intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khu vực ASEAN

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu là sử dụng phương pháp ước lượng D-GMM để khắc phục những vi phạm như phương sai thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh. Những bài luận văn thạc sĩ trước đây thường sử dụng mô hình REM (Radom Effect Models) hay mô hình FEM (Fixed Effect Models) trong bài nghiên cứu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khu vực ASEAN

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  MAI QUANG VINH XÁC ĐỊNH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) KHU VỰC ASEAN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG TP. HCM, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu khảo sát và thông kê là hoàn toàn xác thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả MAI QUANG VINH
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang CHƯƠNG 1: PHẨN MỞ ĐẦU .....................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: ............................................. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 3 1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................................................. 4 1.6 Kết cấu luận văn ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .6 2.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 6 2.1.1 FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? ............................................. 6 2.1.2 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific Ownership Advantages) ................................................................................... 6 2.1.3 Lý thuyết nội bộ hóa (Internalization Theory) .................................... 7 2.1.4 Lý thuyết mô hình triết trung (Eclectic Paradigm) ............................. 7 2.2 Các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 9 2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước............................................................. 9 2.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài........................................................... 10 Kết luận chương 2 ........................................................................................................14
  4. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................15 3.1 Giả thuyết nghiên cứu và các biến trong mô hình nghiên cứu................. 15 3.1.1 Quy mô thị trường ............................................................................. 15 3.1.2 Lạm phát ........................................................................................... 16 3.1.3 Tỷ giá hối đoái ................................................................................... 17 3.1.4 Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 18 3.1.5 Thất nghiệp........................................................................................ 18 3.1.6 Độ mở thương mại ............................................................................. 19 3.4.7 Thuế ..................................................................................................... 20 3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 25 3.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hình.................................................... 27 3.4.1 Hiện tượng phương sai thay đổi............................................................ 27 3.4.2 Hiện tượng tự tương quan .................................................................... 27 3.4.3 Hiện tượng đa công tuyến ..................................................................... 28 3.4.4 Hiện tượng nội sinh............................................................................... 29 3.5 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 30 Kết luận chương 3 ........................................................................................................31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................32 4.1 Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 32 4.1.1 Thống kê mô tả ..................................................................................... 32 4.1.2 Kiểm định tính dừng. ............................................................................ 33 4.1.3 Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến.... 34 4.1.4 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình .............................................. 37 4.1.5 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình FEM ......................... 38 4.1.6 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình REM ........................ 39
  5. 4.1.7 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM ........................... 39 4.1.8 Kiểm định phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng .................. 40 4.1.9 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng......... 41 4.2 Phân tích kết quả hồi quy........................................................................ 41 Kết luận chương 4 ........................................................................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...........................................................................................52 5.1 Kết luận.................................................................................................... 52 5.2 Hàm ý chính sách..................................................................................... 52 5.3 Hạn chế của đề tài.................................................................................... 55 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Diễn giải 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 D-GMM Difference generalized method of moments 3 Exp Export – Xuất khẩu 4 Exrate Tỷ giá hối đoái 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 GMM The generalized method of moments 8 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 9 Imp Import – Nhập khẩu 10 Inf Lạm phát 11 Infras Cơ sở hạ tầng 12 MNC Công ty đa quốc gia 13 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 14 OLS Ordinary Least Square( Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất) 15 Tax Thuế suất doanh nghiệp 16 Trade Độ mở thương mại 17 UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển 18 Unemp Tỷ lệ thất nghiệp
