intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiêu cứu này sẽ cung cấp thêm một số luận cứ nhằm xác định rõ vai trò của độ mở nền kinh tế đối với lạm phát, một yếu tố quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong giai đoạn 2000-2012 tại Việt Nam từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN VINH TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ NỀN KINH TẾ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN VINH TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ NỀN KINH TẾ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện. Các thông tin về số liệu sử dụng trong luận văn này được trích dẫn đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực, chính xác. Học viên Nguyễn Xuân Vinh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIỀT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: ................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:............................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ............................................................ 4 2.1 Tình hình lạm phát và biện pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. 4 2.2. Các yếu tố vĩ mô tác động đến lạm phát.......................................................... 10 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 10 2.2.2. Thâm hụt ngân sách (bội chi ngân sách)....................................................... 14 2.2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu............................................................................ 17 2.2.4. Tỷ giá hối đoái ............................................................................................. 19 PHẦN 3: CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ ĐỘ MỞ NỀN KINH TẾ ............................................................. 22 3.1 Các nghiên cứu trên thế giới: ...................................................................... 22 3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam: ..................................................................... 24 PHẦN 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
  5. 4.1. Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ..................................................... 27 4.1.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 27 4.1.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 27 4.1.2.1. Nguồn dữ liệu: .......................................................................................... 27 4.1.2.2. Mô tả dữ liệu: ........................................................................................... 27 4.2 Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 30 4.2.1 Kiểm định tính dừng: .................................................................................... 31 4.2.2 Xác định độ trễ tối ưu: ................................................................................ 35 4.2.3 Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Tests). ............................................. 36 4.2.4. Ước lượng mô hình VECM.......................................................................... 37 4.2.5. Kết quả ước lượng mô hình VECM với biến ngoại sinh là LER ................... 43 4.3 Thảo luận kết quả ............................................................................................ 46 PHẦN 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 49 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 49 5.2 Hạn chế của đề tài............................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á ADF Test: Augmented Dickey- Fuller Test – Kiểm định DF mở rộng CPI: Chỉ số giá tiêu dùng GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GSO: Tổng cục Thống kê Việt Nam LP: Lạm phát NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTW: Ngân hàng trung ương NSNN: Ngân sách nhà nước THNS: Thâm hụt ngân sách USD: Đô la Mỹ. VECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ VND: Đồng Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại thế giới XNK: Xuất nhập khẩu
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Lạm phát Việt Nam và các nước trong khu vực từ năm 2000-2012 Bảng 2.2: Số liệu lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000-2012 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP các nước trong khu vực (%) Bảng 2.4: Số liệu lạm phát và tỷ lệ THNS / GDP của Việt Nam từ năm 2000- 2012 Bảng 2.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách / GDP của một số nước trong khu vực Bảng 2.6: Tình hình XNK của Việt Nam từ năm 2000-2012 Bảng 2.7: Kim ngạch XNK/GDP của một số nước trong khu vực Bảng 4.1 Số liệu chạy mô hình Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng của các biến Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng của các biến Bảng 4.4: Độ trễ tối ưu Bảng 4.5: Bảng Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Tests). Bảng 4.6: Kết quả mô hình VECM Bảng 4.7: Xác định độ trễ tối ưu với biến ngoại sinh là LER Bảng 4.8: Kiểm định đồng liên kết với biến ngoại sinh là LER Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình VECM với biến ngoại sinh là LER
