intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá thực hiệu lực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm đánh giá tác động của tỷ giá thực đến khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2005-2012, tác giả đặc biệt tính tỷ giá thực đa phương sau đó phân tích ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá thực hiệu lực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------- BÙI THỊ THANH CHÚC TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------- BÙI THỊ THANH CHÚC TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN -------------- Tác giả cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Tác giả: Bùi Thị Thanh Chúc
  4. MỤC LỤC -------------- Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 2.1 Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân 2 thương mại 2.2 Các kết quả nghiên cứu gần đây 2 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 3.1 Dữ liệu 6 3.2 Tính tỷ giá thực REER 8 3.3 Phương pháp nghiên cứu 11 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 4.1 Phương trình hồi quy xuất khẩu 13 4.2 Phương trình nhập khẩu. 17 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 Phụ lục 1: Nguồn dữ liệu 26 Phụ lục 2: Các bảng dữ liệu 27 Phụ lục 3: Kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ 39
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -------------- ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á ADF: Kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller AIC: Tiêu chuẩn Akaike information criterion AUD (Australian Dollar): Đô la Úc CNY (Chinese Yuan Renminbi): Nhân dân tệ Trung Quốc CPI (Consumer price index): Chỉ số giá tiêu dùng EUR: Đồng EURO FDI (Foreign direct investment): Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GBP (British Pound): Bảng Anh GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa HKD (Hong Kong dollar): Đô la Hồng Kông ICP (International Comparison Program): Chương trình so sánh Quốc tế IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế JPY (Japanese Yen): Yên Nhật KRW (Korean Won): Won Hàn Quốc MYR (Malaysian ringgit): Rinhgit Malaixia NHNN: Ngân hàng Nhà nước OECD (The Organisation for Economic Co-operation and Development): Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế OLS (Ordinary least squares): Phương pháp bình phương nhỏ nhất PPP (Purchasing Power Parity): cân bằng sức mua REER (Real effective exchange rate): Tỷ giá thực hiệu lực SC: Tiêu chuẩn Schwarz criterion SGD (Singapore dollar): Đô la Singapore THB (Thai Baht): Bạt Thái TWD (Taiwan New Dollar): Đô la Đài Loan USD (The United States dollar): Đô la Mỹ VECM (Vector Error Correction Model): Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VND: Việt Nam đồng
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG -------------- Tên bảng Trang Bảng 4.1: Ma trận tương quan 13 Bảng 4.2: Phương trình hồi quy xuất khẩu theo các biến 13 Bảng 4.3: Kiểm định biến bỏ sót trong hàm xuất khẩu 14 Bảng 4.4: Xuất khẩu theo mô hình VECM 15 Bảng 4.5: Mối tương quan giữa các biến trong mô hình nhập khẩu 17 Bảng 4.6: Phương trình hồi quy khối lượng nhập khẩu 17 Bảng 4.7: Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết: biến lãi suất cho vay 18 Bảng 4.8: Phương trình hồi quy khối lượng nhập khẩu 18 Bảng 4.9: Kiểm định biến bỏ sót trong hàm nhập khẩu 20 Bảng 4.10: Nhập khẩu theo mô hình VECM 20 Bảng 4.11: Độ co giãn của nhập khẩu theo giá và thu nhập 22 Các bảng phụ lục 2: Bảng 2.1: Tỷ giá danh nghĩa các nước so với USD 27 Bảng 2.2: Bảng CPI Các nước 29 Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các nước 30 Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu của Việt Nam với các nước 32 Bảng 2.5: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của từng nước 34 Bảng 2.6: Kết quả tính REER 35 Bảng 2.7: Chỉ số giá nhập khẩu của các nước 36 Bảng 2.8: Các biến đưa vào mô hình hồi quy xuất nhập khẩu 38 Các bảng phụ lục 3: Bảng 3.1: Kiểm định ADF của nghiệm đơn vị 39 Bảng 3.2: Kiểm định độ trễ 39 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra đồng tích hợp không giới hạn 40
  7. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ -------------- Tên đồ thị Trang Đồ thị 3.1: Kết quả REER từ 2005-2012 11
