intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Các phương pháp tính toán giá thành sản xuất điện, xây dựng chương trình tổng quát để tính giá điện bằng phần mềm excel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các phương pháp tính toán giá thành sản xuất điện, xây dựng chương trình tổng quát để tính giá điện bằng phần mềm excel" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích mô hình hoạt động điện lực của Việt Nam từ khâu sản xuất đến truyền tải và phân phối điện để tổng hợp, tính toán giá thành sản xuất điện, giá thành truyền tải, phân phối điện và giá bán điện đến khách hàng nhằm phục vụ cho việc minh bạch giá điện, đáp ứng yêu cầu các các bên: Sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện và khách hàng sử dụng điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Các phương pháp tính toán giá thành sản xuất điện, xây dựng chương trình tổng quát để tính giá điện bằng phần mềm excel

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN XUÂN DƯƠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐỂ TÍNH GIÁ ĐIỆN BẰNG PHẦN MỀM EXCEL NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 60520202 S K C0 0 4 7 1 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN XUÂN DƯƠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐỂ TÍNH GIÁ ĐIỆN BẰNG PHẦN MỀM EXCEL NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN Hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN BÁCH PHÚC Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2015
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: Nguyễn Xuân Dương Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 02/07/1980 Nơi sinh: Đồng Nai Quê quán: Hà Nam Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: D91, tổ 16, KP 5, P. Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai Điện thoại cơ quan: 0612.210611 Điện thoại nhà riêng: Fax: E-mail: II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ …… Nơi học (trường, thành phố): Ngành học: 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 9/1997 đến 02/2002 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Ngành học: Kỹ thuật điện Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Thiết kế TBA 110/22KV Bình Hòa, Tỉnh Bình Dương Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Tháng 12/2001 Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thanh Bình III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Tham dự khóa đào tạo kiến thức Phòng Tổ chức nhân sự - Công ty Điện Tháng 5/2002 Viễn thông tại Học viện Bưu lực Đồng Nai Chính Viễn thông (6 tháng) Phòng Điều độ- Công ty Điện lực Đồng Tháng 11/2002 Chuyên viên Nai Trung tâm Viễn thông - Công ty TNHH Tháng 1/2004 Phó phòng Tổng hợp MTV Điện lực Đồng Nai Trung tâm Viễn thông - Công ty TNHH Tháng 7/2011 Phó giám đốc MTV Điện lực Đồng Nai Phòng Kỹ thuật- Công ty Điện lực Đồng Tháng 9/2012 Chuyên viên Nai i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 9 năm 2015 Nguyễn Xuân Dương ii
  5. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Bách Phúc đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các đồng nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Việt đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 9 năm 2015 Nguyễn Xuân Dương iii
  6. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC MỤC LỤC Chương 1 ......................................................................................................................... 7 TỔNG QUAN ................................................................................................................. 7 I. Sơ lược về cách tính giá điện hiện nay ở Việt Nam. ............................................. 7 II. Mục đích của đề tài: .............................................................................................. 9 III. Nhiệm vụ của đề tài và giớn hạn đề tài: ................................................................ 9 IV. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................... 9 Chương 2 ....................................................................................................................... 10 SƠ LƯỢC VỀ SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ MUA BÁN ĐIỆN Ở VIỆT NAM ............... 10 I. Tổng quan về nguồn điện tại Việt Nam: ............................................................. 10 1. Tỷ lệ giữa công suất đặt của các nhà máy điện và phụ tải lớn nhất: ............ 10 2. Đặc điểm xây dựng các nhà máy điện gắn liền với vị trí các nguồn năng lượng sơ cấp theo vị trí địa lý......................................................................................... 11 3. Tỷ trọng các loại hình sản xuất điện năng của Việt Nam:............................ 12 4. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. ................................................................ 13 II. Thị trường phát điện. ........................................................................................... 14 Chương 3 ....................................................................................................................... 15 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................................................... 15 I. CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU ..................... 15 1. Giá thành sản xuất, gồm các loại chi phí sau: .............................................. 15 2. Giá bán điện: ................................................................................................. 18 HV: Nguyễn Xuân Dương Page 1
  7. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC 3. Đánh giá ........................................................................................................ 19 II. CÁC NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI................ 19 1. Giá thành sản xuất. ....................................................................................... 20 2. Giá bán điện. ................................................................................................. 20 3. Đánh giá. ....................................................................................................... 21 III. CÁC NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN CÓ CÔNG SUẤT NHỎ (
  8. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC I. PHÁT ĐIỆN. ....................................................................................................... 38 1. Giá thành phát điện, bao gồm các loại chi phí: ............................................ 38 2. Giá bán điện của nhà máy. ............................................................................ 45 II. TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN. ............................................................ 45 1. Giá thành truyền tải, phân phối điện gồm các loại chi phí sau:.................... 45 2. Giá bán điện của Truyền tải, phân phối điện. ............................................... 47 Chương 5 ....................................................................................................................... 48 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐỂ TÍNH GIÁ ĐIỆN BẰNG PHẦN MỀM EXCEL. ................................................................................................. 48 I. PHÁT ĐIỆN ........................................................................................................ 48 1. Thông tin chung của nhà máy: ..................................................................... 54 2. Tổng chi phí phát điện (tỷ đồng), ký hiệu là COM được tính: ...................... 55 3. Tổng chi phí khác (tỷ đồng), ký hiệu là CPK được tính: .............................. 56 4. Giá phát điện ................................................................................................. 57 II. TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI ĐIỆN ................................................................... 59 1. Thông tin chung thoe từng cấp điện áp (500KV, 220KV, 110KV, 22KV, 0,4KV): 59 2. Tổng chi phí phát điện (tỷ đồng), ký hiệu là COM được tính: ...................... 60 3. Tổng chi phí khác (tỷ đồng), ký hiệu là CPK được tính: .............................. 61 4. Giá bán điện .................................................................................................. 63 Chương 6 ....................................................................................................................... 73 ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN GIÁ ĐIỆN. ................................. 73 HV: Nguyễn Xuân Dương Page 3
  9. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC I. PHÁT ĐIỆN ........................................................................................................ 73 II. TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI ĐIỆN ................................................................... 73 Chương 7 ....................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76 I. Kết quả đạt được. ................................................................................................ 76 II. Đề xuất, kiến nghị. .............................................................................................. 76 1. Phát điện ....................................................................................................... 76 2. Truyền tải điện. ............................................................................................. 77 3. Phân phối điện. ............................................................................................. 77 4. Các đơn vị phụ trợ. ....................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 78 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 79 CHƯƠNG TRÌNH EXCEL ĐỂ TÍNH GIÁ ĐIỆN ................................................... 79 HV: Nguyễn Xuân Dương Page 4
  10. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1: Tỷ lệ giữa công suất đặt của các nhà máy điện và phụ tải lớn nhất. ........ 10 Hình 2: Vị trí các nhà máy phát điện..................................................................... 11 Hình 3. Tỷ trọng các loại hình sản xuất điện. ....................................................... 12 Hình 4. Cơ cấu các nguồn điện. ............................................................................ 13 Hình 5: Địa điểm các nhà máy BOT. .................................................................... 20 Hình 6: Các dự án BOT trong quy hoạch điện VII ............................................... 21 HV: Nguyễn Xuân Dương Page 5
