intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết đối với tổ chức của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ xác định mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết đối với tổ chức của nhân viên doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay; hình thành các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết đối với tổ chức của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THUẬN ĐỨC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG TẠI TP.HCM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý Thầy Cô, kính thưa quý độc giả, tôi là Nguyễn Thuận Đức, học viên Cao học – K hóa 21 – Khoa Quản trị Kinh doanh – T rường Đại học Kinh tế T hành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn trình bày dưới đây do chính tôi thực hiện. Cơ sở lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn tham khảo từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, báo cáo hay bài báo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp được thu thập từ nhân viên ngành Xây dựng đang làm việc tại các công ty Xây dựng tại TP.Hồ Chí Minh. Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và ghi lại kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng do chính tôi thực hiện. Một lần nữa, tôi xin cam đoan luận văn này không sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Học viên Nguyễn Thuận Đức
  3. Mục lục TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.5 Đối tương khảo sát .................................................................................................. 3 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.7 Cấu trúc của nghiên cứu .......................................................................................... 3 2 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 5 2.1 Sự gắn kết đối với tổ chức....................................................................................... 5 2.1.1 Định nghĩa về sự gắn kết (cam kết) đối với tổ chức .................................... 5 2.1.2 Các thành phần của sự gắn kết ..................................................................... 6 2.1.3 Đo lường các thành phần của sự gắn kết...................................................... 8 2.2 Sự thỏa mãn công việc .......................................................................................... 12 2.2.1 Định nghĩa .................................................................................................. 12 2.2.2 Các yếu tố của sự thỏa mãn công việc ....................................................... 13 2.2.3 Đo lường sự thỏa mãn công việc................................................................ 14 2.3 Mối quan hệ mức độ thỏa mãn công việc với sự gắn kết tổ chức ......................... 16 2.4 Đặc điểm nhân lực của ngành xây dựng ............................................................... 17 2.5 Tham khảo một số nghiên cứu trước..................................................................... 19 2.5.1 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 19 2.5.2 Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 21 2.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất ............................................................ 22 2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 22 2.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ............................................................. 24 3 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 27 3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 27 3.2 Giai đoạn nghiên cứu định tính ............................................................................. 28 3.3 Giai đoạn nghiên cứu định lượng .......................................................................... 32 `
