intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam; tiếp theo, nghiên cứu sẽ chỉ ra nguyên nhân của những bất cập mà BHTG Việt Nam gặp phải và những nguy cơ tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính- ngân hàng (TCNH); cuối cùng, sau khi so sánh hai cách thức có thể lựa chọn giúp cải thiện công tác quản lý TCNH, nghiên cứu sẽ đưa ra kiến nghị cần thiết phải tách tổ chức BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý trực tiếp và sâu rộng của NHNN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- Logo ĐHKT NGÔ NGUYỄN QUỲNH ANH VẤN ĐỀ TÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM RA KHỎI SỰ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH LÂU DÀI CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGÔ NGUYỄN QUỲNH ANH VẤN ĐỀ TÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM RA KHỎI SỰ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH LÂU DÀI CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  3. -I- LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Quế Giang, người thầy và là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các giảng viên và trợ giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy, giải đáp các thắc mắc và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học thạc sỹ hai năm tại Chương trình. Cảm ơn đến các thành viên MPP2, những người đã cùng tôi chia sẻ khó khăn, kiến thức và tài liệu học tập trong suốt quá trình học tập tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện, động viên và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập. Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011 Người thực hiện luận văn Ngô Nguyễn Quỳnh Anh
  4. - II - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011 Người thực hiện luận văn Ngô Nguyễn Quỳnh Anh
  5. - III - MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. I LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... II MỤC LỤC ............................................................................................................................... III DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ......................................................................V DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................................... VII TÓM TẮT.................................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.1 Bối cảnh chính sách .................................................................................................. 3 1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 5 1.4 Nguồn thông tin và số liệu ...................................................................................... 5 1.5 Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 6 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI ............................................... 7 2.1 Định nghĩa, chức năng và các rủi ro cơ bản của BHTG ................................... 7 2.1.1 Bảo hiểm tiền gửi là gì? ................................................................................... 7 2.1.2 Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi ................................................................... 7 2.1.3 Các rủi ro cơ bản của BHTG .......................................................................... 8 2.3 Các nguyên tắc cốt lõi cho phát triển hệ thống BHTG hiệu quả.................... 10 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM ................................................................................................................... 13 3.1 Quản trị...................................................................................................................... 13 3.2 Quyền hạn ................................................................................................................. 18 3.3 Năng lực tài chính ................................................................................................... 20 3.4 Phí bảo hiểm và Hạn mức chi trả bảo hiểm ...................................................... 24 3.5 Quy trình xử lý đổ vỡ ............................................................................................ 27 CHƢƠNG 4 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ........................................... 30 4.1 Tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý của NHNN .................................... 30
  6. - IV - 4.2 Các bước tiền đề cho công tác chia tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý của NHNN ............................................................................................................................ 33 4.2.1 Nâng cao năng lực tài chính .......................................................................... 34 4.2.2 Áp dụng cơ chế tính phí BH theo rủi ro..................................................... 34 4.2.3 Nâng hạn mức chi trả BHTG ......................................................................... 35 4.2.4 Nâng cao trình độ xử lý đổ vỡ ..................................................................... 35 4.3 Kết luận ...................................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... VII PHỤ LỤC................................................................................................................................. XI
  7. -V- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BBs : Biện pháp sử dụng ngân hàng bắc cầu (Bridge Banks) BCBS : Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) BH : Bảo hiểm BHTG : Bảo hiểm tiền gửi DICJ : Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (Deposit Insurance Corporation of Japan) DIV : Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Insurance of Vietnam) FDIC : Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Hoa Kỳ (Federal Deposit Insurance Corporation) FED : Cục dự trữ liên bang (The Federal Reserve Board) FFIEC : Hội đồng Giám sát Định chế tài chính liên bang (Federal Financial Institutions Examination Council) FSF : Diễn đàn ổn định tài chính (Financial Safety Forum) GDP :Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product) IADI : Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (International Association of Deposit Insurers) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương OBA : Biện pháp hỗ trợ ngân hàng (Open Bank Assistance) OCC : Cơ quan giám sát tiền tệ (Office of the Comptroller of the Currency) OTS : Cơ quan giám sát tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng (Office of Thrift Supervision) P&A : Biện pháp mua lại và tiếp nhận nợ (Purchase and Assumption) QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
  8. - VI - TCNH : Tài chính ngân hàng UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
  9. - VII - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3.1- Tỷ lệ tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 1987 - 1999 ........................................... 17 Bảng 3.2- Chỉ số hoạt động của một số NH quý 1 năm 2010 và 2011 .................................... 19 Bảng 3.3- Cơ cấu tiền gửi được bảo hiểm phân theo khách hàng năm 2008 ........................... 26 Bảng 3.4- Cơ cấu tiền gửi được bảo hiểm phân theo số tiền năm 2008 ................................... 26 Hình 3.1- Sơ đồ tổ chức hệ thống giám sát an toàn tài chính liên bang Hoa Kỳ ...................... 14 Hình 3.2- Sơ đồ tổ chức hệ thống giám sát an toàn tài chính Việt Nam .................................. 15 Hình 3.3- Tỷ lệ Quỹ BHTG mục tiêu một số quốc gia trên thế giới ........................................ 21 Hình 3.4- Tỷ lệ Quỹ BHTG mục tiêu tại các quốc gia và Việt Nam ........................................ 22 Hình 3.5- Tỷ lệ quỹ mục tiêu của FDIC ................................................................................... 23 Hình 3.6- Tỷ lệ phí BH của 35 quốc gia trên thế giới .............................................................. 24 Hình 4.1 -Mô hình đề xuất cho Cách thức tổ chức mới của BHTG Việt Nam ........................ 33
  10. -1 - TÓM TẮT Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống BHTG trong công tác ổn định an sinh xã hội cũng như sự phát triển bền vững của thị trường tài chính qua bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới và quan trọng là bài học bản thân từ cuộc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân trong những năm 90, ngày 01/09/1999 Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) nhằm tạo tâm lý ổn định, xác lập lòng tin cho người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng (NH), qua đó góp phần ngăn ngừa, hạn chế được sự sụp đổ mang tính dây chuyền. Tuy nhiên, sau hơn 11 năm thành lập, những gì mà tổ chức này thể hiện chỉ là một hình ảnh mờ nhạt vì thiếu vị thế độc lập, không được trao đủ quyền hạn để thực thi những vai trò tất yếu của một tổ chức BHTG khi nằm dưới quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Người gửi tiền không quan tâm họ sẽ được BHTG chi trả bao nhiêu nếu NH họ gửi tiền bị đổ vỡ vì thực tế đã có sự bảo lãnh ngầm của NHNN, các NH không quan tâm BHTG sẽ thực hiện xử lý đổ vỡ như thế nào khi một NH xảy ra sự cố mang theo nguy cơ lây lan toàn hệ thống vì đã có NHNN đảm bảo “không có NH đổ vỡ”. Điều này sẽ tạo nên nguy cơ gì đối với thị trường tài chính và có cần thiết phải tách tổ chức BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý trực tiếp và sâu rộng của NHNN để ngăn ngừa những nguy cơ này? Việc trả lời cho câu hỏi này cũng chính là mục đích của bài nghiên cứu. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam; tiếp theo, nghiên cứu sẽ chỉ ra nguyên nhân của những bất cập mà BHTG Việt Nam gặp phải và những nguy cơ tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính- ngân hàng (TCNH); cuối cùng, sau khi so sánh hai cách thức có thể lựa chọn giúp cải thiện công tác quản lý TCNH, nghiên cứu sẽ đưa ra kiến nghị cần thiết phải tách tổ chức BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý trực tiếp và sâu rộng của NHNN. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam sẽ được tiến hành thông qua một số chỉ tiêu, bao gồm: Quản trị, Quyền hạn, Năng lực tài chính, Phí BHTG, Hạn mức chi trả BHTG và Quy trình xử lý đổ vỡ với khung phân tích chủ yếu là các yếu tố quan trọng của cơ chế phòng ngừa rủi ro cơ bản của hệ thống BHTG và“18 nguyên tắc cốt lõi phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền
  11. -2 - gửi quốc tế (IADI). Đánh giá sẽ đưa đến kết luận BHTG Việt Nam hiện nay vẫn còn “nhỏ” và “yếu”, chưa tương xứng với quy mô của hệ thống TCNH. Tiếp theo, với chính những bằng chứng rút ra được từ thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam cùng những kinh nghiệm và nghiên cứu quốc tế, bài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập của BHTG Việt Nam chính là từ tình trạng kém độc lập, thiếu quyền hạn khi nằm dưới sự quản lý trực tiếp và sâu rộng của NHNN. Thực trạng này tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn đối với hệ thống TCNH, đổ vỡ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu tiếp tục duy trì tình trạng này. Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành đánh giá và so sánh hai giải pháp cho cách thức quản lý hiện tại, đó là: tiếp tục để NHNN “làm hết mọi việc” bao gồm cả vai trò của BHTG nhưng phải từ bỏ tư duy “không có NH đổ vỡ”, hay trao cho tổ chức BHTG đầy đủ quyền hạn và tính độc lập tự chủ bằng cách tách tổ chức này ra khỏi sự quản lý trực tiếp của NHNN. Kết luận cuối cùng là lựa chọn phương án thứ hai. Với thực trạng còn yếu nhiều mặt của BHTG Việt Nam, việc tách tổ chức này ra khỏi sự quản lý trực tiếp của NHNN cần được triển khai theo tiến trình với các yếu tố tiền đề chuẩn bị cho việc phân tách. Các yếu tố ấy bao gồm: Nâng cao năng lực tài chính, Điều chỉnh cơ chế phí BH, Nâng hạn mức chi trả BHTG, Xây dựng Luật BHTG và Nâng cao trình độ xử lý đổ vỡ.
  12. -3 - CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh chính sách TCNH là lĩnh vực mà sự ổn định và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỳ vọng của người tham gia thị trường bởi đặc tính liên kết sâu và đa chiều của các tổ chức nhận tiền gửi. Do đó, chỉ một lay động trong niềm tin cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống. Chính vì vậy, từ khi tầm quan trọng của kênh TCNH được nhận thức sâu sắc trên con đường đạt tới mục tiêu phát triển thịnh vượng, BHTG dù chính thức hay phi chính thức đã đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần tạo lập nền tảng ổn định cho hệ thống tài chính quốc gia thông qua sức mạnh giữ vững niềm tin người gửi tiền. Justin Lin, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), cho rằng các quốc gia ở giai đoạn đang phát triển nên coi các NH nội địa quy mô vừa và nhỏ là trụ cột của hệ thống tài chính bởi vì các NH này chính là những tổ chức tốt nhất để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp và hộ gia đình khi mà các doanh nghiệp này chưa đạt được quy mô và sức mạnh để có thể dựa hoàn toàn vào thị trường chứng khoán. Việt Nam, với giai đoạn đầu của sự phát triển và thâm dụng lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, mặc dù thị trường chứng khoán cũng đã có thành tích phát triển hơn 10 năm tuy nhiên hệ thống NH vẫn đóng vai trò là kênh hỗ trợ vốn chủ lực cho nền kinh tế. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng phụ thuộc vào hệ thống NHTM. Nguồn tiền huy động từ dân cư (người gửi tiền cá nhân) được coi là nguồn vốn ổn định và chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nguồn vốn của NH (đến giữa năm 2010 tỷ lệ này là 43%), được coi là “đệm” cho hoạt động của NH. Vì vậy, việc giữ vững niềm tin của bộ phận người gửi tiền cá nhân là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong duy trì sự phát triển bền vững không chỉ của hệ thống NH mà còn là của hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia. Sự sụp đổ của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) những năm 1990, bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cho thấy bảo vệ người gửi tiền hiệu quả hơn sẽ góp phần bảo đảm hệ thống TCNH phát ổn định và triển
  13. -4 - bền vững. BHTG chính là một trong những công cụ hữu hiệu nhất hiện nay để các quốc gia đạt được mục tiêu này. Không nằm ngoài xu hướng của thế giới, Việt Nam trong tiến trình phát triển tài chính quốc gia cũng đã thành lập tổ chức BHTG với hình thức hoạt động theo khuôn mẫu BHTG liên bang Hoa Kỳ- FDIC, tổ chức uy tín hàng đầu của lĩnh vực BHTG với hàng loạt thành tích trong giảm thiểu và ngăn chặn kịp thời những cuộc “đột biến rút tiền gửi”1. Kết quả cho thấy qua 11 năm hoạt động BHTG Việt Nam chưa bộc lộ một yếu kém nào trong giới hạn quyền hạn được trao của mình. Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả của một hệ thống BHTG hiệu quả. Mặc dù được định hướng là một tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro- một mô hình mà BHTG được trao khá nhiều nhiệm vụ ngay cả trong giai đoạn tài chính ổn định lẫn biến động, nhưng BHTG Việt Nam lại chưa có nhiều thậm chí là không có “đất” để chứng tỏ vai trò của mình. Điều này đã “tạo” nên một BHTG vô cùng mờ nhạt trong mắt công chúng và nhỏ bé trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia, cho thấy một sự lãng phí nguồn lực của chính phủ khi duy trì một tổ chức trong bộ máy giám sát tài chính mà sự đóng góp của nó là không rõ ràng. Từ đó đặt ra câu hỏi liệu có phải do cách thức tổ chức “chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN” hiện nay đã gây ra hạn chế lớn trong quá trình phát huy vai trò của BHTG Việt Nam? Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì những nguy cơ nào mà hệ thống TCNH Việt Nam có thể phải đối mặt? Để ngăn ngừa các nguy cơ này thì có cần thiết phải tách tổ chức BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý của NHNN? 1.2 Mục đích nghiên cứu Trước thực tế đã nêu ở Bối cảnh chính sách, việc phân tích thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam, những vấn đề bất cập của tổ chức này cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của hệ thống TCNH từ các bất cập này là vô cùng cần thiết. Do vậy, bằng những lập luận có cơ sở bằng chứng và kinh nghiệm quốc tế thuyết phục, bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang có nhiều tranh cãi: “Tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý của NHNN có phải là giải pháp khả thi cho mục tiêu duy trì ổn định hệ thống TCNH?” 1 Tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của “Đột biến rút tiền gửi”  ở Phụ lục 1
  14. -5 - 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết này sẽ tập trung vào nghiên cứu một cách định tính hiệu quả trong cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam dựa trên các cơ sở lý thuyết về khủng hoảng NH, cơ chế phòng ngừa rủi ro cơ bản của BHTG, “Bộ 18 nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI). Ngoài ra phương pháp so sánh cũng được sử dụng, thể hiện qua việc sử dụng mô hình tổ chức hoạt động của các quốc gia có hệ thống BHTG hiệu quả như Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc đánh giá và học hỏi kinh nghiệm cho BHTG Việt Nam. Tầm quan trọng của một vị thế độc lập và quyền hạn được trao cho hệ thống BHTG được tập trung xem xét nhiều trong nghiên cứu này. Dựa trên kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Hoa Kỳ và Nhật Bản, nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng khả năng đóng góp của BHTG Việt Nam hiện nay đối với công tác bảo vệ quyền lợi công chúng gửi tiền và duy trì ổn định nền tài chính quốc gia thông qua cơ cấu quản trị và quyền hạn được trao của tổ chức này. Đồng thời nghiên cứu cũng đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong năng lực hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam bằng các chỉ tiêu cơ bản như: Năng lực tài chính, Mức phí BHTG, Hạn mức chi trả BHTG và Trình độ xử lý đổ vỡ như một luận cứ cho thấy chính bởi cách thức quản trị và trao quyền đã dẫn đến hàng loạt các hạn chế khác cho tổ chức BHTG Việt Nam. Từ đó cho thấy cần phải tiến hành cải cách cách thức tổ chức và quản lý hiện nay mà cụ thể là tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý của NHNN để tổ chức này có thể phát huy tốt nhất vai trò của mình trong sứ mạng bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì sự phát triển ổn định bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng. 1.4 Nguồn thông tin và số liệu Như đã đề cập, mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là đánh giá tính hiệu quả trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam nên việc phân tích số liệu thứ cấp là chủ yếu. Bài viết sẽ thu thập, tổng hợp và lý giải các bằng chứng có sẵn về hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam nhằm đạt đến mục tiêu này. Bài viết tập trung vào nghiên cứu từ góc nhìn thể chế, phân tích pháp luật và thực tế hoạt động để nêu bật lên vị thế và quyền hạn được trao của BHTG Việt Nam; vì vậy, các văn bản luật liên quan đến BHTG và kết quả nghiên cứu của các tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới như Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ
  15. -6 - tiền tệ quốc tế (IMF) là nguồn thông tin quan trọng cho các lập luận của bài viết. Ngoài ra, các bài viết của chính các cán bộ công tác trong tổ chức BHTG Việt Nam lấy từ website của chính tổ chức- www.div.gov.vn cũng là một nguồn thông tin xác đáng nhất về thực trạng hoạt động cho bài viết sử dụng. 1.5 Kết cấu luận văn Luận văn này gồm 4 chương. Chương 1 là Phần giới thiệu với Bối cảnh chính sách, Mục đích nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và Nguồn thông tin và số liệu. Chương 2 là Tổng quan về BHTG. Chương 3 là Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam qua 11 năm thành lập. Chương 4 là phần Kiến nghị và Kết luận
  16. -7 - CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI Những khái niệm cơ bản và cốt lõi nhất của BHTG sẽ là định hướng tốt cho toàn bộ lập luận sau này của bài viết mang tính thuyết phục hơn, tránh nguy cơ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí. Những kiến thức cơ bản về BHTG sẽ được trình bày trong chương này, bao gồm: Định nghĩa cơ bản nhất về BHTG, Chức năng của BHTG, Các rủi ro cơ bản của BHTG và Các nguyên tắc cốt lõi để phát triển một hệ thống BHTG hiệu quả. 2.1 Định nghĩa, chức năng và các rủi ro cơ bản của BHTG 2.1.1 Bảo hiểm tiền gửi là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) thì “Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi được bảo hiểm (BH) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền”. Trên cơ sở đó có thể xem BHTG là một dịch vụ mang tính xã hội cao, là một hàng hoá công thuần tuý theo cách phân loại của các nhà kinh tế học căn cứ vào tính không loại trừ và tính không tranh giành của dịch vụ này. Trong kinh tế hiện đại, BHTG còn tham gia quản lý rủi ro của các NHTM, các tổ chức tín dụng khác, và hơn nữa là vai trò quan trọng trong giám sát và bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia. 2.1.2 Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi BHTG bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền mà chủ yếu là người gửi tiền quy mô nhỏ, những người dễ bị tổn thương nhất và dễ có những phản ứng tiêu cực nhất trước bất kỳ một biến động nhỏ nào, vì họ ở một vị thế không thể tiếp cận đủ thông tin để đánh giá đúng nhất tình trạng rủi ro của tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền. Bảo vệ người gửi tiền chính là đảm bảo cân bằng giữa sự phát triển và quyền lợi của người dân, đảm bảo ổn định an sinh xã hội. BHTG còn hỗ trợ cho việc duy trì niềm tin công chúng và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia thông qua cam kết đảm bảo quyền lợi người gửi tiền từ đó giảm thiểu nguy cơ của những cuộc đột biến rút tiền gửi, nguyên nhân chủ yếu của sự sụp đổ một tổ chức tín dụng thậm chí là cả hệ thống NH.
  17. -8 - Tổ chức BHTG với sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan giám sát và điều tiết tài chính quốc gia sẽ cung cấp cho Chính phủ một cơ chế phòng ngừa rủi ro đối với các hoạt động phức tạp của cả hệ thống TCNH. 2.1.3 Các rủi ro cơ bản của BHTG Với những chức năng có tầm quan trọng lớn thì bản thân tổ chức cũng phải đối mặt với những rủi ro rất phức tạp. Đối với lĩnh vực BHTG thì những rủi ro này đến cả từ bản thân nội tại của hệ thống BHTG trong cách thức tổ chức và quản lý lẫn từ tác nhân bên ngoài là các khách hàng của tổ chức BHTG. Các rủi ro xuất phát từ nội tại tổ chức BHTG có thể nêu lên bao gồm: rủi ro không đủ năng lực chi trả BH, rủi ro không đủ trình độ xử lý khi đổ vỡ xảy ra, rủi ro đi lệch mục tiêu chính sách. Chức năng cơ bản nhất mà một tổ chức BHTG được trao ngay từ ngày đầu tiên ra đời chính là chức năng chi trả cho người gửi tiền khi có sự cố xảy ra. Không đủ năng lực tài chính cho công tác đền bù là rủi ro mà tổ chức BHTG rất dễ gặp phải vì sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính mang theo những thay đổi liên tục và ngày càng phức tạp khiến cho các tiêu chí đánh giá khả năng thiệt hại vốn chỉ có thể ước lượng tương đối lại càng khó xác định đầy đủ. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có hệ thống BHTG được đánh giá cao nhất về cách thức tổ chức quản lý cũng không thể tránh khỏi tình trạng kiệt quệ nguồn vốn của quỹ BH và phải tiến hành cải tổ toàn diện do lượng tiền chi trả khổng lồ gần 80 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 vừa qua. Để phòng ngừa yếu tố rủi ro này, tổ chức BHTG cần phải đảm bảo một tỷ lệ quỹ mục tiêu đủ lớn theo chuẩn thông lệ như một tấm đệm an toàn cho quá trình hoạt động thường xuyên của thị trường tài chính. Một cơ chế tính phí và mức phí BH đúng đắn là điều kiện quan trọng nhất để các yêu cầu này được thỏa mãn. Cụ thể là áp dụng cơ chế tính phí theo rủi ro cho từng tổ chức tham gia BHTG bằng kết quả đánh giá từ việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn được quy định. Với cơ cấu phân công nhiệm vụ rộng hơn, phức tạp hơn theo mô hình hiện đại, một hệ thống BHTG sẽ dễ rơi vào rủi ro trình độ xử lý đổ vỡ không bắt kịp yêu cầu. Khi thị trường tài chính đã phát triển vượt tầm quốc gia, mở rộng liên kết ra quốc tế tất yếu đòi hỏi phải có những phương pháp giám sát và xử lý phức tạp và hiệu quả hơn. Nếu không có sự quan tâm và
  18. -9 - cập nhật kịp thời các biện pháp tiên tiến cùng với nâng cao trình độ xử lý của hệ thống BHTG nói riêng và các cơ quan khác trong mạng an toàn tài chính nói chung thì sự lúng túng trong xử lý là tất yếu xảy ra, dẫn đến sự hỗn loạn của thị trường, khiến cho chi phí xử lý là vô cùng lớn. Để ngăn ngừa tối đa rủi ro này, tổ chức BHTG cần có đủ quyền hạn và sự chủ động để có thể thiết lập một cơ chế xử lý linh hoạt trước mọi tình huống mới để công tác xử lý được nhanh chóng và ít tốn kém chi phí nhất. Một rủi ro nữa mà một hệ thống BHTG có nguy cơ gặp phải chính là đi lệch mục tiêu chính sách. Chức năng của một hệ thống BHTG theo mô hình hiện đại không chỉ dừng lại ở nghiệp vụ chi trả mà còn phải là một bộ phận quan trọng trong của bộ máy an toàn tài chính quốc gia, tham gia giám sát hoạt động của hệ thống tài chính. Với trọng trách lớn hơn thì quyền hạn được trao cũng phải nhiều hơn một cách tương xứng, nếu không hậu quả không chỉ đơn thuần là sự lãng phí khi duy trì một tổ chức không vai trò mà lớn hơn còn gây ra một lỗ hổng của mạng lưới an toàn tài chính, không tạo được niềm tin vững chắc cho công chúng. Để ngăn ngừa rủi ro này, cần phải có nhận thức nghiêm túc và đúng đắn về mục tiêu chính sách đã được đề ra ngay từ ban đầu cho hệ thống BHTG như một kim chỉ nam để đảm bảo cho sự phân công nhiệm vụ và quyền hạn luôn được tương xứng với nhau. Đối với rủi ro từ phía khách hàng có thể tác động đến hiệu quả của hệ thống BHTG thì rủi ro lớn nhất là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro không trả được nợ của người đi vay đối với tổ chức tín dụng khi đến hạn phải thanh toán. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng, để hạn chế tối đa rủi ro này thì tổ chức tín dụng phải tiến hành thẩm định kỹ lưỡng khả năng hoàn trả nợ vay của đối tượng vay vốn thông qua các kỹ thuật chuyên môn. Tuy nhiên, dù có thẩm định cẩn thận đến đâu thì tổ chức tín dụng cũng không thể triệt tiêu hoàn toàn rủi ro này vì ý chí của người đi vay là không thể kiểm soát. Ngoài ra, đôi khi vì áp lực lợi nhuận một tổ chức tín dụng cũng sẽ hành động cho vay các dự án rủi ro và vì thế đẩy rủi ro tín dụng tăng lên. Tổ chức BHTG cần phải nắm rõ mức độ rủi ro tín dụng của từng tổ chức tham gia BHTG để có một kế hoạch kiểm tra giám sát và xác định mức phí hợp lý mà tổ chức tham gia phải chịu nhằm tạo ra hàng rào ngăn ngừa rủi ro tốt nhất cũng như giảm thiểu được tối đa chi phí xử lý đổ vỡ nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Các công tác chuẩn bị cho cơ chế phòng ngừa rủi ro này
  19. -10- bao gồm: trang bị quy trình kiểm tra, kiểm toán chặt chẽ, và nhất là tổ chức BHTG phải được trao quyền thực sự để có đủ sức mạnh thực thi công tác kiểm tra giám sát cũng như xử lý các tổ chức có vấn đề. Với các rủi ro cơ bản đã nêu, hệ thống BHTG cần trang bị cho mình một cơ chế phòng ngừa rủi ro đầy đủ và hiệu quả ngay từ khi đi vào hoạt động để có thể tránh được những lúng túng trong quá trình thực thi chính sách. Cơ chế phòng ngừa rủi ro này bao gồm đáp ứng tốt các yêu cầu về: năng lực tài chính, cơ chế tính và thu phí BH hợp lý, quyền hạn được trao và biện pháp xử lý đổ vỡ tiên tiến. Trong đó, yêu cầu về quyền hạn thực thi chính sách là yêu cầu mang tính xuyên suốt vì nó giúp tạo nên sức mạnh hoàn thiện các yêu cầu còn lại. 2.3 Các nguyên tắc cốt lõi cho phát triển hệ thống BHTG hiệu quả Theo Báo cáo của Diễn đàn Ổn định tài chính (FSF) về Tăng cường khả năng phục hồi của thị trường và các tổ chức (tháng 4/2008), các sự kiện xảy ra trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã chứng minh tầm quan trọng của các cơ chế bồi thường hiệu quả cho người gửi tiền. Báo cáo của FSF có ghi: “Các chính phủ nên thống nhất một bộ nguyên tắc quốc tế nhằm xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả”. Tháng 7 năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) đã xây dựng hệ thống bao gồm 18 nguyên tắc cơ bản được thống nhất trên thế giới trên cơ sở Các nguyên tắc cơ bản của IADI về phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Tài liệu là sự tổng kết thực tiễn và lý luận về hoạt động BHTG, được xem là gợi ý tốt để các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống BHTG, hướng tới thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động NH. Bộ tài liệu gồm 18 nguyên tắc cơ bản được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh khác nhau của các nước với sự xem xét kỹ lưỡng những đặc điểm của tổ chức mạng an toàn tài chính2. Các cơ quan chức năng của mỗi nước có thể áp dụng các biện pháp bổ sung cần thiết để phát triển hoạt động BHTG hiệu quả trong môi trường pháp lý hiện tại của nước đó. So sánh 18 nguyên tắc của “Bộ các nguyên tắc cốt lõi cho phát triển một hệ thống BHTG hiệu quả” với các tiêu chí thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro cơ bản của BHTG, chúng ta sẽ thấy có sự tương đồng rất cao. Nếu trong cơ chế phòng ngừa rủi ro cơ bản của BHTG đề ra 2 Xem nội dung chi tiết  “18  nguyên tắc cốt lõi phát triển hệ thống BHTG hiệu quả”  ở Phụ lục 3
  20. -11- các yêu cầu về quyền hạn, năng lực tài chính, cơ chế tính phí BH và biện pháp xử lý đổ vỡ tiên tiến thì tương ứng với đó 18 nguyên tắc của BCBS và IADI cũng có những nguyên tắc về Quản trị, Quyền hạn, Cấp vốn và Quy trình xử lý đổ vỡ. Nguyên tắc Quản trị đề ra sự độc lập tương đối là yêu cầu cơ bản của một tổ chức BHTG. Điều đó có nghĩa tổ chức này có thể sử dụng quyền hạn và các công cụ được giao mà không bị ảnh hưởng quá mức từ các đơn vị bên ngoài bao gồm các lực lượng chính trị, ngành dịch vụ tài chính hay các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính. Nguyên tắc Quyền hạn cho rằng quyền hạn của hệ thống BHTG cần được xác định rõ ràng và quy định chính thức trong luật. “Một tổ chức BHTG cần phải có tất cả những quyền hạn cần thiết để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình”. Cụ thể đối với một tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro, mô hình mà BHTG Việt Nam đang theo đuổi, thì phải thực hiện nhiều nhiệm vụ và có được nhiều quyền hạn hơn so với mô hình chuyên chi trả. Những quyền hạn này có thể bao gồm: khả năng kiểm soát việc gia nhập hoặc chấm dứt BHTG, khả năng đánh giá và quản lý rủi ro của chính tổ chức mình và khả năng thực hiện kiểm tra các NH hoặc yêu cầu kết quả kiểm tra. Nguyên tắc Cấp vốn nhấn mạnh một cơ chế cấp vốn vững mạnh là điều cần thiết để một hệ thống BHTG có được sức mạnh của năng lực tài chính cho hoạt động hiệu quả. Phí BH là nguồn cung vốn chủ yếu cho quỹ BH vì vậy tổ chức BHTG cần có cơ chế tính phí hợp lý đối với các các NH thành viên. BHTG hiện đại với cơ chế quản lý thị trường áp dụng cơ chế phí BH theo rủi ro nhằm đạt được một nguồn quỹ BH hợp lý cũng như đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên tham gia. Nguyên tắc Quy trình xử lý đổ vỡ nhấn mạnh tầm quan trọng của một Quy trình xử lý đổ vỡ hiệu quả trong việc hỗ trợ tổ chức BHTG thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với người gửi tiền kịp thời, bao gồm việc chi trả nhanh chóng, chính xác và công bằng; giảm thiểu chi phí xử lý và tránh ảnh hưởng đến thị trường; tối đa hóa giá trị thu hồi tài sản; và tăng cường kỷ cương thị trường. BHTG Việt Nam cũng là một tổ chức BH được sinh ra và hoạt động dựa theo nguyên tắc BH là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít, vì vậy về cơ bản các vấn đề mà BHTG Việt Nam đã và sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động của mình là không quá khác biệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1