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tiêu đề Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm: ...........................................................12 Bảng 3.1: Tóm tắt kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình: ........................................20 Bảng 3.2: Tóm tắt các biến trong mô hình: ...................................................................24 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến quan sát .................................................................32 Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình .........................................33 Bảng 4.3:Ma trận tương quan tuyến tính giữa các cặp biến. ........................................35 Bảng 4.4: Nhân tử phóng đại phương sai của các biến trong mô hình.........................37 Bảng 4.5: Kết quả so sánh và lựa chọn mô hình Pooled và FEM .................................38 Bảng 4.6: So sánh và lựa chọn mô hình Pooled và mô hình REM ................................39 Bảng 4.7: So sánh và lựa chọn mô hình FEM và REM .................................................39 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi.........................................................40 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan................................................41 Bảng 4.10: Kết quả phân tích mô hình bằng phương pháp OLS...................................42 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình bằng phương pháp FEM..................................44 Bảng 4.12 : Kết quả phân tích mô hình bằng phương pháp REM.................................44 Bảng 4.13: Kết quả phân tích mô hình bằng phương pháp D-GMM ............................45
  8. 1 CHƯƠNG 1: PHẨN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Tăng cường mối liên kết quốc tế thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng của toàn cầu hóa tài chính và đã tạo ra nhiều thách thức cho các nhà hoạch định chích sách cũng như các nhà phân tích kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Chính vì thế, bài nghiên cứu này muốn tìm hiểm xem những yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI này. Tại sao nhiều công ty chọn cách thành lập hoặc mua lại sáp nhập (M&A) hơn là xuất khẩu ra nước ngoài đã và đang là đề tài chủ đạo được nghiên cứu trong ba thập kỷ qua (Dunning, 2009). Các nghiên cứu trước đây thường nhấn mạnh đến các biến như công ty, ngành hoạt động khi giải thích đến xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mở rộng hơn các nghiên cứu ban đầu của Vernon (1966), Dunning (2009), là có mối quan tâm mới về các khía cạnh không gian của FDI, và để rồi sau đó điều này ảnh hưởng đến việc gia tăng các công ty đa quốc gia ở thị trường nước ngoài. Mối quan tâm đến địa điểm (vị trí địa lý) của FDI bắt nguồn từ thực tế rằng hầu hết các nước cạnh tranh với nhau để thu hút dòng chảy FDI vào quốc gia mình. Do đó, những thay đổi của nước sở tại sẽ là mấu chốt quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Theo Dunning (2009), biến địa điểm, chẳng hạn như tính thuận tiện, giá cả, chất lượng của nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất hạ tầng được cho phép khai thác, các hạn chế của chính phủ và những ưu đãi về đầu tư có xu hướng được xem là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định địa điểm của FDI.
  9. 2 Tuy nhiên, những yếu tố này gần đây được cho là có vai trò ít quan trọng hơn. Trong khi các yếu tố trên vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định địa điểm của các MNC, thì Dunning (2009) cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách điều hành vĩ mô mà chính phủ các nước chủ nhà đang theo đuổi thì lại đóng một vai trò quan trọng đối với việc quyết định lựa chọn địa điểm của các MNC trong những năm 1990. Vasconcellos and Kish (1998) cũng cho rằng để giải thích cho xu hướng tổng thể dòng chảy của FDI theo thời gian thì các yếu tố kinh tế vĩ mô cần phải được xem xét. Tuy nhiên, để ý thì thấy rằng tại các nước chủ nhà việc ít có sự quan tâm mang tính chất học thuật về vai trò của các biến vĩ mô tác động đến việc thu hút nguồn FDI. Theo Dunning (2009) thì một phần là do thiếu các nghiên cứu về chủ đề này dẫn đến thực tế là các nhà kinh tế học hay nói chung là mọi người hài lòng với những lời giải thích hiện có cho dòng chảy của FDI hay chỉ đơn giản là không quan tâm đến chủ đề này. Trong bài nghiên cứu này, tác giả muốn xem xét đến mối liên quan giữa chính sách của chính phủ với dòng vốn FDI. Cụ thể, tác giả xem xét ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến đầu tư nước ngoài trong khu vực ASEAN giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2017. Câu hỏi của tác giả đặt ra là những yếu tố cơ bản kinh tế vĩ mô đóng vai trò gì trong dòng chảy FDI tại khu vực ASEAN. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: a) Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm tập trung xác định và phân tích những yếu tố kinh tế nào tác động đến dòng chảy FDI vào khu vực ASEAN. b) Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào ảnh hưởng đến dòng chảy nguồn vốn FDI vào khu vực ASEAN?
