Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng phương pháp NATREX trong nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá thực có hiệu lực của VN
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu này dựa trên mô hình NATREX mở rộng đã từng được áp dụng ở Trung Quốc để ứng dụng vào Việt Nam nhằm xem xét xem có sự phá vỡ cấu trúc trong mô hình hay không? Khảo sát các yếu tố chính tác động đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng của đồng Việt Nam trong dài hạn và điều tra những chênh lệch về thương mại mậu dịch trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng phương pháp NATREX trong nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá thực có hiệu lực của VN
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ---------------- ĐỖ QUỐC THỊNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NATREX TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁ VỠ CẤU TRÚC VÀ TỶ GIÁ THỰC CÓ HIỆU LỰC CỦA VN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng phương pháp Natrex trong nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá thực có hiệu lực của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2013 Tác giả Đỗ Quốc Thịnh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... iii CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................2 1.3. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................2 1.4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2 1.5. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3 1.7. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................4 1.8. Bố cục luận văn ...............................................................................................5 1.9. Đóng góp của đề tài .........................................................................................5 CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................6 2.1. Tổng quan các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng ...................................6 2.1.1. Ngang giá sức mua (PPP) .........................................................................6 2.1.2. Tỷ giá cân bằng BEERs (Behavioral equilibrium exchange rates)..........6 2.1.3. Tỷ giá cân bằng FEERs (Fundamental equilibrium exchange rates) .......7 2.1.4. Tỷ giá cân bằng NATREX (Natural real exchange Rate) ........................8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu tỷ giá cân bằng .....................................................9 2.2.1. Phương pháp PPP .....................................................................................9 2.2.2. Phương pháp BEER ...............................................................................10 2.2.3. Phương pháp FEER ................................................................................13 2.2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mô hình NATREX .................16 2.2.5. MQH giữa TG thực hiệu lực và các yếu tố nền tảng của nền kinh tế ....22
- 2.2.6. Nghiên cứu về điểm phá vỡ cấu trúc ......................................................25 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .......................30 3.1. Những điều cần biết về mô hình NATREX và các giả định mô hình ..........30 3.1.1. Mô hình NATREX mở rộng ..................................................................30 3.1.2. Các giả định của mô hình NATREX......................................................30 3.1.3. Cấu trúc của mô hình..............................................................................32 3.1.3.1. Tiết kiệm..............................................................................................32 3.1.3.2. Tỷ lệ mậu dịch và tỷ giá hối đoái thực ................................................33 3.1.3.3. Đầu tư ..................................................................................................33 3.1.3.4. Cân bằng thị trường hàng hóa .............................................................35 3.1.3.5. Tài khoản vãng lai ...............................................................................35 3.1.3.6. Cân bằng danh mục đầu tư ..................................................................35 3.1.3.7. Sự tích lũy vốn và tài sản nước ngoài .................................................36 3.1.4. Cân bằng trung hạn.................................................................................36 3.1.5. Sự điều chỉnh linh hoạt ...........................................................................37 3.1.6. Trạng thái ổn định ..................................................................................38 3.2. Đo lường TGHĐ Hiệu lực REER .................................................................40 3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................40 3.4. Mô tả biến nghiên cứu ...................................................................................42 3.5. Chọn rổ tiền tệ đặc trưng ...............................................................................43 3.6. Thu thập số liệu .............................................................................................44 CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH...............46 4.1. Tổng hợp dữ liệu thống kê ............................................................................46 4.2. Các bước thực hiện........................................................................................46 4.3. Kết quả chạy mô hình ...................................................................................47 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN REER ..........57 5.1. Phân tích các yếu tố tác động đến REER ......................................................57 5.1.1. Lãi suất nước ngoài hiệu quả .................................................................57 5.1.2. Hạn chế thanh khoản ..............................................................................58
