intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

45
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là đánh giá được hiện trạng, dự báo phát thải và tiềm năng phát triển của làng nghề hoa cây kiểng thành phố. Đồng thời đề xuất được các giải pháp và mô hìnhphát triển làng nghề trồng hoa kiểng Thủ Đức theo hướng DLST gắn với BVMT. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRƢƠNG THỊ THANH TUYỀN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TP.HCM KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành :Kỹ thuật môi trƣờng Mã số ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRƢƠNG THỊ THANH TUYỀN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TP.HCM KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành :Kỹ thuật môi trƣờng Mã số ngành: 60520320 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THANH HẢI TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ THANH HẢI (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày01 tháng 10năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS. TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn Chủ tịch 2 PGS. TS. Thái Văn Nam Phản biện 1 3 PGS. TS. Phạm Hồng Nhật Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Xuân Trƣờng Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trƣơng Thị Thanh Tuyền Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 21/02/1990 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kĩ thuật môi trƣờng MSHV: 144081001 I- Tên đề tài: Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trƣờng II- Nhiệm vụ và nội dung: Nhiệm vụ: đánh giá đƣợc tiềm năng và đề xuất đƣợc mô hình đểbảo tồn và phát triển làng nghề hoa cây kiểng tại TP.HCM theo hƣớng DLST gắn với BVMT. Nội dung: - Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng phân bố và phát triển làng nghề tại các khu vực nông thôn TP.HCM - Đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải do hoạt động của làng nghề trồng hoa kiểng TP.HCM - Đề xuất tiêu chí xác định “Làng nghề DLST kết hợp với BVMT”. - Áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất để đánh giá cho trƣờng hợp điển hình: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức
  5. - Đề xuất các giải pháp hƣớng đến phát triển theo mô hình DLST gắn với BVMT cho làng nghề hoa kiểng Thủ Đức III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/7/2016 V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Thanh Hải. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS. TS. Lê Thanh Hải
  6. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Lê Thanh Hải và ThS. Trần Văn Thanh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực dựa vào kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trƣớc quý thầy cô và nhà trƣờng./. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Trƣơng Thị Thanh Tuyền
  7. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đƣợc chƣơng trình cao học và luận văn tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Trƣớc hết tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Lê Thanh Hải và NCS.ThS. Trần Văn Thanh đã tận tâm hƣớng dẫn tôi tiếp cận những kiến thức liên quan đến nội dung phát triển làng nghề kết hợp du lịch sinh thái để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Cám ơn các Thầy Cô dạy lớp cao học khóa 14SMT21 đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trƣờng. Các anh chị làm việc trong tại phòng kinh tế quận Thủ Đức, quận 12, các hộ nông dân tại làng nghề hoa kiểng đã cung cấp số liệu thực tế cho nghiên cứu này. Cuối cùng xin đƣợc tri ân, ghi nhớ tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, là động lực giúp cho tôi tự tin hoàn thành luận văn này./. Trƣơng Thị Thanh Tuyền
  8. iii TÓM TẮT Làng nghề đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các địa phƣơng. Tuy nhiên, trƣớc xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề, giúp làng nghề vững bƣớc tiến vào hội nhập đang là vấn đề đặt ra đối với các ngành chức năng và cở sở sản xuất ở làng nghề. Với xu hƣớng phát triển hiện nay, phát triển làng nghề kết hợp DLST gắn với BVMT là một hƣớng đi đúng đắn, đặc biệt là đối với làng hoa kiểng triên địa bàn TP.HCM, một trong những làng nghề có tiềm năng phát triển. Vì thế, luận văn này đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải của làng nghề hoa kiểng trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các tiêu chí xác định “Làng nghề DLST gắn với BVMT” với 3 tiêu chí: tiềm năng phát triển; CSVCKT, CSHT; tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng. Từ những tiêu chí đã đề xuất, áp dụng đánh giá tiềm năng phát triển của làng nghề hoa kiểng Thủ Đức và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề về môi trƣờng, du lịch cộng đồng, những giải pháp để phát triển làng nghề theo hƣớng DLST. Qua đó, đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa kiểng Thủ Đức kết hợp DLST gắn với BVMT.
