intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận cho việc lựa chọn thiết bị làm đất trồng lúa, từ đó lựa chọn được loại thiết bị hợp lý để làm đất trồng lúa tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. 1 MỞ ĐẨU Nông nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng yếu của mỗi Quốc gia, Nông nghiệp là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho nền kinh tế, nó cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được quan tâm phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Vì thế, sự ổn định mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành nông nghiệp. Hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nông nghiệp ngày nay khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu nền kinh tế, nó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam là nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp, có tới 80% dân số sống ở nông thôn, cơ cấu nông nghiệp độc canh, GDP từ nông nghiệp còn rất lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng xuất lao động còn thấp thì vấn đề nông nghiệp, nông thôn càng trở lên cấp bách hơn. Trong những năm qua nông nghiệp nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nền kinh tế, từng bước thực hiện việc chuyển sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, tạo ra được nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ (như xuất khẩu gạo, cafê, cao su…). Để đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
  2. 2 Trong sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa khâu làm đất là nhu cầu cấp bách không chỉ giúp bà con nông dân giảm chi phí nhân công, giải phóng sức lao động, chủ động thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần từng bước chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp háo, hiện đại hóa. Hiện nay việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và khâu làm đất trồng lúa nói riêng đã được đẩy mạnh, tỷ lệ làm đất trồng lúa bằng máy nhiều nơi đã đạt từ 80-90%, nhiều loại máy đã được áp dụng vào sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tam Đảo là huyện miền núi của Tỉnh Vĩnh Phúc, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng nhiều thiết bị máy móc vào để cơ giới hóa khâu làm đất. Do đặc điểm đồng ruộng của địa phương miền núi nên việc áp dụng một số loại máy vào khâu làm đất còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp, nên hiệu quả kinh tế thấp. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong việc áp dụng loại máy vào khâu làm đất trồng lúa tại địa phương thì cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tuyển chọn, để tìm ra loại thiết bị phù hợp nhất với điều kiện đồng ruộng và điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Xuất phát từ lý do nêu trên tác giả đã chọn và thực hiện đề tài: “Lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
  3. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Nông nghiệp (Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản) là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo, với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu. Những thế mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi thành lập huyện đến nay (2004). Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 19.353,41 ha, chiếm 82,35%; Trong đó đất Lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 14.704,33 ha, chiếm 48,9% diện tích đất tự nhiên và 62,4% diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện Tam Đảo cũng chiếm tỷ lệ cao; Trong số 34.579 người đang làm việc trên địa bàn huyện thì có tới 52,6% số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chiếm 50,80%. Với những thế mạnh và đặc thù riêng, nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện Tam Đảo có sự tăng trưởng khá cao so với nông nghiệp của cả nước cũng như nông nghiệp của các huyện khác trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính chung trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản mức tăng giá trị sản xuất đã đạt tới 11,16%/năm thời kỳ 2004-2010 và 12,55%/năm giai đoạn 2006-2010; Trong đó, ngành nông nghiệp có mức tăng khá cao, bình quân thời kỳ 2006-2010 ngành nông nghiệp có mức tăng tới 12,76%/năm, trong khi đó lâm nghiệp có mức biến động tăng 6,65%/năm, thủy sản tăng 1,74%/năm. Sự tăng trưởng cao của nhóm ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện.