  4. 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 32 3.3.2 Kích thước mẫu .......................................................................................... 32 3.3.3 Phương pháp đo lường và thang đo ........................................................... 33 3.3.4 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 34 3.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................... 34 4 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 37 4.1 Mô tả mẫu ............................................................................................................. 37 4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................... 39 4.2.1 Phân tích Cronbach Alpha ......................................................................... 39 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................ 44 4.2.3 Phân tích hồi quy tuyến tính....................................................................... 51 5 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý ................................................. 61 5.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................... 61 5.2 Một số gợi ý chung nhằm thúc đẩy sự gắn kết đối với doanh nghiệp xây dựng ... 67 5.2.1 Gợi ý về Bản chất công việc ...................................................................... 67 5.2.2 Gợi ý về Cơ hội đào tạo và thăng tiến ........................................................ 68 5.2.3 Gợi ý về Tiền lương ................................................................................... 68 5.2.4 Gợi ý về Lãnh đạo/Giám sát trực tiếp ........................................................ 69 5.2.5 Gợi ý về Đồng nghiệp ................................................................................ 70 5.2.6 Gợi ý về Phúc lợi........................................................................................ 70 5.2.7 Gợi ý về Điều kiện làm việc....................................................................... 71 5.3 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC `
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa cs Cộng sự EFA Exploring Factor Analysing – Phân tích nhân tố khám phá. JDI Job Description Index – Bảng mô tả công việc OC Organization Commitment – Sự gắn kết đối với tổ chức OCQ Organization Commitment Questionaire – Thang đo gắn kết đối với tổ chức Statistical Package for the Social Sciences – chương trình phân tích thống kê SPSS khoa học. TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh. VN Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các thành phần của sự gắn kết .......................................................... 7 Bảng 2.2 Các giả thuyết nghiên cứu:................................................................................ 25 Bảng 3.1 Thang đo điều chỉnh lần 1 ................................................................................. 29 Bảng 4.1 Kết quả tổng hợp các thuộc tính mẫu khảo sát ............................................... 37 Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo .............................................................. 39 Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sau khi loại biến ................................. 42 Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập lần 1 .................................. 44 Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập lần 2 .................................. 46 Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc lần 1 ............................. 48 Bảng 4.7 Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh. ..................... 49 Bảng 4.8 Bảng tóm tắt mô hình 1- Biến phụ thuộc EFF ................................................ 52 Bảng 4.9 Phân tích ANOVA - Biến phụ thuộc EFF ........................................................ 52 Bảng 4.10 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy - EFF ............................................................... 52 Bảng 4.11 Bảng tóm tắt mô hình 1- Biến phụ thuộc PRI ............................................... 54 Bảng 4.12 Phân tích ANOVA - Biến phụ thuộc PRI ...................................................... 