intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng vào truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời kì toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp luôn đối diện với vấn đề tỷ giá, lạm phát, giá cả hàng hóa và các chi phí khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi hiểu đầy đủ về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá, doanh nghiệp sẽ có biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá một cách thích đáng, duy trì kế hoạch sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng vào truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------o0o---------- LƯU PHÚC NGUYÊN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÉC TƠ TỰ HỒI QUY NGƯỠNG VÀO TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------o0o---------- LƯU PHÚC NGUYÊN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÉC TƠ TỰ HỒI QUY NGƯỠNG VÀO TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan bài luận văn: “ Ứng dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy ngưỡng vào Truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam ” là do tác giả thực hiện nghiên cứu với sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của GS. TS.Trần Ngọc Thơ. Số liệu nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực, được lấy từ các tổ chức thống kê IFS, GSO. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2014 Tác giả, Lưu Phúc Nguyên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU..................................................................................... ...............................1 1.Tóm tắt.....................................................................................................................1 2. Giới thiệu................................................................................................................2 2.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................2 2.2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................3 2.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3 2.4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4 2.5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4 2.6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5 2.7. Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................5 2.8. Bố cục luận văn...................................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH TVAR..................................................................................7 1.1. Truyền dẫn tỷ giá hối đoái ..................................................................................7 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về Truyền dẫn tỷ giá hối đoái...................................8 1.2.1. Tổng hợp các nghiên cứu về Truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam............8 1.2.2. Tổng hợp các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo phương pháp phi tuyến trên Thế giới....................................................................................................11 1.3. Lý thuyết về mô hình TVAR..............................................................................18 1.3.1. Tính phi tuyến tính.........................................................................................18 1.3.2. Quá trình tạo ra dữ liệu đúng trong mô hình VARs : tại sao vấn đề tính phi tuyến tính............................................................................................ ......................19
  5. 1.3.3. Mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng TVAR....................................................20 1.3.3.1. Định nghĩa mô hình TVAR.........................................................................20 1.3.3.2. Ước lượng mô hình TVAR..........................................................................22 1.3.3.3. Dự báo của mô hình TVAR.........................................................................27 1.3.3.4. Phân tích phản ứng xung.............................................................................28 1.4. Kết luận chương 1..............................................................................................34 CHƯƠNG 2:ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TVAR VÀO TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TỪ THÁNG 1 NĂM 2000 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2011..................................................................................... .....................................36 2.1. Xử lý biến nghiên cứu.......................................................................................36 2.1.1. Số liệu nghiên cứu..........................................................................................36 2.1.2. Xử lý số liệu nghiên cứu................................................................................3 7 2.1.3. Biến nghiên cứu trong mô hình.....................................................................38 2.1.4. Kiểm tra nghiệm đơn vị của các biến............................................................38 2.2. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................39 2.2.1.Mô hình TVAR................................................................................................41 2.2.1.1. Xác định độ trễ tối ưu từ mô hình VAR.......................................................41 2.2.1.2. Xác định số lượng và giá trị ngưỡng, và tham số độ trễ từ các kết quả hồi quy của mô hình TVAR............................................................................................41 2.2.1.3. Kiểm tra tính tuyến tính...............................................................................43 2.2.1.4. Kết quả hồi quy từ mô hình TVAR đã chọn................................................43 2.2.2. Phân tích phản ứng xung truyền thống (IRFs) cho mô hình TVAR có 2 giá trị ngưỡng......................................................................................................................45 2.2.3. Phản ứng xung tổng thể phi tuyến tính áp dụng cho trường hợp TVAR 1 giá trị ngưỡng: giá trị ngưỡng 0.849%/tháng của tỷ lệ lạm phát tương ứng 10.188%/1 năm............................................................................................ ................................51 2.2.3.1.Bảng kết quả hồi quy TVAR với 1 giá trị ngưỡng hay 2 chế độ..................52 2.2.3.2. Chuỗi thời gian của các biến nghiên cứu.....................................................54 2.2.3.3. VAR - phản ứng xung độc lập (orthogonal impulse responses).................55
  6. 2.2.3.4. Phản ứng xung độc lập (orthogonal impulse responses) từ mô hình TVAR 1 giá trị ngưỡng............................................................................................................56 2.2.3.5. Phản ứng xung tổng thể (general impulse responses –GIRFs)từ mô hình TVAR 1 giá trị ngưỡng.............................................................................................58 2.2.3.6. Mức ý nghĩa khác biệt giữa GIRFs phi tuyến và OIRFs tuyến tính...........60 2.2.3.7. Xác suất chuyển đổi của 2 chế độ tỷ lệ lạm phát cao và thấp.....................61 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN......................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GSO: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam IFS: Thống kê Tài Chính Quốc Tế IMF: Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ERPT: Exchange rate pass- through: Truyền dẫn tỷ giá hối đoái IP: Giá trị sản lượng công nghiệp NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực IR Deposit: Lãi suất tiền gửi kì hạn 1 năm thống kê theo hàng tháng Output gap hay Gap: Khe hở sản lượng dt_lneer_sa: Loại bỏ tính xu hướng bằng phương pháp Hodrick-Prescott ra khỏi chuỗi logarit tự nhiên của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đã hiệu chỉnh mùa vụ dt_lir : Loại bỏ tính xu hướng bằng phương pháp Hodrick-Prescott ra khỏi chuỗi logarit tự nhiên của lãi suất tiền gửi kì hạn 1 năm thống kê hàng tháng inf: Inflation: Tỷ lệ lạm phát hàng tháng AIC : Akaike Information Criterion BIC: Bayesian Information Criterion SSR: Sum of Squared Residual: Tổng của các bình phương phần dư VAR: Vector Autoregression: Véc tơ tự hồi quy SVAR: Structural Vector Autoregression: Véc tơ tự hồi quy cấu trúc VECM: Vector Error Correction Model: Mô hình Véc tơ hiệu chỉnh sai số TVAR: Threshold Vector Autoregression: Véc tơ tự hồi quy ngưỡng IRFs: Impulse Response Functions: Các hàm phản ứng xung OIRFs: Orthogonal Impulse Response Functions: Các hàm phản ứng xung độc lập COIRFs: Cumulative Orthogonal Impulse Response Functions: Các hàm phản ứng xung độc lập kết hợp. GIRFs: General Impulse Response Functions: Các hàm phản ứng xung tổng thể
