intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng các hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tính năng phòng ngừa rủi ro về giá của hợp đồng giao sau, đặc biệt của hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London-LME; phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến động giá của mặt hàng kim loại tại công ty Gia Kim; đề xuất những phương án phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau (futures contract) qua sàn giao dịch kim loại London – LME để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Gia Kim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng các hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------ BÙI HẢI NHƯ ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) BẰNG CÁC HỢP ĐỒNG GIAO SAU TRÊN SÀN GIAO DỊCH KIM LOẠI LUÂN ĐÔN (LME) TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIA KIM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------ BÙI HẢI NHƯ ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) BẰNG CÁC HỢP ĐỒNG GIAO SAU TRÊN SÀN GIAO DỊCH KIM LOẠI LUÂN ĐÔN (LME) TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIA KIM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NHDKH: T.S NGUYỄN THẮNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
  3. Mục lục Trang MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. GIỚI THIỆU VỀ SÀN GIAO DỊCH KIM LOẠI LONDON 4 (LONDON METAL EXCHANG – LME) 1.2. HỢP ĐỒNG GIAO SAU (FUTURES CONTRACT) 5 1.2.1 Định nghĩa hợp đồng giao sau 5 1.2.2 Vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau 6 1.2.3 Basic 8 1.2.4 Đóng vị thế một hợp đồng giao sau 8 1.2.5 Cơ chế của phòng ngừa rủi ro về giá 9 1.2.6 Đặc tính của hợp đồng giao sau 10 1.3 PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) 10 1.3.1 Phòng ngừa rủi ro (Hedging) 10 1.3.2 Các loại phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau 11 1.3.3 Rủi ro Basic ảnh hưởng đến kết quả của phòng ngừa rủi ro 14 (hedging) 1.3.4 Một số vấn đề của phòng ngừa rủi ro (hedging) qua sàn LME 18 1.3.5 Sự cần thiết của phòng ngừa rủi ro 19 1.4. THỊ TRƯỜNG KIM LOẠI THẾ GIỚI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 20 1.4.1 Tình hình thị trường kim loại cơ bản thế giới 20 1.4.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến giá kim loại thế giới 22 1.4.3 Tác động của dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường hàng hóa 25 1.4.4 Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến giá cả các mặt 26
  4. hàng kim loại cơ bản: 1.4.5 Tình hình thị trường kim loại cơ bản của Việt Nam: 27 CHƯƠNG 2: RTHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ 29 NHỮNG RỦI RO VỀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA MẶT HÀNG KIM LOẠI CƠ BẢN TẠi CÔNG TY GIA KIM 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GIA KIM 29 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH MẶT HÀNG KIM 32 LOẠI TẠI CÔNG TY GIA KIM 2.2.1 Ngành hàng Nickel 34 2.2.2 Ngành hàng Kẽm thỏi 40 2.2.3/ Ngành hàng khác 47 2.3. PHÂN TÍCH RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ MẶT HÀNG KIM 47 LOẠI. 2.3.1 Chiến lược đảm bảo lợi nhuận mong đợi. 48 2.3.2 Rủi ro từ việc sử dụng Hợp đồng kỳ hạn. 51 2.3.3 Đội ngũ nhân sự. 51 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO 52 (HEDGING) BẰNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU QUA SÀN LME ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH MẶT HÀNG KIM LOẠI CƠ BẢN CỦA CÔNG TY GIA KIM 3.1 ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ ÁP DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG 52 NGỪA RỦI RO TẠI CÔNG TY GIA KIM 3.1.1 Điều kiện vĩ mô 52 3.1.2 Điều kiện vi mô 53 3.2. CÁC MÔ HÌNH PHÒNG NGỪA RỦI RO: 54 3.2.1 Mô hình: phòng ngừa rủi ro biến động giá cho lượng hàng sẽ 54 nhập khẩu 3.2.2 Mô hình: Phòng ngừa rủi ro biến động giá cho hàng tồn kho 61 3.2.3 Chi phí và nguồn vốn cần thiết để thực hiện việc hedging 66 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 67 NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI CÔNG TY GIA KIM 3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực 67
