intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp chính sách đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Qua những phân tích về rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, bao gồm cả các yếu tố bên trong hoạt động quản lý nội bộ của ngân hàng thương mại và các yếu tố chính sách có thể ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN TÚ MAI VẤN ĐỀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FUBRIGHT CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. i   LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Tú Mai
  3. ii   LỜI CẢM ƠN Luận văn này đã được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ quý báu của Tiến sĩ Trần Thị Quế Giang. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc vì sự đóng góp ý kiến và hướng dẫn tận tình của Cô. Trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô đã truyền cho tôi những kiến thức và phương pháp học tập tốt nhất để tôi có thể thực hiện các nghiên cứu của mình. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, các anh chị và các bạn học viên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể vượt qua những khó khăn thử thách. Tác giả luận văn Nguyễn Tú Mai
  4. iii   TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tính kém thanh khoản ở một số ngân hàng đơn lẻ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống ngân hàng. Trong những năm gần đây, căng thẳng về thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được biểu hiện rõ qua các cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2011 để huy động vốn từ khu vực dân cư và trên thị trường liên ngân hàng. Một hệ quả kéo theo đó là sự khó khăn của các ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế. Giai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng thương mại phát triển với đặc điểm là nhiều ngân hàng qui mô nhỏ, tín dụng tăng trưởng với tốc độ cao do đó tiềm ẩn rủi ro nợ xấu và sự sở hữu vốn chồng chéo tồn tại ở nhiều ngân hàng. Dựa trên đánh giá hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém thanh khoản của các ngân hàng trước hết là do sự bất cập trong chính sách vĩ mô. Giai đoạn 2006 – 2010, các chính sách vĩ mô được nới lỏng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7,5% – 8%/năm, trong khi đó sự phối hợp không nhất quán giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã làm tăng áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp, tuy nhiên do các công cụ mang tính hành chính đã làm cho thanh khoản của một số ngân hàng càng khó khăn hơn. Ngoài ra, quản lý thanh khoản của bản thân các Ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập, do đó không đối phó được với các vấn đề về thanh khoản. Trên cơ sở phân tích thực trạng của hệ thống ngân hàng, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới rủi ro thanh khoản, nghiên cứu đề xuất các chính sách đối với chính phủ để tăng cường sự phối hợp nhất quán giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng. Đối với Ngân hàng nhà nước cần tăng cường việc sử dụng công cụ thị trường, làm lành mạnh hệ thống ngân hàng bằng việc loại bỏ sở hữu chéo, đồng thời phân loại các ngân hàng yếu kém về thanh khoản, minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng để có các chính sách giám sát thích hợp. Sau cùng giải pháp đối với ngân hàng thương mại là nâng cao chất lượng quản lý tài sản để đảm bảo mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả.
  5. iv   MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU........................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH................................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU......................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3 Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 1.4 Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG.................................. 5 2.1 Thanh khoản của ngân hàng......................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm tính thanh khoản.................................................................................. 5 2.1.2 Đo lường thanh khoản .......................................................................................... 5 2.2 Rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng ............................................................. 7 2.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản ............................................................................... 7 2.2.2 Hệ quả của mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng....................................... 8 2.2.3 Quản lý rủi ro thanh khoản ................................................................................... 9 2.3 Các nghiên cứu về thanh khoản hệ thống ngân hàng................................................. 10 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................... 12 3.1 Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Việt Nam ................................................................ 12 3.2 Tình trạng thanh khoản của hệ thống NHTM ............................................................ 15 3.2.1 Các NHTM đua tăng lãi suất huy động vốn ....................................................... 15 3.2.2 Các ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu vay vốn .................................................... 17 3.2.3 Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao ................................................ 18
  6. v   3.3 Hoạt động quản lý thanh khoản của các NHTM........................................................ 19 3.3.1 Tài sản thanh khoản chiếm tỷ lệ thấp ................................................................. 20 3.3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao......................................................................... 22 3.3.3 Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động cao ................................................... 23 3.3.4 Vốn huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ trọng thấp ....................................... 25 3.3.5 Mức độ phụ thuộc vào thị trường LNH .............................................................. 26 3.3.6 Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn...................... 27 CHƯƠNG 4. NGUYÊN NHÂN RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG......................... 30 4.1 Rủi ro do chính sách kinh tế vĩ mô ............................................................................ 30 4.2 Rủi ro do hạn chế trong hoạt động giám sát của NHNN ........................................... 32 4.3 Rủi ro do bất cập trong hoạt động quản lý thanh khoản của các NHTM................... 34 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................... 36 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 36 5.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 38 5.2.1 Đối với chính phủ và NHNN .............................................................................. 38 5.2.2 Đối với các NHTM ............................................................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 41
  7. vi   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABB Ngân hàng TMCP An Bình ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển BVB Ngân hàng TMCP Bảo Việt DN Doanh nghiệp Đại Á Ngân hàng TMCP Đại Á EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) GP bank Ngân hàng TMCP Dầu Khí toàn cầu HBB Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HDB Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM LNH Liên ngân hàng MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải MB Ngân hàng TMCP Quân đội MDB Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông OceanBank Ngân hàng TMCP Đại Dương PGB Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex SeAbank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SGB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
  8. vii   SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương TCTD Tổ chức tín dụng TPCP Trái phiếu Chính phủ VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Westernbank Ngân hàng TMCP Phương Tây
  9. viii   DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM năm 2010 – 2011 14 Bảng 3.2: Chỉ số tài sản thanh khoản của các NHTM năm 2011 21 Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ các NHTM giai đoạn 2009 – 2011 22 Bảng 3.4: Tỷ lệ cho vay so với huy động vốn của các NHTM 24 Bảng 3.5: Tỷ lệ tiền gửi so với vay trên thị trường LNH năm 2011 27 Bảng 3.6: Lãi suất áp dụng tại một số NHTM tháng 9/2011 28 Bảng 3.7: Lãi suất huy động không kỳ hạn tháng 3/2011 áp dụng tại một số NHTM 29 Bảng 4.1: Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giai đoạn 2006 - 2011 30
  10. ix   DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Số lượng các ngân hàng trong hệ thống giai đoạn 2001 – 2011 12 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH giai đoạn 2004 – 2011 13 Hình 3.3: Lãi suất trên thị trường LNH năm 2011 18 Hình 3.4: Tỷ lệ nắm giữ TPCP so với Tổng tài sản có của các NHTM năm 2011 21 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay của NHTM năm 2011 23 Hình 3.6: Tỷ lệ huy động tiền gửi từ khách hàng so với tổng vốn huy động của các 25 NHTM giai đoạn 2008 – 2011
  11. 1   CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Thanh khoản của ngân hàng được hiểu là khả năng đáp ứng nguồn vốn cho việc tăng tài sản có và thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, do đó thanh khoản được xem là yếu tố quan trọng đối với sự an toàn trong hoạt động của một ngân hàng cũng như sự phát triển lành mạnh của cả hệ thống. Khi một ngân hàng (NH) không có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động nguồn vốn với chi phí cao, rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra và khi đó việc sụt giảm khả năng thanh khoản của NH sẽ có ảnh hưởng đến cả hệ thống. Chính vì vậy quản lý rủi ro thanh khoản có một vai trò quan trọng đảm bảo sự ổn định cho từng NH riêng lẻ và cho toàn bộ hệ thống tài chính. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao từ 7,5% – 8%/năm, các chính sách vĩ mô được nới lỏng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, trong khi đó sự phối hợp không nhất quán giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã làm tăng áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp, tuy nhiên do các công cụ mang tính hành chính đã làm cho thanh khoản của một số ngân hàng càng khó khăn hơn. Nói riêng đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2011, rủi ro thanh khoản đang là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính, đồng thời cản trở việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đã có sự gia tăng nhanh về số lượng, mạng lưới các NH được mở rộng với hơn 100 NHTM và các Chi nhánh NH nước ngoài (NHNNg). Tuy nhiên, sự phát triển chủ yếu là mở rộng về số lượng trong khi một số ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) không được nâng cao về chất lượng dịch vụ cũng như chưa quan tâm tốt đến vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Theo đánh giá của Moody’s phát hành năm 2011, một trong những thách thức của NH Việt Nam đó là đảm bảo thanh khoản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong quá khứ 1 . Hoạt động trên thị trường tiền tệ các năm 2008 – 2011 đã có nhiều biểu hiện căng thẳng về thanh khoản, điển                                                              1 Thủy Triều (2011)
  12. 2   hình là các cuộc đua lãi suất của các NHTM đã làm cho lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tăng cao. Năm 2011 các doanh nghiệp VN khó tiếp cận được vốn NH hoặc phải chịu chi phí vốn cao gấp 3 – 4 lần so với các nước trong khu vực 2 . Trong khi đó, thị trường liên ngân hàng (LNH) tăng cao cả về lãi suất và doanh số hoạt động. Một số NHTM đã gặp khó khăn về thanh khoản, cụ thể là vào tháng 12/2011, NHNN đã phải hỗ trợ cho 3 NHTM mất thanh khoản tạm thời là NHTMCP Tín Nghĩa, NH TMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, và thực hiện sáp nhập để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đằng sau những yếu kém trong việc quản lý thanh khoản của các NHTM tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NH, đồng thời làm cản trở tác động của chính sách tiền tệ. Do đó để đảm bảo cho hệ thống NH lành mạnh và phát triển ổn định, cần thiết phải xem xét vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM cũng như hoạt động quản lý giám sát của NHNN để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn, đề tài: “Vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam” được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp chính sách đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NH. Qua những phân tích về rủi ro thanh khoản trong NH, nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản cho hệ thống NH Việt Nam, bao gồm cả các yếu tố bên trong hoạt động quản lý nội bộ của NHTM và các yếu tố chính sách có thể ảnh hưởng đến thanh khoản NH. Nghiên cứu chính sách sẽ tập trung vào trả lời câu hỏi: 1. Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân nào? 2. Cần có giải pháp chính sách nào để hạn chế rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng?                                                              2 Phỏng vấn TS. Vũ Thành Tự Anh ( Bạch Hường, 2011)
  13. 3   Để đạt được mục đích nghiên cứu, các nội dung phân tích sẽ bao gồm (i) xem xét đánh giá vấn đề thanh khoản của hệ thống NH hiện tại và hoạt động giám sát của NHNN đối với vấn đề thanh khoản; (ii) xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến thanh khoản của NH bao gồm các yếu tố bên trong hoạt động quản lý tài sản và các yếu tố bên ngoài có thể dẫn tới rủi ro về thanh khoản; (iii) tìm các giải pháp chính sách để hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. 1.3 Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện các phân tích đánh giá dựa trên thông tin về hoạt động của NHNN và các NHTMVN trong giai đoạn 2008 - 2011, là giai đoạn có những biểu hiện căng thẳng về thanh khoản. Số liệu thu thập thông qua hệ thống Báo cáo thường niên và các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM, Báo cáo thường niên và Báo cáo kết quả hoạt động thường kỳ của NHNN trên các lĩnh vực hoạt động tín dụng, thị trường LNH trong giai đoạn 2008 đến nay. Nguồn số liệu tổng hợp của các tổ chức đánh giá, báo cáo ngành NH hàng năm của công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), số liệu phân tích từ Bộ phận quản lý rủi ro của các NHTM cũng được sử dụng để phân tích. Ngoài ra nghiên cứu còn thực hiện tham khảo ý kiến chuyên gia tài chính trong vấn đề thanh khoản của hệ thống NHTM VN để làm tư liệu cho việc phân tích đánh giá. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp định tính dựa trên việc thống kê mô tả số liệu có được từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. Nghiên cứu sẽ đi từ việc phân tích thực trạng quản lý thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam để chỉ ra sự bất ổn vĩ mô do hệ quả của rủi ro thanh khoản trong NH đem lại. Dựa trên cơ sở đó NHNN cần thiết phải có các chính sách can thiệp để giải quyết các vấn đề thanh khoản của hệ thống NH. Mặt khác nghiên cứu cũng thực hiện việc đánh giá các tác động từ chính sách đó đối với tính thanh khoản của các NHTM, để thấy được những thất bại về mặt chính sách của nhà nước là nguyên nhân của tình trạng thanh khoản NH hiện nay. Qua việc xem xét đánh giá, nghiên cứu sẽ đưa ra những kết luận về sự thay đổi chính sách cần phải có để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống NH và thị trường tiền tệ.
  14. 4   1.4 Kết cấu của nghiên cứu Nội dung nghiên cứu ngoài phần thứ nhất (Chương 1) giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm 4 phần chính. Chương 2 đề cập đến khái niệm và các vấn đề lý thuyết về rủi ro thanh khoản, cách đo lường thanh khoản cũng như khung chính sách quản lý thanh khoản của một NHTM. Tiếp đó, Chương 3 sẽ khái quát thực trạng thanh khoản của hệ thống NHVN, trong đó phân tích những biểu hiện rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM VN, và đánh giá hoạt động quản lý của NHNN trong vai trò giám sát việc quản lý thanh khoản. Chương 4 xác định các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM VN bao gồm các yếu tố xuất phát từ bối cảnh vĩ mô, từ hoạt động giám sát của NHNN và việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Trên cơ sở các phân tích đánh giá ở các phần trước, Chương 5 sẽ đưa ra các kết luận và kiến nghị các nhóm giải pháp chính sách nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NH.
  15. 5   CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG 2.1 Thanh khoản của ngân hàng 2.1.1 Khái niệm tính thanh khoản Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát NH: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức” 3 . Như vậy thanh khoản của một NH liên quan đến tiền mặt và các dòng lưu chuyển tiền tệ để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán tại một thời điểm. Cụ thể hơn thanh khoản của một NH có thể được định nghĩa là: “Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn đến mức tối đa bằng đơn vị tiền tệ được quy định” 4 . Theo đó, việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến thiếu khả năng hoặc mất thanh khoản của một NH. Một NH có thanh khoản tốt nếu như NH đó nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản, dễ dàng chuyển sang tiền mặt hoặc có khả năng huy động thêm nguồn vốn với thời gian và chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu về vốn khi cần thiết. Tính thanh khoản có sự khác biệt với khả năng thanh toán của NHTM đó là tính chất thời điểm. NH vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để trang trải các khoản chi phí. Tuy nhiên, nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời điểm đến hạn thì NH sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Như vậy, một NH có thể mất thanh khoản trong khi vẫn có khả năng thanh toán, hay nói cách khác vốn là điều kiện cần nhưng chưa đủ để một NH đảm bảo khả năng thanh khoản. 2.1.2 Đo lường thanh khoản Theo lý thuyết về quản trị NHTM của Peter S.Rose, trạng thái thanh khoản của NH được xác định thông qua mô hình cung – cầu về thanh khoản. Đối với các NH, cầu về thanh khoản gồm các yêu cầu chính về vốn để đáp ứng khi khách hàng rút tiền ra khỏi NH và các khách hàng muốn vay vốn từ NH. Nguồn vốn mà các NH có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh                                                              3 Basel (2008) 4 R.Duttweiler (2009)
  16. 6   khoản là từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản vay trên thị trường LNH. Trong trường hợp nguồn cung thanh khoản không đủ để đáp ứng nhu cầu, NH sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt về thanh khoản và phải tìm cách huy động để bổ sung vốn thanh khoản 5 . Để đảm bảo khả năng chi trả tức thời tại mọi thời điểm, các ngân hàng phải giám sát hàng ngày dự trữ thanh khoản của mình. Dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ sơ cấp bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các tổ chức tín dụng khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn hoặc tái chiết khấu, hạn mức tín dụng được cấp bởi tổ chức tài chính khác…). Đồng thời các NH cần xây dựng chính sách quản lý tài sản để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định và có tính thanh khoản cao trong dài hạn. Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF đã được nhiều nước áp dụng, các chỉ số đánh giá sự lành mạnh về thanh khoản của NH bao gồm: Chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản – hệ số tài sản thanh khoản (Liquid assets to total asset – Liquid asset ratio): đo lường mức thanh khoản của NH cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt theo dự tính và bất thường của khách hàng. Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid asets to shortterm liabilities): cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của NH. Tổng tiền gửi của khách hàng so với tổng dư nợ (Customer deposit to total (noninterbank) loans): dùng để phát hiện những vấn đề thanh khoản, tỷ lệ này thấp cho thấy nguy cơ căng thẳng trong hệ thống NH và có thể là dấu hiệu dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống NH. Chênh lệch giữa lãi suất LNH cao nhất và thấp nhất (Spead between hihgest and lowest interbank rate): Để đánh giá các vấn đề thanh khoản và rủi ro của hệ thống NH, nếu chênh lệch càng lớn cho thấy một vài NH đang gặp vấn đề về thanh khoản 6 .                                                              5 Peter S.Rose (2004) 6 Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF (NHNN, 2011)
  17. 7   2.2 Rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng 2.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản Theo A.Vento, rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro của NH khi NH không có đủ các nguồn tài chính để thanh toán các nghĩa vụ nợ vào thời điểm đến hạn, hoặc là phải sử dụng những nguồn tài chính với chi phí cao mặc dù NH vẫn có khả năng thanh toán 7 . Như vậy, rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra khi NH không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu tức thì về vốn để đáp ứng các nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết với khách hàng. Trong trường hợp đó, các NH sẽ phải tăng vốn bằng cách chuyển đổi tài sản sang tiền mặt, hoặc vay mượn trên thị trường để có đủ vốn thực hiện các yêu cầu thanh toán, do vậy NH có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn thanh toán hoặc phải chịu mức chi phí cao để vay được vốn. Hoạt động của các NH thực chất là sử dụng các khoản vốn huy động với thời hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn nên luôn có sự chênh lệch về kỳ hạn của dòng vốn, do vậy mà rủi ro thanh khoản luôn luôn tiềm ẩn đối với các NH và có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Mặt khác, các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường đều có ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của NH và khi một trong các loại rủi ro xảy ra đều kéo theo rủi ro thanh khoản. Tình trạng kém thanh khoản của các NH có thể xuất phát từ phía tài sản nợ do sự sụt giảm về nguồn vốn huy động, hoặc từ phía tài sản có do các khoản nợ xấu không thu hồi được, từ đó ảnh hưởng lan truyền đến cả hệ thống NH làm cho thị trường tiền tệ bị bóp méo và và gây ra những trục trặc đối với toàn bộ nền kinh tế. Trên thị trường tiền tệ, tình trạng kém thanh khoản của hệ thống NH được biểu hiện ở việc tăng lãi suất để huy động vốn do đó lãi suất thị trường luôn ở mức cao. Mặt khác, do thiếu thanh khoản các NH đều có xu hướng cắt giảm cho vay, làm cho khách hàng rất khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng NH hoặc nếu có thì phải chịu mức lãi suất vay cao. Tình trạng thiếu thanh khoản khiến cho các NH phải tăng cường vay mượn trên thị trường LNH, trong khi đó các NH khác không muốn cho vay đối với các NH có vấn đề, hoặc đòi hỏi mức lãi suất cao đi kèm với các yêu cầu về đảm bảo tài sản. Tình trạng đó                                                              7 A.Vento (2009)
  18. 8   gây ra những trục trặc trên thị trường LNH, lãi suất LNH tăng cao đồng thời dòng vốn không lưu thông thông suốt do đó các NH càng thêm khó khăn trong việc cải thiện thanh khoản. 2.2.2 Hệ quả của mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Hệ thống NHTM đóng vai trò cơ bản như là người tạo thanh khoản cho nền kinh tế thông qua các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay, và nhiều hoạt động tài chính khác, do đó rủi ro thanh khoản của một NH sẽ có ảnh hưởng đến cả hệ thống và toàn bộ nền kinh tế. Theo R.Duttweiler, “rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán, theo đó việc không thể thực hiện được này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn” 8 . Rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến phá sản NH tại một thời điểm mặc dù khả năng tài chính của NH đó vẫn đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận. Do vậy xảy ra tình trạng thiếu khả năng thanh khoản được xem là loại rủi ro nghiêm trọng nhất đối với các NH. Rủi ro thanh khoản có thể làm cho các NH thiếu hụt tạm thời về thanh khoản, khi đó các NH phải tìm các nguồn bổ sung thanh khoản bằng cách vay mượn từ các NH khác hoặc vay NHTW để giải quyết các nhu cầu đột biến về vốn. Nghiên cứu về rủi ro của hệ thống NH cho thấy, tình trạng thiếu hụt tạm thời về thanh khoản có thể dẫn đến thanh khoản của NH nhanh chóng cạn kiệt và NH sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả. Khi đó, việc hỗ trợ thanh khoản của NHTW cho các NH này sẽ làm tăng thêm rủi ro hệ thống và tăng chi phí cứu trợ. Đối với một NH, rủi ro thanh khoản có nguy cơ làm giảm uy tín của NH đó và đặc biệt nghiêm trọng khi các thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài. Do bất cân xứng thông tin trong các giao dịch giữa khách hàng và NH, khi các biểu hiện thiếu thanh khoản xuất hiện sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt để bảo toàn vốn. Điều này làm cho các NH trở nên cạn kiệt về thanh khoản, và thậm chí buộc phải đóng cửa. Trong trường hợp xảy ra rủi ro thanh khoản, các NH thường lựa chọn các giải pháp hoặc là nâng mức lãi suất cao để huy động thêm vốn, hoặc thu hồi hoặc hạn chế bớt các khoản cho vay mới, hoặc bán tài sản để chuyển sang tiền mặt. Tuy nhiên, khi các NH đều cố gắng sử dụng các giải pháp cùng lúc với nhau sẽ không đạt được hiệu quả, chẳng hạn như việc thắt                                                              8 R.Duttweiler (2009)
  19. 9   chặt tín dụng, hoặc bán các loại tài sản thế chấp để thu hồi nợ sẽ làm tài sản bị giảm giá do đó càng làm tăng rủi ro tín dụng và tình trạng căng thẳng thanh khoản sẽ lan rộng ra thị trường. Rủi ro thanh khoản của NH có hiệu ứng lan truyền và gây đổ vỡ trong toàn hệ thống do các NH thường thực hiện các khoản vay mượn lẫn nhau. Khi một NH không đủ khả năng chi trả các khoản vay nợ, sẽ làm ảnh hưởng đến các NH khác và từ đó kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống. 2.2.3 Quản lý rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản luôn luôn tồn tại trong hoạt động NH, đòi hỏi các NH phải đánh đổi giữa việc đảm bảo khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Do đó việc quản lý thanh khoản phải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo cân bằng giữa hai mục tiêu an toàn và hiệu quả. Theo thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các NH, chính sách thanh khoản cần được xây dựng bởi các nhà quản lý ở cấp cao nhất (Basel, 2000), trong đó xác định trạng thái thanh khoản thông qua các chỉ số phản ánh mức thanh khoản của từng NH. Ngoài ra, để duy trì nguồn vốn ổn định, chính sách thanh khoản cần đảm bảo qui mô, cấu trúc của nguồn vốn và sự đa dạng các loại vốn huy động. Qui mô nguồn vốn lớn sẽ tạo cho các NH có thể dễ dàng đối phó với những biến động trong hoạt động huy động vốn và thực hiện cho vay một cách an toàn. Cấu trúc của nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng gửi tiền, hay các hình thức huy động khác nhau sẽ là yếu tố quyết định sự bền vững của nguồn vốn và có ảnh hưởng đến nhu cầu thanh khoản của các NH. Thông thường, dựa vào các đối tượng khách hàng gửi tiền hoặc hình thức huy động, các NH có thể dự báo được biến động của nguồn vốn huy động. Đối với các khoản tiền gửi huy động từ khách hàng cá nhân thường dễ biến động hơn so với nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, hoặc huy động vốn tập trung một vào một vài khách hàng sẽ làm nguồn vốn bị sụt giảm mạnh khi khách hàng đó rút tiền. Do đó các NH cần có sự đa dạng về nguồn vốn huy động từ dân cư để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thanh khoản. Mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn vay trên thị trường LNH cũng là yếu tố quan trọng trong chính sách thanh khoản của NH quyết định khả năng vay mượn của các NH để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời. Tuy nhiên, khả năng vay mượn sẽ thay đổi qua các giai đoạn, các
  20. 10   NH gặp vấn đề về thanh khoản sẽ khó tiếp cận vốn hoặc là phải chịu mức lãi suất cao, do đó càng làm căng thẳng thêm tình trạng thanh khoản. Theo khung phân tích về rủi ro hoạt động ngân hàng “quản lý thanh khoản liên quan đến các yếu tố thị trường nhiều hơn là các quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản” 9 . Do đó, ngoài việc đo lường và quản lý các yêu cầu về vốn, để đối phó với các vấn đề về thanh khoản đòi hỏi các nhà quản lý rủi ro phải thực hiện việc đánh giá thị trường, dự báo các trường hợp có thể xảy ra sự suy giảm về thanh khoản, xây dựng kịch bản đối phó trong tình huống xảy ra khủng hoảng. Hơn nữa, thanh khoản NH có ảnh hưởng vượt ra khỏi phạm vi của một NH, do đó quản lý thanh khoản đòi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên của Ngân hàng trung ương (NHTW). Vai trò quan trọng của các cơ quan giám sát thể hiện trong việc kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro, đồng thời đánh giá hiệu quả của chính sách đo lường, theo dõi rủi ro thanh khoản của các NHTM. Trên cơ sở thu thập thông tin đầy đủ và kịp thời, cơ quan giám sát cần đánh giá mức độ rủi ro của từng NH để có các chính sách phù hợp, ngăn ngừa sự suy giảm khả năng thanh khoản có thể lan truyền tới cả hệ thống. 2.3 Các nghiên cứu về thanh khoản hệ thống ngân hàng Ủy ban Basel đã đưa ra Thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các NH bao gồm các nguyên tắc đối với công tác quản lý thanh khoản của NH. Trước hết, việc xây dựng cơ cấu cho việc quản lý thanh hoản cần được thực hiện ở cấp quản lý cao nhất của một NH. Đối với việc phân tích khả năng thanh khoản của NH đòi hỏi phải đo lường một cách liên tục các chỉ số đảm bảo thanh khoản đồng thời xem xét khả năng thanh khoản trong nhiều tình huống khác nhau. Đối với các cơ quan giám sát, cần thực hiện việc đánh giá các chính sách liên quan đến thanh khoản của các NH một cách độc lập. A.Vento (2009) đã thực hiện phân tích các kỹ thuật quản lý và giám sát thanh khoản tại một số nước Châu Âu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và giám sát thanh khoản NH. Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng không có một công cụ đầy đủ và chính xác để chống lại rủi ro thanh khoản nhưng các yếu tố cơ bản không thể thiếu đối với các NH là phải có những                                                              9 Hennie & Sonja (2009)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2