  11. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1: Thống kê các nhà máy phát điện tại Việt Nam. ....................................... 15 Bảng 2: Biểu giá chi phí tránh được năm 2013 ..................................................... 23 Bảng 3: Chi phí sửa chữa lớn của nhà máy điện ................................................... 40 Bảng 4: Chi phí sửa chữa thường xuyên của nhà máy điện .................................. 41 Bảng 5: Chi phí tiền lương của nhà máy điện ....................................................... 42 Bảng 6: Chi phí bằng tiền khác của nhà máy điện ................................................ 42 Bảng 7: Chi phí bằng tiền khác của nhà máy điện ................................................ 43 Bảng 8: Chương trình tính giá điện của nhà máy phát điện .................................. 53 Bảng 9: chương trình tính giá điện của truyền tải và phân phối điện ................... 72 Bảng 10: Giá bán điện bình quân của nhà máy phát ............................................. 73 Bảng 11: Giá bán điện của truyền tải, phân phối theo từng cấp điện áp ............... 75 HV: Nguyễn Xuân Dương Page 6
  12. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC Chương 1 TỔNG QUAN I. Sơ lược về cách tính giá điện hiện nay ở Việt Nam. Hiện nay, đa số các ngành trong nền kinh tế nước ta đã có sự cạnh tranh trên thị trường, song ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Các đơn vị tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là các công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN), các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài. Các công ty Nhà nước chiếm thị phần rất lớn trong sản xuất điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn công suất các nguồn điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. EVN cũng giữ vai trò là đơn vị mua điện duy nhất, Tổng Công ty mua bán điện thuộc EVN mua điện năng từ các nhà máy điện khác ngoài EVN như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) v.v... để phân phối và bán lẻ điện cho các hộ tiêu thụ điện. Theo số liệu của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến đầu năm 2014, tổng công suất các nguồn điện toàn hệ thống là 29.301MW. Trong đó, EVN chiếm 64%, Các Công ty cổ phần chiếm 12%, PVN chiếm 10%, TKV chiếm 6%, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 8%, nhập khẩu chiếm 4%. Qua các số liệu trên cho thấy: EVN nắm giữ phần lớn công suất phát điện, các thành phần khác như PVN, TKV chiếm tỷ trọng rất nhỏ, với vai trò bổ sung thêm nguồn điện đóng góp vào nguồn điện đang thiếu hụt phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mà chưa hề mang một dấu ấn gì trong phát điện cạnh tranh và kinh doanh bán điện độc lập. Biểu giá bán điện đã được điều chỉnh nhiều lần, với sự cải tiến nhằm đáp ứng những đòi hỏi mang tính khách quan của việc hình thành giá bán điện và yêu cầu chính sách của Đảng và Nhà nước. Biểu giá điện hiện hành được xây dựng trên cơ sở giá HV: Nguyễn Xuân Dương Page 7
  13. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC thành bình quân toàn ngành có tính đến yếu tố đầu tư phát triển và chính sách xã hội.Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi giá bán điện như thế nào để vừa phát triển ngành điện, vừa đảm bảo phát triển các ngành sản xuất khác, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Giá điện bình quân được xác định trên cơ sở của giá thành bình quân toàn ngành và thuế thu nhập. Hệ thống biểu giá bán lẻ điện phân theo nhóm đối tượng khách hàng (cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh doanh, cho sinh hoạt, cho điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước ); phân cấp theo điện áp, theo giờ trong ngày. Điện là một sản phẩm quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, nên không thể tích trữ tồn kho. Điện còn là hàng hoá hết sức nhạy cảm, mỗi sự thay đổi của giá điện đều có tác động đến sản xuất và đời sống. Đến 31/12/2002, 100% số huyện trên toàn quốc đã có điện lưới và điện tại chỗ. Việc sản xuất và cung ứng điện hiện nay chủ yếu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm nhiệm, do vậy mang tính độc quyền cao. Chính vì vậy mà giá điện là một trong số ít giá đang được quản lý bằng các mức giá cụ thể. Tính đến nay giá điện bình quân (kể cả thuế VAT) là 1.508,85 đ/kWh (tương đương 7 UScent/kWh). Biểu giá điện sau mỗi lần điều chỉnh có được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu của giá điện: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, khả thi tài chính. Biểu giá điện và ban hành các kỳ điều chỉnh giá điện còn chưa thuyết phục, mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu minh bạch nên khó thuyết phục được sự đồng thuận của các khoa học, quản lý, đặc biệt các khách hàng sử dụng điện. Giá điện hiện nay đang được xây dựng chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hạch toán giá thành của EVN (chưa đủ độ tin cậy), với mục đích bù lỗ mà không tính đến nguyên nhân và các biện pháp giảm chi phí, chưa áp dụng phương pháp phổ biến và HV: Nguyễn Xuân Dương Page 8
  14. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC hiện đại theo chi phí biên dài hạn, chưa xây dựng biểu giá 2 thành phần: công suất và điện năng, điều chỉnh giá điện mới chú ý đến làm tăng giá điện mà chưa quan tâm đến giảm giá điện như mùa nước và việc tăng công suất các nhà máy thuỷ điện, giảm tổn thất, giá thành... II. Mục đích của đề tài: Như các nội dung đã nêu ở phần trên, biểu giá điện và ban hành các kỳ điều chỉnh giá điện của Cơ quan quản lý nhà nước và EVN còn chưa thuyết phục, mang nặng cơ chế hành chính, chưa nhận được sự đồng thuận của khách hàng sử dụng điện, nhà khoa học. Còn theo các cơ quan quản lý nhà nước và EVN thì giá điện Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, thời gian qua việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nguồn điện rất khó khăn do giá bán điện thấp, khó thu hồi vốn; EVN thì không có vốn để tái đầu tư, nâng cấp sửa chữa hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Do vậy mục tiêu chính của đề tài là phân tích mô hình hoạt động điện lực của Việt Nam từ khâu sản xuất đến truyền tải và phân phối điện để tổng hợp, tính toán giá thành sản xuất điện, giá thành truyền tải, phân phối điện và giá bán điện đến khách hàng nhằm phục vụ cho việc minh bạch giá điện, đáp ứng yêu cầu các các bên: Sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện và khách hàng sử dụng điện. III. Nhiệm vụ của đề tài và giớn hạn đề tài: Với nội dung của đề tài sẽ phân tích các phương pháp tính toán giá thành sản xuất điện năng và giá bán điện của ngành điện Việt Nam; đánh giá các ưu nhược điểm và đề xuất phương pháp tính toán giá điện. IV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và khảo sát thực tế một số đơn vị. HV: Nguyễn Xuân Dương Page 9
  15. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC Chương 2 SƠ LƯỢC VỀ SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ MUA BÁN ĐIỆN Ở VIỆT NAM I. Tổng quan về nguồn điện tại Việt Nam: Hệ thống điện Việt Nam được chia thành 3 miền và liên kết bởi hệ thống truyền tải điện 500 KV. Tổng công suất đặt nguồn điện trong toàn hệ thống năm 2014 là 34.000 MW, tổng công suất khả dụng vào khoảng 26.000 MW. 1. Tỷ lệ giữa công suất đặt của các nhà máy điện và phụ tải lớn nhất: Hình 1: Tỷ lệ giữa công suất đặt của các nhà máy điện và phụ tải lớn nhất. HV: Nguyễn Xuân Dương Page 10
  16. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC 2. Đặc điểm xây dựng các nhà máy điện gắn liền với vị trí các nguồn năng lượng sơ cấp theo vị trí địa lý Hình 2: Vị trí các nhà máy phát điện HV: Nguyễn Xuân Dương Page 11
  17. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC 3. Tỷ trọng các loại hình sản xuất điện năng của Việt Nam: Hình 3. Tỷ trọng các loại hình sản xuất điện. HV: Nguyễn Xuân Dương Page 12
  18. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC 4. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Hình 4. Cơ cấu các nguồn điện. Ghi chú: - EVN: Các nhà máy thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - GENCO1, GENCO2, GENCO3: Các nhà máy thuộc Tổng Công ty Phát điện 1, Tổng Công ty Phát điện 2, Tổng Công ty Phát điện 3 (thuộc EVN). - PVN: Các nhà máy thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí. - TKV: Các nhà máy thuộc Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam – Vina comin.. - Đầu tư nước ngoài: Các nhà máy thuộc các nhà đầu tư nước ngoài. - JSC: Các nhà máy của các Công ty Cổ phần. HV: Nguyễn Xuân Dương Page 13
  19. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC II. Thị trường phát điện. Các nhà phát điện ở Việt Nam được chia ra làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là EVN và các công ty con, chiếm phần lớn nhất trong tổng công suất với 64% tổng công suất toàn nước. Nhóm thứ hai bao gồm các nhà đầu tư IPP gồm các công ty nhà nước (PetroVietnam – PVN, Vinacomin - TKV), các nhà đầu tư nước ngoài và công ty phát điện khác trong nước. Tổng công suất của nhóm thứ hai là 9.531 MW (36% tổng công suất), PVN và Vinacomin chiếm 16% trong số đó, các nhà phát điện có vốn nước ngoài chiếm 8% ; 12% thuộc các nhà phát điện địa phương và nhập khẩu. Những Nhà Phát Điện Chính Đầu tư Các nhà Nước ngoài máy phát điện độc lập khác Sở Hữu & Tập đoàn Điện Tập đoàn Dầu Tập đoàn Than Các Nhà Đầu Chủ yếu là Hoạt lực Việt Nam khí Việt Nam Khoáng sản tư Đa quốc các Tập Động 100% sở hữu 100% sở hữu Việt Nam 100% tịch: AES, đoàn Xây Kinh Nhà nước Nhà nước sở hữu Nhà EDF, Tokyo dựng và Doanh nước Electric lắp máy Power (EPC): Company, Song Da, Sumitomo, Lilama, Kyuden Licogi International Corporation Công Tổng công Tổng công Tổng công suất: Tổng công Tổng công Suất Phát suất: 16.945 suất: 3.033 1,589 MW, 6% suất: 2.188 suất: 3.177 Điện MW, 64% MW, hơn tổng công suất MW, 8% MW, 12% tổng công suất 10% tổng đặt cả nước tổng công tổng công đặt cả nước công suất đặt suất đặt cả suất đặt cả cả nước nước nước Chú ý Độc quyền Nhà phát điện Nắm hầu hết Đầu tư vào Là nhà khác trong việc độc lập lớn các nhà máy các dự án đầu tư phát, truyền tải nhất. Nắm chủ điện than điện theo hợp thiểu số và bán lẻ điện. yếu các nhà đồng BOT trong các HV: Nguyễn Xuân Dương Page 14
  20. GVHD: TS. NGUYỄN BÁCH PHÚC Nắm giữ hầu máy điện khí. dự án điện hết các nhà máy điện trọng yếu ở hầu hết các dạng. Bảng 1: Thống kê các nhà máy phát điện tại Việt Nam. Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY I. CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thủy điện nằm trong danh sách các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Bộ Công Thương ban hành. Bao gồm: Thủy điện Hòa Bình, Ialy, Trị An, Tuyên Quang, Sê San, Sơn La [1]. 1. Giá thành sản xuất, gồm các loại chi phí sau: Các nhà máy phát điện chiến lược đa mục tiêu được quy định tổng chi phí định mức hàng năm (CN) như sau: CN = CKH + CLVDH + CVL + CTL + CSCL + CMN + CK + DCN-2 [3.1] Trong đó: CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng); CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay dài hạn và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản nhà máy (đồng). CVL: Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng); CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng); CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng); HV: Nguyễn Xuân Dương Page 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2