  5. 3.3.2 Nguồn kinh doanh dành cho phòng ngừa rủi ro (hedging) 68 KIẾN NGHỊ 69 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 CÁC SẢN PHẨM GIAO DỊCH TRÊN LME PHỤ LỤC 2 HỢP ĐỒNG GIAO SAU (FUTURES CONTRACT) PHỤ LỤC 3 RỦI RO BASIC PHỤ LỤC 4 CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PHỤ LỤC 5 MỨC KÝ QUỸ BAN ĐẦU SÀN LME
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3M 3 tháng (3 months) Net-off Lệnh đóng trạng thái giao sau LME Sàn giao dịch kim loại màu London L/C Tín dụng thư (letter of credit) $ USD @ Mỗi tấn CIF Cost Insurance & Freight DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU Trang 1/ DANH MỤC HÌNH VẼ: Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giao sau 7 Hình 1.2 Đường biểu diễn vị thế bán trên thị trường giao sau 7 Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giao sau tăng $20 11 Hình 1.4: Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay- Giá giao 12 ngay tăng Hình 1.5: Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay -Giá giao 13 ngay giảm $20 Hình 1.6 Basic âm 16 Hình 1.7 Basis dương 16 2/ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Biểu đồ giá kẽm, đồng, nickel LME từ 2002 đến 2008 21 Biểu đồ: 2.1: Biểu đồ so sánh giá nhập khẩu và giá bán nickel 2007 – 2008 38 của công ty Gia Kim Biểu đồ: 2.2: Biểu đồ doanh thu - lợi nhuận của mặt hàng nickel 2007 – 2008 39 của công ty Gia Kim Biểu đồ: 2.3: Biểu đồ so sánh giá nhập khẩu và giá bán kẽm 2007 – 2008 của 46 công ty Gia Kim Biểu đồ: 2.4: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận mặt hàng kẽm 2007 – 2008 của 46 công ty Gia Kim Biểu đồ: 2.5 Biểu đồ lợi nhuận mặt hàng nickel 2007–2008 Công ty Gia Kim 49 Biểu đồ: 2.6 Biểu đồ lợi nhuận mặt hàng nickel 2007–2008 Công ty Gia Kim 50 3/ DANH MỤC MÔ HÌNH Mô hình 3.1: Phòng ngừa vị thế mua: 54 Mô hình 3.2: Phòng ngừa vị thế mua – trường hợp giá tăng 59
  7. Mô hình 3.3: Phòng ngừa vị thế mua – trường hợp giá giảm 60 Mô hình 3.4: Phòng ngừa vị thế bán 62 Mô hình 3.5: Phòng ngừa vị thế bán – Trường hợp giá tăng 64 Mô hình 3.6: Phòng ngừa vị thế bán – Trường hợp giá giảm 65 4/ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức đề xuất 68 5/ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau : 14 Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa mức độ sinh lợi của phòng ngừa rủi ro và basic 15 Bảng 1.3 Tóm lược tổng thể của basic cho các kịch bản 17 Bảng 1.4: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ nickel toàn thế giới 22 Bảng 1.5: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng toàn thế giới 23 Bảng 1.6: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ kẽm toàn thế giới 23 Bảng 1.7: Giá thành năm 2008 tham khảo của một số kim loại cơ bản. 24 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Gia 33 Kim Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh mặt hàng nickel 2007 – 2008 37 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh mặt hàng kẽm 2007 – 2008 45 Bảng 2.4: Tổn thất từ Nickel 2007 - 2008 của công ty Gia Kim 48 Bảng 2.5: Tổn thất từ kẽm 2007 của công ty Gia Kim 50 Bảng 3.1: Chi phí giao dịch và ký quỹ ban đầu sàn LME 66
  8. -1- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Kim loại cơ bản ( đồng, kẽm, chì, nickel..) là nguyên liệu quan trọng phục vụ cho ngành công nghiệp của Việt Nam. Nguồn nguyên liệu quan trọng này phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc tính thị trường kim loại cơ bản là qui cách, chất lượng sản phẩm, giá cả giao dịch phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường kim loại thế giới, đại diện là sàn giao dịch kim loại London – LME, sàn giao dịch chuẩn của ngành kim loại cơ bản trên thế giới. Giá kim loại trên thị trường kim loại thế giới trong những năm gần đây biến động mạnh. Sau giai đoạn giá kim loại bùng nổ trong những năm 2005 - 2006, nay là giai đoạn