54 Bảng 4.13 Phân tích hồi quy ............................................................................................. 55 Bảng 4.14 Bảng tóm tắt mô hình 1- Biến phụ thuộc LOY ............................................. 56 Bảng 4.15 Phân tích ANOVA - Biến phụ thuộc LOY..................................................... 57 Bảng 4.16 Phân tích hồi quy ............................................................................................. 57 Bảng 5.1 Bảng tổng hợp hệ số β hiệu chuẩn .................................................................... 64 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình sự gắn bó của nhân viên đối với công ty du lịch Khánh Hòa ......... 19 Hình 2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên trẻ với doanh nghiệp......................................................................................................................... 20 Hình 2.3 Mô hình đo lường sự gắn kết tổ chức và thỏa mãn công việc ở Việt Nam .... 21 Hình 2.4 Mô hình khảo sát sự thỏa mãn công việc và sự gắn kết đối với tổ chức của nhân viên ngành xây dựng ....................................................................................... 22 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 24 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định ............................................................ 59 `
  6. DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PHỤ LỤC 5: KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH LIÊN HỆ TUYẾN TÍNH PHỤ LỤC 6: KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI CHUẨN CỦA PHẦN DƯ PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ SỐ LIỆU SPSS `
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thỏa mãn công việc tác động đến sự gắn kết đối với tổ chức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng ở TpHCM. Từ đó, đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên thông qua việc gia tăng sự thỏa mãn công việc. Trên cơ sở lý thuyết đã có về sự gắn kết và thỏa mãn công việc, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố của sự thỏa mãn công việc tác động đến sự gắn kết gồm: Bản chất công việc, Đồng nghiệp, Lương, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Lãnh đạo, Phúc lợi, Điều kiện làm việc và Khen thưởng. Các thành phần của sự gắn kết bao gồm : Sự cố gắng, Sự yêu mến tự hào, Sự trung thành. Nghiên cứu được chia làm 2 phần: Nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm (với 7 thành viên) được thực hiện để khám phá và điều chỉnh các thang đo đo lường khái niệm nghiên cứu trong mô hình sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cỡ mẫu 241 người đang công tác trong lĩnh vực xây dựng ở TpHCM. Số liệu khảo sát được dùng để kiểm định thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin nghiên cứu. Có 13 giả thuyết trong 24 giả thuyết ban đầu được chấp nhận. Các nhân tố của thỏa mãn công việc tác động đến sự gắn kết đối với tổ chức là: Bản chất công việc, Đồng nghiệp, Lương, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Lãnh đạo, Phúc lợi, Điều kiện làm việc. Từ kết quả, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự gắn kết đối với công ty thông qua việc gia tăng sự thỏa mãn công việc. `
  8. 1 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Từ năm 2008 đến nay, có thể nói Việt Nam đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ sau thời kỳ đổi mới. Số doanh nghiệp phá sản trong năm 2012 là hơn 58.000 doanh nghiệp trong 312.600 doanh nghiệp còn hoạt động 1 , tỷ lệ khoảng 18,6%. Nợ xấu ngành Ngân hàng là 6%2 theo Văn Phòng Chính Phủ, còn theo VEPR (Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách) thì nợ xấu toàn ngành Ngân Hàng vào khoảng 180.000 - 300.000 tỷ đồng3, so với tổng dư nợ tín dụng là 2.984.314 tỷ đồng4 thì tình huống xấu nhất, nợ xấu vào khoảng 10% tổng dư nợ. Đấy là con số không hề nhỏ và thực sự là thách thức lớn cho nền kinh tế. Cũng theo số liệu từ tổng cục Thống kê Việt Nam Q1/2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I năm 2013 là 2,1%, trong đó khu vực thành thị là 3,4%, khu vực nông thôn là 1,57%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2013 là 3,58%, trong đó khu vực thành thị là 2,54%, khu vực nông thôn là 4%. Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của quý I năm 2013 tăng so với năm 2012 (1,99%) ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Ngoài yếu tố thất nghiệp do tình trạng giải thể và thiếu việc làm thì cũng có một bộ phận nhân viên mong muốn tìm được một chỗ làm mới đem lại nhiều sự thỏa mãn cho mình hơn. Hiện nay, ở Việt Nam người ta hay nhắc đến cụm từ “tái cơ cấu”, từ các doanh nghiệp Nhà nước đến khối doanh nghiệp tư nhân. Ngoài việc cải tổ, tái cấu trúc lại các tập đoàn Nhà nước thì việc mua bán sáp nhập đối với khối doanh nghiệp tư nhân cũng diễn ra rất nhiều trong thời gian gần đây. Do đó, khủng hoảng cũng là một cơ hội nếu có tiềm lực và biết tận dụng. Trong các tổ chức thì nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất. Do đó, trong thời điểm hiện nay, làm sao tận dụng được nguồn nhân lực bên ngoài để cấu trúc lại nguồn nhân lực doanh nghiệp, song 1 Báo cáo của VCCI – Trích “Tuổi Trẻ” ngày 19.04.2013-http://tuoitre.vn/kinh-te/543847/hon-58-000-doanh- nghiep%C2%A0pha-san.html#ad-image-0 2 Công bố của Văn phòng Chính Phủ đến cuối tháng 2/2013 3 Số liệu công bố của VEPR ngày 27/05/2013 4 Số liệu của NHNN thống kê đến 31/3/2013 `
  9. 2 song đó giữ chân được nguồn nhân lực đang làm việc có hiệu quả trong tổ chức là một chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong đó theo các số liệu thống kê, giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 đạt 770.400 tỷ đồng1, chiếm 21,5% GDP của Việt Nam năm 2013, cho nên tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là không hề nhỏ. Điều đó cũng cho thấy xây dựng chính là một lĩnh vực kinh tế chủ chốt của nền kinh tế của quốc gia. Khi tìm hiểu thêm về vấn đề này, tác giả nhận thấy về lĩnh vực sự gắn kết của nhân viên đối với ngành xây dựng thực sự chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam nói chung cũng như TpHCM nói riêng, do đó tác giả muốn trực tiếp nghiên cứu về lĩnh vực này vì đây thứ nhất đây là lĩnh vực mang tính đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế, thứ hai là đóng góp nghiên cứu về lĩnh vực này và cuối cùng là có thể tìm ra giải pháp để gia tăng sự gắn kết của nhân viên trong lĩnh vực nghiên cứu. Với các nội dung trên, tác giả chọn đề tài: “Tác động của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết đối với tổ chức của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh”, với mong muốn xác định được các yếu tố tác động đến sự gắn kết đối với tổ chức trong thời điểm nền kinh tế suy thoái như hiện nay và mức độ tác động của các yếu tố này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết đối với tổ chức của nhân viên doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Hình thành các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp.HCM. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện tại các doanh nghiệp xây dựng có trụ sở hoặc chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1 Số liệu tổng cục thống kê năm 2013 `
  10. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước, (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở thảo luận nhóm với các nhân viên ngành xây dựng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi. 1.5 Đối tượng khảo sát Nhân viên đang lao động và có hợp đồng lao động chính thức trong các doanh nghiệp xây dựng (nhân viên ngành xây dựng) làm việc ở khối văn phòng và khối công trường dự án. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành xây dựng đang quan tâm đến vấn đề này có thể tìm ra được giải pháp cho việc duy trì nguồn nhân lực thông qua việc gia tăng sự thỏa mãn công việc của nhân viên nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên. Kết quả sau cùng chính là nâng cao tính hiệu quả trong công tác phát triển nhân sự và phát triển doanh nghiệp của mình. 1.7 Cấu trúc của nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu này được chia thành năm chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Phần này trình bày khái quát cơ sở nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi, ý nghĩa thực tiễn và cấu trúc của báo cáo nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết cho nghiên cứu. Phần này trình bày và phân tích những lý thuyết liên quan tới sự thỏa mãn công việc, sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu. Phần này trình bày cách thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh và kiểm định thang đo, và cách thức xây dựng mẫu. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu. `
  11. 4 Chương 5 thảo luận về kết quả, tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý của nghiên cứu cho nhà quản trị cũng như các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. `
  12. 5 2 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Sự gắn kết đối với tổ chức 2.1.1 Định nghĩa về sự gắn kết (cam kết) đối với tổ chức Mặc dù có nhiều nghiên cứu khác nhau về sự gắn kết đối với tổ chức cũng như các yếu tố ảnh hưởng và việc đo lường các yếu tố này đối với sự gắn kết tổ chức, tuy nhiên cách định nghĩa và đo lường ý thức gắn kết đối với tổ chức vẫn còn nhiều khác biệt (Meyer và Herscovitch 2001). Theo Mowday và cs (1979): sự gắn kết với tổ chức là sức mạnh của sự kiên định cá nhân đối với sự tham gia trong một tổ chức cụ thể. Theo O’Reilly và Chatman (1986): sự gắn kết đối với tổ chức là trạng thái tâm lý của thành viên trong tổ chức, liên kết thành viên với tổ chức; trạng thái đó phản ảnh mức độ cá nhân hấp thu hay chấp nhận những đặc điểm của tổ chức. Theo Allen và Meyer (1991): sự gắn kết đối với tổ chức là một trạng thái tâm lý buộc chặt cá nhân với tổ chức, liên hệ mật thiết đến quyết định có tiếp tục là thành viên của tổ chức nữa hay không. Theo Kalleberg và cs (1996, p302): sự gắn kết đối với tổ chức là sự sẵn lòng dành hết nỗ lực cho tổ chức, sự gắn bó chặt chẽ đối với tổ chức và sự tìm kiếm để duy trì mối quan hệ với tổ chức. Theo Remus Ilies và Timothy A. Judge (2003): sự gắn kết đối với tổ chức là sự sẵn sàng nỗ lực hết mình vì sự phát triển của tổ chức, thống nhất mục tiêu của mình và tổ chức. Ở nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa của Mowday và cs (1979) để định nghĩa cho sự gắn kết đối với tổ chức, vì đây là một định nghĩa được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước và phù hợp với môi trường nghiên cứu. Qua đó, sự gắn kết là sức mạnh của sự kiên định cá nhân đối với sự tham gia trong một tổ chức cụ thể (ở đây là các doanh nghiệp xây dựng). `
  13. 6 2.1.2 Các thành phần của sự gắn kết Theo Mowday và cs (1979), sự gắn kết tổ chức gồm 3 thành phần: sự đồng nhất, sự dấn thân, lòng trung thành. Theo O’Reilly và Chatman (1986): sự gắn kết tổ chức gồm các thành phần sau: - Sự phục tùng (compliance): sự dấn thân vì những phần thưởng đặc biệt - Sự xác định (identification): sự gắn bó vì mong muốn hội nhập với tổ chức - Sự chủ quan (internalization): sự dấn thân do có sự phù hợp, tương đồng, sự tương đồng giữa giá trị cá nhân và tổ chức. Theo Meyer và Allen (1991), sự gắn kết tổ chức gồm 3 thành phần: gắn kết chủ động, gắn kết bằng liên tục, gắn kết bằng đạo đức - Sự gắn kết chủ động: phản ánh khao khát được duy trì như là một thành viên của tổ chức mà khi tổ chức phát triển rộng lớn và nó là kết quả của kinh nghiệm làm việc tạo ra cảm giác thoải mái cũng như sự cạnh tranh cá nhân. - Sự gắn kết liên tục: phản ánh một nhu cầu để duy trì, và là kết quả của sự nhận biết các mức chi phí. - Sự gắn kết đạo đức: phản ánh một nghĩa vụ phải duy trì đối với tổ chức từ kết quả của sự quốc tế hóa của hình thức lòng trung thành và/hoặc sự tiếp nhận những đặc ân mà đòi hỏi có sự hoàn trả. Theo Trần Kim Dung (2006) khi nghiên cứu thang đo ý thức gắn kết với với tổ chức cho rằng ý thức gắn kết đối với tổ chức gồm 3 thành phần: - Yêu mến tự hào về tổ chức : có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận mục tiêu cùng các giá trị của tổ chức - Cố gắng : tự nguyện cố gắng vì tổ chức - Trung thành: ý định hoặc mong ước mạnh mẽ ở lại cùng tổ chức Theo David L. Stum (2001) thì ý thức gắn kết tổ chức (còn được gọi là workforce commitment) gồm 3 thành phần: `
  14. 7 - Năng suất: nhân viên nỗ lực để phát triển kỹ năng vì vậy họ có thể đóng góp cho công việc nhiều hơn. - Niềm tự hào: nhân viên giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty họ là tốt nhất trên thị trường cho khách hàng; sẽ giới thiệu rằng tổ chức là nơi làm việc tốt nhất trong cộng đồng của họ. - Duy trì: Nhân viên sẽ ở lại tổ chức trong nhiều năm; và sẽ ở lại tổ chức nếu nhận được một công việc tương tự với mức lương cao hơn. Các thành phần của sự gắn kết theo các định nghĩa khác nhau được tổng hợp như sau: Bảng 2.1 Tổng hợp các thành phần của sự gắn kết Tác giả Thành phần Ý nghĩa Mowday và cs Sự đồng nhất Có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận mục (1979) tiêu giá trị của tổ chức. Sự dấn thân Dấn thân vào các hoạt động của tổ chức. Lòng trung thành Mong muốn mạnh mẽ được duy trì là thành viên của tổ chức. O’Reilly và Sự phục tùng Sự dấn thân vì những phần thưởng đặc Chatman biệt. (1986) Sự xác định Sự gắn bó vì mong muốn hội nhập với tổ chức. Sự chủ quan Sự dấn thân do có sự phù hợp, tương đồng, sự tương đồng giữa giá trị cá nhân và tổ chức. Meyer và Sự gắn kết chủ động Khát khao được duy trì là một thành viên Allen (1991) tổ chức. Sự gắn kết liên tục Phản ánh nhu cầu được duy trì. Sự gắn kết đạo đức Phản ánh nghĩa vụ phải duy trì. `
  15. 8 Trần Kim Yêu mến tự hào về Có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận mục Dung (2006) tổ chức tiêu cùng các giá trị của tổ chức. Cố gắng Tự nguyện cố gắng vì tổ chức. Trung thành Ý định hoặc mong ước mạnh mẽ ở lại cùng tổ chức. David L. Stum Năng suất Nhân viên nỗ lực để phát triển kỹ năng. (2001) Niềm tự hào Nhân viên giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty họ là tốt nhất trên thị trường cho khách hàng. Duy trì Sẽ ở lại tổ chức nếu nhận được một công việc tương tự với mức lương cao hơn. Qua phân tích, đối chiếu và tổng hợp, tác giả nhận thấy các thành phần của sự gắn kết do Trần Kim Dung (2006) thực hiện ở Việt Nam là phù hợp nhất so với các khái niệm khác, nên các thành phần của sự gắn kết trong nghiên cứu này được sử dụng theo Trần Kim Dung (2006) như sau: - Cố gắng: Tự nguyện cố gắng, đóng góp công sức và nỗ lực vì tổ chức. - Yêu mến tự hào về tổ chức: có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận mục tiêu cùng các giá trị của tổ chức. - Trung thành: ý định, mong ước mạnh mẽ ở lại cùng tổ chức. 2.1.3 Đo lường các thành phần của sự gắn kết Tùy theo định nghĩa về sự gắn kết thì sẽ có các thang đo tương ứng với định nghĩa. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và cũng có nhiều thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức. Cũng theo Trần Kim Dung (2006) thì thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng với kết quả hoạt động của tổ chức cho nên vấn đề này được nghiên cứu nhiều nhất trong thập kỷ qua và được quan tâm rộng rãi. `
  16. 9 Theo Mowday và cs (1979) thì ý thức gắn kết đối với tổ chức gồm 3 thành phần: sự đồng nhất, sự cố gắng và lòng trung thành và được đo lường gồm 15 biến quan sát. Đó là: 1. Nhân viên sẵn lòng nỗ lực cao hơn mong đợi để giúp đỡ tổ chức thành công. 2. Nhân viên nói với bạn bè đồng ngiệp rằng tổ chức (của họ) là nơi tốt nhất để làm việc. 3. Nhân viên cảm thấy có ít lòng trung thành với tổ chức 4. Nhân viên sẽ chấp nhận hầu hết các loại phân công công việc để có thể làm việc trong tổ chức 5. Nhân viên cảm nhận giá trị của mình và của tổ chức rất giống nhau 6. Nhân viên cảm thấy tự hào khi nói với người khác mình là một thành viên của tổ chức 7. Nhân viên chỉ có thể làm tốt công việc được giao ở một tổ chức khác khi mà công việc đó tương tự công việc hiện tại 8. Tổ chức này thật sự truyền cảm hứng cho những điều tốt nhất trong năng lực công việc của nhân viên. 9. Có rất ít nguyên nhân hiện tại tác động đến tình trạng của tôi để khiến tôi có thể rời bỏ tổ chức 10. Nhân viên vô cùng hãnh diện vì chọn tổ chức là nơi làm việc hơn những nơi khác mà nhân viên đã tham gia. 11. Không có nhiều điều đạt được khi gắn bó với tổ chức 12. Thông thường, nhân viên cảm thấy khó khăn để đồng ý với chính sách của tổ chức về những vấn đề quan trọng liên quan đến người lao động 13. Nhân viên thật sự quan tâm về số phận của tổ chức 14. Đối với nhân viên, đây là tổ chức tốt nhất có thể để họ làm việc 15. Quyết định làm việc ở tổ chức này là một trong những sai lầm của cuộc đời họ Theo Allen và Meyer (1991) thì ý thức gắn kết tổ chức gồm 3 thành phần: gắn kết chủ động, gắn kết liên tục và gắn kết đạo đức được đo lường gồm 9 biến quan sát như sau: `
  17. 10 1. Anh/chị nghĩ rằng anh chị anh/chị có thể dễ dàng gắn bó với một tổ chức khác như tổ chức anh chị đang công tác 2. Anh/chị không cảm thấy như là ở trong gia đình khi công tác ở tổ chức 3. Anh/chị không cảm thấy có gắn kết cảm xúc với tổ chức 4. Anh/chị không cảm thấy có ý thức mạnh mẽ thuộc về tổ chức 5. Anh/chị không sợ có điều gì xảy ra nếu anh/chị bỏ công việc mà chưa có công việc khác 6. Sẽ không quá mất quá nhiều chi phí nếu anh/chị rời bỏ tổ chức 7. Anh/chị không tin rằng mọi người phải trung thành với tổ chức 8. Nhảy việc không phải là vấn đề trái với đạo lý đối với anh/chị 9. Anh/chị không nghĩ rằng ý muốn trở thành “ người của công ty” là nhạy cảm nữa Theo Trần Kim Dung (2006) thì thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức (OCQ) được điều chỉnh gồm có 3 thành phần: ý thức nỗ lực cố gắng, lòng trung thành và lòng tự hào, yêu mến về tổ chức với 9 biến quan sát phù hợp với điều kiện Việt Nam như sau: 1. Lòng trung thành với tổ chức: a. Anh/chị muốn ở lại công ty làm việc đến cuối đời b. Anh chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với công ty mặc dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn c. Anh/chị cảm thấy trung thành với tổ chức 2. Cố gắng nỗ lực: a. Anh/chị vui mừng vì các nỗ lực của anh chị đã đóng góp tốt cho tổ chức b. Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc c. Anh/chị tự nguyện cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ 3. Lòng tự hào, yêu mến với tổ chức a. Anh/chị tự hào về tổ chức này b. Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về tổ chức này `
  18. 11 c. Anh /chị cảm thấy các vấn đề của công ty cũng như các vấn đề của bản thân Theo Trần Kim Dung (2006) thì các nghiên cứu như thế này đã được thực hiện hàng năm ở các quốc gia, tuy nhiên phần lớn được tiến hành nghiên cứu ở các quốc gia phương Tây, trong môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa khác biệt khá nhiều so với một nước có nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Do đó để phù hợp và mang tính kế thừa, tác giả chọn thang đo của Trần Kim Dung (2006) là cơ sở cho mô hình nghiên cứu của mình. Tác giả cũng bổ sung thêm một số biến quan sát dựa trên nghiên cứu của của Phạm Thế Anh và Nguyễn Thị Hồng Đào (2013) về “Quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của người lao động”, Hồ Huy Tựu và Phạm Hồng Liêm (2012) về “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên trẻ với doanh nghiệp”, Trần Kim Dung (2006) – “Thang đo ý thức gắn kết với tổ chức”, Mowday và cs (1979) - “ Thang đo sự gắn kết với tổ chức”. Tổng kết thang đo cho sự gắn kết được bổ sung thêm các biến quan sát cho phù hợp và được viết lại như sau: 1. Lòng trung thành với tổ chức: a. Anh/chị muốn ở lại tổ chức làm việc đến cuối đời b. Anh chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với tổ chức mặc dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn c. Anh/chị cảm thấy trung thành với tổ chức d. Anh chị sẽ ở lại làm việc trong tổ chức dù cho có thỏa mãn với ý kiến lãnh đạo hay không e. Anh/chị trung thành với tổ chức vì một/nhiều quyền lợi đã được hưởng trong quá khứ/tương lai f. Anh /chị trung thành với tổ chức được vì được trao cho cơ hội phát triển nghề nghiệp ở tổ chức 2. Cố gắng nỗ lực: a. Anh/chị vui mừng vì các nỗ lực của anh chị đã đóng góp tốt cho tổ chức `
  19. 12 b. Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc c. Anh/chị tự nguyện cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ d. Anh/chị nỗ lực vì mình có cùng mục tiêu với tổ chức/công ty 3. Lòng tự hào, yêu mến với tổ chức a. Anh/chị tự hào về tổ chức này b. Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về tổ chức này c. Anh/chị cảm thấy tự hào về thương hiệu của tổ chức/công ty của mình so với các tổ chức/công ty khác trong ngành 2.2 Sự thỏa mãn công việc 2.2.1 Định nghĩa Có khá nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn công việc: Vroom (1964) cho rằng thỏa mãn trong công việc là trạng thái mà người lao động có định hướng hiệu quả rõ ràng đối công việc trong tổ chức, thực sự cảm thấy thích thú đối với công việc. Theo Spector (1997) thỏa mãn là thái độ yêu thích công việc nói chung và các khía cạnh công việc nói riêng. Theo Price (1997) thì sự thỏa mãn công việc thể hiện mức độ mà nhân viên có cảm nhận, định hướng tích cực đối với công việc trong tổ chức. Herzberg và cs (1959)1 cho rằng có 2 nhóm nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn trong công việc là nhóm nhân tố động viên và nhóm nhân tố duy trì. Các nhân tố động viên gồm thành tích, sự công nhận, công việc có tính thử thách, sự tiến bộ, trưởng thành trong công việc. Các nhân tố duy trì gồm chính sách công ty và cách quản trị của công ty, sự giám sát của cấp trên, lương bổng, các mối quan hệ giữa các cá nhân, điều kiện làm việc, đời sống cá nhân, sự đảm bảo cho công việc. Chỉ có những nhân tố động viên mới có thể mang lại sự thỏa mãn cho nhân viên và nếu không làm tốt các nhân tố duy trì sẽ gây bất mãn trong nhân viên. 1 Trích từ Christina M. Stello (2011). `
  20. 13 Sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên được định nghĩa và đo lường theo cả hai khía cạnh: thỏa mãn nói chung đối với công việc và thỏa mãn theo các yếu tố thành phần của công việc. Thỏa mãn chung thể hiện cảm xúc bao hàm chung lên tất cả các khía cạnh của công việc. Một quan điểm khác coi sự hài lòng với công việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc của họ (Smith và cs, 1969). Cả hai cách tiếp cận đều phù hợp cho việc đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc (Price, 1997). Tuy nhiên sử dụng cách tiếp cận theo thành phần công việc sẽ giúp các nhà quản trị biết rõ hơn về những điểm mạnh, yếu trong việc điều hành tổ chức và hoạt động nào được nhân viên đánh giá cao nhất hoặc kém nhất (De Coninck và Stilwell C.D, 2004). Cách tiếp cận này phù hợp với đề tài nghiên cứu vì mục đích của nghiên cứu là tìm ra giải pháp để nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp xây dựng. 2.2.2 Các yếu tố của sự thỏa mãn công việc Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham (1980) có 5 đặc điểm cốt lõi: sự đa dạng kỹ năng, hiểu công việc, công việc có ý nghĩa, tính tự chủ trong công việc và thông tin phản hồi, những đặc điểm cốt lõi này tác động lên 3 trạng thái tâm lý: hiểu được ý nghĩa công việc, trách nhiệm đối với kết quả công việc và nhận thức về kết quả công việc, từ trạng thái tâm lý này sẽ sinh ra các kết quả thực hiện công việc. Smith và cs (1969) cho rằng có 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc bao gồm: thỏa mãn với công việc, thỏa mãn với sự giám sát, thỏa mãn với tiền lương, thỏa mãn với cơ hội thăng tiến và thỏa mãn với đồng nghiệp. Chỉ số mô tả công việc Job Descriptive Index (JDI) của Smith và cs (1969), sử dụng 5 nhân tố: bản chất công việc, lãnh đạo, tiền lương, cơ hội đào tạo - thăng tiến và đồng nghiệp. Giá trị và độ tin cậy của JDI được đánh giá rất cao trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết (Price, 1997). `
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1