệp tại thị trường chứng khoán Việt Nam.Bằng cách sử dụng mẫu dữ liệu khoảng 158doanh nghiệp niêm yết liên tục trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, cũng như sử dụng phương pháp hồi quy FEMđể thực ước lượng mô hình.Kết quả cho thấy thấy rằng sự nhạy cảm của chi đầu tư đối với các cơ hội đầu tư yếu hơn đáng kể đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Thứ hai, tác giả đánh giá sự can thiệp của Chính phủ bằng cách liệu một công ty có liên quan về chính trị thông qua việc sử dụng các giám đốc điều hành hàng đầu có nền tảng Chính phủ hay không. Tác giả thấy rằng các kết nối chính trị làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp Nhà nước.Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy bằng chứng như vậy ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Kết hợp với nhau, những phát hiện của tác giả gợi ý rằng sự can thiệp của Chính phủ vào các doanh nghiệp Nhà nước thông qua quyền sở hữu của đa số Nhà nước hoặc chỉ định các nhà quản lý có liên quan bóp méo hành vi đầu tư và làm hại hiệu quả đầu tư. Từ khóa: Sự can thiệp của Chính phủ, SOE – doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, non – SOE doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước, hiệu quả đầu tư, thị trường chứng khóan Việt Nam.
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngay từ khi Nhà nước ra đời, thì Chính Phủ với tư cách là một thể chế điều hành quốc gia, đã có những vai trò không thể phủ nhận như xây dựng và bảo vệ các khuôn khổ pháp lí, đánh thuế vào chi tiêu.Tuy nhiên trong các giai đoạn khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế. Cụ thể như tư tưởng của Adam Smith, cho rằng cơ chế bàn tay vô hình của thị trường sẽ dẫn dắt việc sản xuất ra những hàng hóa mà mọi người mong muốn theo cách tốt nhất, không cần Chính phủ, thị trường sẽ phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Còn Keynes thì cho rằng “ Nhà nước cần thực hiện những chương trình đầu tư với quy mô lớn để kích cầu có hiệu quả, qua đó Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Vào những năm 70s, Paul Samuelson người đã sáng lập ra trường phái kinh tế học hiện đại đã chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào “cả hai bàn tay” là cơ chế thị trường và Nhà nước. Ông cho rằng “Cả Thị trường và Chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh. Thiếu một trong hai điều này thì hoạt động của nền kinh tế chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay. (Paul A. Saumuelson, 1967)”. Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chủ trương phát triển nền kinh tế hỗn hợp, trong đó cả Nhà nước và thị trường cùng điều tiết nền kinh tế nhằm khai thác được triệt để những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu những thất bại của thị trường lẫn Chính phủ. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định nhằm hỗ trợ cho hoạt động đầu tư trên phạm vi cả nước và các tỉnh. Kể đến như Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi đầu tư, nghị định 61/2010/NĐ-CP vè những chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Một số nghị quyết hỗ trợ đầu tư trên địa bàn các tỉnh như: Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển trong lĩnh vực du lịch tỉnh Đồng Tháp, Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ đầu tư
  11. 2 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, còn nhiều nhiệm vụ nêu ra đã thực hiện không hiệu quả, các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta cũng gặp một số hạn chế.Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện tồn tại 72 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 42.744 tỷ đồng, tăng hơn 9.000 tỷ đồng so với ban đầu. (Nguồn: Khánh Hà-2017) Tại Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng sự can thiệp của Chính phủ đến tình hình kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Sự can thiệp của Chính Phủ và hiệu quả đầu tư: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Trong nghiên cứu này trình bày tác động về sự can thiệp của Chính phủ vào hành vi đầu tư của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Thông qua việc kiểm soát, quản lý các doanh nghiệp, Chính phủ đã có những can thiệp, tác động đến hoạt động đầu tư của những doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát của đề tài, bài nghiên cứu tập trung vào nhừng mục tiêu cụ thể sau: -Đầu tiên, bài nghiên cứu giúp ta nhận thấy ảnh hưởng của các cơ hội đầu tư đến chi đầu tư. -Tiếp theo đó là làm rõ những tác động của sự can thiệp của Chính phủ đến hiệu quả đầu tư, so sánh sự khác nhau giữa hiệu quả đầu tư giữa những doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước. Tác động của những can thiệp về chính trị đến hiệu quả đầu tư. -Và cuối cùng, bài nghiên cứu so sánh hiệu quả đầu tư của những doanh nghiệp ở nhữngvị trí địa lý khác nhau .