- 5.2. Ước lượng REER theo mô hình C (NATREX) ............................................58 5.3. Phân tích biểu đồ và giải thích sự chênh lệch giữa REER và NATREX .....60 5.4. Chênh lệch giữa REER và NATREX ...........................................................63 5.5. Phân tích điểm phá vỡ cấu trúc năm 2005 ....................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................68 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT τ Tax Rate Mức thuế suất ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á. BEERs Behavioral Equilibrium Exchange Rates Tỷ giá cân bằng hành vi ER’ Effective Foreign Interest Rate Lãi suất nước ngoài hiệu quả ET Effective Terms Of Trade Index Tỷ lệ mậu dịch hiệu quả FEERs Fundamental Equilibrium Exchange Rates Tỷ giá cân bằng cơ sở GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GI Government Investment Đầu tư chính phủ GSO Gerenal Statistic Office Tổng cục thống kê IFS International Financial Statistics Thống kê tài chính quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới LIQC Liquidity Constraint Hạn chế thanh khoản
- NATREX Natural Real Exchange Rate Tỷ giá hối thực tự nhiên PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua RDEPO Relative Dependency Ratio Of The Old Tỷ lệ phụ thuộc tương của người già RDEPY Relative Dependency Ratio Of The Young Tỷ lệ phụ thuộc tương của trẻ em REER Equilibrium Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực hiệu lực RY Relative PPP Adjusted Real GDP Per Capital GDP thực trên đầu người được hiểu chỉnh theo ngang giá sức mua (PPP) RYGR Relative Real GDP Growth Rate Tốc độ tăng trưởng GDP thực tương đối TFP Total Factor Productivity Năng suất các yếu tố tổng hợp
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trước đây ..................9 Bảng 4.1. Tổng hợp thống kê dữ liệu.......................................................................46
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Đồ thị ........................................................................................................38 Hình 5.1. Biểu đồ so sánh REER và NATREX .......................................................59 Hình 5.2. Phân tích biểu đồ so sánh REER và NATREX .......................................60 Hình 5.3. Chênh lệch của REER và NATREX ........................................................63
- 1 CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Mức tỷ giá hiện nay có phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam hay chưa? Hiện nay trị giá đồng Việt Nam đang được định ra như thế nào và đang cao, thấp hay là đã sát với tỷ giá thực tế kỳ vọng hay chưa? Mục tiêu nào mà chính sách tỷ giá cần phải đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa hay cung cấp một môi trường ổn định để phát triển? Để đánh giá mức độ phù hợp đối với nền kinh tế của mức tỷ giá hiện nay cần phải có một cơ sở khoa học để so sánh. Tỷ giá hối đoái cụ thể là tỷ giá thực hiệu lực cân bằng dài hạn (REER) luôn là chỉ số quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, nó gắn liền với hoạt động giao thương quốc tế. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm bắt một cách rõ ràng về tình hình biến động tỷ giá hiện nay để đưa ra các chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như dẫn dắt vượt qua các giai đoạn khó khăn. Vấn đề đặt ra có quá nhiều yếu tố tác động đến chỉ số này, nhưng đâu là yếu tố chính tác động mạnh mẽ tới nó, đâu là yếu tố không quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nhiều tác động truyền dẫn với nhau có thể xảy ra sự biến đổi đột ngột dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc cần phải được xem xét. Vì thế, bài nghiên cứu quyết định nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng phương pháp NATREX trong nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá thực có hiệu lực của Việt Nam”, trên cơ sở đó vận dụng tìm hiểu các yếu tố chính tác động đến REER, xem xét việc định giá Việt Nam đồng cao hay thấp.
- 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tại, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được sử dụng làm tỷ giá tham chiếu cho các giao dịch trên thị trường. Tuy vậy, tỷ giá này thường được ấn định bởi NHNN. Mặc khác không ít nhận định cho rằng, chính sách tỷ giá của NHNN cảm tính và thiếu những cơ sở khoa học rõ ràng. Do đó, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và đánh giá lại những tác động của nó đối với hoạt động thương mại của Việt Nam là cần thiết. 1.3. Mục tiêu của đề tài Bài nghiên cứu này dựa trên mô hình NATREX mở rộng đã từng được áp dụng ở Trung Quốc để ứng dụng vào Việt Nam nhằm xem xét xem có sự phá vỡ cấu trúc trong mô hình hay không? Khảo sát các yếu tố chính tác động đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng của đồng Việt Nam trong dài hạn và điều tra những chênh lệch về thương mại mậu dịch trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011. Điểm mới lạ của bài nghiên cứu này là sử dụng mô hình NATREX thay cho các mô hình trong các bài nghiên cứu trước đây (mô hình PPP, BEER, FEER). Đồng thời bài nghiên cứu sẽ dựa vào REER để có thể đánh giá đồng Việt Nam trong giai đoạn trên đã được định giá cao hay thấp so với NATREX. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Tỷ giá tiền đồng so với một số đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam. Tỷ giá nội tệ của các đối tác này so với đồng USD. REER: Tỷ giá thực hiệu lực đa phương của Việt Nam so với đồng tiền các nước trong rổ tiền tệ các quốc gia có giao thương với Việt Nam. Chỉ số CPI và giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn nói trên. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại.