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Lạm phát Việt Nam và các nước trong khu vực từ năm 2000-2012 Hình 2.2: Đồ thị lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000-2012 Hình 2.3: Đồ thị tốc độ tăng trưởng GDP các nước trong khu vực Hình 2.4: Đồ thị lạm phát và tỷ lệ THNS / GDP của Việt Nam từ năm 2000- 2012 Hình 2.5: Đồ thị tỷ lệ thâm hụt ngân sách /GDP của một số nước trong khu vực Hình 2.6: Đồ thị tình hình XNK của Việt Nam từ năm 2000-2012 Hình 2.7: Đồ thị kim ngạch XNK/GDP của một số nước trong khu vực Bảng 2.8 Tỷ lệ biến động tỷ giá và lạm phát tại Việt Nam từ năm 2000-2012 Hình 2.8: Đồ thị tỷ lệ biến động tỷ giá và lạm phát tại Việt Nam từ năm 2000-2012
  9. 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Lạm phát là vấn đền nan giải trong đời sống kinh tế - xã hội và trong điều hành kinh tế vĩ mô bởi hậu quả của lạm phát rất nặng nề và làm phai mờ các thành tựu kinh tế đã đạt được. Việc kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc điều hành kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 Việt Nam đã trải qua giai đoạn lạm phát phi mã. Trong thập kỷ 90, lạm phát trung bình 20,18%/năm và được giữ ở mức thấp và ổn định trong những năm đầu thiên nhiên kỷ mới. Tuy nhiên lạm phát đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 2007 chỉ sau một năm gia nhập WTO đưa Việt Nam trở thành một nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực. Việc kiềm chế lạm phát trong điều kiện kinh tế khác hẳn thời kỳ những năm 80 và 90 là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý kinh tế Việt Nam. Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, không một quốc gia hay lãnh thổ nào có thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế này. Tuy nhiên việc hội nhập kinh tế nhanh và mạnh đối với một nền kinh tế còn thiếu tiềm lực vừa mới xoá bỏ cơ chế bao cấp bước sang kinh tế thị trường đã dẫn đến những bất ổn kinh tế triền miên. Kể từ khi Việt Nam chính thức chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa giao thương với thế giới, đặc biệt sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam 1994 và bình thường hoá quan hệ năm 1995; Hiệp định thương mại Việt Mỹ năm 2000 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã đánh dấu một bước tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam. Cùng với những thành tựu đạt được kinh tế Việt Nam luôn phải đối diện với những bất ổn thường xuyên, giá trị nhập khẩu luôn luôn tăng nhanh hơn xuất khẩu dẫn đến cán cân thương mại luôn bị thâm hụt từ mức 348 triệu USD năm 1990 lên đỉnh điểm 18 tỷ USD năm 2008 cùng với đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh gây sức ép lên tỷ giá. Mô hình tăng trưởng dựa vào vốn và đầu tư
  10. 2 công làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng từ mức trung bình 3,56% giai đoạn năm 1990-2000 lên mức 5.19% / GDP giai đoạn 2001-2012. Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ tăng cung tiền và tăng vay nợ. Các yếu tố trên đã tác động mạnh đến tình hình lạm phát của Việt Nam. Có phải việc mở cửa hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế đã tác động đến lạm phát tại Việt Nam? Luận văn “Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam” nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và “độ mở” của nền kinh tế (chủ yếu đo lường bằng yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu) giúp các nhà quản lý kinh tế có thể xác định các nguyên nhân gây ra lạm phát trong điều kiện hội nhập từ đó đưa ra những quyết sách đúng đắn nhằm kiềm chế lạm phát và khai thác hiệu quả lợi ích của hội nhập kinh tế sâu rộng mà Việt Nam đang theo đuổi. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Khi lạm phát tăng cao trong giai đoạn 2010-2011 có nhiều ý kiến cho rẳng lạm phát trong giai đoạn này do biến động của giá cả thế giới. Tuy nhiên nhiều quốc gia trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes… lại không có lạm phát cao như Việt Nam. Bài nghiêu cứu này sẽ cung cấp thêm một số luận cứ nhằm xác định rõ vai trò của độ mở nền kinh tế đối với lạm phát, một yếu tố quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong giai đoạn 2000-2012 tại Việt Nam từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu này phải trả lời được các câu hỏi: Có mối quan hệ nào giữa độ mở nền kinh tế và lạm phát, độ mở có tác động cùng chiều hay ngược chiều đến lạm phát tại Việt Nam? Các yếu tố đặc thù của từng quốc gia như: thâm hụt ngân sách, tỷ giá, GDP tác động hay không và tác động như thế nào đến tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam? 1.3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
  11. 3 Nghiên cứu về lạm phát tại Việt Nam dưới tác động của các yếu tố: thâm hụt ngân sách, tỷ giá, kim ngạch xuất nhập khẩu, GDP Thời gian nghiên cứu: từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2012 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua mô hình kinh tế lượng. Kế thừa các phương pháp và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, bài nghiên cứu sử dụng mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số VECM để nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và thâm hụt ngân sách, tỷ giá, kim ngạch xuất nhập khẩu, GDP ở Việt Nam thời kỳ quý 1 năm 2000 – quí 4 năm 2012.