  12. 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, bài nghiên cứu này tập trung làm rõ, giải quyết các câu hỏi sau: 1. Các cơ hội đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến chi đầu tư của doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và không thuộc sở hữu Nhà nước? 2. Ảnh hưởng của những CEO có liên quan về chính trị có tác động như thế nào đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp do họ quản lý? 3. Sự can thiệp của Chính phủ tại những doanh nghiệp ở những khu vực, vị trí địa lý khác nhau như thế nào? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Sự can thiệp của Chính phủ đến hoạt động đầu tư của những doanh nghiệp. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả thực hiện nghiên cứu với dữ liệu tại Việt Nam: 158 doanh nghiệp niêm yết trên 02 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định tác động về sự can thiệp của Chính phủ đến hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Áp dụng mô hình hiệu ứng cố định ( Fixed effect model – FEM) để đo lường các tác động của sự can thiệp của Chính phủ đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp được niêm yết. Đồng thời sử dụng mô hình FEM để làm rõ mức độ ảnh hưởng của những nhân tố có ảnh hưởng đến các kết nối Chính trị. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm Stata để thực hiện định lượng và phục vụ cho việc kiểm định tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả đầu tư tại thị trường Việt Nam.
  13. 4 1.5 Đóng góp mới của đề tài: Về lý luận, đề tài củng cố các luận điểm của các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự can thiệp Chính phủ đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp được niêm yết. Về thực tiễn, đề tài cung cấp bằng chứng thực nghiệm để làm rõ tác động về những can thiệp của Nhà nước đến hoạt động, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong một mẫu các doanh nghiệp trong nước niêm yết trong nước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. 1.6 Kết cấu đề tài: Bố cục bài nghiên cứu gồm 5 chương được trình bày như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây.Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây về sự can thiệp của Chính phủ đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp được niêm yết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.Trong chương này, tác giả làm rõ mô hình thực nghiệm, hàm hồi quy, danh sách biến, nguồn dữ liệu và phương pháp ước lượng. Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận. Chương này sẽ tổng kết các kết quả mà đề tài đạt được và rút ra các hạn chế của đề tài, những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong thế giới hoàn hảo của Modigliani và Miller (1958), chính sách đầu tư của một công ty chỉ phụ thuộc vào các cơ hội đầu tư của nó. Mặc dù lý thuyết này là nền tảng của đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm đã xác định được một loạt các mâu thuẫn và các yếu tố ảnh hưởng để ngăn cản các doanh nghiệp tối ưu hóa đầu tư. Sự bất cân xứng thông tin và các vấn đề đại diện là hai vấn đề được chú ý nhiều nhất trong các nghiên cứu trước. Các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào hai sự mâu thuẫn: Sự bất đối xứng thông tin và các vấn đề đại diện. Các mô hình về tài chính bên ngoài dự đoán rằng đầu tư yếu kém do sự bất cân xứng về thông tin dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn bất lợi. Có liên quan nhiều hơn đến bài nghiên cứu là các mô hình về chi phí đại diện – sự xung đột giữa các nhà quản lý và các cổ đông. Vì các nhà quản lý giả định theo đuổi các mục tiêu riêng của họ, điều đó có thể dẫn đến các mâu thuẫn với các cổ đông bên ngoài, họ có thể ưa thích hoạt động kinh doanh lớn thay vì lợi nhuận (ví dụ: Jensen, 1986; Stulz, 1990, Zwiebel, 1996). Bằng chứng kinh nghiệm phù hợp với việc xây dựng đế chế đã trở nên phổ biến (ví dụ, Lang và cộng sự, 1991, Morck và cộng sự, 1990, Blanchard và cộng sự, 1994). Nghiên cứu hiện nay logic cơ bản của chúng ta giống với dự đoán từ các mô hình về chi phí đại diện, bài nghiên cứu khám phá một bối cảnh của Việt Nam để kiểm tra xem sự can thiệp của Chính phủ vào các doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) là một sự tác động khác dẫn tới sự không hiệu quả trong đầu tư. Tác động từ kiểm soát của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Các khoản đầu tư với sự can thiệp bởi Chính phủ có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi nhuận để thực hiện các kế hoạch và chính sách của Chính phủ. Thêm vào đó, khi các dự án không đạt được kết quả như mong muốn hoặc khi có cơ hội giảm đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước khó có thể chấm dứt các dự án kém hiệu quả hoặc giảm đầu tư do những xung đột tiềm ẩn với các chương trình và chính sách của Chính phủ. Tác động của sự can thiệp của Chính phủ vào hiệu quả đầu tư có thể hỗ trợ khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp dễ dàng hơn
  15. 6 cho các doanh nghiệp Nhà nước Bằng chứng thống nhất cho thấy các doanh nghiệp có quan hệ chính trị có nhiều nguồn tài chính ngân hàng hơn (Sapienza, 2004; Khwaja and Mian, 2005; Faccio et al., 2006; Leuz and Oberholzer-Gee, 2006) . Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ tác động của sự can thiêp Chính phủ đến hiệu quả đầu tư tại các doanh nghiệp hiện nay. 2.1 Khung lý thuyết: 2.1.1 Lý thuyết “Nắm bàn tay” (Grabbing hand) Lý thuyết "Grabbing hand" (Shleifer và Vishny (1994, 1998)), cho thấy rằng các doanh nghiệp được kiểm soát bởi Nhà nước có xu hướng đầu tư kém hiệu quả hơn, do tình trạng quá tải, bồi thường quá mức và phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Tác giả bài nghiên cứu “Government intervention and investment efficiency: Evidence from China” cũng đã dựa vào lý thuyết này dự đoán những can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết này trình bày về những can thiệp chính trị, gây ra sự khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa công ty cổ phần có phần vốn chi phối của nhà nước và các doanh nghiệp mà nhà nước không sở hữu, xuất phát từ việc các nhà chính trị và các quan chức có xu hướng sử dụng công ty cổ phần có phần vốn chi phối của nhà nuớc để phục vụ các mục tiêu chính trị của họ. Hầu hết các nhà kinh tế ủng hộ mô hình với sự trợ giúp của Nhà nước vào nền kinh tế. Những gì Nhà nước làm như là một nỗ lực để cải thiện phúc lợi xã hội, tăng cường tiềm lực chính trị và tiềm năng phát triển. Các nhà lãnh đạo Chính phủ có mục tiêu thúc đẩy để hoàn thành các mục tiêu xã hội và chính trị như phát triển khu vực, sức khoẻ tài chính, và sự ổn định xã hội thông qua sự tham gia của họ vào các doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước phân phối phúc lợi, đảm bảo mục tiêu cuối cùng là cân bằng xã hội.
  16. 7 2.1.2 Lý thuyết đại diện (Agency theory): Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Các giải pháp để giảm chi phí ủy quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình. Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chính sách kế toán khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay. Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Do sự không đối xứng, không hoàn hảo về thông tin giữa người ủy quyền và người đại diện, việc tồn tại chi phí người đại diện là tất yếu. Tái cơ cấu các doanh
  17. 8 nghiệp Nhà nước có rất nhiều nội dung phải triển khai, song chắc chắn một nội dung quan trọng cần phải được giải quyết đó là lựa chọn người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tác động từ kiểm soát của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Các khoản đầu tư với sự can thiệp bởi Chính phủ có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi nhuận để thực hiện các kế hoạch và chính sách mà Chính phủ đề ra. Thêm vào đó, khi các dự án không đạt được kết quả như mong muốn hoặc khi có cơ hội giảm đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước khó có thể chấm dứt các dự án không có hiệu quả hoặc giảm đầu tư do những xung đột tiềm ẩn với các chương trình và chính sách của Chính phủ. Tác động của sự can thiệp của Chính phủ vào hiệu quả đầu tư có thể hỗ trợ khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp dễ dàng hơn . Bằng chứng thống nhất cho thấy các doanh nghiệp có quan hệ chính trị có nhiều nguồn tài chính ngân hàng hơn (Sapienza, 2004; Khwaja and Mian, 2005; Faccio et al., 2006; Leuz and Oberholzer-Gee, 2006) . Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ tác động của sự can thiêp Chính phủ đến hiệu quả đầu tư tại các doanh nghiệp hiện nay. 2.2 Các nghiên cứu liên quan trước đây 2.2.1 Các nghiên cứu về loại hình sở hữu tác động đến hiệu quả đầu tư. Theo nghiên cứu của D-Chen (2013) về tác động của sự can thiệp của Chính phủ đối với đầu tư tương đối cao hơn và quan trọng hơn giữa các doanh nghiệp Nhà nước so với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Sự kết hợp đó làm hạn chế hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước nhưng không ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Kết luận này cũng phù hợp với giả thiết ban đầu của bài nghiên cứu. Theo R Innes (1991) nghiên cứu về vấn đề đầu tư và sự can thiệp của Chính phủ. Ở mức đầu tư cao hơn sẽ làm cho giảm bớt động lực vay và đầu tư. Vì vậy đảm bảo cho vay sẽ khuyến khích các chủ doanh nghiệp vay để đầu tư khi mức đầu
  18. 9 tư thấp hơn quy mô khoản vay được bảo lãnh. Điều đó dẫn đến việc SOEs có hệ số đòn bẩy cao hơn so non-SOEs. Một số nghiên cứu của De Long and Summers (1991), Corrado, Hulten, và Sichel (2009), Daniele (2011) tập trung vào những ảnh hưởng của sự can thiệp của Chính phủ, đặc biệt là sự đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định trong số các doanh nghiệp Nhà nước. Hiệu quả kinh tế của việc can thiệp vào việc phân bổ đầu tư của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào các mục tiêu kinh tế xã hội của Chính phủ, với các loại hình đầu tư khác nhau (như tài sản cố định, tài nguyên thiên nhiên, vốn chủ sở hữu và đầu tư R & D) để đáp ứng một loạt các mục tiêu của Chính phủ và các mối quan tâm . Theo nghiên cứu của Thomas A. Poynter (2009) về sự can thiệp của Chính phủ tại các nước kém phát triển. Các hoạt động can thiệp dường như đang hướng tới việc chuyển giao một phần quyền sở hữu và kiểm soát, gia tăng giá trị gia tăng trong nước. Một vài vấn đề cần được chú trọng như: Trong mỗi quốc gia, Chính phủ phân biệt đối xử, can thiệp vào một số doanh nghiệp nhiều hơn so với ở các nước khác; và trong các ngành kinh doanh rộng lớn trong cùng một quốc gia, Chính phủ vẫn phân biệt đối xử. Theo nghiên cứu về những khủng hoảng kinh tế và sự can thiệp của Chính phủ của StephenK.Aikins (2009): Sự thống trị của hệ thống thị trường tự do hoặc sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế đã có những hậu quả thảm khốc do không tránh được sai lầm trong quá khứ, xây dựng trên những thành công trong quá khứ và đưa ra các biện pháp bảo vệ và kiểm soát để giảm thiểu sự thiếu hiệu quả trong đầu tư. Cả Chính phủ và thị trường cần phải cùng tồn tại theo cách tôn trọng sự đóng góp của nhau đối với nền kinh tế bền vững trong một xã hội dân chủ. Sự cùng tồn tại này sẽ có lợi với khuôn khổ pháp lý nhấn mạnh việc tuân thủ, hiệu quả, quản lý rủi ro và điều phối toàn cầu thông qua việc sử dụng hợp lý các công nghệ và các quy trình sáng tạo nhằm giảm thiểu cơ hội thất bại.