- 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỷ giá của đồng tiền một số nước và vùng lãnh thổ với Việt Nam đồng và với đồng USD. Đồng tiền của các nước và vùng lãnh thổ này được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với tiền đồng và với USD. Trong rổ tiền này có 7 đồng tiền được chọn, đó là đồng SGD (Singapore), HKD (Hồng Kông), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật), CNY (Trung Quốc), USD (Mỹ), MYR (Malaysia). Đây là 7 quốc gia mà Việt Nam đang có đối tác xuất nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp so sánh: số liệu thu thập so sánh với mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa: phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. Phương pháp phân tích kinh tế lượng: NATREX được xem như là một khái niệm cân bằng dài hạn bài nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định đồng liên kết trong các ước lượng của bài nghiên cứu. Bài nghiên cứu xây dựng một tập hợp các dữ liệu theo hàng năm và sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết có thể được hạch toán vào sự phá vỡ cấu trúc nội sinh. Bước 1: Kiểm định tính dừng các biến bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Ng- Perron (ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%) của các biến trong phương trình: REER*= REER*(ET, LIQC, RDEPY, RDEPO, GI, ER’, , RY, RYGR) Bài nghiên cứu chưa thể thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị Lee và Strazicich để tìm kiếm thời điểm có sự phá vỡ cấu trúc. Bước 2: Tiến hành ước lượng phương trình đồng tích hợp đối với các biến quan trọng. Lần lượt đưa các biến vào trong phương trình. Để xem xét
- 4 mức ý nghĩa các biến, duy trì các biến quan trọng và loại bỏ các biến không có ý nghĩa. Bước 3: Thực hiện đồng tích hợp các biến có chuỗi không dừng như đã thực hiện ở Bước 1 bằng phương pháp GH để tìm điểm phá vỡ cấu trúc. Do một số hạn chế nhất định về mặt kỹ thuật nên bài nghiên cứu chưa thể tiến hành kiểm định J-Hatemi để tìm hai điểm phá vỡ cấu trúc mà chỉ có thể tiến hành kiểm định GH để tìm một điểm phá vỡ cấu trúc. Bước 4: Sau khi tìm được một điểm phá vỡ cấu trúc, tiếp tục tạo biến giả D1 và hồi quy theo mô hình C, C/T như hướng dẫn của bài nghiên cứu về tỷ giá Trung Quốc của You, K.,& Sarantis,N. (2012b). Sau đó đưa ra kết luận mô hình nào có ý nghĩa cao hơn. Bước 5: Tiến hành thêm kiểm định đồng liên kết Johansen test để xem xét mối quan hệ đồng tích hợp giữa các yếu tố, từ đó đưa ra kết luận khẳng định kết quả của GH cointegration test. 1.7. Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Bộ tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc (IMF), ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các trang thông tin điện tử của các tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bộ lao động Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), tính toán tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song phương của đồng tiền của các quốc gia đối tác (các đồng tiền được sử dụng trong rổ tiền tệ tính tỷ giá thực đa phương) so với đồng USD.
- 5 1.8. Bố cục luận văn Bài viết này được tổ chức như sau. Chương 1: Tổng quan về đề tài. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mô hình NATREX. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả kiểm định. Chương 5: Kết luận các yếu tố quyết định đến tỷ giá cân bằng thực hiệu lực. 1.9. Đóng góp của đề tài Sử dụng mô hình NATREX thay cho các mô hình trong các bài nghiên cứu trước đây (mô hình PPP, BEER, FEER). Ứng dụng mô hình NATREX mở rộng nghiên cứu các yếu tác động REER. Thông qua đó đã xác định được yếu tố tác động chính đến REER Việt Nam là lãi suất thực nước ngoài hiệu quả (Er’), hạn chế thanh khoản (LIQC). Thời điểm xảy ra sự phá vỡ cấu trúc là năm 2005. Đồng thời qua biểu đồ so sánh giá trị REER và NATREX ước lượng thấy được chênh lệch trong định giá đồng Việt Nam.