  4. 4 Bảng 1.1: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (tỷ đồng) B.Q Chỉ tiêu 06-10 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (%) Tổng số 121,95 127,36 139,06 146,44 178,03 203,87 230,12 12,55 Nông 116,13 123,47 136,59 142,36 173,59 199,05 225,06 12,76 nghiệp Lâm 4,52 2,87 1,02 3,01 3,33 3,80 3,95 6,65 nghiệp Thủy 1,30 1,02 1,45 1,07 1,1 1,02 1,11 1,74 sản Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất trong chăn nuôi và giảm giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt. Năm 2004 trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 72,9%, chăn nuôi chỉ chiếm 27,1%; đến năm 2007 cơ cấu này đã có sự chuyển biến đáng kể, cụ thể ngành trồng trọt giảm xuống còn 57,2%, ngành chăn nuôi tăng gần gấp đôi đạt 42,8% và đến năm 2010 ngành trồng trọt chỉ còn chiếm 34%, chăn nuôi đạt 65,38% và dịch vụ nông nghiệp chiếm 0,62%. 1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội tại địa phương 1.2.1. Điều kiện kinh tế Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh của Tỉnh Vĩnh Phúc, kể từ năm 2004 đến nay, sau 7 năm được thành lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. * Tăng trưởng kinh tế:
  5. 5 Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng liên tục trong 7 năm được thành lập và đi vào hoạt động (từ 2004 – 2010) kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%/năm, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2006-2010 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2005 - 2010 là 14 - 16%/năm); Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh xuất bình quân đầu người tăng từ 3,6 triệu đồng/người/năm 2004 lên 7,96 triệu đồng/người/năm 2010 và từ 4,7 triệu đồng năm 2004 lên 17,75 triệu đồng năm 2010 tính theo giá thực tế . Bảng 1.2: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện Giá cố định 1994 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ BQ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 06-10 04-10 (%) (%) Tổng 208,69 243,22 280,22 345,69 428,11 481,19 569,25 18,53 18,22 GTSX Nông, 121,95 127,36 139,06 146,44 178,26 203,87 230,12 12,55 11,16 LN, TS CN và 16,21 34,66 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 27,22 38,72 XD Du lịch, 70,53 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 22,45 21,20 DV Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản và ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn nuôi.
  6. 6 * Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế dần chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên đến nay tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao, hết năm 2010 cơ cấu kinh tế của Tam Đảo là: Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản 50,8%; Thương mại - Dịch vụ - Du lịch 29,16%; Công nghiệp - TTCN - XDCB 20,04%. Bảng 1.3: Cơ cấu ngành kinh tế trong địa bàn huyện Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản 366,25 428,83 576,49 884,44 1.013,85 1.269,34 xuất Nông, lâm, thủy 197,26 202,638 269,060 463,449 530,798 644,92 sản CN, TTCN, xây 55,31 105,689 143,202 169,034 193,307 259,03 dựng Thương mại, 113,68 120,500 164,231 251,954 289,747 365,39 Dịch vụ Cơ cấu giá trị 100 100 100 100 100 100 sản xuất Nông nghiệp 53,85 47,25 46,67 52,40 52,35 50,80 CN, TTCN, XD 15,10 24,65 24,84 19,11 19,06 20,04 Thương mại, DV 31,05 28,10 28,49 28,49 28,59 29,16 Nguồn: : Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo – Tính theo giá hiện hành. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu, sản xuất hàng hóa trong Nông, lâm nghiệp và thủy sản mới bước đầu phát triển trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp,
  7. 7 các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng nhanh qua các năm, đạt mức 26,09%/năm những năm 2004-2010, trong đó mức tăng các năm 2006-2010 đạt 25,98%. Đối với ngành trồng trọt mức tăng là 3,13%/năm trong suốt những năm 2004-2010 và 3,45% giai đoạn 2006-2010. Với mức tăng trên cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến tiến bộ theo xu hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Bảng 1.4: Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Cây lúa: +Năng suất 42,97 40,00 42,09 34,4 46,9 46,86 48,5 (tạ/ha) + Sản lượng 21.030 19.342 19.531 15.441 20.491 21.872 23.186 (tấn) 2. Cây ngô: + Năng suất 35,25 32,87 35,00 36,18 28,90 20,50 24,50 (tạ/ha) + Sản lượng 4.574 3.942 4.923 5.711 4.764 3.380 3.520 (tấn) 3. Sản lượng rau 3.834 3.900 4.023 2.600 5.980 5.800 6.500 (tấn) 4. SL đậu tương 103 110 119 107 45 70 90 (tấn) Nguồn: : Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo
  8. 8 - Đối với ngành trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chủ yếu nhờ sự thâm canh tăng năng suất, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua, huyện Tam Đảo đã triển khai dự án mở rộng phát triển cây rau su su ở 6 vùng tại một số xã, thị trấn trong huyện với tổng diện tích 257,3ha; diện tích trồng dưa hấu tại xã Đạo Trù 7ha, bí xanh tại xã Yên Dương và xã Minh Quang 7ha. Trong 7 năm diện tích cây rau đậu đã tăng từ 323ha lên 654ha, nhờ đó giá trị thu nhập trên ha đất canh tác được nâng cao. - Đối với cây lúa là loại cây trồng chiếm tỷ lệ lớn trong ngành trồng trọt tuy diện tích giảm, nhưng do đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên năng suất đã tăng nhanh đáng kể; từ 42,97 tạ/ha năm 2004 lên 48,5 tạ/ha năm 2010, do đó bình quân lương thực đầu người tăng nên, cuộc sống người dân ngày càng nâng cao. Trong những năm tới chắc chắn rằng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhường đất cho phát triển hạ tầng đô thị, do đó để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thì việc chủ động đưa giống mới, cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần được quan tâm đầu tư. - Đối với ngành chăn nuôi: Tam Đảo có những lợi thế nhất định trong phát triển ngành chăn nuôi do có điều kiện khí hậu đặc thù, gần thị trường tiêu thụ, là huyện trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Các loài vật nuôi của huyện cũng khá phong phú bao gồm gia súc, gia cầm, cá nước ngọt. Trong những năm gần đây tổng đàn vật nuôi đều tăng, trong đó đàn lợn và gà, gan vịt tăng mạnh, còn đàn Trâu, bò tăng không đáng kể. - Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng. Hoạt động về dịch vụ giống và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp do các Hợp tác xã đảm nhiệm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng
  9. 9 được những yêu cầu của sản xuất. Hoạt động ứng dụng tiến bộ giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát. Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, thuốc thú y..... chủ yếu vẫn do tư nhân đảm nhiệm. Trong vài năm gần đây loại hình dịch vụ khâu làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) được quan tâm đầu tư, phát triển. Khâu làm đất hiện nay chủ yếu được thay thế bằng máy móc, do đó đã góp phần giải phóng được sức lao động, chủ động được thời vụ và dần chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi trâu, bò sang chăn nuôi thương phẩm. Khâu dịch vụ làm đất hiện nay chủ yếu vẫn tự phát và do các cá nhân đảm nhiệm. Nhìn chung, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng trong giai đoạn tới. Ta nhận thấy Nông, lâm, thủy sản là nhóm ngành có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của Tam Đảo. Trong những năm qua nhất là từ khi thành lập huyện, nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được chú trọng đầu tư cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành nên trình độ thâm canh được cải thiện, năng suất cây trồng có su hướng tăng, chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển. Chuyển giao các tiến bộ khoa học được tăng cường nên đã từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần đảm bảo lương thực tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của huyện chiếm trên 32,53% tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của Tam Đảo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế như: trình độ nhận thức của đại bộ phận nhân dân chưa cao, đồng ruộng bậc thang, manh mún, cơ sở hạ tầng ở một số xã vẫn còn
  10. 10 thấp, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác đạt thấp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm. 1.2.2. Điều kiện xã hội * Sự nghiệp giáo dục Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tam Đảo được quan tâm đầu tư. Hệ thống giáo dục được hình thành ở tất cả các cấp học, bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông. Toàn huyện hiện có tổng số 38 đơn vị trường học, gồm: Bậc học mầm non, có 12 trường. Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh Uỷ Vĩnh Phúc về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân; Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội Đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển Giáo dục - đào tạo giai đoạn 2007 - 2015. Bậc học mầm non đã được đặc biệt coi trọng, quan tâm đầu tư từ cơ sở vật chất đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đến hết năm 2010, toàn huyện có 15 trường mầm non, với 4109 cháu. Thu hút các cháu ra nhà trẻ đạt 65,5%; cháu mẫu giáo đạt 95%, trong đó mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, bậc học mầm non thực sự trở thành nền móng ban đầu của các cấp học cao hơn. Bậc Tiểu học có 13 trường, 282 lớp, 5702 học sinh; Khối Trung học cơ sở có 10 trường, 168 lớp, 4408 học sinh; Khối Trung học phổ thông có 2 trường, 47 lớp 2.137 học sinh. Giáo dục không chính quy, đến nay huyện Tam Đảo có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 9 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Hàng năm, thông qua hệ thống giáo dục không chính quy đã thu hút, động viên hàng nghìn lượt người tham gia học tập nâng cao trình độ, tư vấn, trợ giúp về công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh và pháp luật. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu. Trình độ của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, giáo viên khối tiểu học có 99,5%; trung học cơ sở 98%; bậc mầm non 96% đạt chuẩn và trên
  11. 11 chuẩn. Số giáo viên có tay nghề đạt yêu cầu trở lên đạt 100%, trong đó số đạt khá, giỏi là 70%. Số học sinh các bậc học phổ thông tương đối ổn định, chất lượng giáo dục văn hoá ngày càng được nâng cao (số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt trên 99%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào Trung học phổ thông đạt trên 80%, tỷ lệ lưu ban, bỏ học các cấp dưới 1%). Số học sinh được học ngoại ngữ ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt 100%, tiểu học đạt 60%. Môn tin học được triển khai theo phương thức dạy nghề ở cấp trung học phổ thông và dạy theo chương trình ở 100% các trường còn lại thuộc cấp trung học cơ sở và tiểu học. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của nhà trường được đầu tư thoả đáng. Năm 2005 tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 37,5%, đến hết năm học 2010 - 2011 toàn huyện tỷ lệ là 82%; 100% các trường học được quy hoạch hiện đại, hàng năm ngân sách đầu tư chương trình kiên cố hoá trường học chiếm 40% tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản của huyện, phấn đấu đến hết năm 2011, hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học trên địa bàn. Có thể nói, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Tam Đảo coi trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trước mắt và lâu dài. Do vậy, ngoài chương trình chung của cả nước, huyện Tam Đảo và Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp quan tâm đầu tư, lấy phát triển giáo dục làm khâu đột phá vươn lên. * Sự nghiệp y tế Sau khi huyện được thành lập, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã nhanh chóng được đầu tư nâng cấp. Đến nay, cơ sở vật chất của ngành y tế Tam Đảo đã có Trung tâm y tế huyện (đảm nhiệm chức năng y tế dự phòng và bệnh viện tuyến huyện), 01 phòng khám đa khoa khu vực và 09 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số 150 giường bệnh, trong đó có 90 giường tại Bệnh viện đa khoa huyện, 10 giường tại phòng khám đa khoa khu vực, còn lại ở các trạm y tế xã, thị trấn. Do lợi thế, nằm trong vùng khu bảo tồn đa dạng sinh học - Vườn Quốc gia Tam Đảo, với hệ động, thực vật vô cùng phong phú. Cho nên, bên cạnh hệ
  12. 12 thống y tế xã, huyện, Tam Đảo còn có một đội ngũ đông đảo các thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc Đông y gia truyền, đặc biệt là các thầy thuốc là người dân tộc thiểu số. Theo báo cáo của chi hội Y học cổ truyền Tam Đảo, toàn huyện hiện có 53 hội viên, hàng năm đã tìm kiếm, nghiên cứu được nhiều bài thuốc quý, đồng thời đã khám, chữa cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở khắp các vùng, miền toàn Quốc. Cũng do lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vùng Tam Đảo, hiện nay UBND tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo đang nghiên cứu, cấp phép cho một số dự án đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài muốn đầu tư các khu dưỡng lão, chữa bệnh vào địa bàn. Đây cũng là một loại hình dịch vụ có thế mạnh của Tam Đảo. Hết năm 2010, trên địa bàn huyện đã hoàn thành 100% chuẩn y tế quốc gia giai đoạn I và là huyện hoàn thành sớm nhất chương trình xây dựng chuẩn y tế quốc gia. Mặc dù cơ sở vật chất đã được đầu tư, 100% các trạm y tế đã có bác sỹ, song trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh đang được tiếp tục đầu tư đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. * Sự nghiệp văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao ngày càng phát triển. Phong trào xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá và gia đình văn hoá được đẩy mạnh. Đến hết năm 2010 có 85% hộ gia đình; 70% làng, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá. Hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của huyện đa dạng, phong phú, được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo và bảo tồn như: Lễ hội Tây Thiên, hệ thống các đền, chùa từ đền Thõng lên đền Thượng khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, đến các đền, chùa thuộc địa phận các xã và thị trấn Tam Đảo …Thông qua các lễ hội, hoạt động tín ngưỡng ở các đền, chùa, các điểm di tích mỗi năm đã thu hút hàng chục vạn lượt du khách đến tham quan và du lịch. Các thiết chế văn hoá, thể thao được quan tâm đầu tư. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh. Các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học hầu hết đã đầu tư được sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao.
  13. 13 1.3. Tổng quan về tình hình sử dụng các thiết bị làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 1.3.1. Tình hình sử dụng các thiết bị làm đất sản xuất lúa tại huyện Tam Đảo Tam Đảo là huyện miền núi của Tỉnh Vĩnh phúc, điều kiện về đồng ruộng chủ yếu là ruộng bậc thang, diện tích nhỏ, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Trong phát triển nông nghiệp thì cây lúa là cây chủ đạo, sản xuất lúa được các cấp các ngành quan tâm đầu tư trang thiết bị, giống và kỹ thuật trồng chăn sóc, nên sản lượng lúa ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Một nguyên nhân đã góp phần tăng trưởng trong nông nghiệp đó là nông dân đã áp dụng máy móc thiết bị vào trong sản xuất, trong đó có khâu làm đất trồng lúa. Theo kết quả điều tra khảo sát ở trong địa bàn huyện chúng tôi thấy nông dân đã áp dụng nhiều máy kéo hai bánh tay lái càng để phục vụ cho khâu làm đất gieo trồng lúa. Theo kết quả thống kê của phòng nông nghiệp huyện Tam Đảo hiện tỷ lệ làm đất bằng máy kéo là 65%, còn 35 % làm đất bằng các hình thức khác ( như trâu kéo, bằng thủ công). Loại máy kéo được sử dụng là máy kéo hai bánh, tay lái càng, có kèm theo phay và lồng, Hình 1.1 là loại máy được sử dụng phổ biện tại địa phương. Hình 1.1: Loại máy kéo 2 bánh tay lái càng được dùng phổ biến tại địa phương
  14. 14 Kết quả điều tra cho thấy loại máy kéo phổ biến nhất tại huyện là loại máy kéo do công ty Trách nhiện hữu hạn máy nông nghiệp Việt Trung sản xuất, công suất từ 8 đến 15 mã lực. Ngoài ra một số nơi có sử dụng máy kéo Đông Phong do Trung Quốc sản xuất, máy kéo Bông Sen do Việt Nam sản xuất. Kết quả điều tra các loại máy kéo sử dụng tại huyện Tam Đảo nghi ở bảng 1.5. Bảng 1.5: Một số loại máy kéo sử dụng tại địa phương Số lượng Công suất Ghi STT Tên xã Loại máy (cái) (hp) chú 1 Đạo Trù Đông Phong GS 81 08 8 Việt Trung GN 91 07 12 2 Yên Dương Đông Phong GL 24 01 24 Bông Sen BS 12 05 12 Việt Trung GN 91 08 12 3 Bồ Lý Đông phong GM 181 03 18 Kubota 24 (Nhật) 01 24 4 Đại Đình Đông Phong GL 24 02 24 Đông Phong GS 151 15 15 Đông Phong GS 81 06 8 5 Tam Quan Sunyu 121 9 12 Bông Sen BS12 10 12 Đông Phong GM 121 09 12 6 Hồ Sơn Bông Sen BS12 03 12 Đông Phong GM 151 15 15 7 Hợp Châu Bông Sen BS12 03 12 Việt Trung GN91 20 12 Minh Sunyu 151 2 15 8 Quang Đông phong GM181 2 18 Bông Sen BS12 05 12 Tổng số 106
  15. 15 Nhận xét: từ kết quả điều tra khảo sát chúng tôi có nhận xét sau: - Có nhiều loại máy kéo được sử dụng tại địa phương, với nhiều mức công suất khác nhau. - Các loại máy kéo được sử dụng chủ yếu là loại máy kéo 2 bánh, tay lái càng, có kết hợp phay và bánh lồng - Công suất chủ yếu là từ 10-15 mã lực (hp), có một số nơi có sử dụng loại công suất 18 mã lực hoặc 24 mã lực. - Loại máy kéo 4 bánh Kubota 24 của Nhật Bản sử dụng không hiệu quả, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp vì thửa ruộng nhỏ, ruộng bậc thang, vốn đầu tư lớn, phụ tùng thay thế khó khăn. Hình1. 2: Sử dụng máy kéo Đông Phong 121làm đất trồng lúa tại Tam Đảo 1.3.2. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong việc áp dụng các thiết bị vào khâu làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp Theo kết quả điều tra khảo sát đã trình bày ở trên cho thấy tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất để cấy lúa trên địa bàn huyện Tam Đảo còn thấp, chỉ đạt khoảng hơn 65%. Nhưng trong quá trình sử dụng các loại máy vào sản xuất còn
  16. 16 nhiều tồn tại cần được nghiên cứu, khắc phục cụ thể như sau: - Nhiều loại máy không phù hợp với điều kiện về diện tích các thửa ruộng, loại đất và quy mô sản xuất tại địa phương, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, chi phí làm đất bằng máy cao hơn làm bằng thủ công, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư thiết bị máy móc để áp dụng cho sản xuất, nhiều nông dân vẫn sử dụng các hình thức làm đất truyền thống là dùng sức trâu, bò cày, kéo. Việc áp dụng các loại máy chưa có lựa chọn mà chỉ theo kinh nghiệm. - Chi phí làm đất bằng máy kéo lớn hơn chi phí làm đất bằng sức kéo của xúc vật vì khi áp dụng máy móc phát sinh nhiều chi phí như xăng dầu, sửa chữa, hỏng hóc.... do đó nhiều nơi vẫn lựa chọn làm đất bằng thủ công, bằng trâu bò. - Tuổi thọ của máy không cao, phụ tùng thay thế chất lượng kém, dẫn đến khấu hao máy lớn, từ đó dẫn đến chi phí sản xuất lớn. - Kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng phức tạp, người sử dụng không được đào tạo kỹ năng sửa chữa, dẫn đến hiệu quả sử dụng máy thấp. - Vốn đầu tư mua máy cao nên ảnh hưởng đến việc đầu tư, trang bị máy móc phục vụ sản xuất. - Đặc điểm về địa hình đồng ruộng của huyện Tam Đảo đó là ruộng bậc thang nhiều, diện tích các thửa ruộng nhỏ từ đó hạn chế khả năng hoạt động của máy làm đất. Tóm lại: Việc áp dụng một số loại máy kéo để cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa tại huyện Tam Đảo bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần tăng năng suất lúa, chủ động được mùa, vụ, giải phóng sức lao động. Nhưng việc áp dụng các loại máy vào sản xuất còn nhiều tồn tại đó là; chưa lựa chọn một cách khoa học mà chỉ lựa chọn theo kinh nghiệm và cảm tính của một số hộ nông dân, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, hiệu quả vốn đầu tư không cao. Để khắc phục những tồn tại này cần phải có những nghiên cứu lựa chọn thiết bị để lựa chọn ra được loại máy phù hợp với điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng của địa phương.
  17. 17 1.4. Định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ II, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã nêu “ Tập chung nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất nông nghiệp để tăng năng xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đưa nền nông nghiệp của huyện theo hướng hiện đại”. Như vậy Chủ trương, chính sách của huyện là đẩy nhanh việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chú trọng đến khâu cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa. Vì trong sản xuất lúa thì khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất, quan trọng nhất quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích các hộ nông dân áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp như cho nông dân vay tiền mua máy với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ nông dân trong đào tạo kỹ năng sử dụng, sửa chữa máy, xây dựng mô hình trình diễn về áp dụng máy vào sản xuất nông nghiệp. Định hướng của huyện đến năm 2013 đưa tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt trên 80%, khâu thu hoạch 25% và phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa lên 100% và khâu thu hoạch lúa trên 50%. 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị trong sản xuất nông lâm nghiệp 1.5.1. Một số công trình về lựa chọn công nghệ và thiết bị trong sản xuất nông lâm nghiệp trên thế giới Bất cứ khi áp dụng công nghệ và thiết bị vào trong sản xuất thì đều phải tiến hành lựa chọn cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và môi trường,
  18. 18 tùy theo tính chất của công nghệ và thiết bị mà ta tiến hành các phương pháp lựa chọn khác nhau. Trên Thế giới khi áp dụng các loại máy móc vào sản xuất nông lâm nghiệp thì người ta đã có những nghiên cứu lựa chọn khoa học và toàn diện từ những vấn đề về kỹ thuật, vấn đề về kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của công nhân vận hành. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về lựa chọn cưa xăng và máy kéo vào trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Tác giả J.Laarman và cộng sự trong công trình [42], đã công bố kết quả tính toán, lựa chọn công nghệ và một số loại cưa xăng, máy kéo trong sản xuất lâm nghiệp ở philippine, tác giả đã xây dựng được cách xác định một số chỉ tiêu kinh tế và đánh giá tác động đến môi trường của công nghệ và thiết bị. - Theo tài liệu [32] việc lựa chọn công nghệ và thiết bị vào trong sản xuất phải tiến hành qua hai bước lựa chọn sơ bộ và lựa chọn chi tiết, tài liệu cũng đã đưa ra phương pháp tính toán chi phí sản xuất khi sử dụng máy và thiết bị, chi phí khấu hao thiết bị trong khai thác gỗ. - Theo tài liệu [33] [34] [38], thì các chỉ tiêu lựa chọn công nghệ và thiết bị phải bao gồm chỉ tiêu về kinh tế, chỉ tiêu về kỹ thuật, chỉ tiêu về môi trường sinh thái và chỉ tiêu bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. - Một số công trình [46] [47] [53] đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị trong sản xuất, các giải pháp đưa ra đó là công suất của các thiết bị đưa vào sử dụng phải phù hợp không lớn quá, không nhỏ quá, sử dụng nhiều chức năng trên một thiết bị. - Một số công trình tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, vận hành máy [27] [28], kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố về dao động, rung động, tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân vận hành và như vậy thì ảnh hưởng tới năng
  19. 19 suất và hiệu quả sử dụng máy. Do đó khi lựa chọn thiết bị phải quan tâm đến yếu tố này. - Một số công trình tập trung nghiên cứu, đánh giá sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ [38] [39] [40] [49], các công trình này tập trung nghiên cứu năng suất và chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng để chặt hạ gỗ, nghiên cứu dao động của cưa xăng ảnh hưởng đến người lao động, các tài liệu trên đều đưa ra cách tính khấu hao của cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng. - Theo một số tài liệu của FAO, [32] [33], đã xây dựng được phương pháp tính toán năng suất, chi phí sản xuất khi sử dụng máy kéo nông nghiệp vận suất gỗ ở một số nước, kết quả tính toán làm tài liệu tham khảo để tính toán năng suất và chi phí sản xuất khi sử dụng máy kéo nông nghiệp để làm đất trồng trọt. Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị, sử dụng thiết bị, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị trên thế giới rất phong phú. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra phương pháp thực nghiệm để xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của thiết bị, phương pháp tính toán chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, thiết bị. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo rất tốt khi tính toán lựa chọn thiết bị vào điều kiện cụ thể của sản xuất. 1.5.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lựa chọn thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam cũng như Trên thế giới có nhiều loại máy kéo dùng để làm đất trồng lúa. Mỗi loại máy kéo khác nhau có các thông số kỹ thuật khác nhau, vốn đầu tư khác nhau và điều kiện sự dụng cũng khác nhau; như vậy việc lựa chọn loại máy nào để thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn là việc làm cần thiết nhằm phát huy tốt nhất đặc tính của máy. Khi áp dụng các loại máy và thiết bị vào sản xuất thì nhất thiết phải tiến hành lựa chọn một cách khoa học. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về lựa chọn các loại máy và thiết bị vào trong sản xuất nông lâm nghiệp đó là: - Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước “ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ
  20. 20 thống thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng, mã số: KC07.06/06- 10 [19], do TS Chu Văn Thiện, Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm, kết quả của đề tài đã xây dựng được hai mô hình cơ giới hóa sản xuất lúa ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đã lựa chọn được hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất lúa phù hợp cho hai mô hình, đề tài đưa ra khuyến nghị nên sử dụng máy kéo 4 bánh công suất từ 25 – 35 mã lực cho hiệu quả kinh tế cao. Song đối với từng địa phương cụ thể thì đề tài chưa đưa ra nên áp dụng loại máy nào cho phù hợp. - PGS.TSKH Phan Thanh Tình tác giả công trình nghiên cứu “ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng máy và thiết bị trong nông nghiệp” [25], đã công bố một số chỉ tiêu dùng để đánh giá quá trình sử dụng máy móc và thiết bị trong sản xuất nông lâm nghiệp, tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu lựa chọn cho từng loại thiết bị. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ tác giả công trình “ Một số phương pháp tuyển chọn máy móc thiết bị khai thác lâm sản và cơ giới hóa nông thôn miền núi” [3], đã xây dựng được một số phương pháp tuyển chọn thiết bị trong khai thác lâm sản. Song công trình chưa có nghiên cứu tuyển chọn máy làm đất trồng lúa. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ trong công trình “ Phương pháp lập và giải bài toán tối ưu trong công nghiệp rừng” [2], đã đưa ra phương pháp giải bài toán đa mục tiêu trong công nghiệp rừng, đó là phương pháp nhân tử Lagrăng và phương pháp hàm trọng lượng. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ trong công trình “Giải bài toán tối ưu đa mục tiêu trong công nghiệp rừng” [4], tác giả đã trình bày phương pháp và các bước giải bài toán đa mục tiêu khi các mục tiêu trái ngược nhau. - Tác giả Dương Văn Tài với công trình “ Đánh giá hiệu quả sử dụng cưa xăng tại Lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn”, đã xây dựng được phương pháp khảo nghiệm cưa xăng trong chặt hạ, đã xác định được một số chỉ tiêu kinh tế,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2