  10. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Phạm vi nghiên cứu: Các quốc gia thuộc khu vực ASEAN và dữ liệu kinh tế vĩ mô từ năm 1993 đến 2017 1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu  Dữ liệu vĩ mô các nước ASEAN được lấy từ worldbank; và trang web: tradingeconomics.com; và trang web: knoema.com và đã đối chiếu kiểm tra lại với dữ liệu từ IMF.  Phương pháp được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng. Với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt hiệu quả kiểm định không chệch, vững và hiệu quả, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương pháp D-GMM (Difference generalized method of moments) hay còn gọi là GMM sai phân. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả, bên cạnh những biến độc lập là những biến kinh tế vĩ mô thì độ trễ bậc một của biến phụ thuộc FDI trong mô hình cũng được xem là một biến độc lập, do đó về mặt lý thuyết đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động DPD (Dynamic Panel Data Models) có tồn tại vi phạm tự tương quan và biến nội sinh. Vì vậy, phương pháp ước lượng GMM sai phân được sử dụng nhằm khắc phục những vi phạm trên bao gồm cả vi phạm phương sai thay đổi, từ đó đạt được kết quả ước lượng hiệu quả và tin cậy nhất. Ngoài ra, nhằm kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM thì kiểm định Sargan và Arellano- Bond đã được sử dụng.
  11. 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn  Sử dụng phương pháp ước lượng D-GMM để khắc phục những vi phạm như phương sai thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh. Những bài luận văn thạc sĩ trước đây thường sử dụng mô hình REM (Radom Effect Models) hay mô hình FEM (Fixed Effect Models) trong bài nghiên cứu của mình.  Gợi ý các chính sách về thu hút nguồn vốn FDI. 1.6 Kết cấu luận văn Chương 1: Phần mở đầu Lý do chọn đề tài, đóng góp của để tài cũng như tóm tắt sơ lược luận văn của tác giả. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đây Dựa trên khung lý thuyết được xây dựng nhằm lý giải những hành vi cũng như hành động đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Trên cơ sở khung lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã tiến hành tổng kết những nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước liên quan đến thu hút dòng vốn FDI, từ đó tìm ra khoảng trống và hướng nghiên cứu trong bài luận văn của tác giả. Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng độ trễ bậc một của biến phụ thuộc FDI như là một biến độc lập, cho nên mô hình nghiên cứu của tác giả là mô hình hồi quy dữ liệu dạng bảng động DPD và sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân để phân tích mối quan hệ giữa những biến kinh tế vĩ mô và nguồn vốn FDI. Tác giả đi từ phương pháp đơn giản nhất OLS để phân tích dữ liệu, cũng như đưa ra quy trình để lựa chọn mô hình phụ hợp với dữ liệu của tác giả. Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  12. 5 Dựa vào kết quả ước lượng mô hình DPD tác giả trình bày những nhân tố ảnh hướng lớn đến nguồn vốn FDI và so sánh kết quả với những giả thuyết ban đầu mà tác giả đã đề xuất. Chương 5: Kết luận Tóm tắt những kết quả phân tích từ mô hình cũng như hạn chế của luận văn và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.
  13. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Theo ấn phẩm “Cẩm nang cán cân thanh toán của IMF tái bản lần thứ 5” (BMP5) định nghĩa FDI là một loại đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một cư dân trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích dài hạn từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Lợi ích dài hạn thể hiện sự tồn tại của một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, và thể hiện một mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư tới việc quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp. Mối quan hệ đầu tư trực tiếp được thiết lập khi nhà đầu tư trực tiếp mua 10 phần trăm hoặc nhiều hơn cổ phần thường hoặc là quyền biểu quyết của một doanh nghiệp nước ngoài. Theo Tài chính công ty đa quốc gia - TS Đinh Thị Thu Hồng –chủ biên (2015) Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) tiến hành đầu tư vào tài sản cố định được sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và đạt được quyền kiểm soát doanh nghiệp đó ở nước ngoài. Tóm lại: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài. 2.1.2 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific Ownership Advantages) Lý thuyết này được đề xuất bởi Hymer (1960) và đây được xem là nỗ lực đầu tiên trong việc xây dựng một lý thuyết độc lập nhằm lý giải xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hymer đưa ra quan điểm của mình dựa trên nền kinh tế công nghiệp và khẳng định rằng một công ty đa quốc gia muốn vượt qua rào cản quốc tế, tham gia sâu
  14. 7 vào quá trình sản xuất thì công ty đó phải có lợi thế độc quyền. Khi công ty đầu tư ra nước ngoài thường có những bất lợi sau: khoảng cách địa lý làm tăng chi phí vận chuyển, hiểu biết về thị trường mới còn hạn chế do đó làm tăng chi phí về thông tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng cũng như hệ thống cung ứng mới đều tốn chi phí hơn các công ty bản địa. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia vẫn tiến hành việc đầu tư ra nước ngoài một khi có lợi thế độc quyền vì dựa vào lợi thế độc quyền này họ có thể giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu so với các công ty bản địa. Lợi thế độc quyền có thể là công nghệ hay nhãn hiệu. Từ đó, Hymer quan sát thấy rằng FDI xảy ra khi công ty đa quốc gia có lợi thế độc quyền so với đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp, cho phép các công ty này gia nhập vào thị trường các quốc gia khác. 2.1.3 Lý thuyết nội bộ hóa (Internalization Theory) Lý thuyết nội bộ hóa được Buckley và Casson đề xuất vào năm 1976, lý thuyết này được dựa trên lý thuyết công ty của Coase (1937). Theo đó, giao dịch bên trong công ty (Internal Transaction-IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction-MT). IT tốt hơn MT khi thị trường không hoàn hảo: không hoàn hảo tự nhiên (khoảng cách địa lý giữa các nước làm tăng chi phí vận chuyển), không hoàn hảo mang tính chất cơ cấu (rào cản thương mại như về tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường, yêu cầu về sở hữu trí tuệ, công nghệ). Khi thị trường không hoàn hảo như vậy, công ty phải tự tạo ra thị trường bên trong, sử dụng tài sản nộ bộ công ty mẹ-con, con-con. Lợi ích từ việc nội bộ hóa là tránh được độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn người mua. Lý thuyết này lý giải cho việc ưu thích lựa chọn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các MNC khi thị trường tồn tại các bất hoàn hảo, nhằm tối thiểu hóa chi phí và gia tăng tối đa lợi nhuận cho các cổ đông. 2.1.4 Lý thuyết mô hình triết trung (Eclectic Paradigm)
  15. 8 Một mô hình chiết trung, được phát triển bởi Dunning (1988,1995) cung cấp một khung khái niệm có thể được sử dụng để giải thích cho FDI. Mô hình cho thấy thiên hướng của một quốc gia trong việc thu hút FDI là một hàm kết hợp ba biến chính. Đầu tiên là sự tồn tại về lợi thế của quyền sở hữu được thể hiện trong nguồn tài nguyên của doanh nghiệp và tính tiện dụng. Thứ hai là lợi thế về địa điểm (vị trí địa lý) của nước sở tại, bao gồm tất cả các tài nguyên hữu hình và vô hình nhằm phục vụ cho việc tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn. Và thứ ba là hình thức hoạt động kết hợp ưu thế sở hữu với lợi thế về địa điểm (vị trí địa lý) để duy trì và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Dunning là một trong những tác giả được tham khảo nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của những nhà nghiên cứu về FDI, Dunning (1993) cho rằng có ba loại hình FDI chính dựa trên động lực đầu tư theo quan điểm của các công ty đầu tư. Loại hình đầu tiên của FDI được gọi là tìm kiếm thị trường(market- seeking), với mục đích là phục vụ thị trường địa phương và khu vực. Loại hình FDI này còn có tên gọi khác là FDI theo chiều ngang, nghĩa là liên quan đến việc nhân rộng các cơ sở sản xuất tại nước sở tại. Bởi vì FDI theo chiều ngang phục vụ tốt hơn cho thị trường nội địa bằng sản xuất địa phương, quy mô thị trường và tăng trưởng thị trường của nền kinh tế nước sở tại sẽ đóng một vai trò quan trọng. Một trong những trở ngại trong việc tiếp cận các thị trường địa phương là thuế quan và chi phí vận chuyển cũng đã khuyến khích kiểu FDI này. FDI theo kiểu tìm kiếm thị trường(market-seeking) này có các biến liên quan như: biến quy mô thị trường, thuế, xuất nhập khẩu của thị trường địa phương. Loại hình FDI thứ hai được gọi là tìm kiếm nguồn lực (resource-seeking): các công ty đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn lực không có trong nước, chẳng hạn như: tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, chi phí nhân công rẻ. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, các tập đoàn đa quốc gia (MNC) đầu tư trực tiếp nước ngoài để
  16. 9 xuất khẩu thì việc cân nhắc đến chi phí nhân công trở nên quan trọng. Trái ngược với FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc hay định hướng xuất khẩu liên quan đến việc di dời các bộ phận của chuỗi sản xuất sang nước tiếp nhận đầu tư. Vì sự sẵn có của lực lượng lao động với chi phí thấp là động lực khuyến khích cho FDI định hướng xuất khẩu. Đương nhiên, FDI trong lĩnh vực tài nguyên, chẳng hạn như dầu mỏ và khí tự nhiên, bị thu hút bởi các quốc gia có tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Loại FDI tìm kiếm nguồn lực (resource-seeking) liên quan đến các biến như: chi phí nhân công hay tỷ lệ thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp cao thì tính sẵn lòng làm việc với chi phí thấp) và cơ sở hạ tầng. Loại FDI thứ ba được gọi là tìm kiếm hiểu quả (efficiency-seeking), diễn ra khi công ty đạt được sự quản trị chung các hoạt động bị phân tán theo địa lý trong sự hiện diện của nền kinh tế về quy mô và phạm vi. Năm 1998, Báo cáo đầu tư thế giới, UNCTAD (1998), đã phân tích các yếu tố quyết định FDI và các yếu tố quyết định đến nước tiếp nhận đầu tư đã được phân thành ba nhóm. Đó là yếu tố chính trị, thuận lợi kinh doanh và các yếu tố kinh tế(Các yếu tố kinh tế bao gồm: GDP, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, cung tiền, tỷ lệ thất nghiệp, xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái,..) Sự thiếu vắng một khuôn khổ lý thuyết được chấp nhận rộng rãi đã khiến các nhà nghiên cứu phải dựa vào các bằng chứng thực nghiệm để giải thích sự xuất hiện của FDI. 2.2 Các nghiên cứu trước đây 2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển, bài sử dụng mẫu 30 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012. Tác giả đã sử dụng mô hình FEM (Fixed Effects
  17. 10 Models) và REM (Random Effects Models) với phương pháp ước lượng Pooled OLS và FGLS (Feasible Generalized Least Square) để phân tích dữ liệu dạng bảng với các biến được đưa vào mô hình như: quy mô thị trường, dự trữ ngoại hối, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động và độ mở thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường, dự trữ ngoại hối, cơ sở vật chất, chi phí lao động và độ mở thương mại là những nhân tố tác động đến FDI chảy vào các quốc gia đang phát triển và đều có tác động dương. Đặc biệt biến lương có tác động dương đến FDI phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng chú trọng hơn vào tay nghề người lao động. Phan Thị Quốc Hương (2015), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Bài viết sử dụng mẫu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012. Tác giả đã sử dụng phương pháp GMM sai phân để phân tích dữ liệu bảng với các biến được sử dụng trong mô hình như: Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân, vốn viện trợ phát triển chính thức nhận được, tổng sản phẩm quốc nội, dân số thành thị, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng, vốn con người, kiểm soát tham nhũng, chất lượng quy định và luật pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tài nguyên khai thác và vốn con người. Kết quả này đã ủng hộ giả thuyết tác động của yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm tài nguyên và động cơ tìm kiếm hiệu quả của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 2.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), nghiên cứu những nhân tố tác động đến dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng với mẫu của 38 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn năm 2000-2004. Tác giả đã sử
  18. 11 dụng mô hình FEM (Fixed Effects Models) và REM (Random Effects Models) để phân tích dữ liệu với các biến như sau: tỷ lệ tăng trưởng GDP theo đầu người, lạm phát, cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công, độ mở thương mại, rủi ro và thuế doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP theo đầu người, cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại có tác động dương đến dòng chảy FDI và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các biến như lạm phát và thuế thì có tác động âm đến FDI và có ý nghĩa thông kê. Tuy nhiên, biến chí phí nhân công và rủi trong bài viết này thì không có ý nghĩa thông kê và cả hai đều có tác động âm đến FDI. Pravakar Sahoo (2006), nghiên cứu các nhân tố tác động lên FDI tại các nước Nam Á trong giai đoạn 1975-2003. Bài viết