intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường thái độ đối với rủi ro của các hộ gia đình và kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố thái độ với rủi ro đến quyết định mua BHYT trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THẢO UYÊN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã ngành: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS Nguyễn Hữu Dũng. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thảo Uyên
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .........................................................................3 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .............................................3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................3 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: ............................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................5 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ .............................................................5 2.1.1 BHYT tư nhân: .......................................................................................5 2.1.2 BHYT nhà nước:.....................................................................................6 2.1.3 Sự khác nhau giữa BHYT nhà nước và BHYT tư nhân: ........................6 2.1.4 Quỹ BHYT:.............................................................................................8 2.1.5 Mô hình Bảo hiểm Y tế một số quốc gia: ...............................................9 2.2 RỦI RO ........................................................................................................11 2.3 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO ......................................................................11 2.3.1 Lý thuyết về hữu dụng kỳ vọng. ...........................................................11 2.3.2 Lý thuyết triển vọng ..............................................................................14 2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỀM ...........15 2.5 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: ...........................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..............................................20 3.1 KHUNG PHÂN TÍCH: ...............................................................................20
  4. 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 23 3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO. ................. 25 3.4 DỮ LIỆU .................................................................................................... 27 3.5 MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ TRONG MÔ HÌNH: ........................................... 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 36 4.1 TỔNG QUAN VỀ BHYT TẠI VIỆT NAM: ............................................. 36 4.1.1 Sự hình thành BHYT ở Việt Nam: ...................................................... 36 4.1.2 Hệ thống BHYT nhà nước ở Việt Nam: .............................................. 38 4.1.3 Mức hưởng chi phí khám chữa bệnh bằng BHYT: ............................. 39 4.1.4 Thực trạng BHYT tại Việt Nam: ........................................................ 40 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 45 4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát. ....................................................................... 45 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua BHYT: ....................................... 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….. PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội VARHS Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam VHLSS Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam KCB Khám chữa bệnh NSNN Ngân sách nhà nước NĐ 299/1992 Nghị định 299/HĐBT ngày 15 tháng 08 năm 1992của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ BHYT NĐ 47/1994 Nghị định 47/1994/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 1994của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của điều lệ của BHYT ban hành theo nghị định số 299/HĐBT ngày 15 tháng 08 năm 1992của Hội đồng Bộ trưởng NĐ 58/1998 Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT NĐ 63/2005 Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ ban hànhĐiều lệ BHYT NĐ 62/2009 Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 Quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế QĐ 538/QĐ-TTG Quyết định 538/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 QĐ 1111/QĐ-BHXH Quyết định về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý số BHXH, thẻ BHYT
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: So sánh BHYT nhà nước và BHYT tư nhân Bảng 3.1: Đo lường hệ số rủi ro Bảng 3.2: Giá trị kỳ vọng của mỗi lựa chọn Bảng 3.3: Thống kê biến và dấu kỳ vọng của mô hình hồi quy Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ Bảng 4.2: Thống kê đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ tham gia BHYT Bảng 4.3: Thống kê đặc điểm kinh tếxã hội của hộ không tham gia BHYT Bảng 4.4: Thái độ đối với rủi ro và tỷ lệ tham gia BHYT của hộ Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ giải thích mô hình Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk1 và các biến khác Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk2 và các biến khác Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk3 và các biến khác Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk4 và các biến khác Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Bảng 4.12: Kết quả hồi quy hệ số và sai số chuẩn Bảng 4.13: Kết quả hồi quy tác động biên và sai số chuẩn DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Thái độ sợ rủi ro Hình2.2 : Thái độ yêu thích đối với rủi ro Hình 2.3: Thái độ trung lập đối với rủi ro Hình 2.4: Hàm giá trị giả thuyết (Hypothetical value funtion) Hình 3.1 Khung phân tích đối với quyết định mua BHYT ( yếu tố thái độ đối với rủi ro và các yếu tố khác) Hình 4.1: Tỷ lệ dân số tham gia BHYT từ năm1993-2014
  7. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Nội dung chương 1 giới thiệu tổng quát về đề tài: Đặt vấn đề vì sao cần thực hiện nghiên cứu, nêu rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp sử dụng giải quyết vấn đề nghiên cứu và trình bày bố cục của luận văn. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thái độ đối với rủi ro được xem là một trong những nhân tố tác động đến quá trình ra quyết định. Trên thế giới, nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến vấn đề này. Trong lĩnh vực tiêu dùng, Lusk và Coble (2005) đã nghiên cứu về thái độ với rủi ro tác động đến quyết định tiêu dùng các thực phẩm biến đổi gen. Trong lĩnh vực sức khỏe, Bernstein (2009), Monheit và Vistnes (2006), Donni (2010) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và bảo hiểm y tế (BHYT) hay Anderson và Mellor (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro tác động đến việc hút thuốc, sử dụng chất uống có cồn. Finkelstein và cộng sự (2006) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và quyết định mua bảo hiểm. Tại Việt Nam, việc vận dụng thái độ đối với rủi ro như một trong những yếu tố để giải thích cho quá trình ra quyết định của các cá nhân vẫn còn mới mẻ. Có một số ít tác giả nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này như Phạm Khánh Nam (2013), hay Brouwer và cộng sự (2012) liên quan đến bảo hiểm rủi ro lũ lụt ở nông thôn. Bài nghiên cứu này tiếp tục mở rộng việc vận dụng thái độ đối với rủi ro như một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhân trong một lĩnh vực khác liên quan đến vấn đề sức khỏe, bảo hiểm y tế. Sức khỏe luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, dân số khỏe mạnh nâng cao chất lượng sống, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện tốt cho giáo dục, và tăng sức mạnh cộng đồng. Tại Việt Nam, BHYT được xem là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận, góp phần chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng tài chính cho người
  8. 2 dân do chi phí y tế mang lại (Luật BHYT 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014). Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), trong 4 năm từ 2009-2012, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng từ 58,2% lên 66,8% (UBTVQH, 2013). Tuy nhiên, chỉ có nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT với tỷ lệ cao nhất (gần 70%), còn nhóm đối tượng tự nguyện có tỷ lệ tham gia thấp (chỉ 21%), ngay cả người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ kinh phí mua BHYT cũng chỉ đạt tỷ lệ 25%. Từ đó có thể thấy BHYT tại Việt Nam chủ yếu chỉ phổ biến trong bộ phận cán bộ, công nhân viên được cơ quan, doanh nghiệp mua bảo hiểm bắt buộc hoặc đối tượng được cấp bảo hiểm miễn phí theo luật định. Đại đa số người dân vẫn còn xa lạ với hình thức bảo hiểm y tế, họ chủ yếu dựa vào các thói quen truyền thống như tích góp, sự giúp đỡ qua lại trong gia đình, xóm giềng, các tổ chức đoàn thể để tự bảo vệ (Bùi Thế Cường, 1990; Quynh, 2003; Newman và cộng sự, 2012).Với những lợi ích thiết thực mà BHYT mang lại, việc tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT được xem là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT là một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thực hiện tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 (QĐ 538/QĐ-TTG). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã thực hiện kiểm định xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT như Jowett (2001), Ha và Leung (2010), Cuong (2011), Minh và cộng sự (2012), Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2012). Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố như tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, nơi ở, tình trạng sức khỏe. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực BHYT nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện kiểm định thái độ đối với rủi ro có hay không ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT. Vì thế, nghiên cứu về thái độ với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tại Việt Nam thật sự là vấn đề đáng quan tâm, góp phần đưa ra các giải pháp thiết thực giúp tăng tỷ lệ tham gia BHYT của người dân.
  9. 3 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường thái độ đối với rủi ro của các hộ gia đình và kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố thái độ với rủi ro đến quyết định mua BHYT trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu tác động thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua BHYT của hộ gia đình, sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ cuộc Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2012 (VARHS 2012) được thực hiện trải dài khắp cả nước tại 12 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Hà Tây, Nghệ An, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam, Long An. Đề tài tập trung phân tích yếu tố về thái độ đối với rủi ro và các yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế xã hội như thu nhập, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và giáo dục, tổng số người trong hộ tác động đến quyết định mua BHYT. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: (i) Phương pháp phân tích thống kê các số liệu về tham gia BHYT ở các tỉnh thành. (ii) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình logit để xem xét yếu tố thái độ đối với rủi ro có tác động đến quyết định mua BHYT không và xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT. 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Chương 1: Giới thiệu những vấn đề cơ bản của luận văn bao gồm: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan về phương pháp thực hiện của đề tài. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: Các khái niệm liên quan đến BHYT, rủi ro, phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro qua lý thuyết hữu dụng
  10. 4 kỳ vọng (expected utility theory) và lý thuyết triển vọng (prospect theory), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm, các nghiên cứu liên quan về BHYT và thái độ đối với rủi ro. Chương 3: Trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu bao gồm: Khung phân tích đề tài, mô hình nghiên cứu, phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro, dữ liệu thực hiện nghiên cứu, và mô tả các biến số được sử dụng trong mô hình. Chương 4: Giới thiệu tổng quan về BHYT tại Việt Nam bao gồm: Sự hình thành BHYT tại Việt Nam, hệ thống BHYT nhà nước ở Việt Nam, thực trạng BHYT tại Việt Nam. Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu qua các thống kê mô tả và phân tích các kết quả hồi quy để đưa ra kết luận. Chương 5: Kết luận và đưa ra các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu. Tóm lược chương 1: Thái độ đối với rủi ro được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và đã được kiểm định trong các lĩnh vực khác nhau qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và quyết định mua BHYT vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Nghiên cứu này nhằm kiểm định quyết định mua BHYT có phụ thuộc vào thái độ đối với rủi ro không và các yếu tố khác tác động đến quyết định mua BHYT.
  11. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương 2 trình bày về tổng quan cơ sở lý thuyết bao gồm các vấn đề liên quan đến BHYT và thái độ đối với rủi ro. Chương 2 cũng khái quát một số nghiên cứu về BHYT và thái độ đối với rủi ro. 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật (Luật BHYT, 2008). BHYT là hợp đồng giữa cơ quan bảo hiểm và người mua nhằm hoàn trả chi phí y tế khi xảy ra các rủi ro liên quan đến y tế được xác định rõ trong hợp đồng (Hồ Sĩ Hà, 2000; OECD, 2004). BHYT có hai hình thức chính là BHYT tư nhân và BHYT nhà nước. Đặc điểm của BHYT là vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàn trả. Khi mua BHYT, nếu xảy ra rủi ro y tế, người mua được hoàn trả toàn bộ hoặc một phần chi phí y tế. Nếu không xảy ra rủi ro y tế, người mua sẽ mất khoản phí đã đóng cho cơ quan BHYT. Thông thường, giá trị của BHYT là một năm. 2.1.1 BHYT tư nhân: BHYT tư nhân là hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện do các công ty bảo hiểm tư nhân thực hiện (OECD, 2004). Người mua BHYT sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh tùy theo giá trị hợp đồng giữa người mua và công ty bảo hiểm.Vì BHYT tư nhân là loại hình bảo hiểm hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận,hoạt động theo quy luật số lớn và là sự chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia BHYT, vì vậy mỗi công ty bảo hiểm sẽ có sự tính toán linh hoạt trong thiết kế các hợp đồng khác nhau về mức đóng, mức chi trả nhằm đảm bảo được khả năng chi trảvà sự tồn tại phát triển của công ty. Theo đó, các cá nhân có rủi ro cao về sức khỏe thường sẽbị
  12. 6 từ chối được tham gia BHYT tư nhân hoặc sẽ phải ký kết các hợp đồng có mức đóng cao hơn các cá nhân có rủi ro thấp. 2.1.2 BHYT nhà nước: BHYT nhà nước hay còn gọi là BHYT xã hội là chính sách thuộc nội dung an sinh xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do Chính phủ tổ chức thực hiện. BHYT nhà nước là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận với mục đíchgiảm gánh nặng về tài chính cho người dân khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật bằng hình thức đóng góp của cá nhân và của toàn xã hội, đề cao tính cộng đồng xã hội (OECD,2004). BHYT nhà nước thường có chung một mức giá được xác định dựa trên thu nhập mà không tính đến mức độ rủi ro về sức khỏe của người mua, có chung mức chi trả khi xảy ra ốm đau bệnh tật được áp dụng thống nhất cho tất cả mọi người trong cùng một đối tượng (Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). 2.1.3 Sự khác nhau giữa BHYT nhà nước và BHYT tư nhân: Sự khác biệt lớn nhất giữa BHYT nhà nước và tư nhân chính là mục tiêu phi lợi nhuận của BHYT nhà nước và mục tiêu lợi nhuận của BHYT tư nhân.
  13. 7 Bảng 2.1 So sánh BHYT nhà nước và BHYT tư nhân Tiêu chí BHYT nhà nước BHYT tư nhân Theo khả năng đóng góp của cá Theo mức độ rủi ro về Mức phí nhân ( dựa trên thu nhập) sức khỏe của người mua Theo nhu cầu, chi phí KCB Theo giá trị và những Mức hưởng thực tế và không phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng mức đóng khi mua Được nhà nước bảo đảm bằng Không có sự hỗ trợ về tài Vai trò của nhà nước ngân sách chính của nhà nước Hình thức tham gia Bắt buộc và tự nguyện Tự nguyện Mục tiêu hoạt động Vì lợi ích xã hội, phi lợi nhuận Vì mục tiêu lợi nhuận Nguồn: Lê Mạnh Hùng, 2000 Các loại hình bảo hiểm y tế nhà nước: Bảo hiểm y tế bắt buộc: Là hình thức BHYT được thực hiện trên cơ sở bắt buộc của người tham gia. Loại hình bảo hiểm này bắt buộc những người tham gia phải trích một phần từ thu nhập được trả từ đơn vị mà họ làm việc, hoặc được nhà nước hỗ trợ toàn bộ hay một phần chi phí bằng ngân sách nhà nước để mua thẻ BHYT. Do đó, loại hình BHYT bắt buộc bao gồm cả người khỏe mạnh và người bệnh tham gia. Mục tiêu của các quốc gia đều hướng đến BHYT bắt buộc toàn dân nhằm có thể đảm bảo mọi người đều được chăm sóc y tế khi bệnh tật (Hồ Sĩ Hà, 2000; OECD,2004).
  14. 8 Bảo hiểm y tế tự nguyện: Là hình thức BHYT được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của người tham gia. Người dân không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc sẽ được mua BHYT tự nguyện theo mức phí quy định riêng cho loại hình này. Mức phí loại hình này cũng được áp dụng như nhau cho các đối tượng mà không dựa trên các rủi ro về sức khỏe (OECD, 2004). Tại một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, do hệ thống quản lý BHYT chưa chặt chẽ, cũng như trình độ nhận thức và thu nhập của người dân chưa cao nên chưa thể bắt buộc toàn dân tham gia BHYT, vì vậymột số đối tượng được phép lựa chọn mua hoặc không mua BHYT. Sự khác biệt giữa việc bắt buộc phải mua BHYT và được quyền lựa chọn mua hoặc không mua hình thành nên tên gọi BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Người có BHYT bắt buộc hoặc BHYT tự nguyện đều được gọi chung là có BHYT và được hưởng mọi quyền lợi như nhau khi khám chữa bệnh (Hồ Sĩ Hà, 2000). 2.1.4 Quỹ BHYT: Tùy theo chính sách BHYT của mỗi quốc gia, nguồn quỹ dùng để chi trả các dịch vụ y tế cho người dân có thể được trích từ thuế, tiền lương hoặc do người dân trực tiếp mua thẻ BHYT theo một mức giá đã quy định. Nguồn quỹ này được chuyển giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chi trả khám chữa bệnh (OECD,2004). Tại Việt Nam, quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế(Luật BHYT, 2008).
  15. 9 2.1.5 Mô hình Bảo hiểm y tế một số quốc gia: Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên ban hành Luật BHYT năm 1922. Việc thi hành bị trì hoãn cho tới năm 1927 vì đã xảy ra trận động đất Kanto khủng khiếp vào năm 1923. Tiếp đó, năm 1938 Nhật Bản ban hành Luật BHYT quốc gia, năm 1939 ban hành Luật BHYT cho người lao động, Luật BHYT cho ngư dân và đến năm 1961, Nhật Bản thực hiện BHYT cho toàn dân. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định của pháp luật Nhật Bản rất rộng, bao gồm những người làm công ăn lương, lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật BHYT có những quy định phù hợp dành riêng cho từng đối tượng. BHYT cho người lao động được thực hiện theo nơi làm việc. BHYT quốc gia được thực hiện theo vị trí địa lý.Nguồn quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước. Trách nhiệm đóng BHYT được thực hiện theo nguyên tắc mức phí đóng BHYT được chia đều, người lao động đóng 50%, chủ sử dụng lao động đóng 50%. Luật BHYT Nhật Bản xác định riêng hai loại quỹ cho các đối tượng để có sự hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế. Quỹ BHYT quốc gia áp dụng cho lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp. Nhà nước bảo trợ nhiều hơn cho loại quỹ này, vì đối tượng của quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định. Quỹ BHYT của người làm công ăn lương, đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định.Luật BHYT Nhật Bản quy định bệnh nhân BHYT phải thực hiện trách nhiệm cùng chi trả. Quy định này nhằm tăng thêm chi phí cho quỹ BHYT, đồng thời hạn chế sự lạm dụng quỹ từ phía người thụ hưởng. Mức cùng chi trả phụ thuộc vào đối tượng hoặc nhóm đối tượng. Cụ thể: người lao động tự do trả 30%, công chức trả 20%, người lao động hưởng lương trả 10% chi phí khám chữa bệnh. (Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). Ở Hàn Quốc, tháng 12 năm 1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu thực thi tại Hàn Quốc. Đến tháng 12 năm 1976 Luật BHYT đã được sửa đổi gần như hoàn toàn. Sau khi Luật BHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng nhanh chóng. Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công
  16. 10 ty, hãng lớn có từ 500 công nhân trở lên, thì đến năm 1988 đã mở rộng đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do, sau đó mở rộng thêm các đối tượng. Đến năm 1989, Hàn Quốc đã đạt độ bao phủ toàn dân với gần 100% người Hàn Quốc có BHYT. Thực hiện chính sách BHYT toàn dân, Hàn Quốc có điều kiện bao cấp y tế tốt hơn cho diện đối tượng dễ bị tổn thương.Mức đóng BHYT của người dân Hàn Quốc tính theo thu nhập hoặc tài sản cố định. Thông thường người lao động đóng 2-8% thu nhập; công chức đóng 4,2% thu nhập, Chính phủ cùng nộp 4,2%. Còn đối với lao động tự do, mức đóng được tính theo mức xếp loại thu nhập hoặc tài sản cố định. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức phí nhằm mục đích đảm bảo chi phí quản lý (Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). Ở Thái Lan, từ năm 1975 đến năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện BHYT cho nhóm người nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đến năm 1981, Chính phủ triển khai chương trình cấp thẻ cho người có thu nhập thấp (LIC) đến những người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 baht/tháng. Năm 1983, chương trình LIC mở rộng đến những người già trên 60 tuổi. Vào năm 1993, LIC được mở rộng đến trẻ em dưới 12 tuổi và các lãnh đạo tôn giáo. Với việc ngày càng mở rộng đối tượng, đến tháng 4 năm 2002 Thái Lan đã thực hiện thành công BHYT toàn dân. BHYT cho người lao động trong doanh nghiệp bao gồm người làm công ăn lương trong tất cả các doanh nghiệp có thuê mướn từ 1 lao động trở lên. Mức đóng bằng 4,5% lương, trong đó Nhà nước đóng 1/3, chủ sử dụng đóng 1/3, người lao động đóng 1/3 (Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). Tại một số quốc gia phát triển khác như Anh, Canada, Chính phủ chi trả toàn bộ chi phí chăm sóc y tế.Nguồn kinh phí y tế phần lớn do ngân sách chi trả thông qua việc đóng thuế của người dân và doanh nghiệp, người bệnh chỉ phải cùng chi trả ở một số dịch vụ đặc biệt. Ở tại các quốc gia này vẫn tồn tại BHYT tư nhân, dù rằng chiếm một tỷ lệ nhỏ, dành cho các dịch vụ y tế mà BHYT của chính phủ không đảm nhận.Tại Đức, Nhật, Chính phủ không trực tiếp chi trả chi phí chăm sóc y tế mà thông qua các công ty bảo hiểm được lập ra không vì mục đích lợi nhuận mà
  17. 11 nhằm giúp người dân thanh toán chi phí y tế. Người dân ở các nước này đều bắt buộc phải tham gia một trong các chương trình y tế với mức phí tính theo tỷ lệ quy định và cùng chi trả chi phí khi KCB (Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). Tuy khác nhau về cách thức tổ chức thực hiện BHYT, phương thức đóng góp, tỷ lệ chi trả, hầu hết các quốc gia phát triển đều xem BHYT là bắt buộc toàn dân và đều áp dụng mô hình BHYT với sự tồn tại của cả BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện bổ sung và BHYT tư nhân. Mọi người dân đều phải tham gia BHYT bắt buộc với các dịch vụ y tế cơ bản được quy định trước và được quyền lựa chọn mua hoặc không mua BHYT tự nguyện bổ sung và BHYT tư nhân với các gói lợi ích khám chữa bệnh cao hơn nằm ngoài danh mục cơ bản (OECD, 2004; Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). 2.2 RỦI RO Định nghĩa về rủi ro được đưa ra rất nhiều dưới các góc nhìn khác nhau. Theo Knight (1921), rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.Theo Preffer (1956), rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. Theo Willett (1951), rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi.Các định nghĩa trên có những điểm khác nhau, song đều đề cập đến cùng hai vấn đề là sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc và một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, tổn thất (Nguyễn Tiến Hùng và cộng sự, 2007). 2.3 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO Liên quan đến vấn đề lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn, hai lý thuyết được đề xuất là lý thuyết về hữu dụng kỳ vọng (expected utility theory) được khởi nguồn từBernoulli (1738) và lý thuyết triển vọng (prospect theory) được khởi nguồn từ Kahneman và Tversky (1979). 2.3.1 Lý thuyết về hữu dụng kỳ vọng.
  18. 12 Bernoulli (1738) định nghĩa lợi ích kỳ vọng là giá trị bằng tiền kỳ vọng, bằng tổng của các tích xác suất và giá trị của mỗi phương án có thể.Newmann và Morgenster (1944)giải thích lại lợi ích kỳ vọng bằng tổng của các tích xác suất và độ hữu dụng của mỗi phương án có thể, thay vì là giá trị của mỗi phương án. Lý thuyết tối đa hóa lợi ích kỳ vọng dựa trên sự tiếp cận chủ yếu đến độ hữu dụng có thể đo lường được. Trong trường hợp tổng quát, sự tiếp cận này giả định hàm hữu dụng U là sự đo lường bằng định lượng độ hữu dụng có được do mỗi kết cục khác nhau của trò chơi. Nếu lợi ích kỳ vọng từ giá trị xổ số của một cá nhân lớn hơn lợi ích kỳ vọng từ kết quả xổ số thì cá nhân này là sợ rủi ro, những cá nhân này có hàm hữu dụng dạng lõm phản ánh hữu dụng biên giảm dần (hình 2.1). Nếu lợi ích kỳ vọng từ giá trị xổ số của một cá nhân nhỏ hơn giá trị kỳ vọng từ trò đánh cuộc thì cá nhân này yêu thích rủi ro, những cá nhân này có hàm hữu dụng dạng lồi với hữu dụng biên tăng dần (hình 2.2). Cuối cùng, nếu lợi ích kỳ vọng từ giá trị xổ số bằng đúng với lợi ích kỳ vọng từ trò đánh cuộc thì cá nhân này trung lập với rủi ro, hàm hữu dụng có dạng tuyến tính (hình 2.3). u(w) ) 0 w Hình2.1: Thái độ sợ rủi ro
  19. 13 Nguồn: Pindyck và Rubinfeld ,1989 u(w) ) w 0 Hình2.2 : Thái độ yêu thích đối với rủi ro Nguồn: Pindyck và Rubinfeld , 1989 u(w) ) 0 w Hình2.3: Thái độ trung lập đối với rủi ro Nguồn: Pindyck và Rubinfeld, 1989
  20. 14 2.3.2 Lý thuyết triển vọng Sự phát triển trong lĩnh vực tâm lý đã dẫn đường cho Kahneman và Tversky (1979) đến sự phát triển của lý thuyết triển vọng (Prospect Theory). Lý thuyết này dựa trên những triển vọng đơn giản, kết quả nhận được bằng tiền và xác suất. Nó đánh giá điều kiện có liên quan đến rủi ro và chỉ ra rằng con người đưa ra những cách trả lời khác nhau đối với rủi ro phụ thuộc kết quả nhận được sẽ là một khoản lời hay thiệt hại. Công thức minh họa cho lý thuyết triển vọng: 𝑛 U = ∑ 𝑤(𝑝𝑖 )v(𝑥𝑖 ) 𝑖=1 Với U là tổng hữu dụng kỳ vọng, v là hàm giá trị của kết quả nhận được x, w là hàm trọng số xác suất. Trong đó, hàm giá trị v đi qua một điểm tham chiếu, có dạng chữ S và không đối xứng. Điều này minh họa cho ý tưởng rằng thiệt hại làm cho con người cảm thấy bị tổn thương nhiều hơn so với lợi tức nhận được, ví dụ con người sẽ cảm thấy đau đớn rất nhiều khi bị mất 10 đô la nhưng khi nhận lại được 10 đô la chỉ cảm thấy vui vẻ rất ít. Hàm w chỉ ra các thông số trọng số của trọng số xác xuất là khác nhau, mọi người có xu hướng phản ứng thái quá đối với các sự kiện xác suất nhỏ và xem nhẹ các sự kiện xác suất lớn. Đây là những phát hiện quan trọng của lý thuyết triển vọng và chỉ ra sự mâu thuẫn của lý thuyết này so với lý thuyết với hữu dụng kỳ vọng cổ điển (Vazquez và Cuilty, 2013).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2