  12. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình lạm phát và biện pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. 2.1.1 Tình hình lạm phát Việt Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 ngay khi bắt đầu những cải cách kinh tế đầu tiên. Ngoại trừ giai đoạn 2000-2003 khi lạm phát thấp và ổn định ở mức 5% trở xuống, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thường xuyên cao hơn, lạm phát kéo dài lâu hơn và biến động mạnh hơn so với lạm phát ở các nước trong khu vực. Những sự kiện gần đây như Việt Nam gia nhập WTO, nguồn vốn nước ngoài đột ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong hai năm 2007-2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Trong nửa cuối những năm 1980 Việt Nam đã trải qua siêu lạm phát (trung bình 300%/năm) và đầu những năm 1990 với tỷ lệ trên 50%/năm. Những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là điều kiện thời tiết bất lợi, thiết hụt lương thực; tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chậm chạp và hệ thống tài chính yếu kém. Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng Nhà nước đã tích cực thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và giữ tỷ giá cố định với đôla Mỹ . Kết quả là lạm phát bắt đầu giảm xuống dưới 20% năm 1992 và 5,2% vào năm 1993. Tiếp nối thành tựu đó chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách vĩ mô thận trọng cùng với những cải cách sâu rộng nhằm tự do hóa giá cả trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa giao thương với thế giới. Giai đoạn sau năm 1995 tỷ lệ lạm phát ở mức thấp thậm chí giảm phát vào năm 2000 (khoảng 0.6%). Giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra làm cho giá cả thế giới giảm mạnh, đây là nguyên nhân
  13. 5 chính làm cho lạm phát của Việt Nam vẫn giữ được mức thấp mặc dù phá giá tiền tệ khoảng 36% và tín dụng tăng rất cao (khoảng 30-40%/năm) Sau giai đoạn ổn định ở mức thấp này lạm phát bắt đầu tăng trở lại lên mức 9,5% vào năm 2004 cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 6% do chính phủ đề ra. Lo lắng về nguy cơ lạm phát trở lại, NHNN bắt đầu thắt chặt tiền tệ và giữ tỷ giá cố định như thời gian đầu những năm 1990. Tuy nhiên, sự thành công không lặp lại, lạm phát sau khi giảm nhẹ trong năm 2005 (8,4%) và 2006 (6,6%) đã tăng mạnh lên 12,6% trong năm 2007 và đỉnh điểm là 29,89% trong năm 2008. Nguyên nhân của lạm phát trong giai đoạn 2007-2008 là do sự gia tăng mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và kém linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi gia nhập WTO khiến cho luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào mạnh mẽ đẩy giá chứng khoán và tài sản lên cao. Mức cung tiền năm 2007 tăng 47%/năm và tín dụng tăng trưởng 54%/năm. Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 làm cho giá cả quốc tế cùng với tổng cầu giảm góp phần làm giảm lạm phát tại Việt Nam từ cuối năm 2009. Tuy nhiên năm 2010 lạm phát tăng trở lại với mức 11,75%, năm 2011 tăng lên 18,58%. Các nguyên nhân chủ yếu do giá cả nhiều yếu tố đầu vào như giá than, giá điện, giá xăng đồng loạt điều chỉnh tăng; thâm hụt thương mại kéo dài nhiều năm, tình trạng bội chi ngân sách cùng với gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD; cơ cấu tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn và đầu tư công kém hiệu quả. Nhìn chung tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam là cao và bất ổn. Năm 2008 là năm đánh dấu mức lạm phát cao nhất và dao động mạnh nhất ở Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Việt Nam vẫn có những nguy cơ tiềm tàng khiến cho lạm phát vẫn có thể tiếp tục tăng cao: giá cả một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu vẫn bị kiểm soát và chưa minh bạch; VND vẫn đang chịu áp lực mất giá; giá cả các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt từ Trung Quốc có xu hướng tăng do nền kinh tế bắt đầu xuất hiện những yếu kém sau ba thập kỷ tăng trưởng mạnh; áp lực nới lỏng tiền tệ đang gia tăng.