- 6 CHƯƠNG II – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng: 2.1.1. Ngang giá sức mua: (PPP) Vào những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, nhà kinh tế học Gustav Cassel đã phác họa những quan điểm đầu tiên về ngang giá sức mua của tiền tệ. Sau đó, với nhiều sự đóng góp khác ngang giá sức mua đã dần được hoàn chỉnh. Nội dung của ngang giá sức mua là sự biến động trong tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một đồng tiền khác là do chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. Kết quả, sức mua của người tiêu dùng khi mua hàng hóa ở quốc gia nội địa sẽ tương tự với sức mua hàng hóa ở nước ngoài. Theo PPP, tỷ giá thực hiệu lực được xác định: Trong đó, Wi là tổng số mậu dịch với các đối tác thứ i mà quốc gia nước chủ nhà có quan hệ thương mại, Si là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền nước thứ i và đồng nội tệ, Pi là chỉ số giá của nước thứ i. 2.1.2. Tỷ giá cân bằng BEERs (Behavioral Equilibrium Exchange Rates) Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng BEERs được 2 nhà nghiên cứu Clark và MacDonald đưa ra vào năm 1997. Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi nhằm phân tích sự biến động của tỷ giá thực theo thời gian chứ không phải sự biến động của tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn. Khác với các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn khác, phương pháp BEER được xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm thực (real UIP). Điều đó có nghĩa là thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu đã xem tỷ giá thực đa phương như là biến số chính của mô hình, BEER được xác định như sau:
- 7 BEER = + β1INTt + β2TOTt + β3TNTt + β4NFAt + β5GOVDt + ut Trong đó: TOT là tỷ lệ mậu dịch. TNT là tỷ lệ giữa chỉ số giá hàng hóa mậu dịch và chỉ số giá của hàng hóa phi mậu dịch. NFA là tỷ lệ tài sản ngoại tệ ròng trên tổng sản phẩm quốc dân. GOVD là tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP. INT là chênh lệch tỷ giá. 2.1.3. Tỷ giá cân bằng FEERs (Fundamental Equilibrium Exchange Rates) Khái niệm tỷ giá cân bằng FEER được GS Williamson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985, sau đó được mở rộng và phát triển trong nghiên cứu của Wren-Lewis (1991, 1992), Clark (1994), Williamson (1994), MacDonald và Clark (1998, 2000, 2004), Barisone (2006). Theo đó, đây là phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trong trung hạn. Tỷ giá cân bằng FEER sẽ được xác lập khi mà nền kinh tế đạt cả cân bằng bên trong lẫn cân bằng bên ngoài, tức là nền kinh tế đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm, giá cả ổn định, đồng thời trạng thái của cán cân vãng lai ở mức cân bằng bền vững. Nói cách khác, FEER được xác định bởi một số điều kiện kinh tế xác định bởi các biến kinh tế quan trọng, còn các yếu tố mang tính chu kỳ trong ngắn hạn được loại bỏ. Tỷ giá cân bằng FEER được tính như sau: Trong đó, FEER phụ thuộc vào cán cân vốn Kt, tổng cầu hoặc thu nhập quốc dân trong nước Yt và tổng cầu hoặc thu nhập quốc dân nước ngoài Yf.