suy giảm nghiêm trọng. Đến cuối quý 3 năm 2008, giá một số kim loại cơ bản như kẽm, nickel đã mất từ 50% đến 70% giá trị so với mức giá kỷ lục đạt được vào 2006 và nửa đầu 2007. Một trong những yếu tố tác động đến giá kim loại thế giới là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra và sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới. Sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro ngày càng được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, kim loại, đến nông sản v.v Đối với thị trường kim loại cơ bản, phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau (futures contract) được nhiều nhà sản xuất, kinh doanh lựa chọn. Phương thức này giúp các nhà sản xuất, kinh doanh hạn chế hoặc loại trừ rủi ro về giá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó ổn định được lợi nhuận mục tiêu. Hoạt động chính trong ngành kim loại cơ bản, Công ty Gia Kim đang đối mặt với không ít những khó khăn do những rủi ro từ giá kim loại biến động không như dự kiến. Để giảm thiểu rủi ro này, ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau (futures contract) qua sàn LME là một nhu cầu rất cấp thiết đối với công ty Gia Kim.
  9. -2- 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Š Nghiên cứu tính năng phòng ngừa rủi ro về giá của hợp đồng giao sau, đặc biệt của hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London-LME. Š Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến động giá của mặt hàng kim loại tại công ty Gia Kim. Š Đề xuất những phương án phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau (futures contract) qua sàn giao dịch kim loại London – LME để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty Gia Kim. 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Š Phạm vi nghiên cứu Không gian: tại công ty Gia Kim Thời gian: từ 2006 đến 2008 Š Đối tượng nghiên cứu: phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau qua sàn giao dịch kim loại London –LME 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. ™ Phân tích định lượng: Số liệu thống kê dùng cho mục đích phân tích bao gồm: - Nguồn số liệu kinh doanh thực tế tại công ty Gia Kim, - Số liệu tổng hợp, biểu đồ phân tích về giá cả kim loại thế giới trong những năm qua từ nguồn Reuters, Bloomberg. ™ Phương pháp thống kê, phân tích mô tả
  10. -3- 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng sau giao và phòng ngừa rủi ro. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến động giá của mặt hàng kim loại cơ bản tại công ty Gia Kim. Chương 3: Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau qua sàn kim loại London- LME để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bản của Công ty Gia Kim Kiến nghị Kết luận
  11. -4- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) 1.1. GIỚI THIỆU VỀ SÀN GIAO DỊCH KIM LOẠI LONDON (LONDON METAL EXCHANG – LME). Sàn giao dịch kim loại London (London Metal exchange -LME), được thành lập từ 1877, là sàn giao dịch kim loại màu lớn nhất thế giới với 90% thị phần giao dịch kim loại toàn cầu. Doanh số của LME tăng 9% trong năm 2007 đạt kỷ lục 93 triệu lô, tương đương 9.500 tỷ USD năm và từ 35-45 tỷ USD ngày (theo số liệu được công bố trên website của LME www.lme.com). LME đưa ra hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn cho 6 kim loại cơ bản: nhôm, đồng, nickel, thiếc, chì, kẽm và 2 hợp đồng nhôm hợp kim, cũng như chứng chỉ của những kim loại này. [Phụ lục 1] Người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất sử dụng giá chính thức của LME để định giá cho các hợp đồng mua bán hàng thực tế của họ. • Mục đích thành lập LME: ™ Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kim loại ở mức cao. ™ Phòng ngừa rủi ro về giá (hedging) ™ Do đó cần một thị trường giao dịch chính thức để: ¾ Cố định thời gian giao dịch ¾ Hợp đồng chuẩn ¾ Cung cấp giá và các thông tin tham chiếu cho thị trường. • Phương thức giao dịch của sàn LME: - Đấu thầu trực tiếp- Ring trading - Giao dịch giữa các thành viên qua điện thoại- Inter Office trading - Giao dịch điện tử - LME select