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kiểm nghiệm đơn vị................................................................................39 Bảng 2.2: Chỉ tiêu AIC, BIC và SSR từ mô hình TVAR........................................42 Bảng 2.3: Kết quả hồi quy của biến phụ thuộc tỷ lệ lạm phát từ mô hình TVAR có 3 chế độ.......................................................................................... .............................44 Bảng 2.4: Kết quả hồi quy của biến phụ thuộc tỷ lệ lạm phát từ mô hình TVAR có 2 chế độ........................................................................................................................52 Bảng 2.5: Giá trị xác xuất p_value thỏa mãn điều kiện: |GIRFs – OIRFs|simulated > |GIRFs – OIRFs|statistic................................................................................................61
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Giá trị ngưỡng của biến ngưỡng tỷ lệ lạm phát độ trễ bậc 1 với mô hình TVAR 2 giá trị ngưỡng.............................................................................................45 Hình 2.2: Chế độ tỷ lệ lạm phát thấp: Phản ứng xung độc lập kết hợp (cumulative orthogonal impulse responses) của inf, Ouput gap, dt_lneer_sa và dt_lir đối với cú sốc tích cực 1 đơn vị độ lệch chuẩn dt_lneer_sa......................................................47 Hình 2.3: Chế độ giữa của tỷ lệ lạm phát: Phản ứng xung độc lập kết hợp (cumulative orthogonal impulse responses) của inf, Ouput gap , dt_lneer_sa và dt_lir đối với cú sốc tích cực 1 đơn vị độ lệch chuẩn dt_lneer_sa...........................48 Hình 2.4: Chế độ tỷ lệ lạm phát cao: Phản ứng xung độc lập kết hợp (cumulative orthogonal impulse responses) của inf, Ouput gap, dt_lneer_sa và dt_lir đối với cú sốc tích cực 1 đơn vị độ lệch chuẩn dt_lneer_sa......................................................49 Hình 2.5: Phản ứng xung độc lập kết hợp (cumulative orthogonal impulse responses) của inf, Ouput gap, dt_lneer_sa và dt_lir đối với cú sốc tích cực 1 đơn vị độ lệch chuẩn dt_lneer_sa............................................................................ .............51 Hình 2.6: Giá trị ngưỡng của biến ngưỡng tỷ lệ lạm phát độ trễ bậc 1 với mô hình TVAR 1 giá trị ngưỡng.............................................................................................53 Hình 2.7: Đồ thị của NEER, Output gap, Inflation, IR Deposit từ tháng 2 năm 2000 đến tháng 6 năm 2011...............................................................................................54 Hình 2.8: VAR - Phản ứng xung độc lập của Output gap, Inflation, IR Deposit , NEER đối với cú sốc tích cực 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER...........................55 Hình 2.9: TVAR – Phản ứng xung độc lập của Output gap, Inflation, IR Deposit , NEER đối với cú sốc tích cực 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER...........................57 Hình 2.10: TVAR – Phản ứng xung tổng thể (GIRFs) của Output gap, Inflation, IR Deposit, NEER đối với cú sốc của NEER................................................................59 Hình 2.11: Xác suất chuyển đổi từ chế độ lạm phát cao (R2) sang chế độ lạm phát thấp (R1) và ngược lại..............................................................................................63
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tóm tắt Tác giả ứng dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR) với tỷ lệ lạm phát là biến ngưỡng (hay còn gọi là biến chuyển đổi) để phân tích mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực ở Việt Nam, nhằm khắc phục các vấn đề hạn chế trong các nghiên cứu trước đây sử dụng mô hình VAR, SVAR, VECM. Gary Koop và các đồng sự (1996), Ana Beatriz C. Galvão (2003), Julia Schimidt (2013) chỉ ra các vấn đề hạn chế đó là các giả định trong xem xét mức độ truyền dẫn, là không có bất kì cú sốc nào xảy ra tại các thời điểm dự báo, tồn tại tính đối xứng giữa hai cú sốc đối lập nhau, và độc lập với thông tin quá khứ tại các thời điểm dự báo. Lý thuyết về các hàm phản ứng xung phi tuyến, và mô hình TVAR đã thể hiện rõ trong các bài nghiên cứu của Koop (1996), Galvão (2003); tuy nhiên, xây dựng chúng trong nghiên cứu thực nghiệm là một thách thức cho người nghiên cứu. Thách thức đó đến từ việc xây dựng các thuật toán, và thời gian chạy chương trình tính toán có thể vài tuần. Vì vậy trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đơn giản hóa trong xây dựng hàm phản ứng cho mô hình TVAR có hai giá trị ngưỡng như cách xây dựng hàm phản ứng xung cho mô hình VAR với giả định nền kinh tế phát triển ổn định, không chịu cú sốc lớn bất thường nào trong thời điểm dự báo, còn đối với mô hình TVAR có 1 giá trị ngưỡng thì hàm phản ứng xung tổng thể phi tuyến được áp dụng. Tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng của bốn biến nghiên cứu: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực (NEER), Khe hở sản lượng (Output gap), tỷ lệ lạm phát và lãi suất tiền gửi kì hạn 1 năm được thống kê hàng tháng trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2011. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại 2 giá trị ngưỡng của biến ngưỡng tỷ lệ lạm phát với độ trễ 1 trong mô hình TVAR. Các giá trị ngưỡng đó là 0.226% và 0.849% cao hơn 2 giá trị ngưỡng 0.171% và 0.789% trong bài nghiên cứu của Abdul Aleem, Amine Lahiani (2014). Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho lập luận của Taylor (2000) và các nhà nghiên cứu khác cho rằng mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực cao
  11. 2 hơn ở chế độ lạm phát cao so với chế độ lạm phát thấp và vừa phải. Bằng chứng này là các kết quả thu được từ hàm phản ứng xung tuyến tính của mô hình TVAR có hai giá trị ngưỡng trên với cú sốc tích cực có độ lớn 1 đơn vị lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực xảy ra ở 3 chế độ tỷ lệ lạm phát, và hàm phản ứng xung tổng thể phi tuyến của mô hình TVAR có 1 giá trị ngưỡng 0.849% với lần lượt các cú sốc tích cực và tiêu cực có độ lớn tương ứng 0.5, 1.5 độ lệch chuẩn xảy ra ở hai chế độ tỷ lệ lạm phát. Một kết quả đáng chú ý là tồn tại sự khác biệt giữa kết quả của hàm phản ứng xung tổng phi tuyến GIRFs của mô hình TVAR có 1 giá trị ngưỡng và kết quả của hàm phản ứng xung tuyến OIRFs của mô hình VAR trong một số trường hợp được thể hiện cụ thể hơn ở Chương 2. Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá hối đoái, Exchange rate pass- through, ERPT, Vecto Autoregression, VAR, Threshold Vecto Autoregression, TVAR, General Impulse Response Functions, GIRFs, Impulse Response Functions, IRFs, Orthogonal Impulse Response Functions, OIRFs, Cumulative Orthogonal Impulse Responses COIRFs. 2. Giới thiệu 2.1. Lý do chọn đề tài Đề tài nghiên cứu: ” Truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) với mô hình VAR , SVAR, VECM ” luôn thu hút một số lượng lớn chuyên gia kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam; và các anh chị theo khóa học Thạc sĩ kinh tế trong những năm gần đây tích cực tham gia nghiên cứu. Sức hấp dẫn của đề tài vì tính thiết thực của nó gần gữi với cuộc sống hàng ngày của các thành phần kinh tế, và sử dụng phương pháp kĩ thuật tuyến tính SVAR, VAR, VECM có thuận lợi trong việc đo lường các mối quan hệ xảy ra đồng thời giữa tỷ giá hối đoái và các biến khác. Song thực tế, chúng ta có một điều có thể tin là khi tỷ lệ lạm phát cao hơn một cấp độ ngưỡng, các cơ quan kinh tế thay đổi kì vọng lạm phát. Còn các doanh nghiệp cảm thấy bất kì sự gia tăng trong chi phí sản xuất trên một ngưỡng chắc chắn là sự hiện diện dai dẳng
  12. 3 của tỷ lệ lạm phát cao.Vì thế, trong môi trường lạm phát cao, họ chọn lựa một sự lặp lại thường xuyên cao hơn của sự điều chỉnh giá cả vào chi phí thực đơn. Các doanh nghiệp chuyển dịch các ảnh hưởng đến từ các cú sốc lên các chí phí để duy trì mục tiêu của họ. Với các yếu tố khác không đổi, Taylor (2000) cho rằng sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các giá nội địa là cao hơn trong suốt các giai đoạn lạm phát cao hơn là các giai đoạn lạm phát thấp. Alvarez et al. (2011) sử dụng số liệu vi mô của Argentina, đã tìm thấy rằng sự lặp lại của sự điều chỉnh giá là không liên quan đến lạm phát hiện tại cho tỷ lệ lạm phát dưới 10% và sự lặp lại này có độ co giãn xấp xỉ 2/3 cho tỷ lệ lạm phát cao hơn. Qua đó, cũng ngụ ý rằng sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái có tính phi tuyến theo mức độ tỷ lệ lạm phát. Cho nên các phương pháp kĩ thuật tuyến tính như SVAR,VAR,VECM có thể đưa ra các hệ số truyền dẫn không chính xác. Một phương pháp thực tế phù hợp với các vấn đề trên là phương pháp đa biến với mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR). Tác giả nhận thấy rằng mô hình TVAR đánh giá mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào Việt Nam theo một hướng mới. Đó là lý do, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy ngƣỡng vào truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam”. Tác giả hi vọng rằng bài nghiên cứu mang lại những kết quả