  9. iv ABSTRACT Villages have made a significant contribution to the development of the local economy. However, the tendency of deeper integration at present, how to enhance the competitiveness of the products of craft villages, villages help moving steadily into integration is posing problems for functional departments and production establishments in the village. With the current development trends, development of craft villages combine ecotourism associated with environmental protection is a right direction, especially for flower village in HCM City, one of the villages potential career development. Therefore, this paper reviews the current situation and forecast emissions of flower villages in HCM City and suggest criteria for identification of "eco-tourism village linked to environmental protection" for 3 criteria: potential for development; technical facilities, infrastructure; organizational management and community involvement. Since the proposed criteria, applied to evaluate the potential development of flower village Thu Duc and propose solutions to overcome the problems of the environment, community tourism, to develop solutions villages vocational towards ecotourism. Thereby, the proposed development model flower Thu Duc village ecotourism combination associated with environmental protection.
  10. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 8 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................................ 8 1.1.1 Khái niệm về làng nghề truyền thống ........................................................ 8 1.1.2 Khái niệm về du lịch làng nghề truyền thống .......................................... 10 1.1.3 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề ......................................... 10 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................ 11 1.2.1 Thế giới .................................................................................................... 11 1.2.2 Việt Nam .................................................................................................. 12 1.3 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ HOA KIỂNG TẠI VIỆT NAM....................................................................................................... 19 1.3.1 Thực trạng phát triển làng nghề hoa kiểng theo hƣớng du lịch sinh thái tại một số địa phƣơng ................................................................................................ 19 1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề hoa kiểng theo hƣớng du lịch sinh thái ......................................................................................... 24 1.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI CÁC KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................... 24 1.4.1 Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề ......................... 24 1.4.2 Mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013-2015, định hƣớng đến năm 2020 ....................................... 28 1.4.3 Thực trạng làng nghề hoa kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh .................. 29 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT THẢI DO HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TPHCM ......... 38 2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CỦA LÀNG NGHỀ HOA KIỂNG TP.HCM ........................................ 38 2.1.1 Tác động môi trƣờng từ sử dụng phân bón, thuốc BVTV ....................... 38 2.1.2 Nƣớc thải ................................................................................................. 39 2.1.3 Khí thải .................................................................................................... 40 2.1.4 Chất thải rắn ............................................................................................. 40 2.1.5 Ðất............................................................................................................ 42
  11. vi 2.1.6 Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề ..................................... 42 2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT THẢI VÀO MÔI TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TP.HCM .................... 45 2.2.1 Đánh giá cân bằng vật chất do hoạt động trồng hoa kiểng ...................... 46 2.2.2 Đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải .................................................. 54 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH “LÀNG NGHỀ DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG” ...................................... 59 3.1 SỰ CẦN THIẾT ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH “LÀNG NGHỀ DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG” ............................. 59 3.2 ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH “LÀNG NGHỀ DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG” ............................................................ 59 3.3 ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ......................... 64 3.3.1 Trình tự đánh giá ..................................................................................... 64 3.3.2 Phƣơng pháp đánh giá tiềm năng điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ......................................................................................................... 65 3.3.3 Phƣơng pháp đánh giá các tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái .............................................................. 68 3.3.4 Phƣơng pháp đánh giá các tiêu chí về về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng ............................................................................................................. 71 3.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ............................................................................... 