sử dụng bảng đồng liên kết và phương pháp ước lượng OLS tổng hợp (GLS) trong mô hình của tác giả với các biến: quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại. Theo kết quả nghiên cứu thì biến quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại đều tác động đến FDI và có ý nghĩa thống kê. Mottaleb và cộng sự (2010), nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng chảy FDI tại những quốc gia đang phát triển. Bài viết sử dụng mẫu của 68 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2007. Tác giả sử dụng mô hình FEM (Fixed Effects Models) và REM (Random Effects Models) để phân tích dữ liệu với các biến như: quy mô thị trường, độ mở thương mại, trợ cấp quốc tế được nhận của các quốc gia đang phát triển, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, lạm phát, giá trị công nghiệp gia tăng đối với GDP và lực lượng lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường, trợ cấp nước ngoài và môi trường kinh doanh có tác động quan trọng đến FDI và có nghĩa thống kê. Teixeira và cộng sự (2016), nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng chảy FDI thuộc ba nhóm sau: Một là các yếu tố thuộc về nguồn tài nguyên bao gồm: tài nguyên
  19. 12 thiên nhiên và vốn con người; Hai là các yếu tố về kinh tế và chính sách bao gồm: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, độ mở thương mại, tỷ lệ lạm phát, chi phí sản xuất, thuế suất, cơ sở hạ tầng; Ba là các yếu tố thuộc về chất lượng thể chế bao gồm: kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị, tỷ lệ hành pháp. Bài viết sử dụng mẫu của 125 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2012. Tác giả sử dụng mô hình FEM (Fixed Effects Models) và REM (Random Effects Models) để phân tích dữ liệu với các biến như: nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, vốn con người, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, độ mở thương mại, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thuế suất, cơ sở hạ tầng, kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị và tỷ lệ hành pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến như: nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, vốn con người, tốc độ tăng trưởng, độ mở thương mại, tỷ lệ thất nghiệp, thuế, kiểm soát tham nhũng và tỷ lệ hành pháp có tác động đáng kể đến nguồn vốn FDI và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các biến như: quy mô thị trường, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng và ổn định chính trị lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Table 1 Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm: Phương pháp và mẫu Tác giả Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Sử dụng dữ liệu dạng bảng Quy mô thị trường, dự trữ Thị Bích Phương (2014) với mô hình FEM và REM, ngoại hối, cơ sở vật chất, phương pháp ước lượng chi phí lao động và độ mở Pooled OLS và FGLS thương mại là những nhân (Feasible Generalized Least tố có tác động dương đến Square), bài viết sử dụng mẫu FDI. 30 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn 2000- 2012.
  20. 13 Phan Thị Quốc Hương (2015) Sử dụng phương pháp GMM Kết quả nghiên cứu cho sai phân để phân tích dữ liệu thấy dòng chảy FDI bị ảnh bảng tại 24 quốc gia đang hưởng bởi tỷ giá hối đoái(- phát triển thuộc khu vực Châu ), tổng sản phẩm quốc Á trong giai đoạn 2000- 2012. nội(+), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa(+), tài nguyên khai thác(+) và vốn con người(+). Erdal Demirhan và Mahmut Sử dụng mô hình FEM (Fixed Tỷ lệ tăng trưởng GDP Masca (2008) Effects Models) và REM theo đầu người, cơ sở hạ (Random Effects Models) để tầng và độ mở thương mại phân tích dữ liệu bảng tại 38 có tác động dương đến quốc gia đang phát triển trong dòng chảy FDI. Trong khi giai đoạn năm 2000-2004. đó, lạm phát và thuế thì có tác động âm đến FDI. Pravakar Sahoo (2006) Sử dụng bảng đồng liên kết Quy mô thị trường(+), tỷ và phương pháp ước lượng lệ tăng trưởng lực lượng OLS tổng hợp (GLS) trong lao động(+), cơ sở hạ mô hình, bài viết sử dụng mẫu tầng(+) và độ mở thương tại các nước Nam Á trong giai mại(+) đều tác động đến đoạn 1975-2003. FDI và có ý nghĩa thống kê. Mottaleb và cộng sự (2010) Sử dụng mô hình FEM (Fixed Quy mô thị trường(+), trợ Effects Models) và REM cấp nước ngoài(+) và môi (Random Effects Models) để trường kinh doanh(-) có phân tích dữ liệu tại 68 quốc tác động quan trọng đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0