hợp lý, và tiền đề cho các nghiên cứu mở rộng tiếp theo. 2.2. Tính cấp thiết của đề tài Thời kì toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp luôn đối diện với vấn đề tỷ giá, lạm phát, giá cả hàng hóa và các chi phí khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi hiểu đầy đủ về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá, doanh nghiệp sẽ có biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá một cách thích đáng,duy trì kế hoạch sản xuất. Là một cán bộ trong doanh nghiệp, tác giả cũng mong muốn rằng bài nghiên cứu của mình sẽ mang lại nhiều điều thú vị, bằng chứng mới về truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, và có những đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
  13. 4 2.3. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu “Ứng dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy ngưỡng vào truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2011 để giải đáp các câu hỏi sau đây : - Câu hỏi 1: Biến tỷ lệ lạm phát được chọn làm biến ngưỡng trong mô hình với độ trễ cần được xác định như thế nào, và mô hình TVAR với bao nhiêu giá trị ngưỡng của biến ngưỡng là phù hợp? - Câu hỏi 2: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực sẽ cao hơn ở chế độ lạm phát cao so với chế độ lạm phát thấp hay không ? - Câu hỏi 3: Tồn tại các kết quả khác biệt thu được từ hàm phản ứng xung tổng thể phi tuyến GIRFs trong mô hình TVAR với hàm phản ứng xung tuyến tính trong mô hình VAR hay không ? 2.4. Đối tƣợng nghiên cứu - Tác giả tập trung nghiên cứu phần lớn các đặc điểm mô hình TVAR trong các tài liệu nghiên cứu lý thuyết và các thuật toán được xây dựng trong các đoạn code R- packages tsDyn, và code Matlab. - Sau đó, căn cứ theo bài nghiên cứu của Abduln Aleem, và Amine Lahiani (2014) ”A threshold vector autoregression model of exchange rate pass-through in Mexico” , tác giả chọn các biến tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực, tỷ lệ lạm phát, khe hở sản lượng Output gap, lãi suất tiền gửi kì hạn 1 năm được thống kê hàng tháng là các biến chính trong bài nghiên cứu của mình. 2.5. Phạm vi nghiên cứu - Các biến nghiên cứu trong mô hình được thu thập số liệu từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2011. Tổng số quan sát:138. Nhưng sau khi xử lý các biến thì còn 137 quan sát.
  14. 5 - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực của VNĐ với 20 đối tác thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất về khối lượng thương mại như: Anh, Ấn Độ, Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan, Inđônêxia, Mỹ, Malaysia, Nga, Nhật Bản, Philipphine, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Úc, Singaphore, Ý. - Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình TVAR được thể hiện thông qua các biểu thức của biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát trong mỗi chế độ tỷ lệ lạm phát. - Phản ứng xung của các biến tỷ lệ lạm phát, Output gap, lãi suất tiền gửi kì hạn 1 năm thống kê hàng tháng trước các cú sốc cụ thể của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực trong mỗi chế độ tỷ lệ lạm phát tương ứng với trường hợp mô hình TVAR được chọn. - Xác suất các kết quả khác nhau thu được từ IRFs và GIRFs. Hàm phản ứng xung có phụ thuộc giá trị ngưỡng tỷ lệ lạm phát hay không ? Xác suất tỷ lệ lạm phát thay đổi từ chế độ tỷ lệ lạm phát này sang chế độ tỷ lệ lạm phát khác dưới sự truyền dẫn các cú sốc khác nhau của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực, khe hở sản lượng, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tiền gửi kì hạn 1 năm thống kê hàng tháng. 2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế R-packages, Matlab, Eview 7.42, Stata 12. - Ứng dụng mô hình TVAR vào sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến output gap, lạm phát, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm được thống kê theo hàng tháng, thể hiện thông qua hàm phản ứng xung tuyến tính (IRFs) và phi tuyến tính (GIRFs). 2.7. Dữ liệu nghiên cứu - Các số liệu của các biến được thu thập chủ yếu từ nguồn IFS của IMF, GSO. 2.8. Bố cục luận văn - Bài luận văn được chia thành các phần như sau:  Mở đầu
  15. 6  Chương 1:Tổng quan về truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lý thuyết mô hình TVAR.  Chương 2:Ứng dụng mô hình TVAR vào truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2011.  Chương 3: Kết luận  Danh mục tài liệu tham khảo  Phụ lục các bảng biểu, hình vẽ.