73 3.5 ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHO TRƢỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: LÀNG HOA KIỂNG THỦ ĐỨC ............................................. 75 3.5.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề hoa kiểng thủ đức ........................................................................................................ 75 3.5.2 Đánh giá tiềm năng phát triển của làng nghề hoa kiểng tại quận thủ đức theo hƣớng DLST gắn với BVMT ....................................................................... 84 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HƢỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH DLST GẮN VỚI BVMT CHO LÀNG HOA KIỂNG THỦ ĐỨC ........................................................................................................... 90 4.1 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ................. 90 4.1.1 Giảm tác động do sử dụng phân bón và thuốc BVTV............................. 91 4.1.2 Giải pháp thu gom và xử lý nƣớc thải ..................................................... 97 4.1.3 Giải pháp tiết kiệm năng lƣợng và nguyên liệu ....................................... 98 4.2 ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DLST GẮN VỚI BVMT ................................................................. 99
  12. vii 4.2.1 Giải pháp dựa vào sự tham gia của cộng đồng – Mô hình du lịch cộng đồng ................................................................................................................. 99 4.2.2 Giải pháp quản lý: Liên kết 4 nhà.......................................................... 100 4.2.3 Giải pháp quảng bá xây dựng thƣơng hiệu ............................................ 102 4.3 ĐỊNH HƢƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG KẾT HỢP DLST GẮN VỚI BVMT ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ HOA KIỂNG THỦ ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC ................................................................ 103 4.3.1 Giai đoạn 1 - Kế thừa............................................................................. 104 4.3.2 Giai đoạn 2 – Quy hoạch tập trung ........................................................ 105 4.4 ĐỀ XUẤT CÁC TOUR DU LỊCH SINH THÁI TẠI LÀNG NGHỀ HOA KIỂNG THỦ ĐỨC ................................................................................................ 111 4.5 ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN .......................................................... 114 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 117
  13. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật BVMT Bảo vệ môi trƣờng BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn DLST Du lịch sinh thái DLLN Du lịch làng nghề HSPT Hệ số phát thải ÔNKK Ô nhiễm không khí ÔNMT Ô nhiễm môi trƣờng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trƣờng
  14. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1-1.Nhà vƣờn trang trí hoa trƣớc nhà tạo cảnh quan cho làng hoa ..................... 20 Hình 1-2. Làng hoa Tân Quy Đông thu hút khách du lịch tham quan......................... 21 Hình 1-3.Làng hoa tại Sơn Định, Bến Tre ................................................................... 22 Hình 2-1.Bản đồ thể hiện số hộ trồng các loại hoa kiểng ở làng hoa kiểng Thủ Đức . 30 Hình 2-2.Bản đồ thể hiện số hộ trồng các loại hoa kiểng ở làng hoa kiểng Thủ Đức . 32 Hình 2-3.Phân bố quy mô sản xuất làng nghề hoa kiểng Thủ Đức. ............................ 33 Hình 2-4.Phân bố quy mô sản xuất làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc................ 33 Hình 3-3.Nƣớc rỉ từ tƣới tiêu ....................................................................................... 39 Hình 3-4.Rảnh trong vƣờn kiểng ................................................................................. 39 Hình 3-9.Bao bì, chai nhựa thuốc BVTV .................................................................... 40 Hình 3-10. Thu gom vỏ thuốc, bao bì thuốc BVTV .................................................... 41 Hình 3-11. Đốt chung vỏ, bao bì thuốc BVTV với rác thải sinh hoạt ......................... 41 Hình 3-14.Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý bao bì TBVTV ....................................... 42 Hình 5-1.Bản đồ quy hoạch quận Thủ Đức ................................................................. 76 Hình 6-1.Bản đồ khu du lịch Suối Tiên ..................................................................... 104 Hình 6-2.Bản đồQuy hoạch công viên quận Thủ Đức tại phƣờng Tam Phú ............. 106 Hình 6-3. Khu vui chơi, giải trí (Ảnh minh họa)........................................................ 107 Hình 6-4.Cảnh quan trong khu du lịch làng nghề(Ảnh minh họa) ............................. 108 Hình 6-5. Khu trƣng bày sản phẩm ............................................................................ 108 Hình 6-6.Hồ trữ nƣớc mƣa tạo cảnh quan (Ảnh minh họa) ....................................... 109 Hình 6-7. Hoa mai bonsai .......................................................................................... 110
  15. x DANH MỤC BẢNG Bảng 0-1.Các thông số phân tích nƣớc thải ................................................................... 6 Bảng 0-2.Các thông số phân tích mẫu đất ..................................................................... 6 Bảng 2-1.Tổng số hộ và diện tích trồng hoa tại làng nghề hoa kiểng Thủ Đức .......... 30 Bảng 2-2.Tổng số hộ và diện tích trồng hoa tại làng nghề hoa kiểng quận 12 ............ 31 Bảng 3-1.Phân tích mẫu đất hộ trồng lan ..................................................................... 42 Bảng 3-3.Phân tích mẫu đất hộ trồng mai.................................................................... 43 Bảng 3-5.Kết quả phân tích nƣớc giếng tại phƣờng Hiệp Bình Phƣớc ....................... 44 Bảng 3-7.Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải hộ trồng lan ngày thứ nhất ...................... 45 Bảng 3-11.Dự báo phát thải của hộ trồng mai ............................................................. 56 Bảng 3-12.Dự báo phát thải của làng nghề hoa kiểng Thủ Đức và quận 12 từ quá trình trồng mai ...................................................................................................................... 56 Bảng 3-13.Dự báo phát thải của hộ trồng lan .............................................................. 57 Bảng 3-14.Dự báo phát thải của làng nghề hoa kiểng quận Thủ Đức và quận 12 từ quá trình trồng lan ............................................................................................................... 57 Bảng 4-1.Tiêu chí xác định “Làng nghề sinh thái kết hợp với du lịch và văn hóa địa phƣơng” ........................................................................................................................ 60 Bảng 4-2.Thang đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại làng nghề hoa kiểng. .................................................................................................... 67 Bảng 4-3.Thang điểm đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của điểm du lịch sinh thái ................................................................................................................. 69 Bảng 4-4.Thang điểm đánh giá các tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng ...................................................................................................................................... 72 Bảng 4-5.Điểm dánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu ..................................................... 74 Bảng 4-6.Mức độ đánh giá các điểm DLST ................................................................ 75 Bảng 5-1.Danh mục di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Thủ Đức .................. 86 Bảng 5-2.Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ du lịch sinh thái tại làng nghề hoa kiểng Thủ Đức ....................................................................................................... 89
  16. 1 MỞ ĐẦU 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố hiện có 19 làng nghề hoạt động và phát triển tại 7 quận - huyện: quận 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh. Trong đó, có 4/19 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhƣng không có khả năng phát triển độc lập: làng nghề đan đát Thái Mỹ, huyện Củ Chi; làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn; làng nghề se nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; làng nghề muối Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Và 4 làng nghề đang phát triển và có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tƣơng lai: làng nghề hoa kiểng Xuân - An - Lộc, quận 12; làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức; làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.[1] Trong số đó, làng nghề hoa cây kiểng có tiềm năng phát triển mạnh do thành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế đầu mối cung cấp hoa kiểng cho cả nƣớc và xuất khẩu, vừa là thị trƣờng tiêu thụ hoa kiểng lớn nhất nƣớc, việc phát triển sản phẩm hoa cây kiểng đã tạo nên một nét đặt đặc trƣng rất riêng biệt trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp của thành phố. Ngoài có điều kiện khí hậu thích hợp cho nhiều loại hoa kiểng nhiệt đới và cả một số lọai hoa kiểng á nhiệt đới. Thành phố còn có đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao, lao động lành nghề, tập trung các nhà khoa học và đặc biệt thành phố có lợi thế trong các hoạt động giao dịch, xuất khẩu so với các tỉnh khác. Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tốc độ phát triển hoa kiểng ngày càng tăng một cách đáng kể, đã trở thành hàng hóa nên đã mang một động lực mạnh mẽ cho việc phát triển ngành nghề hoa kiểng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Sản xuất hoa kiểng mang đặc điểm thâm canh với cƣờng độ cao trên cùng diện tích đất sản xuất, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn đa dạng trong nhân dân. Nghề trồng hoa và cây kiểng hiện nay là một ngành nghề cho thu nhập cao, gấp vài chục lần so với trồng lúa.
  17. 2 Trƣớc những giá trị mang lại từ các làng hoa thì hƣớng phát triển làng hoa theo một hƣớng mới, hƣớng đến du lịch sinh thái là một điều rất cần thiết.[2] Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào những hình thức truyền thống sẵn có, nhƣng có sự hoà nhập vào môi trƣờng tự nhiên với văn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môi trƣờng tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có của văn hoá từng điểm, từng vùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổn thất, xâm hại đối với môi trƣờng tự nhiên và nền văn hoá sở tại. Còn về quy mô của loại hình du lịch sinh thái thì tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện, biện pháp tổ chức của nhà quản lý hoạt động du lịch, có thể dần dần từ quy mô khiêm tốn để phát triển rộng rãi. Hiện nay, DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của du lịch sinh thái có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên.Trong những năm qua, DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những ngƣời có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển DLST đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhƣ cộng đồng ngƣời dân các địa phƣơng, nhất là ngƣời dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trƣờng, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn đƣợc xem nhƣ một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trƣờng sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của ngƣời dân địa phƣơng khi tham gia vào các hoạt động du lịch. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu tổng quát: đề xuất đƣợc mô hình đểbảo tồn và phát triển làng nghề hoa cây kiểng tại TP.HCM theo hƣớng DLST gắn với BVMT.
  18. 3 - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá đƣợc hiện trạng, dự báo phát thải và tiềm năng phát triển của làng nghề hoa cây kiểng thành phố. + Đề xuất tiêu chí xác định “làng nghề sinh thái kết hợp với du lịch và văn hóa địa phƣơng”. + Áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất để đánh giá cho trƣờng hợp điển hình: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức + Đề xuất đƣợc các giải pháp và mô hìnhphát triển làng nghề trồng hoa kiểng Thủ Đứctheo hƣớng DLST gắn với BVMT. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu: các hộ sản xuất, kinh doanh tại làng nghề hoa kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức; làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc, quận 12) - Phạm vi không gian: các phƣờng tập trung trồng hoa kiểng tại quận Thủ Đức (phƣờng Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phƣớc, Tam Bình, Linh Đông) và quận 12 (phƣờng Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông) - Phạm vi thời gian: Số liệu hiện trạng các hộ sản xuất, kinh doanh đang hoạt động đƣợc cập nhật đến năm 2016. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng phân bố và phát triển làng nghề tại các khu vực nông thôn TP.HCM - Đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải do hoạt động của làng nghề trồng hoa kiểng TP.HCM - Đề xuất tiêu chí xác định “Làng nghề du lịch sinh thái kết hợp với BVMT”. - Áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất để đánh giá cho trƣờng hợp điển hình: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức - Đề xuất các giải pháp hƣớng đến phát triển theo mô hình DLST gắn với BVMT cho làng nghề hoa kiểng Thủ Đức
  19. 4 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp sử dụng phiếu điều tra, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn tại hiện trƣờng của các đối tƣợng nghiên cứu chính (các hộ dân trong các làng nghề, chính quyền các địa phƣơng có liên quan, các chuyên gia và các cán bộ quản lý,… nhằm thu thập và xử lý các số liệu về hoạt động sản xuất TTCN tại các làng nghề, hiện trạng ô nhiễm, hiện trạng công tác bảo vệ môi trƣờng, hiện trạng ý kiến của cộng đồng dân cƣ, cán bộ, công nhân... trên địa bàn thuộc các đối tƣợng nghiên cứu và những ngƣời liên quan khác trong các ban ngành của các địa phƣơng. Cụ thể, đề tài tiến hành thực hiện lập các mẫu phiếu điều tra, điều tra khảo sát, thống kê và đánh giá thực trạng tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề hoa kiểng tại quận Thủ Đức và quận 12. Thực hiện công tác điều tra khảo sát dự kiến tại 30 cơ sở sản xuất tại làng nghề nhằm nắm rõ tình hình sản xuất, hiện trạng môi trƣờng để làm cơ sở cho việc đề xuất nội dung, giải pháp thực hiện. Để thực hiện nôi dung này sẽ xây dựng các mẫu phiếu phục vụ công tác điều tra (tổ chức điều tra nhằm lấy ý kiến các công ty, doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất tại làng nghề).Dựa vào quy mô và sự phân bố của các hộ tại làng nghề, mỗi phƣờng sẽ chọn đại diện hộ có 01 quy mô nhỏ >1.000m2, 02 quy mô vừa >2.000m2 (do các hộ có quy mô vừa chiếm đa số) và 01 quy mô lớn
  20. 5 Tiến hành khảo sát để thu thập thông tin bằng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa bằng cánh thành lập bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ trồng hoa kiểng, phƣơng pháp đo đạc lấy mẫu tại hiện trƣờng và phân tích tại phòng thí nghiệm. b. Phƣơng pháp kế thừa số liệu Kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu sẵn có liên quan đến đề tài nhƣ: - Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có ở ngoài nƣớc và trong nƣớc, liên quan đến vấn đề du lịch sinh thái tại làng nghề, các nghiên cứu liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề - Tài liệu tổng quan chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh..tại làng nghề hoa kiểng tại quận 12 và quận Thủ Đức. Những thông tin, số liệu này đƣợc tổng hợp, thu thập thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan chức năng và từ các trang web liên quan. c. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nƣớc - Lấy mẫu đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại làng nghề hoa kiểng quận 12 và quận Thủ Đức, với các chỉ tiêu cần phân tích nhƣ sau: TSS, COD, tổng N, tổng P, … - Đối với phƣơng pháp đo đạc, lấy mẫu tại hiện trƣờng và phân tích tại phòng thí nghiệm: lấy các mẫu nƣớc giếng chƣa qua xử lý, và các mẫu đất của hộ trồng mai và trồng lan, canh kiểng đại diện. Việc đo đạc lấy mẫu hiện trƣơng và phân tích tại phòng thí nghiệm đƣợc thực hiện theo các yêu cầu đã đƣợc chuẩn hóa. Kết quả của phƣơng pháp này giúp đánh giá đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất, chất lƣợng nƣớc ngầm….của nơi sản xuất hoa kiểng. - Các mẫu nƣớc sẽ tiến hành phân tích 4 chỉ tiêu. Mẫu đất đƣợc phân tích 2 chỉ tiêu.Toàn bộ thí nghiệm phân tích đƣợc tiến hành tại phòng thí nghiệm Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Tp. Hồ Chí Minh. Các thông số đƣợc phân tích theo phƣơng pháp chuẩn (standard methods) và đƣợc mô tả trong bảng 0-1 và 0-2:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1