  19. 10 Theo Eskil Goldeng, Leo A. Grünfeld and Gabriel R. G. Benito(2008) nghiên cứu về hiệu quả khác biệt giữa những doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước cho rằng hiệu quả có liên quan đến thị phần của các doanh nghiệp cũng như sự tập trung của thị trường. Theo Phan Phương (2018) cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. Tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách Nhà nước có tốc độ tăng chậm (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011; chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.Một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao. Theo PGS.TS Phương Ngọc Thạch (2017): Nhờ có thành phần kinh tế Nhà nước mà Nhà nước có sức mạnh vật chất, để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Tóm lại, doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện các mục tiêu: là công cụ chính sách về ngành, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, công cụ ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu xã hội. Kết luận từ những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng sự nhạy cảm của chi đầu tư đối với các cơ hội đầu tư yếu hơn đối với các doanh nghiệp Nhà nước so với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, cho thấy hiệu quả đầu tư thấp hơn ở các doanh nghiệp Nhà nước. 2.2.2 Các nghiên cứu về các kết nối chính trị đến hiệu quả đầu tư. Theo nghiên cứu của Faccio (2006): Ít nhất ở một số quốc gia, các mối liên hệ về chính trị đã tạo ra sự phân bổ vốn thông qua việc hỗ trợ tài chính khi các doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có kết nối chính trị còn có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn những doanh nghiệp khác. Có thể là do các nhà cho vay nhận được sự hỗ trợ kinh tế trực tiếp từ các Chính phủ mà các doanh nghiệp
  20. 11 liên kết. Khi IMF hoặc WB cung cấp viện trợ, các doanh nghiệp có liên quan đến chính trị thường được các nước láng giềng hỗ trợ nhiều hơn , do đó cho thấy các doanh nghiệp có liên quan đến chính trị sử dụng đòn bẩy lớn hơn. Thứ hai là họ bị buộc phải cho các doanh nghiệp có liên quan đến chính trị vay . Thứ ba là người cho vay nhận được bù đắp các khoản lợi ích từ Chính phủ cho việc cho vay như vậy. Ở đây có một khả năng khác là các nhà cho vay cân nhắc đến các quyết định cho vay của họ bởi vì người đi vay sẽ được “hỗ trợ” khi họ gặp khủng hoảng về kinh tế và do đó họ sẽ được cho vay nhiều hơn. Các doanh nghiệp có liên quan đến chính trị vay mượn nhiều hơn, nhưng họ cũng có nhiều khả năng sẽ được Chính phủ của họ hỗ trợ khi họ gặp phải sự bất ổn về kinh tế. Các nhà cho vay đối với các doanh nghiệp được kết nối cho phép các doanh nghiệp này có nhiều thời gian thanh toán hơn khi các doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động kém hơn so với các doanh nghiệp không liên kết. Và vì thế mà họ có đòn bẩy lớn hơn so với các doanh nghiệp không liên kết chính trị. Theo Fan và các cộng sự (2007) nghiên cứu về sự hiện diện của các CEO có liên quan đến chính trị.Kết quả chỉ ra rằng việc bổ nhiệm các Giám đốc điều hành có liên quan đến chính trị không làm tăng giá trị của cổ đông mà là thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Bài nghiên cứu đã ghi nhận sự hiện diện đáng kể của các CEO có liên quan đến chính trị trong các công ty niêm yết. Sự có mặt của họ liên quan đến điều kiện kinh tế vĩ mô khu vực, nghĩa là thất nghiệp và thâm hụt tài chính của Chính phủ. Bằng chứng chung là phù hợp với lập luận bàn tay nắm lấy.Các doanh nghiệp Nhà nước dưới sự kiểm soát của họ để hoàn thành các mục tiêu không phù hợp với việc tối đa hóa giá trị công ty. Nhìn chung, kết quả thực nghiệm của tác giả cho thấy mâu thuẫn giữa các mục tiêu kinh tế và chính trị đặt ra một thách thức đáng tin cậy đối với cải cách thị trường và doanh nghiệp trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở Nga, thất bại của chính quyền trung ương để giảm bớt hiệu quả vấn đề cơ quan của các chính quyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1