- 8 2.1.4. Tỷ giá cân bằng NATREX (Natural Real Exchange Rate) Tỷ giá cân bằng NATREX là tỷ giá thực mà tại đó trạng thái của cán cân vãng lai bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng NATREX tập trung vào sự biến động của tỷ giá thực cân bằng trong trung và dài hạn, bỏ qua mọi biến động mang tính chu kì và đầu cơ trong ngắn hạn. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy phương pháp NATREX giải thích sự biến động của tỷ giá thực trong dài hạn tốt hơn so với học thuyết ngang giá sức mua. Về cơ bản tỷ giá cân bằng NATREX được xác định giống như tỷ giá cân bằng trung hạn FEER. Tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt như: Thứ nhất, ngoài các biến số kinh tế như trạng thái của cán cân vốn trong trung hạn, thu nhập quốc dân trong nước và nước ngoài, tỷ giá NATREX còn được xác định phù hợp với phương pháp cân bằng danh mục, theo đó lãi suất thực trong nước phải bằng với lãi suất thực nước ngoài. Do điều kiện về lãi suất thực này chỉ được duy trì trong dài hạn, nên tỷ giá NATREX được gọi là tỷ giá cân bằng trong dài hạn. Thứ hai, tỷ giá thực được dùng trong phương pháp NATREX được xác định theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Đối với các nền kinh tế lớn như Mỹ, tỷ giá thực được xác định dựa vào tỷ giá danh nghĩa và chỉ số giá tiêu dung CPI hoặc chỉ số giảm phát GDP giữa 2 quốc gia. Còn đối với nền kinh tế nhỏ thì tỷ giá thực được tính dựa trên tỷ giá danh nghĩa, và chỉ số giá nhân công giữa 2 quốc gia. Thứ ba, bên cạnh các biến được sử dụng như trong phương pháp tính tỷ giá cân bằng FEER, để tính tỷ giá cân bằng NATREX bài nghiên cứu có thể sử dụng thêm một số biến khác như tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong nước và nước ngoài, tỷ lệ chi tiêu xã hội hoặc chi tiêu chính phủ trên GNP, điều kiện thương mại TOT, lãi suất thực của nước ngoài.
- 9 Bảng 2.1. Tóm tắt các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trước đây Phương pháp Giả thiết, Giả thuyết được Biến được giải thích Thời gian xác định chứng minh ( Biến phụ thuộc) Ngang giá sức mua - Thay đổi tỷ giá tương lai bằng Tỷ giá danh nghĩa Dài hạn (PPP) chênh lệch chỉ số giá cả giữa 2 hoặc tỷ giá thực quốc gia. - Tỷ giá thực bằng 1 trong dài hạn. BEERs - Ngang giá lãi suất không phòng Tỷ giá thực Ngắn hạn ngừa thực (gồm phần bù rủi ro) (dự đoán tỷ giá) được duy trì. - Thay đổi của tỷ giá thực tương lai được xác định bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô chính. FEERs - Tại mức tỷ giá thực, nền kinh tế Tỷ giá thực đa phương Trung hạn đạt được cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài. NATREX - Giống tỷ giá FEER, thêm điều Tỷ giá thực Dài hạn kiện lãi suất thực trong nước bằng lãi suất thực nước ngoài. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu tỷ giá cân bằng 2.2.1. Phương pháp PPP Bosworth (2004) sử dụng phương pháp PPP-S để nghiên cứu RMB vào năm 2004. Đồng CNY vẫn bị định giá thấp khoảng 40% cho thấy một sự tăng giá 67% sẽ là cần thiết để loại bỏ định giá thấp. Coudert & Couharde (2005) sử dụng phương pháp PPP-E nghiên cứu RMB vào năm 2003. Kết quả cho thấy đồng CNY bị định giá thấp khoảng 41- 50% tùy thuộc vào việc có loại bỏ một số quốc gia khỏi hồi quy không. Frankel (2006) sử dụng phương pháp PPP-E để nghiên cứu RMB vào năm 2000, chủ yếu quan tâm đến các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau của Trung Quốc. Dựa vào phương pháp PPP-E ước tính rằng đồng CNY bị định giá thấp khoảng 36% so với đồng đô la trong năm 2000. Tuy nhiên, định giá thấp là gần giống như trong năm 1990 (34%). Mức độ định giá thấp trong khoảng thời gian này gần như là không thay đổi trong khi thặng dư tài khoản
- 10 vãng lai ngày càng cao hơnđiều này làm tăng thêm nghi ngờ về độ tin cậy của các phương pháp tiếp cận PPP nói chung. Kết luận: tỷ lệ giá thực song phương với USD cần tăng giá 56%. Cheung, Chinn & Fujii (2007) sử dụng phương pháp PPP-E để nghiên cứu RMB vào năm 2007. Bài nghiên cứu ước tính mô hình dựa trên số liệu hàng năm 1975 -2004, có mẫu rất lớn (132 quốc gia).Họ nhận thấy, đồng CNY được ước tính bị định giá thấp khoảng 50%.Tỷ giá thực dưới mức cân bằng và cần tăng giá 100% so với USD. Chỉ số kinh tế Big Mac(2007) chỉ số Big Mac chính là tỷ giá hối đoái mà khi đó giá của một chiếc Hamburger ở Hoa Kỳ bằng với giá ở quốc gia khác. Cho thấy một sự định giá thấp 58% vào giữa năm 2007 công bố ngày 05/07/2007. Tương ứng, sẽ tăng 138% trong đồng CNY so với đồng USD để các chi phí của một Big Mac ở cùng một mức giá ngang bằng ở hai nước. 2.2.2. Phương pháp BEER Bénassy-Quéré và cộng sự (2004) sử dụng phương pháp BEER để nghiên cứu RMB vào năm 2001. Nghiên cứu này ước tính cân bằng tỷ giá hối đoái của đồng CNY bằng cách ước tính đồng thời tỷ giá hối đoái cân bằng với tất cả các loại tiền tệ lớn trong G20 và chỉ ra sự gia tăng tương ứng song phương của đồng CNY so với đồng USD ở khoảng 40%. Kết quả: tỷ giá thực hiệu lực dưới mức cân bằng và cần tăng giá 16%, tỷ giá thực song phương với USD cần tăng giá từ 41% đến 44%. Wang (2004) sử dụng phương pháp BEER nghiên cứu RMB. Nghiên cứu bao gồm một phần là các yếu tố quyết định của tỷ giá thực trong trung hạn trong một nghiên cứu của IMF. Ước tính một mô hình ERER cho riêng Trung Quốc bằng cách sử dụng các dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1980-2003. Các biến bao gồm các thay đổi năng suất, tài sản nước ngoài
- 11 ròng và mức độ mở cửa. Cân bằng tỷ giá dự kiến chỉ thấp hơn khoảng 5% so với tỷ giá thực năm 2003 và kết luận rằng tất cả sự định giá thấp là nhỏ. Kết luận: tỷ giá thực hiệu lực dưới mức cân bằng và cần tăng giá 5%. Coudert & Couharde (2005) sử dụng phương pháp BEER nghiên cứu RMB vào năm 2002. Áp dụng một ước lượng dữ liệu bảng cho hiệu ứng Balassa-Samuelson (Trong kinh tế học, hiện tượng đồng nội tệ bị sức ép mất giá khi năng suất trong nước thấp gọi là hiệu ứng Balassa-Samuelson) tại 21 thị trường mới nổi trong giai đoạn 1980-2002. Biến phụ thuộc là chỉ số tỷ giá hối đoái thực so với đồng USD. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã cản trở sự điều chỉnh. Kết luận: RMB bị định giá thấp, tỷ lệ giá thực song phương với USD cần tăng giá 18%. Funke & Rahn (2005) sử dụng phương pháp BEER để nghiên cứu RMB vào năm 2000, chứng minh một sự đánh giá thấp RMB bằng một so sánh PPP và điều chỉnh cho hiệu ứng Balassa-Samuelson. Tuy nhiên, chuyển hướng dùng phương pháp BEER và sau đó một PEER (BEER với các biến độc lập được thiết lập tại các giá trị cố định). Mô hình được ước tính trên số liệu hàng quý cho riêng Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2002 và phát hiện có một sự phá vỡ cấu trúc, nên rút dữ liệu còn từ năm 1994 đến năm 2002. Đồng CNY chỉ bị định giá thấp từ 3% đến 6% vào năm 2002 và 11% đến 12% song phương so với đồng USD. Kết luận: tỷ giá thực hiệu lực dưới mức cân bằng và cần tăng giá từ 3% đến 6%, tỷ lệ giá thực song phương với đồng USD cần tăng giá từ 12% đến 14%. Bénassy-Quéré và cộng sự (2006) sử dụng phương pháp BEER để nghiên cứu RMB lần 2 vào năm 2004.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn