Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đánh giá yác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- ĐẶNG ĐÌNH TRIỀU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÖC TỔ CHỨC QUAN LIÊU TRONG CÔNG VIỆC ĐẾN XUNG ĐỘT VAI TRÕ VÀ QUÁ TẢI VAI TRÕ CỦA CÔNG CHỨC TRONG TỔ CHỨC CÔNG THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- ĐẶNG ĐÌNH TRIỀU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÖC TỔ CHỨC QUAN LIÊU TRONG CÔNG VIỆC ĐẾN XUNG ĐỘT VAI TRÕ VÀ QUÁ TẢI VAI TRÕ CỦA CÔNG CHỨC TRONG TỔ CHỨC CÔNG THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LƢU TRỌNG TUẤN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Đặng Đình Triều, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học này. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những cam kết trên. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2016 Người thực hiện luận văn Đặng Đình Triều
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT Chƣơng 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu .....................................................................................5 1.2.1. Giới thiệu về huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định .........................................5 1.2.2. Giới thiệu các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ......................................................................................................6 1.2.2.1. Số lượng các tổ chức công ...............................................................6 1.2.2.2. V tr v c l m v n c ế................................................................7 1.2.2.3. Chất lượng độ ngũ công c ức .........................................................7 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................7 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................7 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................8 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................8 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................8 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................8 1.7. Bố cục luận văn .............................................................................................9 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................10 2.1. Các khái niệm .............................................................................................10 2.1.1. Vai trò ...................................................................................................10 2.1.2. Xung đột vai trò ....................................................................................10 2.1.3. Quá tải vai trò .......................................................................................12 2.1.4. Tổ chức công.........................................................................................13
- 2.1.5. Cấu trúc tổ chức quan liêu ....................................................................15 2.2. Các nghiên cứu trƣớc .................................................................................17 2.3. Lập luận giả thuyết ....................................................................................19 2.3.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc với xung đột vai trò ............................................................................................................19 2.3.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc với quá tải vai trò ...............................................................................................................21 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................24 3.1. Tổng quan về quy trình nghiên cứu .........................................................24 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................25 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ .....................................................................25 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ .....................................................................26 3.3. Nghiên cứu chính thức ...............................................................................26 3.3.1. Quy trình nghiên cứu chính thức ..........................................................26 3.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức ....................................................27 3.3.3. Thiết kế bảng khảo sát ..........................................................................28 3.3.4. Kế hoạch phân tích dữ liệu ...................................................................29 3.3.4.1. Diễn đạt v mã óa t ang đo .........................................................29 3.3.4.2. P ân t c dữ li u v k ểm đ nh giả thuyết......................................32 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................35 4.2. Thống kê và biểu đồ histogram các nhóm nhân tố trong mô hình ........38 4.3. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha .....................................................................................................................38 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố xung đột vai trò thông qua phân tích Cronbach’s Alpha ...............................................................................38 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố quá tải vai trò thông qua phân tích Cronbach’s Alpha ........................................................................................39 4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cấu trúc quan liêu trong công việc thông qua phân tích Cronbach’s Alpha ..............................................................40
- 4.3.3.1. Đán g á độ tin cậy của t ang đo ROU (T ủ tục óa) t ông qua p ân t c Cron ac ’s Alp a ........................................................................41 4.3.3.2. Đán g á độ tin cậy của t ang đo PO (Nguy n tắc óa) t ông qua p ân t c Cron ac ’s Alp a ........................................................................42 4.3.3.3. Đán g á độ tin cậy của t ang đo FO (Hìn t ức óa) t ông qua p ân t c Cron ac ’s Alp a ........................................................................43 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................46 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo Xung đột vai trò .......................46 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo Quá tải vai trò ...........................48 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá thang đo Cấu trúc quan liêu trong công việc ...............................................................................................................50 4.5. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ................................................................57 4.6. Tiến hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính ............................................58 4.6.1. Thống kê mô tả các biến hồi quy ..........................................................58 4.6.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ................................................59 4.6.2.1. Đối vớ mô ìn các n ân tố Cấu trúc quan l u trong công v c tác động đến xung đột va trò .......................................................................59 4.6.2.2. Đối vớ mô ìn các n ân tố cấu trúc quan l u trong công v c tác động đến quá tả va trò ...............................................................................60 4.6.3. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu ........................................................61 4.6.3.1. Đối vớ mô ìn các n ân tố Cấu trúc quan l u trong công v c tác động đến xung đột va trò .......................................................................61 4.6.3.2. Đối vớ mô ìn các n ân tố Cấu trúc quan l u trong công v c tác động đến quá tả va trò .........................................................................62 4.7. Kiểm định các giả thuyết ...........................................................................63 4.8. Phân tích ảnh hƣởng của các biến định tính đến xung đột vai trò và quá tải vai trò bằng T-test và Anova ..................................................................65 4.8.1. Kiểm định Giới tính ..............................................................................65 4.8.2. Kiểm định Độ tuổi ................................................................................66 4.8.3. Kiểm định trình độ học vấn ..................................................................66
- 4.8.4. Kiểm định chức danh, vị trí công việc ..................................................67 4.8.5. Kiểm định Thâm niên công tác .............................................................68 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .....................................71 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................71 5.2. Ý nghĩa của nghiên cứu và khuyến nghị ..................................................72 5.2.1. Ý nghĩa của nghiên cứu về mặt học thuật .............................................73 5.2.2. Ý nghĩa thực tiễn và khuyến nghị .........................................................73 5.2.2.1. Các ý ng ĩa về mặt thực tiễn của đề t .........................................73 5.2.2.2. Đề xuất các k uyến ngh nhằm giảm thiểu xung đột va trò v quá tả va trò ......................................................................................................73 5.2.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu kế tiếp .........................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 ANOVA Analysis of Variance 2 EFA Exploratory Factor Analysis 3 KMO Kaiser-Meyer-Olkin 4 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 5 VIF Variance Inflation Factor
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo thành phần Thủ tục hóa ............................................................29 Bảng 3.2: Thang đo thành phần Nguyên tắc hóa ......................................................30 Bảng 3.3: Thang đo thành phần Hình thức hóa ........................................................30 Bảng 3.4: Thang đo thành phần Lưu trữ hồ sơ, báo cáo ...........................................31 Bảng 3.5: Thang đo thành phần Xung đột vai trò .....................................................31 Bảng 3.6: Thang đo thành phần quá tải vai trò .........................................................32 Bảng 4.1: Thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát ................................................35 Bảng 4.2: Thông kê các đối tượng khảo sát ..............................................................35 Bảng 4.3: Thống kế kết hợp các thông tin cá nhân đối tượng khảo sát ....................37 Bảng 4.4: Thống kế các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.....................................38 Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha với nhân tố xung đột vai trò .............................38 Bảng 4.6: Ma trận tương quan các biến của nhân tố xung đột vai trò ......................38 Bảng 4.7: Kết quả thống kê tổng biến xung đột vai trò ............................................39 Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha với biến quá tải vai trò .....................................40 Bảng 4.9: Ma trận tương quan các biến của nhân tố quá tải vai trò..........................40 Bảng 4.10: Kết quả thống kê tổng biến quá tải vai trò..............................................40 Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha với nhân tố Thủ tục hóa .................................41 Bảng 4.12: Ma trận tương quan các biến của nhân tố Thủ tục hóa...........................41 Bảng 4.13: Kết quả thống kê tổng nhân tố Thủ tục hóa............................................41 Bảng 4.14: Hệ số Cronbach’s Alpha với nhân tố Nguyên tắc hóa ...........................42 Bảng 4.15: Ma trận tương quan các biến của nhân tố Nguyên tắc hóa ....................42 Bảng 4.16: Kết quả thống kê tổng Nguyên tắc hóa ..................................................42 Bảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha với nhân tố Hình thức hóa ..............................43 Bảng 4.18 : Ma trận tương quan các biến của nhân tố Hình thức hóa ......................43 Bảng 4.19: Kết quả thống kê tổng nhân tố Hình thức hóa ........................................44 Bảng 4.20: Hệ số Cronbach’s Alpha với nhân tố Lưu trữ báo cáo ...........................44 Bảng 4.21: Ma trận tương quan các biến của nhân tố Lưu trữ báo cáo ....................45 Bảng 4.22: Kết quả thống kê tổng Lưu trữ báo cáo ..................................................45 Bảng 4.23: Tổng hợp chỉ số Cronbach’s Alpha và số biến các nhân tố ...................45
- Bảng 4.24: Kiểm định KMO nhân tố Xung đột vai trò.............................................46 Bảng 4.25: Kết quả phân tích phương sai trích các biến của nhân tố Xung đột vai trò ...................................................................................................................................47 Bảng 4.26: Kiểm định KMO nhân tố Quá tải vai trò ................................................48 Bảng 4.27: Kết quả phân tích phương sai trích các biến của nhân tố Quá tải vai trò ...................................................................................................................................49 Bảng 4.28: Kiểm định KMO nhân tố Cấu trúc quan liêu trong công việc ...............50 Bảng 4.29: Kết quả phân tích phương sai trích các biến của thang đo Cấu trúc quan liêu trong công việc ...................................................................................................52 Bảng 4.30: Kiểm định KMO nhân tố Cấu trúc quan liêu trong công việc lần 2.......53 Bảng 4.31: Kết quả phân tích phương sai trích các biến của thang đo Cấu trúc quan liêu trong công việc ...................................................................................................55 Bảng 4.32: Tên và số biến các nhân tố ban đầu và mới sau khi phần tích Cronbach Alpha và EFA ............................................................................................................56 Bảng 4.37: Độ phù hợp của mô hình các nhân tố Cấu trúc quan liêu công việc tác động đến xung đột vai trò..........................................................................................59 Bảng 4.38: Phân tích phương sai ..............................................................................59 Bảng 4.39: Độ phù hợp của mô hình các nhân tố cấu trúc quan liêu trong công việc tác động đến quá tải vai trò .......................................................................................60 Bảng 4.40: Phân tích phương sai ..............................................................................60 Bảng 4.41: Phân tích hồi quy ....................................................................................61 Bảng 4.42: Phân tích hồi quy ....................................................................................62 Bảng 4.43: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................63 Bảng 4.45: Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi ...............................................66 Bảng 4.46: Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn ................................67 Bảng 4.47: Kết quả kiểm định ANOVA theo chức danh, vị trí công việc ...............68 Bảng 4.48: Kết quả kiểm định ANOVA theo thâm niên công tác ............................68
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................22 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................25 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................57
- TÓM TẮT Hiện nay, tệ quan liêu ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tác hại của tệ quan liêu là rất lớn, nó làm cho tổ chức đảng và cơ quan nhà nước không nắm được tình hình thực tế, không hiểu được tâm tư, nguyện vọng, đời sống của nhân dân, không phát huy được trí tuệ, năng lực của nhân dân, dẫn đến những chủ trương, chính sách không phù hợp, thậm chí sai lầm, làm tổn thương nghiêm trọng đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng cấu trúc công việc đầy tính quan liêu sẽ cản trở rất nhiều đến hoạt động của người nhân viên và có tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người nhân viên về công việc. Đặc biệt là Xung đột vai trò và Quá tải vai trò. Do vậy, trên cơ sở lý thuyết và những kết quả nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này, tác giả khảo sát tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Để tiến hành phân tích, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát với thời gian khảo sát và thu thập số liệu trong vòng hơn hai tháng từ tháng 7 đến hết tháng 8 năm 2016. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp mô hình hồi quy bội. Các thước đo được thu thập mẫu từ 165 công chức tại các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có độ tin cậy khá cao. Thang đo yếu tố xung đột vai trò có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,856, thang đo yếu tố quá tải vai trò có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,669, thang đo yếu tố thủ tục hóa có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,733, thang đo yếu tố nguyên tắc hóa có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,750, thang đo yếu tố hình thức hóa có hệ số cronbach’s Alpha = 0,841 và thang đo yếu tố lưu trữ báo cáo có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,865. Kết quả chạy hồi quy cho thấy cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc tác động dương với xung đột vai trò và Quá tải vai trò. Kết quả khảo sát thu thập được cho các hệ số beta từ các kết quả mô hình đã phản ánh chính xác các mối quan hệ
- trên. Các hệ số beta phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố thủ tục hóa, nguyên tắc hóa, hình thức hóa và lưu trữ báo cáo với yếu tố xung đột vai trò lần lượt là: 0,186; 0,086; 0,2; 0,159. Và các hệ số beta phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố thủ tục hóa, nguyên tắc hóa, hình thức hóa và lưu trữ báo cáo với yếu tố quá tải vai trò lần lượt là: 0,274; 0,183; 0,233; 0,185. Kết quả kiểm định về xung đột vai trò và quá tải vai trò cho thấy không có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh công tác và thâm niên công tác giữa các đối tượng được khảo sát với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố của cấu trúc quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò, cụ thể hơn đó là các yếu tố thủ tục hóa, nguyên tắc hóa, hình thức hóa, lưu trữ hồ sơ, báo cáo có mối quan hệ đồng biến với xung đột vai trò và quá tải vai trò. Qua kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy để giảm thiểu xung đột vai trò và quá tải vai trò, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các tổ chức, cần phải giảm thiểu cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc của công chức tại đơn vị của mình thông qua việc giảm thiểu thủ tục hóa, nguyên tắc hóa, hình thức hóa và lưu trữ hồ sơ, báo cáo.
- 1 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU Chương 1 nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 1 bao gồm các phần như lý do chọn đề tài; bối cảnh nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và bố cục Luận văn. 1.1. Lý do chọn đề tài Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, Max Weber là người đã đề xuất ra mô hình quản lý hành chính quan liêu. Theo Weber, mô hình bộ máy quan liêu là một mô hình tổ chức đặc biệt dựa trên các nguyên tắc luật pháp và mang tính hợp lý. Việc áp dụng mô hình quan liêu trong bộ máy hành chính là một bước tiến bộ so với mô hình quản lý phong kiến tập quyền trước đây. Mặc dù Weber xây dựng mô hình bộ máy quan liêu như một tổ chức lí tưởng và hi vọng nó sẽ là mô hình quản lý cho mọi tổ chức xã hội, nhưng nó không phải là không có những hạn chế. Mô hình quan liêu từ chỗ là mô hình quản lý tiến bộ, song trong những điều kiện nhất định đã bị lạm dụng và biến tướng, làm phát sinh “bệnh” quan liêu, dẫn đến quản lý kém hiệu quả, thậm chí còn gây ra các hậu quả tiêu cực cho xã hội. Thompson (1965) cho rằng các tổ chức quan liêu có thể gây ra “bệnh quan liêu” trong các thành viên, những người có thể quá quan tâm đến việc bảo vệ thẩm quyền, chức vụ của họ và quá lạnh lùng vô cảm trong mối quan hệ với khách hàng và các thành viên khác của tổ chức. Theo Hoàng Phê (2009) giải nghĩa Quan liêu là cách lãnh đạo, chỉ đạo “thiên về dùng mệnh lệnh, giấy tờ, xa rời thực tế, xa rời quần chúng”. Quan liêu là tình trạng chủ thể quản lý không nắm vững các đặc thù của đối tượng quản lý, từ đó đưa ra các quyết định quản lý và sử dụng các phương pháp quản lý không phù hợp với thực trạng của đối tượng quản lý… Tệ quan liêu có thể xuất hiện ở nhiều nơi, song
- 2 nó biểu hiện đặc biệt rõ nét và cũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước (Lê Chi Mai, 2006). Do tính chất nguy hại của bệnh quan liêu, đã có rất nhiều người, đặc biệt là các nhà khoa học, các chính trị gia, các cán bộ lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Trong các tác phẩm của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nhất là Lê Nin, đã đề cập một cách toàn diện về quan liêu và đấu tranh chống quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết luận giải sâu sắc về bệnh quan liêu và đấu tranh bài trừ bệnh quan liêu trong bộ máy tổ chức đảng, chính quyền và đội ngũ công chức ở nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến việc đấu tranh phòng chống bệnh quan liêu. Nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt là từ Đại hội lần thứ VI đến nay, kể cả Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã đề cập rất nhiều đến bệnh quan liêu và cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi bệnh quan liêu. Hiện nay, tệ quan liêu ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đầu mối, hoạt động thiếu hiệu quả; bệnh hội họp, giấy tờ văn bản, thủ tục hành chính còn rườm rà; thái độ, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức còn có biểu hiện hách dịch, sách nhiễu nhân dân,... đi liền với đó là nạn cửa quyền, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí... Tác hại của tệ quan liêu là rất lớn, nó làm cho tổ chức đảng và cơ quan nhà nước không nắm được tình hình thực tế, không hiểu được tâm tư, nguyện vọng, đời sống của nhân dân, không phát huy được trí tuệ, năng lực của nhân dân, dẫn đến những chủ trương, chính sách không phù hợp, thậm chí sai lầm, làm tổn thương nghiêm trọng đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân... (Đỗ Xuân Đô, 2011). Bộ máy quản lý nhiều đầu mối, nhưng trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của mỗi đầu mối không rõ ràng, chồng chéo nhau và không có sự phối hợp ăn khớp, dẫn đến chỗ gây ra nhiều vướng mắc trong công việc. Trong cơ chế phối hợp liên ngành ở nước ta như hiện nay, những quy định kiểu như “bộ X chủ trì, phối hợp với bộ Y”