  12. -5- • Thời gian giao dịch (Theo giờ London) Ring Trading Inter Office LME select 11.45 - 17.00 24/24 1.00-19.00 1.2. HỢP ĐỒNG GIAO SAU (FUTURES CONTRACT). 1.2.1 Định nghĩa hợp đồng giao sau. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa với một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá được thỏa thuận hôm nay. Các hợp đồng này được tiêu chuẩn hóa, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hàng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chỉ trả cho bên còn lại. [7, trang 33 và 109] Các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa: sàn giao dịch qui định cụ thể nội dung hợp đồng được giao dịch. Hợp đồng qui định chi tiết về quy mô hợp đồng, đơn vị tính, giao động giá tối thiểu, cấp độ và giờ giao dịch, điều kiện giao hàng và giới hạn giá hằng ngày. Mỗi sàn giao dịch giao sau đều phát hành những hợp đồng giao sau (futures contract) theo qui định riêng của mình. Hợp đồng giao sau (futures contract) của sàn giao dịch LME: Không giống các sàn giao dịch hàng hoá khác, LME thường giao dịch theo các ngày xác định, hợp đồng giao sau đáo hạn 3 tháng (futures contract – 3 months) được giao dịch hàng ngày. Ngày đáo hạn (prompt date) liên tục hàng ngày là điểm khác biệt quan trọng giữa LME và các sở giao dịch kỳ hạn khác. Giao dịch giao sau 3 tháng diễn ra hàng ngày, giao dịch kỳ hạn giao dịch hàng tuần, kế đến giao dịch hàng tháng cho các hợp đồng giao sau 15,27,63 tháng.
  13. -6- Giao dịch được tiến hành theo lô (lot) chứ không theo tấn, mỗi lô Nhôm, đồng, chì, kẽm là 25 tấn, Nickel là 6 tấn, thiếc 5 tấn, hợp kim nhôm và NASAAC: 20 tấn, PP và LL là 24.75 tấn. Hợp đồng chuẩn của tất cả các kim loại được giao dịch trên sàn LME đều có qui định rõ về đặc điểm tính chất của kim loại như hình dáng, trọng lượng, cách đóng gói, bao bì. Khi tiến hành giao dịch, người giao dịch thường quan tâm nhiều nhất đến tiêu chuẩn về chất lượng và hình dáng kim loại. Các sàn giao dịch kim loại: LME, COMEX, TOKYO, CHICAGO BOARD Sàn giao dịch yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường thực hiện ký quỹ. Nếu hợp đồng giao sau tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này được cộng vào tài khoản ký quỹ và ngược lại nếu giảm giá trị, khoản lỗ sẽ được trừ ra. Nếu tài khoản ký quỹ giảm dưới một mức tối thiểu sẽ bị yêu cầu ký quỹ bổ sung. Điều chỉnh theo thị trường hàng ngày: Thay vì giao nhận giá trị hợp đồng thông qua việc thanh toán đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị của các hợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng được giao dịch. Vì thế hợp đồng giao sau có tính chất tiền mặt, hoặc điều chỉnh theo thị trường hàng ngày. Các khoản lãi và thua lỗ trên thị trường giao sau phản chiếu tương tự những gì xảy ra trên thị trường giao ngay. Bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trên thị trường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu được rủi ro về giá . Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thị trường giao sau và ngược lại . 1.2.2 Vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau. 1.2.2.1 Vị thế mua. Định nghĩa: vị thế mua dùng để chỉ trạng thái nắm giữ hợp đồng mua giao sau của người tham gia thị trường giao sau. Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua. [7, trang 463]
  14. -7- Bán Lợi nhuận $ Mua Thời gian Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giao sau Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được bán với giá cao hơn. 1.2.2.2 Vị thế bán. Định nghĩa: vị thế bán dùng để chỉ trạng thái nắm giữ hợp đồng bán giao sau của người tham gia thị trường giao sau. Quá trình bán giao sau được gọi là thực hiện vị thế bán. [7, trang 463] Bán Lợi nhuận $ Mua Thời gian Hình 1.2 Đường biểu diễn vị thế bán trên thị trường giao sau Hình 1.2 mô tả việc nhà giao dịch bán hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được mua lại với giá thấp hơn.
  15. -8- 1.2.3 Basic. Định nghĩa: Basic thường được định nghĩa là mức chênh lệch của giá giao ngay trừ đi giá giao sau. [7, trang 470] Ví dụ: Vào 16/07/2008, giá kẽm 3 tháng (giá kẽm giao sau 3 tháng) LME là 1812 USD/ tấn, giá giao ngay là 1775 USD/ tấn. Basic ngày 16/07/2008 là -37 USD/ tấn. Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường giao ngay. Giá hàng hóa trên thị trường giao ngay và thị trường giao sau chuyển động cùng chiều do đó nếu người phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau thực hiện một vị thế trái ngược với vị thế đang nắm giữ trên thị trường giao ngay thì khi giá trên thị trường giao ngay bất lợi cho người phòng ngừa, giá trên thị trường giao sau sẽ thuận lợi và bù đắp cho khoản thiệt hại trên thị trường giao ngay. Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau được đo lường bằng basic. Basic thường không phải là một hằng số bất biến. Người giao dịch rất cần một basic tương đối ổn định hoặc là có thể dự đoán được để đoán chắc rằng lợi nhuận (hoặc thua lỗ) trên thị trường giao sau và thị trường giao ngay có thể bù đắp lẫn nhau được Ví dụ: basic kẽm ngày 16/07/2008 là -37USD/ tấn nhưng basic ngày 21/07/2008, basic kẽm là - 24USD/ tấn (1845 USD – 1869 USD= -24 USD) 1.2.4 Đóng vị thế một hợp đồng giao sau. Nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua quá trình giao hàng hoặc là thông qua bù trừ. Trong trường hợp thanh tóan bù trừ người nắm giữ hợp đồng giao sau sẽ thực hiện một vị thế bằng nhau nhưng trái ngược với vị thế giao sau hiện tại.
  16. -9- Đối với hợp đồng giao sau qua sàn LME, cần lưu ý đến ngày đáo hạn hợp đồng. Để đóng một hợp đồng giao sau bằng một hợp đồng giao sau khác trái ngược thì hai ngày đáo hạn phải trùng nhau, do đó còn phải thực hiện một lệnh đóng trạng thái (net-off) để chuyển ngày đáo hạn của hai vị thế về trùng nhau. Tùy từng trường hợp net-off sẽ phát sinh chi phí hoặc sinh thêm lợi nhuận. Š Thị trường tiến (contango), phòng ngừa vị thế mua, net-off phát sinh chi phí Š Thị trường tiến (contango), phòng ngừa vị thế bán, net-off sinh lợi nhuận. Š Thị trường lùi (backwardation), phòng ngừa vị thế mua, net-off sinh lợi nhuận Š Thị trường lùi (backwardation), phòng ngừa vị thế bán, net-off sinh chi phí 1.2.5 Cơ chế của phòng ngừa rủi ro về giá. Phòng ngừa thông qua hợp đồng giao sau cho phép các nhà sản xuất thiết lập một mức giá cố định. Do bản chất bù trừ của hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay nên bất kỳ khoản lỗ (hoặc lãi) nào trong một thị trường này sẽ được bù trừ bằng một khoản lãi (hoặc lỗ) trong thị trường khác. Vấn đề quan trọng và cũng là kết quả cuối cùng của việc tham gia vào hợp đồng giao sau là nhà sản xuất sẽ có khả năng chốt lại mức giá cố định cho mình và hiệu ứng cuối cùng đối với nhà sản xuất là như thế nào sẽ phụ thuộc vào basic. Khi basic không thay đổi thì nhà sản xuất hiệu quả đạt được là bù đắp 100% rủi ro nhưng nếu basic tăng hoặc giảm thì tùy vào vị thế đang nắm giữ mà hiệu quả có thể thấp hoặc cao hơn mong đợi. Hợp đồng giao sau là một trong bốn công cụ phái sinh được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro: hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng giao sau (futures), hợp đồng quyền chọn (options), hợp đồng hoán đổi (swap). Mỗi công cụ thích nghi với 1 loại thị trường Đối với giao dịch kim loại cơ bản, LME giới thiệu sử dụng hợp đồng giao sau trên sàn LME kết hợp với kế hoạch mua bán hàng thực tế là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro về giá.
  17. -10- 1.2.6 Đặc tính của hợp đồng giao sau. Quản lý rủi ro biến động giá: khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn. Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch. Giá được hình thành thông qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là một biểu hiện cụ thể của cơ chế giá được hình thành do các tác động của lực cung và cầu Tính thanh khoản: đây là chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp đồng giao sau. Tất cả những thành viên tham gia thị trường đều kỳ vọng các biến động giá cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo được. Số lượng các giao dịch càng lớn nhưng không gây tác động đến giá thì thị trường càng được gọi là “có tính thanh khoản” Tính hiệu quả: thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham gia giao dịch với khối lượng lớn hay với khối lượng giao dịch tương đối thấp. Tổng lợi nhuận bằng zero: Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng 0, bất cứ khoản lợi nhuận nào của người này là khoản lỗ của người khác trong thị trường. Đối với những người phòng ngừa rủi ro, lợi nhuận hoặc thua lỗ của họ được bù trừ bằng lỗ, lợi nhuận trên thị trường giao ngay. 1.3 PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING). 1.3.1 Khái niệm. Phòng ngừa rủi ro (Hedging) hàm ý chỉ một giao dịch được thiết kế sao cho làm giảm hoặc trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro. Có một số giao dịch thích hợp với phòng ngừa rủi ro trên hợp đồng kỳ hạn nhưng lại có một số rủi ro thích hợp hơn nếu như sử dụng hợp đồng giao sau, và trong một số trường hợp hợp đồng quyền chọn lại thích hợp hơn. Trong việc lựa chọn một công cụ nào đó, thường là sự đánh đổi giữa thuận lợi và bất lợi của chúng do đó đôi khi phụ thuộc vào người phòng ngừa rủi ro. Ví dụ thói quen sử dụng công cụ nào đó, hoặc đối thủ cạnh tranh sử dụng v.v
  18. -11- 1.3.2 Các loại phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau. 1.3.2.1 Phòng ngừa vị thế bán. Phòng ngừa vị thế bán nghĩa là phòng ngừa bằng cách bán trên thị trường giao sau. Người phòng ngừa rủi ro đang nắm giữ một tài sản và đang sợ một sự sụt giá của tài sản và xem xét phòng ngừa bằng việc bán trên thị trường giao sau. Ví dụ phòng ngừa vị thế bán: Giả dụ hiện giờ đang là thời điểm ở tháng sáu: Nhà sản xuất có thông tin cho biết giá kẽm giao ngay dự kiến vào tháng 10/2008 có khả năng là $1.850/ tấn. Ở thời điểm 03/06/08, giá kẽm LME giao ngay là $1.911. Do có thông tin về giá giao ngay kỳ vọng tháng 9 là $1.850, nên nhà sản xuất đi đến quyết định chốt bán một phần sản lượng sẽ bán vào cuối tháng 9 ở mức $ 1.850 (đúng như mức giá kỳ vọng) trên thị trường giao sau bằng hợp đồng 3 tháng. Khi ra quyết định này nhà sản xuất có niềm tin rằng mức giá $1.850 sẽ tạo ra một tỉ suất sinh lợi hợp lý cho mình, phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế bất kỳ khoản lỗ tiềm ẩn nào, nếu có, do giá thị trường có khả năng sụt giảm vào tháng 10/2008. Trường hợp 1: Vào tháng 9, giá giao sau 3 tháng LME tăng lên là $1.870, kết quả là người bán giao sau lỗ $20 ( Bán $1.850 vào tháng 6 và mua lại $1.870 vào tháng 9) 1870 Vị thế bán lỗ $20 1850 Tháng 02 Tháng 09 Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giao sau tăng $20 Hình 1.3 cho thấy trường hợp lỗ từ vị thế bán, do giá giao sau tăng lên $20 . Giả định basic (chênh lệch giữa giá giao sau và giá giao ngay) là một hằng số.
  19. -12- Trong trường hợp này, do basic được giả định là một hằng số không đổi vì thế giá giao ngay tháng 9 cũng tăng $20, từ $1.850 lên $1.870. Lúc bấy giờ nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thu về $20 lợi nhuận. Kết cuộc này bù đắp lại vào $20 khoản lỗ trên thị trường giao sau. Hình 1.4 cho chúng ta nhận diện được cơ chế này . 1870 Giao sau Giao ngay Vị thế bán lỗ $20 Vị thế mua lãi $20 1850 Tháng 06 Tháng 09 Hình 1.4: Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay- Giá giao ngay tăng $20 Đây là tổng số lợi nhuận ròng cả giao dịch giao ngay và giao dịch giao sau, chúng sẽ xác định hiệu quả của phòng ngừa trong khi chốt các mức giá. Việc các giao dịch có được bù trừ hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào basic. Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không đặt thành vấn đề quan trọng đối với các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau miễn là giá giao ngay thay đổi theo cùng một chiều hướng và cùng với một mức độ giống như giá giao sau. Giả định Basic là một hằng số nên giá xem như đã được cố định là $1850, chính vì thế các khoản lãi và lỗ được bù đắp cho nhau. Trong ví dụ trên, vào tháng 6 nhà sản xuất không biết liệu rằng giá giao ngay vào cuối tháng 9 sẽ cao hơn hay thấp hơn, chính vì thế phòng ngừa rủi ro cho phép họ giảm thiểu được rủi ro do giá cả hàng hóa giảm thấp hơn.
  20. -13- Trường hợp 2: Vào tháng 9, giá giao sau tháng 10 giảm 20$ còn 1830$, kết quả là người bán giao sau lãi $20 ( Bán $1850 vào tháng 6 và mua lại $1830 vào tháng 9). Giá trên thị trường giao ngay tháng 9 giảm 20$. Nhà sản xuất bán trên thị trường giao ngay lỗ 20$, khoản lỗ này được bù đắp bằng khoản lãi trên thị trường giao ngay. Hình 1.5 cho chúng ta thấy trường hợp lãi từ vị thế bán giao sau bù đắp cho khoản lỗ từ thị trường giao ngay khi giá sau giảm $20 . 1850 Giao sau Vị thế bán lãi $20 1830 Vị thế bán lỗ $20 Giao ngay Tháng 06 Tháng 09 Hình 1.5: Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay - Giá giao ngay giảm $20 1.3.2.2 Phòng ngừa vị thế mua: Phòng ngừa vị thế mua nghĩa là phòng ngừa bằng cách mua trên thị trường giao sau Phòng ngừa vị thế mua trái ngược với phòng ngừa vị thế bán. Các kết quả này được thể hiện ở cột thứ ba trên bảng 1.1 Basic - mức chênh lệch của giá giao ngay trừ đi giá giao sau - không phải là một hằng số nên việc thay đổi của basic được xem như là rủi ro basic vì lãi từ hedging thay đổi theo basic. [Phụ lục 3]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2