  16. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH TVAR 1.1. Truyền dẫn tỷ giá hối đoái Khái niệm về truyền dẫn hay cụm từ tiếng anh “pass-through” lần đầu tiên được dùng trong bài báo cáo giải thích sự tác động giảm giá tiền tệ lên nền kinh tế của tác giả Steve Magee (1873). Cho đến hiện nay, cụm từ này khá quen thuộc trong nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên các chỉ số giá, lạm phát, cung tiền, lãi suất,...; và được đưa vào chương trình giảng dạy. Sự đa dạng của các bài nghiên cứu về chủ đề này bắt nguồn vào mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở đặc điểm tổng thể nền kinh tế của mỗi nước ở từng giai đoạn khác nhau.Thời gian lấy mẫu số liệu cho các biến, số lượng các biến khác nhau, với các phương pháp phân tích định lượng SVAR,VAR, VECM mang lại các kết quả nghiên cứu với các ý nghĩa giải thích đáp ứng phù hợp. Tác giả tổng hợp khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo một số cách mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nêu ra như sau: - Truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu là phần trăm thay đổi của giá cả nhập khẩu (tính theo đồng nội tệ) khi tỷ giá hối đoái thay đổi, đó là quan điểm của Goldberg và Knetter (1996). - Truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo Jonathan Mc Carthy (2007) cho rằng sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng lên giá nhập khẩu và sau đó ảnh hưởng lên tỷ lệ lạm phát trong nước. - Đối với các nước đang phát triển, truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước (như chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (IPP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)) khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi một phần trăm được thể hiện trong các nghiên cứu tiêu biểu của Daniel Leigh và Marco Rossi (2002), Michele Ca’Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sánchez (2007).
  17. 8 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về Truyền dẫn tỷ giá hối đoái 1.2.1. Tổng hợp các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam Võ Trí Thành và các đồng sự (2000) sử dụng mô hình VECM với biến cung tiền (như CU, M1, M2), CPI, tỷ giá hối đoái (OER, SER, SSER, HSER) và sản lượng (giá trị sản lượng công nghiệp thực là biến đại diện) trong thời gian từ tháng 1năm 1992 đến tháng 6 năm 1999. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi trong cung tiền (CU, M1, M2) không chứa đựng bất kì thông tin tiên đoán về lạm phát và các dao động của sản lượng, thay vào đó nó xác định một nhu cầu lớn về cung tiền. Tốc độ của các thay đổi của tỷ giá hối đoái thay đổi có ý nghĩa trong kiểm định nhân quả Granger giữa tăng trưởng sản lượng, lạm phát, và tăng trưởng tiền, nhưng nó đã không giúp gì trong dự báo các di chuyển tương lai của lạm phát. Hơn thế nữa,về mặt tổng thể, các thay đổi trễ trong cung tiền đặc biệt là M2 như là mục tiêu chính sách quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, không là các yếu tố xác định sự mất giá của tỷ giá hối đoái. Các thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa (trong các trường hợp của tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước, và liên ngân hàng) đáp ứng, mặc dầu mâu thuẫn nhau,như là một chỉ dẫn cho sự tăng trưởng sản lượng, nhưng nguyên nhân này không ổn định. Lạm phát hiện tại và tăng trưởng sản lượng (ở đây là sản lượng công nghiệp) hầu như được giải thích bởi các di chuyển của chính chúng trong quá khứ. Các tỷ lệ mất giá thực có tác động tích cực và ý nghĩa lên tăng trưởng sản lượng, mặc dầu độ lớn không ổn định. Võ Văn Minh (2009) cũng sử dụng mô hình VAR với dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007. Biến nghiên cứu là: NEER, Output Gap, Oil (Giá dầu UK Brent), IMP, CPI, M2. Tất cả các biến (ngoại trừ Output Gap) đều được điều chỉnh mùa vụ và sau đó được lấy logarit tự nhiên.Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ truyền dẫn của cú sốc tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu trong năm đầu tiên trung bình là 0.61 điều đó có nghĩa là 61% thay đổi của tỷ giá được truyền vào giá nhập khẩu và trong vòng từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 thì mức độ truyền dẫn đã vượt quá mức truyền dẫn hoàn toàn, ngụ
  18. 9 ý rằng các doanh nghiệp đã phản ứng quá mức đối với cú sốc tỷ giá. Còn đối chỉ số giá tiêu dùng CPI thì mức độ truyền dẫn của tỷ giá nhỏ hơn và chậm hơn, một cú sốc dương của tỷ giá dẫn đến phản ứng dương của CPI từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 15. Phản ứng cao nhất của CPI ở tháng thứ 10 và 11 sau khi cú sốc tỷ giá xảy ra, khi tỷ giá mất giá 1% thì CPI tăng lên 21%. Trung trình truyền dẫn của tỷ giá vào CPI trong năm đầu là 0.08, và 0.16 nếu không kể các phản ứng âm (tiêu cực) và trung bình trong năm thứ 2 là -0.05. Sau 15 tháng, thì truyền dẫn của tỷ giá vào CPI, IMP hoàn toàn hết hiệu lực. Nguyễn Đình Mai Anh, Trần Mai Anh, Võ Trí Thành (2010) sử dụng mô hình VAR với dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 3 năm 2009 để xác định mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm: biến nội sinh: Output Gap, CPI, M2, lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng của VNĐ, lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng của USD, tỷ giá hối đoái VNĐ/USD, và 1 biến ngoại sinh: Oil (giá dầu UK Brent, đơn vị tính USD/barrel). Các biến ngoại trừ các biến lãi suất và output gap, đều được hiệu chỉnh mùa vụ.Tất cả các biến ngoại trừ biến output gap, đều lấy dưới dạng logarit tự nhiên và được lấy sai phân bậc nhất. Kết quả nghiên cứu là sau 2 tháng kể từ cú sốc tỷ giá, hệ số truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát là 0.07, và bị loại bỏ hoàn toàn trong tháng thứ 3. So với một số nước đang phát triển khác, mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam ở mức độ vừa phải. Ở cùng thời điểm giống nhau, các kết quả phân rã phương sai và phản ứng xung cho thấy rằng cung tiền đóng vai trò chủ yếu trong việc kiểm soát lạm phát. Thêm vào vấn đề quản lý cung tiền, lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng của VNĐ cũng là kênh ảnh hưởng đến lạm phát. Và cuối cùng bài nghiên cứu phát hiện ra rằng một sự gia tăng của tổng cầu cũng làm gia tăng các mức giá. Kết quả này khác với các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tổng cầu và lạm phát. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2010) sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ giữa 12 biến: CPI, sản lượng công nghiệp, cung tiền M2,
  19. 10 tăng trưởng tín dụng, lãi suất tiền gửi hàng năm thống kê theo tháng, tỷ giá hối đoái do ngân hàng nhà nước công bố, chỉ số giá sản xuất PPI, thâm hụt ngân sách tích lũy, tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán, chỉ số giá nhập khẩu, giá dầu thế giới và giá gạo thế giới, số liệu lấy theo tháng từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 3 năm 2010. Các biến được điều chỉnh mùa vụ và lấy logarit tự nhiên. Kết quả cho thấy rằng: ký ức và kỳ vọng của công chúng về lạm phát là hai nhân tố quan trọng quyết định lạm phát trong hiện tại, điều này đề cao tính tín nhiệm chính sách của Chính Phủ trong kiểm soát lạm phát. Giá dầu và giá gạo thế giới có ảnh hưởng quan trọng lên giá nhà sản xuất. Tuy nhiên, giá nhà sản xuất không tác động ngay lập tức đến giá tiêu dùng (lạm phát) và phải mất vài tháng mới nhận ra tác động này.Tốc độ điều chỉnh đối với các nhiễu là rất thấp trên cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, điều này cho thấy rằng một khi các thị trường đi lệch xu hướng trong dài hạn, thì sẽ mất nhiều thời gian để nền kinh tế quay trở về tình trạng ban đầu mặc cho có các nỗ lực chính sách. Điều này cũng là một ngụ ý quan trọng đối với chính sách chống lại lạm phát: các biện pháp phòng ngừa với các hướng dẫn và mục tiêu rõ ràng là các chọn lựa tốt hơn sự cố gắng đương đầu với lạm phát cao sau khi nó đã bắt đầu. Mặc khác, chính phủ cũng phản ứng chống lại lạm phát bằng công cụ tài khóa và tiền tệ nhưng thường tác động trễ và thụ động. Trái ngược với các nghiên cứu trước đây, mô hình đã tìm thấy một quy tắc đáng xem xét của tỷ giá hối đoái, một sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái làm gia tăng áp lực lên lạm phát. Bài nghiên cứu cũng cho thấy không có bằng chứng rõ ràng về sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) sử dụng dữ liệu theo quý, bắt đầu từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011với phương pháp nghiên cứu đồng liên kết Johansen, mô hình hiệu chỉnh sai số và mô hình véc tơ tự hồi quy. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu: Chỉ số giá nhập khẩu, Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, GDP, NEER, EPC. Tất cả các biến đều được hiệu chỉnh mùa vụ bởi phương pháp Census X12 (ngoại trừ NEER, EPC), và đều được lấy logarit cơ số tự nhiên. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy rằng trong dài hạn, sự
  20. 11 chuyển dịch của tỷ giá vào giá nhập khẩu là hoàn toàn, có nghĩa là khi tỷ giá tăng giá 1% (đồng nội tệ mất giá 1%) thì giá nhập khẩu tăng 1%. Tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực chuyển dịch vào giá nhập khẩu lớn nhất (sau 3 quý kể từ cú sốc đầu tiên và bắt đầu giảm dần từ quý 4 trở đi), tiếp đến lần lượt là chỉ giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng.Bài nghiên cứu cũng phát hiện không có sự chuyển dịch bất cân xứng(chuyển dịch là như nhau) vào giá nhập khẩu trong trường hợp tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực lớn và tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực nhỏ. Phân tích phương sai cho thấy từ quý 2 trở đi, các biến tác động chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định trong đó chỉ số giá sản xuất tác động đến chỉ số giá tiêu dùng lớn nhất 36%-38%, còn chỉ số giá nhập khẩu tác động đến chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, khoảng từ 3.4% đến 3.8%. 1.2.2. Tổng hợp các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái phi tuyến tính trên Thế giới Taylor (2000) cho rằng các suy giảm đã được quan sát trong truyền dẫn đến giá tổng thể là kết quả của một môi trường lạm phát thấp. Taylor giải thích rằng mối liên kết giữa lạm phát và truyền dẫn trong các thành phần của một mô hình của hành vi công ty đã dựa trên sự thiết lập giá chênh lệch và cạnh tranh độc quyền. Vì các công ty thiết lập các giá cho các thời kì trước đó, các giá của công ty phản ứng nhiều đối với chi phí gia tăng (bởi vì tỷ giá mất giá hoặc các lý do khác) nếu chi phí thay đổi được nhận biết đến tồn tại lâu hơn. Các chế độ với lạm phát cao hơn khuynh hướng có các chi phí tồn tại lâu hơn. Vì vậy, một môi trường lạm phát cao sẽ có khuynh hướng làm gia tăng sự truyền dẫn tỷ giá. Trong quan điểm này, sự truyền dẫn phụ thuộc vào chế độ chính sách: một chế độ lạm phát đáng tin cậy sẽ đạt được một cách tự động sự truyền dẫn thấp. Ehsan U. Choudhi và Dalia S. Hakura (2001) khám phá một mô hình của truyền dẫn tỷ giá mà nhấn mạnh vai trò tính ì và các kì vọng của giá cả. Vì các giá cả được thiết lập cho một số thời kì trong mô hình, sự truyền dẫn bao gồm ảnh hưởng kì vọng của những thay đổi trong tỷ giá lên các chi phí ở tương lai và các giá. Ảnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2