- 3 nghe thì tưởng là chặt chẽ nhưng thực ra lại là lỗ hổng dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm, ỷ lại vào nhau hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bộ Y có thể chỉ trích bộ X rằng bộ X là đơn vị chủ trì việc quản lý lĩnh vực Z, vậy thì họ sẽ đợi bộ X hành động, và khi có vấn đề trong lĩnh vực này thì bộ X phải là đơn vị chịu trách nhiệm. Ngược lại, bộ X cũng có thể “phản pháo” rằng họ là đơn vị chủ trì nhưng chỉ hành động khi có sự phối hợp của bộ Y, nhưng bộ Y đã không phối hợp một cách đầy đủ và đúng đắn nên dẫn đến hậu quả, vì thế bộ Y mới là đơn vị chịu trách nhiệm...(Phan Minh Ngọc, 2016). Tệ quan liêu xa rời thực tế còn thể hiện rõ trong việc ra các quyết định quản lý của các cấp chính quyền. Nhiều quyết định của cơ quan Nhà nước khi được ban hành không dựa trên khảo sát tình hình thực tế, nên quyết định vừa mới đưa vào thực hiện đã bộc lộ các khiếm khuyết, phải ban hành các văn bản cùng loại để bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh. Việc ban hành các luật, pháp lệnh chưa có sự chuẩn bị chu đáo, thiếu căn cứ thực tế. Nhiều luật, pháp lệnh ngay sau khi được ban hành đã có những điểm bất cập so với yêu cầu của cuộc sống, ít có tính khả thi. Một số luật, pháp lệnh còn mâu thuẫn lẫn nhau, hiệu lực thi hành trong thực tế rất thấp. Do không gắn với thực tiễn nên tuổi thọ của luật và pháp lệnh còn rất ngắn, một số luật, pháp lệnh phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí có văn bản chỉ sau hai đến ba năm đã phải sửa đổi, bổ sung…Điển hình, trong tháng 7 năm 2016, lịch sử lập pháp của Việt Nam đã xảy ra sự việc sai sót chưa từng có. Đó là, Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 11 năm 2015, được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Tuy nhiên, sau đó bộ luật này được phát hiện có hơn 90 nội dung còn sai sót, trong đó có những quy định về định lượng giống hệt nhau ở các khung hình phạt khác nhau.v.v. Tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tình trạng các cơ quan quản lý đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thiếu sự phối hợp trong quá trình hoạt động; công chức thì quan cách, cửa quyền, nhũng nhiễu,
- 4 gây khó khăn… đối với dân vẫn thường xuyên xảy ra; nhiều loại dịch vụ công do cơ quan hành chính nhà nước cung ứng vẫn phải qua nhiều cửa khác nhau, nhất là trên lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Một số vụ việc xảy ra chưa được phối hợp giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Nhiều công chức dùng mệnh lệnh hành chính thay cho thuyết phục, giải thích, vận động dân, thậm chí thách thức người dân khiếu nại hoặc khởi kiện. Khi người dân khiếu nại thì không xem xét, giải quyết kịp thời hoặc giải quyết theo hướng bao che cho những việc làm sai trái trong nội bộ làm cho người dân bất bình, chống đối lại chính quyền…Những tồn tại, hạn chế nêu trên ít nhiều có liên quan đến bệnh quan liêu của công chức (Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, 2015). Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng cấu trúc công việc đầy tính quan liêu sẽ cản trở rất nhiều đến hoạt động của người nhân viên. Theo Bacharach, Bamberger và Conley (1990) thì cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc có bốn biến số, gồm: thủ tục hóa, nguyên tắc hóa, hình thức hóa và lưu trữ hồ sơ, báo cáo. Và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc có tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người nhân viên về công việc. Đặc biệt là Xung đột vai trò và Quá tải vai trò. Merton (1940), quan sát thấy rằng chuyên môn hóa, các luật lệ chi tiết và nhấn mạnh vào việc bám sát các luật lệ có thể dẫn đến tình trạng “bất lực tuy có trình độ”, con người bị cản trở về chuyên môn bỡi những vấn đề không phù hợp trong khuôn khổ luật lệ. Đồng thời, hiện tượng “đánh mất mục tiêu” cũng có thể xảy ra, trong đó người ta lo lắng nhiều về việc bám sát luật lệ đến mức hành vi của họ xung đột với mục tiêu của tổ chức. Thêm vào đó, nhân sự trong các phòng ban khác nhau có thể theo đuổi mục tiêu của phòng ban họ thay vì theo đuổi mục tiêu chung của tổ chức. Theo nghiên cứu của Bamberger, Bacharach và Dyer (1990); Jackson và Schuler (1985), việc tạo nên tính chắc chắn thông qua việc cơ cấu công việc làm cho người nhân viên cảm thấy luôn bị kiểm soát sẽ dẫn đến xung đột. Khi người nhân viên làm việc trong một guồng máy quan liêu như vậy thì họ sẽ cảm nhận
- 5 được rằng công việc của mình không tương thích với năng lực, tính cách và giá trị của bản thân dẫn đến xung đột vai trò. Theo Blau và Scott (1962), việc tăng tính chắc chắn có thể dẫn đến những nhận thức về quá tải vai trò cao hơn. Nếu trong môi trường công việc người ta không được tự chủ, không được sáng tạo mà phải tuân thủ những quy tắc định sẵn thì người ta không còn cảm hứng làm việc nữa, động lực làm việc sẽ thấp, cam kết làm việc sẽ rất ít từ đó họ cảm thấy khối lượng công việc trở nên quá tải đối với họ. Từ những kết quả nghiên cứu đó dẫn đến cho tác giả một hướng nghiên cứu ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định để khảo sát xem cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc ở huyện Phù Mỹ đến mức độ nào và tác động của nó đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”. 1.2. Bối cảnh nghiên cứu 1.2.1. Giới thiệu về huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Phù Mỹ là một huyện đồng bằng, nằm về phía bắc của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 60 km, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp huyện Hoài Ân, phía Nam giáp huyện Phù Cát, phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn; có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy song song từ Bắc vào Nam; tổng diện tích tự nhiên 55.046,98 ha; diện tích canh tác 30.330 ha; dân số hơn 170.000 người. Toàn huyện có 17 xã, 2 thị trấn, (trong đó có 2 xã miền núi, 6 xã bãi ngang); có 22 tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện và có 144 doanh nghiệp đăng ký hoạt động và được cấp giấy phép kinh doanh. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng – an ninh được giữ vững. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 13,03%. Trong đó, nông – lâm – thủy sản tăng 7,51%, công nghiệp và xây dựng tăng 15,86%, thương mại và dich vụ tăng 22,72%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2010, tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp
- 6 và xây dựng, dịch vụ là 47,70% - 35,04% - 17,26% tương ứng năm 2015 là 41,07% - 35,16% - 23,77%; Thu nhập bình quân đầu người từ 16,429 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 27,49 triệu đồng/người/năm vào năm 2015. Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Toàn huyện có 04 Cụm Công nghiệp, (gồm Cụm công ng p Bìn Dương, Đại Thạn , D m T u, Ho Hội) thu hút 41 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2.524 tỷ đồng, trong đó có 21 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm và tạo việc làm ổn định cho trên 2.600 lao động; công tác khôi phục và phát triển làng nghề được chú trọng, hiện trên địa bàn huyện có 11 làng nghề truyền thống, trong đó có 3 làng nghề truyền thống đã được tỉnh công nhận gồm: làng nghề bánh tráng Mì chà Mỹ Hội, Làng nghề Đan tre Vĩnh Nhơn (xã Mỹ Tài), làng nghề Se dây dừa Chánh Khoan (xã Mỹ Lợi), hàng năm đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1.000 lao động. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và dịch vụ; các lĩnh vực dịch vụ có bước phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động, nhiều thành phần kinh tế tham gia... (Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, 2015). 1.2.2. Giới thiệu các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 1.2.2.1. Số lượng các tổ chức công Hiện tại, có 22 tổ chức công trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa – Thông tin, Thanh tra huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện, Ban Quản lý Rừng phòng hộ, Trạm Khuyến nông, Ban Quản lý các Cụm Công nghiệp và Làng nghề, Đài Truyền thanh, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao, Trung tâm phát triển Quỹ đất, Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng, Hạt Giao thông Công chính huyện, Nhà máy cấp nước sạch và Hội Chữ thập đỏ (Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, 2015).
- 7 1.2.2.2. V tr v c l m v nc ế Tổng số vị trí việc làm của các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt là 123 vị trí, tương ứng với 165 người làm việc, cụ thể: - Vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành: 45 vị trí việc làm – 61 người làm việc; - Vị trí chuyên môn, nghiệp vụ: 74 vị trí việc làm – 93 người làm việc; - Vị trí hỗ trợ, phục vụ: 14 vị trí việc làm – 11 người làm việc; (Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, 2015). 1.2.2.3. Chất lượng độ ngũ công c ức Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, trong tổng số 165 công chức làm việc tại các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện thì có 01 người có trình độ chuyên môn là Bác sĩ Chuyên khoa II; 08 người có trình độ chuyên môn thạc sỹ; 149 người có trình độ chuyên môn Đại học, cao đ ng; 07 người có trình độ chuyên môn Trung cấp. Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, Cao cấp: 21 người; Trung cấp: 45 người và sơ cấp: 28 người (Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, 2016). 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - Đánh giá yác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Từ hai mục tiêu trên, có hai câu hỏi sau: - Cấu trúc quan liêu trong công việc có tác động như thế nào đến xung đột vai trò?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn