intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khảo sát độ chính xác robot hàn khung vỏ ô tô

Chia sẻ: Sơ Dương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu "Khảo sát độ chính xác robot hàn khung vỏ ô tô" đã tiến hành khảo sát bài toán động học thuận, động học ngược và khảo độ chính xác của Robot. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khảo sát độ chính xác robot hàn khung vỏ ô tô

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Phạm Minh Thái 1
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1 MỤC LỤC ...................................................................................................................2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT THƢỜNG SỬ DỤNG..................5 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...............................................................7 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................9 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................9 2. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu .................................................................10 3. Cấu trúc của luận văn......................................................................................10 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ROBOT HÀN ......................................................11 1.1 Giới thiệu về Robot .....................................................................................11 1.1.1 Khái niệm về Robot công nghiệp .........................................................11 1.1.2 Sự phát triển của Robot công nghiệp ....................................................12 1.1.3 Phân loại Robot công nghiệp ................................................................14 1.1.4 Ứng dụng của Robot công nghiệp ........................................................19 1.1.5 Ứng dụng của Robot trong ngành hàn ..................................................23 1.2 Giới thiệu về phƣơng pháp hàn điểm và Robot hàn điểm ...........................26 1.2.1 Phƣơng pháp hàn ..................................................................................26 1.2.2 Phƣơng pháp hàn điểm .........................................................................28 1.3 Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................34 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỘNG HỌC ROBOT....................................................35 2.1 Thiết kế mô hình cơ học Robot ...................................................................35 2.1.1 Thiết kế các khâu của Robot .................................................................36 2
  3. 2.1.2 Mô hình 3D, Sơ đồ động học Robot .....................................................40 2.2 Thiết lập phƣơng trình động học của Robot ................................................42 2.2.1 Phƣơng pháp xây dựng hệ tọa độ và xác định các tham số động học ..42 2.2.2 Xây dựng các hệ tọa độ.........................................................................43 2.3 Lập phƣơng trình động học .........................................................................45 2.3.1 Ma trận Denavit-Hartenberg .................................................................45 2.3.2 Thiết lập ma trận trạng thái khâu thao tác theo tọa độ tao thao tác ......47 2.3.3 Phƣơng trình động học..........................................................................48 2.4 Giải phƣơng trình động học.........................................................................49 2.4.1 Bài toán động học thuận .......................................................................49 2.4.2 Bài toán động học ngƣợc ......................................................................55 2.5 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................66 CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA ROBOT ..................................67 3.1 Nguyên nhân gây ra sai số cho Robot .........................................................67 3.2 Mô hình sai số..............................................................................................69 3.3 Khảo sát sai số động học của Robot ............................................................71 3.3.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................71 3.3.2 Bài toán thực tế .....................................................................................74 3.4 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................77 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 PHỤ LỤC ..................................................................................................................79 1. CODE bài toán động học thuận. .....................................................................79 2. CODE bài toán động học ngƣợc. ....................................................................81 3. CODE chƣơng trình con. ................................................................................83 3.1 Code xây dựng ma trận truyền D-H. ........................................................83 3
  4. 3.2 Code phƣơng trình động học...................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86 4
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT THƢỜNG SỬ DỤNG ai Khoảng cách dịch chuyển giữa hai trục khớp động kề nhau i Góc lệch giữa trục của 2 khớp động liền kề i 1 Ai Ma trận biến đổi tọa độ thuần nhất Denavit-Hartenberg di Dịch chuyển tịnh tiến giữa giữa hai đƣờng vuông góc chung của 2 trục qi Góc giữa hai đƣờng vuông góc chung , ,  Ba góc góc Cardan d T fi Ma trận biến đổi tọa độ thuần nhất 0 rE Tọa độ điểm thao tác 0 RE Ma trận mô tả hƣớng của hệ tọa độ thao tác J(q) Ma trận Jacobi Khoảng cách dịch chuyển giữa hai trục khớp động kề nhau khi có sai a'i số ’i Góc lệch giữa trục của 2 khớp động liền kề khi có sai số Dịch chuyển tịnh tiến giữa giữa hai đƣờng vuông góc chung của 2 trục d'i khi có sai số q'i Góc giữa hai đƣờng vuông góc chung khi có sai số g Vector thông số động học cho tất cả các khâu bao gồm tất cả các sai số r 'E ( g ) Biểu thức mô tả vị trí điểm tác động cuối của Robot khi có sai số D-H Denavit-Hartenberg 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Các thông số động học Denavit-Hartenberg của Robot ..............................44 Bảng 2: Bảng biểu diễn các thông số xác định các hệ tọa độ của các điểm hàn ......57 Bảng 3: Bảng biểu diễn các thông số xác định các hệ tọa độ của các điểm hàn khi đi qua điểm trung gian io ..................................................................................58 Bảng 4: Bảng các thông số D-H bao gồm các giá trị sai số......................................70 6
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1: Robot cấu trúc chuỗi ....................................................................................14 Hình 2: Robot cấu trúc song song .............................................................................15 Hình 3: Robot hàn điểm sử dụng động cơ servo.......................................................15 Hình 4: Robot sử dụng hệ truyền động khí nén ........................................................16 Hình 5: Không gian làm việc của Robot toạ độ vuông góc ......................................17 Hình 6: Không gian làm việc của Robot toạ độ trụ ..................................................17 Hình 7: Không gian làm việc của Robot toạ độ cầu .................................................17 Hình 8: Robot dùng trong ngành dƣợc phẩm............................................................19 Hình 9: Robot dùng ép phun nhựa ............................................................................19 Hình 10: Robot dùng trong đóng gói, vận chuyển ....................................................20 Hình 11: Robot dùng để làm sạch sản phẩm.............................................................21 Hình 12: Robot Hàn ..................................................................................................22 Hình 13: Robot lắp ráp sản phẩm..............................................................................22 Hình 14: Robot hàn hồ quang ...................................................................................23 Hình 15: Robot hàn hồ quang ...................................................................................24 Hình 16: Robot hàn điểm và khâu thao tác ...............................................................24 Hình 17: Dây chuyền Robot hàn điểm khung vỏ ô tô...............................................25 Hình 18: Phƣơng pháp hàn điểm...............................................................................29 Hình 19: Phƣơng pháp hàn điểm - điện cực hai phía và điện cực một phía .............29 Hình 20: Cấu tạo Robot hàn điểm.............................................................................32 Hình 21: Cấu tạo đầu mỏ hàn điểm (Spot Welding Gun) .........................................33 Hình 22: Mô hình Robot hàn điểm ...........................................................................35 Hình 23: Khâu 0 ........................................................................................................36 Hình 24: Khâu 1 ........................................................................................................37 Hình 25: Khâu 2 ........................................................................................................37 Hình 26: Khâu 3 ........................................................................................................38 Hình 27: Khâu 4 ........................................................................................................38 Hình 28: Khâu 5 ........................................................................................................39 7
  8. Hình 29: Khâu 6 ........................................................................................................39 Hình 30: Mô hình 3D Robot .....................................................................................40 Hình 31: Mô hình dây chuyền hàn khung vỏ ô tô.....................................................40 Hình 32: Sơ đồ động học của Robot .........................................................................41 Hình 33: Các thông số động học của khâu................................................................42 Hình 34: Các hệ tọa độ gắn vào các khâu của Robot................................................43 Hình 35: Các hệ tọa độ gắn vào dây chuyền Robot hàn khung vỏ ô tô ....................44 Hình 36: Đồ thị vị trí x E theo thời gian .....................................................................51 Hình 37: Đồ thị vị trí y E theo thời gian .....................................................................52 Hình 38: Đồ thị vị trí z E theo thời gian .....................................................................52 Hình 39: Đồ thị góc α theo thời gian.........................................................................53 Hình 40: Đồ thị góc β theo thời gian.........................................................................53 Hình 41: Đồ thị góc  theo thời gian ........................................................................54 Hình 42: Quỹ đạo chuyển động của điểm tác động cuối ..........................................54 Hình 43: Các hệ tọa độ gắn vào dây chuyền Robot hàn khung vỏ ô tô ....................55 Hình 44: Thiết kế quỹ đạo trong không gian thao tác...............................................57 Hình 45: Đồ thị biến khớp q1 ....................................................................................63 Hình 46: Đồ thị biến khớp q2 ....................................................................................63 Hình 47: Đồ thị biến khớp q3 ....................................................................................64 Hình 48: Đồ thị biến khớp q4 ....................................................................................64 Hình 49: Đồ thị biến khớp q5 ....................................................................................65 Hình 50: Đồ thị biến khớp q6 ....................................................................................65 Hình 51: Sai lệch vị trí của điểm tác động cuối (Đầu mỏ hàn).................................68 Hình 52: Các thông số động học D-H của khâu bao gồm các giá trị sai số..............69 Hình 53: Sai lệch vị trí của điểm tác động cuối ........................................................71 Hình 54: Đồ thị của X E khi không có sai số và có sai số..........................................74 Hình 55: Đồ thị của Y E khi không có sai số và có sai số..........................................75 Hình 56: Đồ thị của ZE khi không có sai số và có sai số ..........................................75 Hình 572: Sai lệch vị trí của điểm tác động cuối (Đầu mỏ hàn) ...............................76 8
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghiệp hóa và hiện đại nền sản xuất là một chủ trƣơng lớn của đất nƣớc chúng ta hiện nay. Với xu thế chung của thế giới, để có thể đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa cần ƣu tiên áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất. Trong đó vấn đề quan trọng nhất là phải tăng nhanh lƣợng tự động hóa vào các quá trình sản xuất công nghiệp. Đây cũng là một đòi hỏi cấp bách liên quan đến việc giải phóng con ngƣời khỏi sự nặng nhọc, sự nhàm chán của công việc (do sự lặp đi lặp lại các thao tác của một công việc đơn giản nào đó), sự nguy hiểm của môi trƣờng lao động,… Để có thể khắc phục đƣợc các vấn đề vừa nêu, các công ty ở các nƣớc có nền sản xuất phát triển đã đƣa các Robot vào các dây chuyền sản xuất của mình. Robot đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhƣ: Công nghiệp đóng tầu, công nghiệp ô tô,… Trong ngành Công nghiệp ô tô, Robot đƣợc sử dụng để thay thế con ngƣời ở những vị trí làm việc nặng nhọc, độc hại, lặp đi lặp lại nhƣ hàn, sơn, lắp ráp,…Một trong những dây chuyền đƣơc thay thế con ngƣời bằng Robot là dây chuyền hàn khung vỏ ô tô. Robot hàn khung vỏ ô tô là Robot hàn điểm dạng tay máy có cấu trúc nối tiếp chuỗi hở. Một trong những yêu cầu hàng đầu khi ứng dụng Robot là độ chính xác, trƣớc hết là độ chính xác về vị trí và hƣớng của khâu thao tác để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Do cấu trúc nối tiếp chuỗi hở nên độ chính xác của khâu thao tác chịu ảnh hƣởng của sai số tích lũy của tất cả các khâu của Robot. Việc khảo sát độ chính xác của điểm tác động cuối của Robot hàn khung vỏ ô tô là rất cần thiết, chính vì vậy, tôi chọn cho mình đề tài “Khảo sát độ chính xác Robot hàn khung vỏ ô tô”. 9
  10. 2. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Robot hàn điểm dây chuyền hàn khung vỏ ô tô. Robot loại này có: 6 khâu (không kể khâu đế - khâu 0), có 6 bậc tự do, khâu 6 mang đầu hàn điểm (Spot Welding Gun). Nội dung nghiên cứu là khảo sát bài toán động học thuận, động học ngƣợc và khảo độ chính xác của Robot. 3. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc của luận văn bao gồm: Phần mở đầu, 3 chƣơng nội dung và phần kết thúc. Chƣơng 1: “Tổng quan về Robot hàn” Nội dung của chƣơng 1 là giới thiệu tổng quan về Robot, phân loại và ứng dụng của Robot Công nghiệp; giới thiệu về phƣơng pháp hàn điểm. Chƣơng 2: “Khảo sát động học Robot” Nội dung chủ yếu của chƣơng này lập các phƣơng trình động học của Robot; giải bài toán động học thuận, bài toán động học ngƣợc. Chƣơng 3: “Khảo sát độ chính xác của Robot” Chƣơng 3 giới thiệu về nguyên nhân gây nên các sai số của Robot; mô hình sai số và giới thiệu phƣơng pháp khảo sát, tính toán sai số của Robot. 10
  11. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ROBOT HÀN 1.1 Giới thiệu về Robot 1.1.1 Khái niệm về Robot công nghiệp Robot công nghiệp có thể đƣợc định nghĩa theo một số tiêu chuẩn sau: - Theo tiêu chuẩn AFNOR của Pháp:Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển động tự động có thể lập trình, lặp lại các chƣơng trình, tổng hợp các chƣơng trình đặt ra trên các trục tọa độ, có khả năng định vị, định hƣớng, di chuyển các đối tƣợng vật chất nhƣ chi tiết, đạo cụ, gá lắp theo những hành trình thay đổi đã đƣợc chƣơng trình hóa nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau. - Theo tiêu chuẩn RIA của Mỹ (Robot institute of America): Robot là một tay máy vạn năng có thể lặp lại các chƣơng trình, đƣợc thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết, dụng cụ, hoặc các thiết bị chuyên dùng thông qua các chƣơng trình chuyển động có thể thay đổi để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau. - Theo tiêu chuẩn GHOST 25686-85 của Nga: Robot công nghiệp là một máy tự động, đƣợc đặt cố định hoặc di động đƣợc, liên kết giữa một tay máy và một hệ thống điều khiển theo chƣơng trình, có thể lặp đi lặp lại để hoàn thành các chức năng vận động và điều khiển trong quá trình sản xuất. Do đó, Robot công nghiệp có thể đƣợc hiểu là những thiết bị tự động linh hoạt, thực hiện các chức năng lao động công nghiệp của con ngƣời dƣới một hệ thống điều khiển theo những chƣơng trình đã đƣợc lập trình sẵn. Với đặc điểm có thể lập trình lại đƣợc, Robot công nghiệp là thiết bị tự động hóa và ngày càng trở thành bộ phận không thể thiếu đƣợc của các hệ thống sản xuất linh hoạt. Vì vậy, Robot công nghiệp trở thành phƣơng tiện hữu hiệu để tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ cho con ngƣời những công việc nặng nhọc, độc hại dƣới sự giám sát của con ngƣời. 11
  12. 1.1.2 Sự phát triển của Robot công nghiệp Thuật ngữ “Robot” xuất phát từ tiếng Séc (Czech) “Robota” có nghĩa là công việc tạp dịch trong vở kịch “Rossum’s Universal Robots” của Karel Capek, vào năm 1921. Thuật ngữ Industrial Robot (IR) -Robot công nghiệp- xuất hiện đầu tiên ở Mỹ do công ty AMF (American Machine and Foundry Company) quảng cáo, mô phỏng một thiết bị có dáng dấp và có một số chức năng nhƣ tay ngƣời đƣợc điều khiển tự động, thực hiện một số thao tác sản xuất có tên gọi là “Versatran”. Quá trình phát triển của Robot công nghiệp đƣợc tóm tắt nhƣ sau: - Năm 1950 ở Mỹ thành lập viện nghiên cứu đầu tiên. - Đầu năm 1960 công ty AMF cho ra đời sản phẩm đầu tiên có tên gọi là Versatran. - Từ năm 1967, ở Anh, ngƣời ta đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo IR theo bản quyền của Mỹ. - Từ năm 1970, việc nghiên cứu các tính năng của Robot đã đƣợc chú ý nhiều hơn và cũng bắt đầu xuất hiện ở các nƣớc Đức, Ý, Pháp, Thụy Điển. - Từ năm 1968, ở Châu Á, Nhật bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng của IR. - Từ những năm 1980, nhất là vào những năm 1990, do áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật về vi xử lý và công nghệ thông tin, số lƣợng Robot công nghiệp đã gia tăng với nhiều tính năng vƣợt bậc. Chính vì vậy mà Robot công nghiệp đã có vị trí quan trọng trong các dây chuyền sản xuất tự động hiện đại nhƣ hiện nay . Đến nay, trên thế giới có khoảng trên 200 công ty sản xuất IR trong số đó bao gồm: - 30 công ty của Mỹ, ta có thể lấy một số công ty điển hình nhƣ: Robots.Pro, Vecna Robotics, Robot Dynamics…cùng với những sản phẩm nổi tiếng nhƣ: Robot lấy sách tự động, Robot HOAP-3, Robot BEAR, Robot tự hành Spirit and Opportunity… 12
  13. - 80 công ty của Nhật, ta có thể lấy một số công ty điển hình nhƣ: Fanuc, Toyota, Honda, Hitachi, Kawasaki, shikawajima-Harima, Yasukawa…Cùng với những sản phẩm Robot đƣợc áp dụng phổ biến nhƣ: Robot Asimo, Robot EMIEW 2, Robot Simroid, Robot chơi vĩ cầm, Robot phẫu thuật……. - Ngoài ra, trên thế giới còn có 90 công ty của Tây Âu và một số công ty của Nga, Tiệp….Do đó, ta có thể thấy rằng Robot là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng không thể thiếu của những nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển Robot đã có những bƣớc tiến đáng kể,nhiều đơn vị trên toàn quốc đã thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về Robot nhƣ: Trung tâm Tự động hoá-Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Điện tử -Tin học, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Cơ học, Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện KHCNVN… Bên cạnh đó, còn phải kể đến Công ty Cổ phần Robot TOSY doanh nghiệp thiết kế và chế tạo Robot Việt Nam có nhiều sản phẩm ấn tƣợng trên trƣờng quốc tế. Các nghiên cứu về động học và động lực học Robot đƣợc các khoa cơ khí, chế tạo máy ở các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu quan tâm. Ngoài việc tìm các phƣơng pháp giải các bài toán liên quan đến cơ học của các loại Robot nối tiếp, song song, di động, thì các chƣơng trình mô phỏng kết cấu và chuyển động 3D đƣợc áp dụng và phát triển để minh họa cũng nhƣ phục vụ cho phân tích, thiết kế Robot. Lĩnh vực điều khiển Robot rất phong phú, từ các phƣơng pháp điều khiển truyền thống nhƣ PID, phƣơng pháp tính mô men, phƣơng pháp điều khiển trƣợt đến các phƣơng pháp điều khiển thông minh nhƣ: điều khiển sử dụng mạng nơ ron, logic mờ, thuật gen và các phƣơng pháp điều khiển tự thích nghi, các phƣơng pháp học cho Robot, các hệ Visual Servoing. 13
  14. 1.1.3 Phân loại Robot công nghiệp Robot có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau: - Bậc tự do - Cấu trúc động học - Phân loại theo công nghệ truyền động - Hình thể không gian làm việc - Đặc trƣng chuyển động a. Phân loại theo bậc tự do Sơ đồ phân loại Robot thƣờng dùng là theo số bậc tự do. Một cách lý tƣởng, cơ cấu chấp hành phải có 6 bậc tự do để xử lý đối tƣợng một cách tự do trong không gian ba chiều. Theo quan điểm này, Robot đa năng có 6 bậc tự do, Robot dƣ có hơn 6 bậc tự do và Robot thiếu có ít hơn 6 bậc tự do. Robot dƣ có thêm một bậc tự do để di chuyển qua các chƣớng ngại vật hoặc vận hành trong các không gian hẹp. Mặt khác, đối với một số ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn lắp giáp các chi tiết trên mặt phẳng, Robot bốn bậc tự do là đủ. b. Phân loại theo cấu trúc động học - Robot chuỗi: là một chuỗi động học hở với một khâu cố định gọi là đế và các khâu động, trong đó các khâu động đƣợc bố trí nối tiếp với nhau. Mỗi khâu động đƣợc liên kết hay nối động với một khâu khác nhờ các khớp liên kết. Hình 1: Robot cấu trúc chuỗi 14
  15. - Robot song song: là một chuỗi động học kín, ở đó mỗi khâu luôn luôn đƣợc liên kết với ít nhất hai khâu khác. Hình 2: Robot cấu trúc song song - Robot lai: có cả chuỗi vòng hở và vòng kín. c. Phân loại theo công nghệ truyền động Có 3 loại công nghệ truyền động chính là: điện, thủy lực và khí nén: - Hệ thống truyền động điện: Nguồn điện cấp cho Robot thƣờng là DC để điều khiển động cơ DC. Hệ thống dùng nguồn AC cũng đƣợc chuyển đổi sang DC. Các động cơ sử dụng thƣờng là động cơ bƣớc, động cơ DC servo, động cơ AC servo. Robot loại này có thiết kế gọn, chạy êm, định vị rất chính xác. Các ứng dụng phổ biến là Robot sơn, hàn,… Hình 3: Robot hàn điểm sử dụng động cơ servo 15
  16. - Hệ thống truyền động thủy lực: hệ thống sử dụng lƣu chất không nén đƣợc là dầu ép. Hệ thống cần trang bị bơm để tạo áp lực dầu. Tay máy là các xy - lanh thuỷ lực chuyển động thẳng và quay động cơ dầu. Robot loại này đƣợc sử dụng trong các ứng dụng có tải trọng lớn. - Hệ thống truyền động khí nén: Hệ thống truyền động này đƣợc trang bị thêm máy nén, bình chứa khí và động cơ kéo máy nén. Robot loại này thƣờng đƣợc sử dụng trong các ứng dụng có tải trọng nhỏ có tay máy là các xy-lanh khí nén thực hiện chuyển động thẳng và chuyển động quay. Do khí nén là lƣu chất nén đƣợc nén Robot loại này thƣờng sử dụng trong các thao tác gắp đặt không cần độ chính xác cao. Hình 4: Robot sử dụng hệ truyền động khí nén d. Phân loại theo hình thể không gian làm việc Robot đƣợc phân loại theo sự phối hợp giữa ba trục chuyển động cơ bản rồi sau đó đƣợc bổ sung để mở rộng thêm bậc chuyển động nhằm tăng thêm độ linh hoạt. Vùng giới hạn tầm hoạt động của Robot đƣợc gọi là không gian làm việc. - Robot toạ độ vuông góc (cartesian Robot): Robot loại này có ba bậc chuyển động cơ bản gồm ba chuyển động tịnh tiến dọc theo ba trục vuông góc. 16
  17. Hình 5: Không gian làm việc của Robot toạ độ vuông góc - Robot toạ độ trụ (cylindrical Robot): ba bậc chuyển động cơ bản gồm hai trục chuyển động tịnh tiến và một trục quay. Hình 6: Không gian làm việc của Robot toạ độ trụ - Robot toạ độ cầu (spherical Robot): ba bậc chuyển động cơ bản gồm một trục tịnh tiến và hai trục quay. Hình 7: Không gian làm việc của Robot toạ độ cầu 17
  18. e. Phân loại theo đặc trưng chuyển động Tay máy Robot có thể phân loại theo kiểu di chuyển - Cơ cấu phẳng - tất cả các chuyển động các khâu trong cơ cấu đƣợc thực hiện là các chuyển động song phẳng (planar motion); - Chuyển động cầu; - Chuyển dộng trong không gian. 18
  19. 1.1.4 Ứng dụng của Robot công nghiệp Hiện nay trên thế giới, do nhu cầu sử dụng Robot ngày càng nhiều trong các quá trình sản xuất phức tạp với mục đích góp phần nâng cao năng suất dây chuyền công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời cải thiện điều kiện lao động, nên Robot công nghiệp cần có những khả năng thích ứng tốt và thông minh hơn với những cấu trúc đơn giản và linh hoạt. Có thể kể đến một số ứng dụng điển hình của Robot trên thế giới nhƣ: - Robot song song dùng trong phân loại và đóng gói sản phẩm: IRB 660 Flex Palletizer, IRB 340 FlexPicker, IRB 260 FlexPicker. Các Robot này có thể gắp lần lƣợt các hộp vắc xin bại liệt từ băng tải và đặt nó vào thùng gồm 20 hộp một cách chính xác. Hình 8: Robot dùng trong ngành dược phẩm - Robot dùng trong công nghệ ép phun nhựa: IRB 6650 của hãng ABB có thể thao tác nhanh, dễ dàng lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ở vị trí tách khuôn, giám sát, làm sạch, điều khiển chất lƣợng dựa trên camera. Hình 9: Robot dùng ép phun nhựa 19
  20. - Robot vận chuyển và đóng gói sản phẩm: Robot đóng gói và vận chuyển trong phạm vi rộng các sản phẩm khác nhau. Hình 10: Robot dùng trong đóng gói, vận chuyển Bên cạnh đó, Robot công nghiệp còn đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ trong môi trƣờng độc hại, ngành nông nghiệp và ngành thực phẩm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0