  14. 6 Bảng 2.1: Lạm phát Việt Nam và các nước trong khu vực từ năm 2000-2012 (Nguồn: ADB và GSO) Năm Indonesia Malaysia Philippines Thailand Viet Nam 2000 9.30 1.50 6.70 1.60 -0.60 2001 12.50 1.40 5.30 1.60 0.80 2002 10.00 1.80 2.70 0.70 4.00 2003 6.80 1.10 2.30 1.80 3.00 2004 6.10 1.50 4.80 2.70 9.50 2005 10.50 2.90 6.50 4.50 8.40 2006 13.50 3.60 5.50 4.70 6.60 2007 6.40 2.00 2.90 2.30 12.60 2008 9.80 5.40 8.30 5.50 19.89 2009 4.80 0.60 4.20 -0.90 6.52 2010 5.10 1.70 3.80 3.30 11.75 2011 5.40 3.20 4.60 3.80 18.58 2012 4.30 1.60 3.20 3.00 6.81 25.00 20.00 15.00 Indonesia Malaysia 10.00 Philippines Thailand Viet Nam 5.00 - 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 -5.00 Hình 2.1: Lạm phát Việt Nam và các nước trong khu vực từ năm 2000-2012 (Nguồn: ADB và GSO)
  15. 7 Lạm phát Việt Nam vào năm 2000 có xuất phát điểm thấp hơn các nước, tuy nhiên lạm phát có xu hướng tăng đều qua các năm, mức lạm phát tăng cao, biến động mạnh và kéo dài nhất trong các quốc gia. 2.1.2 Các biện pháp kiềm chế lạm phát Để đối phó với lạm phát Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp kiềm chế, nhiều chính sách khác nhau và thay đổi mục tiêu ưu tiên theo các thời kỳ, cụ thể như sau: Giai đoạn 2007 – 2008 – giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế tốc độ gia tăng lạm phát và tăng trưởng nóng: Với đà tăng trưởng GDP năm 2007 ở mức cao 8,46%/năm kèm theo tỷ lệ lạm phát hai con số là 12,6% (tháng 12/2007 so với cùng kỳ năm trước), thêm vào đó là tác động của sự bất ổn kinh tế thế giới và thiệt hại nặng nề do thiên tai dịch bệnh trong năm 2007 đã làm cho lạm phát năm 2008 tăng cao. Trước nguy cơ đó thì Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp chính nhằm kiềm chế mức tăng của giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. Sơ lược một số nhóm giải pháp chủ yếu đã được áp dụng là: Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát trong giai đoạn này. Do đó Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm 2008. Chính phủ đã sử dụng các công cụ để thắt chặt tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn; phát hành 2.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của NHNN và quy định các tín phiếu này không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN; lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên mức 12% rồi 14%, hệ thống lãi suất điều hành gồm cặp lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh tăng lên 15% và 13%; khống chế hạn mức tín dụng và yêu cầu kiểm soát chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, đặc biệt cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
  16. 8 Chính sách tài khóa thắt chặt: cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu: Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi. Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế các mặt hàng không thiết yếu. Với chính sách tiền tệ thắt chặt giai đoạn 2007 – 2008 thì đến tháng 5/2008 tổng phương tiện thanh toán tăng 3,73% so với cuối năm 2007, thấp hơn so với mức tăng 17,57% của cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng tăng 18,42% tuy cao so với tốc độ tăng 13,36% của cùng kỳ năm trước nhưng có xu hướng giảm dần (tháng 1/2008 là 6,3%, tháng 2/2008 là 2,35%, tháng 3/2008 là 3,78%, tháng 4/2008 là 3,36% và tháng 5/2008 là 2,25%). So với năm 2007 tốc độ tăng M2 cả năm 2008 là 19% so với dự toán, dư nợ tín dụng tăng 25,4% thấp hơn nhiều so với năm 2007 với 39% và 56% tương ứng. Bên cạnh đó, mặc dù đã áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt nhưng tổng chi tiêu của Chính Phủ thực hiện trong năm 2008 vẫn vượt 19% so với dự toán, tăng hơn 22% so với thực hiện năm 2007 và chiếm 31,75% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,31% và tốc độ tăng CPI là 22,97%. Các chính sách kiềm chế lạm phát được sử dụng năm 2008 đã phát huy tác dụng của nó vào năm 2009, cộng với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đã tác động đến kinh tế Việt Nam đã làm cho tăng trưởng GDP và
  17. 9 lạm phát của Việt Nam giảm xuống. Tuy nhiên với nỗ lực kích cầu của Chính Phủ trong năm 2009 thì tốc độ tăng GDP đạt 5,32% và tốc độ tăng CPI là 6,88%. Giai đoạn 2010 – giai đoạn thực hiện chính sách vĩ mô thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục tiêu tăng trưởng năm 2010. Theo định hướng ban đầu, trong giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng. Khoảng nửa đầu năm 2010, chính sách tiền tệ tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và M2 là 20%), kiểm soát rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ. Tuy nhiên đến hết nửa đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ có hơn 10%, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản hệ thống, các ngân hàng thiếu nguồn nội tệ cho nhu cầu vay, tỷ lệ sử dụng vốn ở thị trường thứ cấp lớn. Trước tình trạng đó Chính phủ đã quay lại với giải pháp nới rộng cung tiền bằng các công cụ như: giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn ở mức lần lượt 8%, 6%, 8%/năm đến tháng 10/2009, sau đó đã tăng thêm 1%/năm với các mức lãi suất điều hành, ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND không quá 14%/năm; nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá ngắn hạn; tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường. Kết quả là, với các giải pháp nới rộng cung tiền vào nửa cuối năm 2010 đã đẩy dư nợ tín dụng tăng tới 18% và đưa tổng mức dư nợ tín dụng tăng tới gần 28% so với năm 2009. Các giải pháp nới rộng cung tiền kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng đã làm cho cả 2 mục tiêu tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát của năm 2010 đều vượt chỉ tiêu của Quốc hội: tốc độ tăng trưởng vượt 104% và tỷ lệ lạm phát vượt 168%. Giai đoạn 2011 – giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát: Bước sang năm 2011 thì lạm phát cao đã trở lại, lạm phát cuối năm 2010 đã ở mức 2 con số, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng
  18. 10 11,75%. Trước tình hình đó thì Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cho năm 2011 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu là dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 20%, M2 tăng khoảng 15-16%. Song song đó là thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt. Các giải pháp cắt giảm chi tiêu công được đưa ra khá quyết liệt: không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch năm 2012 vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ, giảm 32% vốn trái phiếu chính phủ, giảm 10% tín dụng đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt thì Chính phủ còn thực hiện một cú đột phá trong việc điều hành tỷ giá, đã điều chỉnh tăng tỷ giá mạnh trong một lần điều chỉnh để thu hẹp khoảng cách về giá của USD trong ngân hàng và ở thị trường tự do. Ngày 11/2/2011 ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%, lúc này giá trị VND đã hạ 9,3% so với USD. Như vậy, năm 2011 Chính phủ quay lại với các biện pháp kiềm chế lạm phát một cách quyết liệt. Tuy có sự quyết liệt của Chính phủ trong giảm tổng cầu từ phía chính sách tiền tệ và thắt chặt chi tiêu công trong chính sách tài khóa nhưng đã không đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng đạt 5,89% thì tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao đến mức gần 19% 2.2. Các yếu tố vĩ mô tác động đến lạm phát 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế Những cải cách kinh tế quan trọng vào năm 1986 chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao. Theo số liệu của GSO, GDP thực tế Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác với mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 1990 - 1999 là 7,4% và năm 2000-2012 là 7,06%. Vào những năm đầu thập kỷ 1990, kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao, đặc biệt những năm 1992 và 1997 gần 9%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng chậm lại vào cuối thập kỷ này do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Kết thúc năm 1999, tăng trưởng chỉ còn là 4,8% kèm theo hiện tượng
  19. 11 giảm phát những năm sau đó. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng và kích thích mở rộng đầu tư từ năm 2000, đồng thời ký kết quan hệ trao đổi thương mại song phương Mỹ 7/2000. Kết quả là kinh tế đã phục hồi trên đà tăng trưởng cao, nhưng đi kèm là tỷ lệ lạm phát tăng lên. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tháng 11/2006 đã mở đường cho sự tự do hóa thị trường lớn hơn và làm dấy lên làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Lượng ngoại tệ đầu tư trực tiếp, gián tiếp, vay nợ nước ngoài đã tăng đỉnh điểm gấp 13 lần năm 2000. Lúc này, để duy trì khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, ổn định tỷ giá và hạn chế gia tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp quy đổi bằng VND, Ngân hàng Nhà nước đã cung lượng tiền VND để mua một lượng ngoại tệ vào, gây áp lực lạm phát tăng cao ở mức 2 con số vào năm 2007 (12,6%) và năm 2008 (19,89%). Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 ảnh hưởng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cụ thể là bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng cao, thâm hụt cán cân vãng lai, tốc độ tăng trưởng chậm lại 6,78% năm 2010 và 5,9% năm 2011 mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng, chống suy giảm kinh tế. Đồng thời với đó là lạm phát tăng cao, kết thúc năm 2010 và 2011, lạm phát lần lượt ở mức 11,75% và 18,58%. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ suy giảm tổng cầu do chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2011. Năm 2012, cũng là năm mà mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được đặt lên hàng đầu. Theo đó, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách; Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt; Bộ Tài chính tiếp tục lộ trình quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ giá độc quyền, chống bán phá giá, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa... Kết thúc năm, Việt Nam đã thành công khi giữ mức lạm phát ở mức một con số 6,81 %. Mặc dù mức tăng trưởng thấp, nhưng theo đánh giá của
  20. 12 Tổng cục Thống kê trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thì đây được xem là mức tăng hợp lý. Bảng 2.2: Số liệu lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000- 2012 (Nguồn GSO) Năm Lạm phát (%) Tăng trưởng GDP (%) 2000 -0.6 6.80 2001 0.8 6.90 2002 4.0 7.08 2003 3.0 7.34 2004 9.5 7.79 2005 8.4 8.44 2006 6.6 8.23 2007 12.6 8.46 2008 19.9 6.31 2009 6.5 6.78 2010 11.8 6.78 2011 18.6 5.89 2012 6.8 5.03 25 20 15 Lạm phát 10 5 Tăng trưởng GDP 0 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 -5 Hình 2.2: Đồ thị lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000- 2012 (Nguồn: GSO)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0