  8. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tỷ giá hối đoái luôn được xem là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng nhanh, mạnh và trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Với xu thế tự do hoá thương mại, tỷ giá ngày càng được sử dụng như một công cụ chính để điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế bởi sự tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, trạng thái của cán cân thương mại và thanh toán quốc tế. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có cơ quan nào công bố tỷ giá thực ngoài một số đề tài của một vài nhà nghiên cứu tài chính có đề cập đến vấn đề này. Tỷ giá Việt Nam hiện tại có đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam với các nước hay không? Mặc dù tất cả mọi người đều quan tâm nhưng lý thuyết hiện tại về chủ đề này rất ít. Cho đến gần đây, việc thiếu dữ liệu thích hợp trong một khoảng thời gian dài liên tục đã làm nản lòng những nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu sự liên quan giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của VND đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Luận văn này nhằm đóng góp một góc nhìn về khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tỷ giá thực hiệu lực của VND như thế nào. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm đánh giá tác động của tỷ giá thực đến khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2005-2012, tác giả đặc biệt tính tỷ giá thực đa phương sau đó phân tích ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với luận văn này, tác giả dùng phương pháp ước lượng OLS cho mô hình hồi quy khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu theo tỷ giá REER. Sau đó tác giả dùng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM để ước lượng tác động của tỷ giá thực hiệu lực lên khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu trong ngắn hạn và dài hạn. Luận văn nghiên cứu Tác động của tỷ giá thực hiệu lực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam được sắp xếp theo cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận
  9. 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Theo lý thuyết tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại như sau: Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Như vậy: - Khi tỷ giá cao thì khuynh hướng xuất khẩu ròng giảm mạnh. - Khi tỷ giá giảm thì khuynh hướng xuất khẩu ròng tăng mạnh. 2.2 Các kết quả nghiên cứu gần đây Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về tỷ giá tác động đến cán cân thương mại ở Trung Quốc như : Cerra và Dayal-Gulati (1999) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số để ước lượng độ co giãn theo giá của hoạt động xuất và nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1983-1997 và thấy rằng đối với hoạt động xuất khẩu thì chúng có tác động âm (-30%) còn đối với hoạt động nhập khẩu thì chúng có tác động dương đáng kể (60%). Dees (2001) hoàn thiện phân tích trước đó bằng việc tách biệt xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc thành hai loại: các sản phẩm gia công và những sản phẩm còn lại. Ông nhận thấy rằng, trong dài hạn, việc tỷ giá hối đoái gia tăng làm giảm xuất khẩu. Ông cũng chỉ ra rằng các sản phẩm xuất khẩu thông thường thì co giãn theo giá nhiều hơn các sản phẩm xuất khẩu gia công. Tuy nhiên trong ngắn hạn chỉ có nhu cầu của thế giới mới ảnh hưởng đến xuất khẩu. Yue và Hua (2002) sử dụng dữ liệu cấp tỉnh hàng năm và chỉ ra rằng khi giá trị thực của đồng Nhân dân tệ tăng thì có sự sụt giảm trong xuất khẩu. Cũng giống như Cera và
  10. 3 Dayal-Gulati, nhưng với nguồn dữ liệu mới hơn, Yue va Hue chỉ ra rằng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng trở nên co giãn nhiều hơn theo giá. Bénassy- Quéré và Lahrèche-Révil (2003) mô phỏng tác động của việc đồng Nhân dân tệ giảm giá 10% và kết quả cho thấy có sự gia tăng trong xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước OECD và có sự sụt giảm trong nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á với điều kiện tỷ giá hối đoái các nước này không đổi. Bài nghiên cứu cho thấy tỷ giá thực tăng ảnh hưởng đến cán cân thương mại nhưng không có bằng chứng chắc chắn về sự biến động tỷ giá lên cán cân thương mại. Eckaus (2004) sử dụng dữ liệu tổng hợp hàng năm từ 1985 đến 2002 để phát hiện ra rằng sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ và tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Phần sau chỉ ra rằng tác động thay thế của các nước xuất khẩu khác vào thị trường Mỹ, tuy nhiên kết quả phải được xem xét thận trọng vì số lượng mẫu quan sát nhỏ và việc sử dụng giá trị xuất, nhập khẩu để thay cho khối lượng. Lau, Mo và Li (2004) ước đoán xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc với các nước G3 (Mỹ, Đức, Nhật). Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái thực được cho là có ý nghĩa trong việc làm giảm xuất khẩu. Ngược lại, cả nhập khẩu sản phẩm thông thường cũng như nhập khẩu sản phẩm để gia công đều dường như không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER). Trong bất kỳ trường hợp nào, các kết quả đều khó giải thích bởi vì cách mà họ khấu trừ giá trị xuất, nhập khẩu thì không rõ ràng và số lượng các quan sát là rất ít (dữ liệu hàng quý từ 1995 đến 2003). Kamada và Takagawa (2005) dùng mô hình mô phỏng để ước lượng tác động của sự cải thiện tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và chỉ ra rằng việc nâng giá 10% sẽ đẩy nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ, trong khi tác động đối với xuất khẩu là rất nhỏ. Tuy nhiên, mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất của họ đối với phương trình về nhập khẩu của Trung Quốc không chỉ ra được tỷ giá hối đoái thực tế có ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Đáng tiếc là họ không ước lượng phương trình xuất khẩu của Trung Quốc. Theo kết quả của họ, xuất khẩu đẩy mạnh nhập khẩu, điều này có thể hàm ý rằng có thể có sự tác động gián tiếp của tỷ giá hối đoái đối với nhập khẩu thông qua xuất khẩu. Thorbecke (2006) sử dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với mô hình thương mại ba bên ở Châu Á và tách hàng hóa xuất khẩu
  11. 4 thành bán thành phẩm, vốn, và thành phẩm. Các kết quả của ông chỉ ra rằng một khi đồng Nhân dân tệ tăng giá trị 10% sẽ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc gần 13%. Tuy nhiên, đồng Nhân dân tệ tăng giá không có tác động đáng kể đối với nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc từ Mỹ. Lần lượt Voon, Guangzhong và Ran (2006) sử dụng dữ liệu theo khu vực cho giai đoạn từ 1978 đến 1998 và kết hợp với định giá cao đồng Nhân dân tệ khi ước tính các phương trình xuất khẩu của Trung Quốc; họ chỉ ra một sự sụt giảm trong giá trị xuất khẩu sang Mỹ như là một kết quả của tỷ giá hối đoái thực tăng. Shu và Yip (2006) ước tính tác động của biến động tỷ giá hối đoái đối với kinh tế Trung Quốc một cách tổng thể và nhận thấy rằng việc tăng giá tiền tệ có thể làm giảm xuất khẩu do tác động chuyển đổi chi phí, dẫn đến kết quả là sự giảm sút vừa phải trong tổng cầu. Jin (2003) ước lượng mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thanh toán của Trung Quốc và kết luận rằng một sự gia tăng giá trị thực có khuynh hướng làm tăng thặng dư của cán cân thanh toán. Cerra và Saxena (2003) dùng dữ liệu theo khu vực để nghiên cứu hành vi của các nhà xuất khẩu Trung Quốc và nhận thấy rằng sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ đã thực sự đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đặc biệt trong những năm gần đây. Trong bất kỳ trường hợp nào, các kết quả của họ cũng như bất kỳ nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo khu vực nên được xem xét cẩn thận bởi vì chỉ có khoảng 50% các nhà xuất khẩu Trung Quốc được khảo sát và không có sự điều chỉnh đối với dữ liệu về đơn giá. Nỗ lực gần đây nhất nhằm ước lượng các phương trình xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc là của Marquez và Schindler (2006). Họ ước lượng tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái thực đối với thị phần của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu thay cho khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu. Điều này nhằm tránh việc dùng giá xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc làm đại diện. Giống như Dees (2001) và Lau Mo & Lin (2004) họ phân tích hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thành hai nhóm: hàng hoá thông thường và gia công. Một lần nữa, việc tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ dường như làm giảm xuất khẩu cũng như nhập khẩu ít nhất là đối với các hàng hoá thông thường. Đáng chú ý là các kết quả này không làm gia tăng sự khác biệt do chậm trễ về thời gian, đặc biệt đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu các sản phẩm gia công.
  12. 5 Alicia Garcίa-Herrero và Tuuli Koivu (2007), bằng cách xác định độ nhạy của xuất nhập khẩu Trung quốc với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ, giai đoạn 1994-2005 chỉ ra rằng cán cân thương mại của Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của đồng Nhân dân tệ, mặc dù với mức độ thặng dư này thì một mình chính sách tỷ giá thì không thể tạo nên sự mất cân bằng. Một trong những lý do chính giải thích tại sao việc giảm thặng dư thương mại bị hạn chế là nhập khẩu của Trung Quốc giảm cùng với việc nâng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ. Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu về tỷ giá tác động đến cán cân thương mại như: Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007), đã chỉ ra tác động tích cực của việc tăng tỷ giá thực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1995-2004. Nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Phạm Hải Đăng (2011) chỉ ra rằng tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam, tác động này phụ thuộc vào hai yếu tố sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu, kết luận này không mới nhưng nó tái khẳng định khả năng sử dụng công cụ tỷ giá trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Phạm Thị Tuyết Trinh (2012), chỉ ra rằng tỷ giá thực hiệu lực có tác động tích cực đến cán cân thương mại trong dài hạn. Sự phá giá có thể dẫn đến cải thiện cán cân thương mại. Biến động của tỷ giá từ năm 2005 đã gây ra thâm hụt lớn của cán cân thương mại. Tuy nhiên tác động của REER rất hạn chế (hệ số co giãn là 0,2) nên REER bị định giá cao không phải là yếu tố quyết định chính của thâm hụt cán cân thương mại. Bài luận văn này tác giả sử dụng dữ liệu gần đây và làm phong phú phân tích của mình bằng việc thêm hai biến kiểm soát là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và lãi suất cho vay của Việt Nam từ năm 2005-2012
  13. 6 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu Để xác định độ nhạy của xuất nhập khẩu với sự thay đổi của tỷ giá VND, tác giả ước lượng tính độ co giãn về giá đối với khối lượng xuất và nhập khẩu. Theo Thirlwall (1979), mô hình xuất khẩu và nhập khẩu cho loại phân tích này gồm hai hàm cân bằng sau: n Xt = α0 + α 1REERt + α 2Yt* +  t controls t +εt i 3 n Mt = β0 + β1REERt + β2Yt+  β t controlst + εt i 3 Xt: Khối lượng xuất khẩu hàng hóa Mt: Khối lượng nhập khẩu hàng hóa REER: tỷ giá hối đoái thực hiệu lực Yt*: cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa trong nước Yt: cầu nội địa đối với hàng hóa trong nước Do đó ∝1 là độ co giãn của giá đối với xuất khẩu, ∝2 là độ co giãn của thu nhập đối với xuất khẩu, β1 là độ co giãn của giá đối với nhập khẩu, β2 là độ co giãn của thu nhập đối với nhập khẩu. Giá trị hàng hoá xuất khẩu được lấy từ nguồn Tổng cục thống kê, quy về Việt Nam đồng và khử lạm phát bằng chỉ số CPI của Việt Nam. Giá trị hàng hóa nhập khẩu được lấy từ nguồn Tổng cục thống kê, quy về Việt Nam đồng và được khử lạm phát bằng chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giá xuất khẩu của 15 nước có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa trong nước được đo bằng giá trị nhập khẩu thế giới được điều chỉnh bằng chỉ số giá nhập khẩu thế giới. Cầu nội địa đối với hàng hóa trong nước tác giả lấy GDP của Việt Nam đã điều chỉnh theo chỉ số CPI của Việt Nam. Tác giả hy vọng độ co giãn về thu nhập là dương cho cả xuất khẩu và nhập khẩu.
  14. 7 Hàm xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực REER. Khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngoài. Do đó tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Tương tự như vậy, hàm nhập khẩu thế giới cũng chịu tác động của tỷ giá thực. Khi đồng tiền trong nước mất giá, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, nên người tiêu dùng trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thay thế mang lại những lợi ích tương tự có giá cả rẻ hơn. Ngoài ra, nhập khẩu thế giới có thể thay đổi khi thu nhập quốc dân thay đổi. Cùng với đà tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu nhập người tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng thích sử dụng hàng ngoại hơn vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu. Tác giả chọn thêm 2 biến kiểm soát (controls) có thể liên quan đến cán cân thương mại của Việt Nam. Thứ nhất, tương tự như nghiên cứu của tác giả Alicia Garcίa-Herrero và Tuuli Koivu (2007), tác giả đưa vào biến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã khử lạm phát bằng chỉ số CPI, được đưa thêm vào cả hai phương trình xuất khẩu và nhập khẩu. Về nguyên tắc, sự gia tăng vốn FDI sẽ làm tăng xuất khẩu. Các công ty thích sử dụng máy móc, thành phần riêng lẻ và phụ tùng nhập khẩu trong sản phẩm của họ nên nó cũng tác động đến nhập khẩu. Thứ hai, giống nghiên cứu của Jin (2003) khi ước lượng mối quan hệ giữa lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thanh toán của Trung Quốc, tác giả chọn biến lãi suất cho vay của Việt Nam. Lãi suất lấy từ nguồn IMF và được điều chỉnh lạm phát qua chỉ số CPI của Việt Nam. Lãi suất cũng có quan hệ chặt chẽ với xuất nhập khẩu, khi lãi suất giảm, tiêu dùng của cá nhân được mở rộng làm tăng chi tiêu của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi lãi suất tăng làm cho tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Biến lãi suất này cũng sẽ được đưa vào cả hai phương trình xuất khẩu và nhập khẩu. Cuối cùng, tác giả thêm một xu hướng trong cả hai phương trình xuất khẩu và nhập khẩu đó là biến xu thế, biến xu thế sẽ thể hiện những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam, những thay đổi mà chúng ta không thể đo lường được. Tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 3 năm 2012. Năm 2005 là năm chương trình So sánh Quốc tế (ICP) của Ngân hàng Thế giới triển
  15. 8 khai một cách toàn diện hoạt động thu thập số liệu giá cả tại 146 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dựa trên thông tin mới này với mốc thời gian là năm 2005, ước lượng PPP của rất nhiều quốc gia đã được tính lại với những mức điều chỉnh lớn, trong đó đáng kể nhất là việc GDP của Trung Quốc và Ấn Độ (đều giảm đi gần 40%). Giai đoạn này cũng là giai đoạn chứng kiến sự thay đổi của Việt Nam trước và sau khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (ngày 11/01/2007). Nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế nhờ đó cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. 3.2 Tính tỷ giá thực REER Theo phương pháp chuẩn được sử dụng tại IMF và được mô tả trong Zanello và Desruelle (1997), tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) được xây dựng như trọng số trung bình của các chỉ số CPI, PPI, hoặc ULCs của một quốc gia với các đối tác thương mại. Cụ thể, trong bài luận văn này tác giả sử dụng chỉ số CPI để tính REER với công thức sau: Số liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy ngoài Việt Nam như về tỷ giá giữa đồng tiền các nước so với USD lấy từ các nguồn như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cục dự trữ liên bang Mỹ, tác giả chọn kỳ gốc là quý 1 năm 2005. Để có cái nhìn tổng quát và toàn diện, chúng ta cần phải so sánh tỷ giá của Việt Nam với các bạn hàng thương mại mà Việt Nam đang giao thương, đó không chỉ là USD mà còn có thể là JPY, TWD, EUR của các nước trong cộng đồng chung châu Âu…. Do đó tác giả tiến hành tính tỷ giá thực đa phương. Để đơn giản, thay vì đối chiếu với tất cả các đối tác thương mại, tác giả lựa chọn 15 bạn hàng có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều nhất và xem xét mối quan hệ tỷ giá của Việt Nam so với 15 quốc gia này. Đồng tiền của 15 quốc gia này sẽ tham gia vào “rổ tiền” khi tính tỷ giá thực đa phương. Sau đây, tác giả trình bày phương pháp để tính tỷ giá thực đa phương. Thu nhập dữ liệu Tỷ giá danh nghĩa: Thu thập tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền trong “rổ tiền” vào cuối kỳ (quý).
  16. 9 Chọn rổ tiền tệ đặc trưng: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của Việt Nam và đối tác thương mại, tác giả chọn ra các đồng tiền tham gia “rổ tiền” để tính tỷ giá thực đa phương (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các đối tác có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Ngoài ra, các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, các đối tác tiềm năng cũng được xem xét trong việc lựa chọn đồng tiền nào tham gia “rổ tiền”. Đô la Mỹ là đồng tiền hiển nhiên có mặt trong “rổ tiền” do đồng tiền này là đồng tiền mạnh nhất thế giới cho tới thời điểm hiện nay. Đồng Euro cũng là đồng tiền không thể thiếu trong “rổ tiền” vì nó là một trong những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới và vì khu vực sử dụng đồng Euro có giao thương rất lớn với Việt Nam, đồng thời chọn các quốc gia châu Âu làm đại diện là Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan. Bảng Anh là một ngoại tệ mạnh, tỷ trọng thương mại Việt Nam và vương quốc Anh cũng khá lớn do đó tác giả chọn bảng Anh cũng là một ngoại tệ trong “rổ tiền”. Trung Quốc là quốc gia ngoài việc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc có tỷ trọng lớn nhất và Việt Nam luôn chịu tình cảnh nhập siêu lớn nhất với họ. Từ năm 2001 đến 2008 Việt Nam liên tục nhập siêu với Trung Quốc cứ năm sau lớn hơn năm trước và đến 2008 nhập siêu lên tới trên 11 tỷ đô la. Vì vậy, đồng tiền của Trung Quốc rất đáng được quan tâm trong việc tính tỷ giá thực đa phương. Kế đến là đồng yên Nhật cũng là một lựa chọn không tranh cãi, do đây là đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới và Nhật cũng là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Đồng tiền của các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaisia được chọn do các nước này là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong giao thương quốc tế. Tương tự, đồng tiền của Đài Loan và Hàn Quốc đại diện cho các nước phát triển ở châu Á được chọn do kim ngạch xuất nhập khẩu của họ với Việt Nam là rất lớn. Đồng AUD của Australia và đô la Hồng Kông được đưa vào rổ tiền do AUD và HKD là đồng tiền có thể chuyển đổi được và cũng thuộc diện đồng tiền mạnh. Ngoài ra, kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian nghiên cứu của Australia và Hồng Kông khá ổn định.
  17. 10 Chọn quyền số: là tỷ trọng thương mại của các đối tác với Việt Nam trong mậu dịch quốc tế (tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại có đồng tiền tham gia vào “rổ tiền”). Để tính tỷ trọng thương mại, trước tiên tác giả cộng tất cả các giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác ở từng thời kỳ (Wt). Lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng đối tác chia cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tất cả các đối tác ta được tỷ trọng thương mại của từng đối tác. Tổng các tỷ trọng thương mại này là bằng 1. Điều chỉnh chỉ số tiêu dùng CPI về kỳ gốc. Chọn kỳ gốc là quý 1 năm 2005, kỳ gốc có chỉ số CPI là 100. Tính chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương của 15 đồng tiền trong rổ tiền với Việt Nam đồng. Kỳ gốc là năm 2005, ta lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho kỳ gốc rồi nhân lại với 100. Tính tỷ giá thực song phương của Việt Nam đồng với từng đồng tiền trong “rổ tiền”. Lấy chỉ số tỷ giá danh nghĩa nhân với CPI của từng nước tương ứng chia cho CPI của Việt Nam ta được tỷ giá thực song phương của tiền đồng so với đồng tiền của từng đối tác. Cuối cùng ta có chỉ số REER theo công thức tính như sau: n là số lượng đơn vị tiền tệ có trong chỉ số REER. e là là chỉ số tỷ giá thực song phương của mỗi đối tác với Việt Nam. wj là tỷ trọng thương mại của các đối tác. CPIj là chỉ số giá của các đối tác. CPIi là chỉ số giá ở trong nước. Qua tính toán ta được biểu đồ 3.1, đây là biểu đồ biểu thị kết quả tính REER VND thời kỳ 2005-2012. Tỷ giá thực hiệu lực có xu hướng giảm trong giai đoạn nghiên cứu, nguyên nhân của REER giảm là do tốc độ lạm phát thường xuyên cao hơn rất nhiều so với tốc độ mất giá danh nghĩa của VND, tỷ giá thực hiệu lực ngày càng giảm, đồng Việt Nam lên giá thực tế khá mạnh. Đáng chú ý REER giảm mạnh nhất vào quý 3 năm 2008, tuy có phục hồi trong giai đoạn từ quý 1 năm 2009 đến cuối năm 2009 do những nỗ lực từ NHNN trong việc giảm giá VND, nhưng sau đó REER lại giảm xuống và vẫn không thể trở lại được mức ban đầu.
  18. 11 110 REER 100 90 80 REER 70 60 03/2005 07/2005 11/2005 03/2006 07/2006 11/2006 03/2007 07/2007 11/2007 03/2008 07/2008 11/2008 03/2009 07/2009 11/2009 03/2010 07/2010 11/2010 03/2011 07/2011 11/2011 03/2012 07/2012 Đồ thị 3.1: Kết quả REER từ năm 2005-2012 (Theo tính toán của tác giả) 3.3 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng dạng Logarit cho tất cả các biến. Đầu tiên tác giả phân tích tính dừng của các biến, sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller (ADF) của mỗi nghiệm đơn vị. Qua kiểm nghiệm ở bảng 3.1 của phụ lục 3 tác giả nhận thấy rằng tất cả các biến điều không dừng ở bậc tự nhiên 0, tuy nhiên khi kiểm định nghiệm sai phân bậc một của các biến thì tất cả các biến đều dừng, đáp ứng được yêu cầu chuỗi thời gian cho kiểm tra đồng tích hợp. Tác giả thực hiện kiểm định AIC (Akaike information criterion) và SC (Schwarz criterion) để xác định độ trễ của các mô hình xuất khẩu và nhập khẩu. Dựa vào kết quả ở bảng 3.2 của phụ lục 3, với hàm xuất khẩu trong giai đoạn tổng thể có độ trễ bằng 2 là tối ưu. Tác giả chọn độ trễ cho mô hình xuất khẩu bằng 2 bởi vì khi xét về phân tích chuỗi thời gian người ta hay sử dụng tiêu chuẩn AIC hơn là tiêu chuẩn SC. Với mô hình hàm nhập khẩu, tác giả chọn độ trễ bằng 1 theo tiêu chuẩn AIC và SC. Tiếp theo tác giả kiểm định đồng tích hợp Johansen với độ trễ được chọn là 2 quý cho mô hình xuất khẩu và một quý cho mô hình nhập khẩu. Tác giả thấy rằng có ba vectơ đồng tích hợp cho chuỗi hồi quy xuất khẩu và hai vector đồng tích hợp cho nhập khẩu. Tuy nhiên, do tác giả xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá thực và thu nhập lên mô hình xuất khẩu, nhập khẩu nên tác giả chọn một mối quan hệ đồng tích hợp cho cả hai mô hình. Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng OLS để hồi quy mô hình xuất nhập khẩu và VECM để ước tính độ co giãn của giá đối với khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn.
  19. 12 Phương pháp sử dụng mô hình Vector hiệu chỉnh sai số có ưu điểm hơn so với hầu hết các nghiên cứu dùng ước lượng phương trình OLS tĩnh. Nếu như việc ước lượng các phương trình tĩnh đơn lẻ thường phải có giả định mạnh về dạng mô hình và quan hệ nhân quả giữa các biến, thì mô hình VECM bao chứa mọi quan hệ tương hỗ động theo thời gian giữa các biến, theo đó, phân tích được tác động trong ngắn hạn, cũng như quá trình điều chỉnh đến quan hệ ổn định trong dài hạn. Mô hình VECM rất hữu ích trong việc thể hiện không chỉ mối quan hệ dài hạn giữa các biến số mà còn thể hiện được động thái trong ngắn hạn mối quan hệ giữa các biến số trong việc giữ cho hệ thống quy về mối quan hệ cân bằng dài hạn. Với ước lượng VECM, tác giả hồi quy với độ trễ bằng 2 quý và 1 vector đồng tích hợp cho mô hình xuất khẩu, với mô hình nhập khẩu, độ trễ được áp dụng là 1 quý và 1 vector đồng tích hợp. Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do mô hình thiếu dữ liệu nên tác giả chỉ kiểm định đến độ trễ bằng 1 quý và 1 vector đồng tích hợp cho cả hai mô hình xuất khẩu và nhập khẩu.
  20. 13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tác giả chạy hồi quy các chương trình xuất khẩu và nhập khẩu cho mẫu tổng thể trong giai đoạn 2005-2012 và giai đoạn từ quý 1 năm 2007 đến quý 3 năm 2012 (Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO) 4.1 Phương trình hồi quy xuất khẩu Trước hết, tác giả kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy xuất khẩu. Qua bảng 4.1 tác giả nhận thấy không có mối tương quan cao giữa các biến. Do đó các biến đều được đưa vào mô hình hồi quy xuất khẩu. Bảng 4.1: Ma trận tương quan Xuất Nhập khẩu Lãi suất cho REER FDI khẩu thế giới vay Xuất khẩu 1 -0.719 0.388 0.0915 0.537 REER -0.719 1 -0.034 -0.282 -0.417 Nhập khẩu thế giới 0.388 -0.034 1 0.299 0.209 FDI 0.092 -0.282 0.299 1 -0.101 Lãi suất cho vay 0.537 -0.417 0.209 -0.101 1 Nguồn: theo tính toán của tác giả Tiếp theo, tác giả dùng phương pháp ước lượng OLS cho cả hai giai đoạn. Kết quả cho phương trình xuất khẩu được thể hiện qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Phương trình hồi quy xuất khẩu theo các biến Phương trình hồi quy xuất khẩu trong mẫu tổng thể Included observations: 31 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 5.379 4.906 1.096 0.283 REER -3.186 0.565 -5.643 0.000 Nhập khẩu thế giới 2.040 0.590 3.456 0.002 FDI -0.064 0.036 -1.764 0.089 Lãi suất cho vay 0.141 0.129 1.091 0.285 R-squared: 0.717 Phương trình hồi quy xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO Included observations: 23 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.865 5.452 0.526 0.606 REER -2.493 0.989 -2.521 0.021 Nhập khẩu thế giới 1.991 0.777 2.563 0.020 FDI -0.087 0.043 -2.020 0.059 Lãi suất cho vay 0.148 0.155 0.955 0.353 R-squared: 0.576 Nguồn: Theo tính toán của tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1