intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại TPHCM

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại TPHCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG THỦY SẢN TẠI TPHCM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. THÁI VĂN NAM Sinh viên thực hiện : LÊ CÔNG HOÀN VŨ MSSV : 1211090116 Lớp : 12DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: CNSH – TP – Môi Trường PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Lê Công Hoàn Vũ MSSV: 1211090116 Lớp: 12DMT01 Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường 2. Tên đề tài : Đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại TPHCM. 3. Các dữ liệu ban đầu : - Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp từ năm 2004 – 2015 ở TPHCM. - Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại TPHCM - Nồng độ COD và TSS, lượng nước thải ra mỗi quý của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản giai đoạn 2014 – 2015. 4. Các yêu cầu chủ yếu : - Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp. - Tổng quan về các công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng môi trường. - Thực trạng thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM nói chung, ngành chế biến nông thủy sản nói riêng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí. 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Đánh giá thực trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với ngành chế biến nông thủy sản tại TPHCM. 2) Đề ra các giải pháp nâng cao công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với đặc thù ngành chế biến nông thủy sản.
  3. BM05/QT04/ĐT Ngày giao đề tài: 14/05/2016 Ngày nộp báo cáo: 08/08/2016 TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan, đồ án tốt nghiệp này hoàn toàn hình thành và phát triển từ những quan điểm của em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Thái Văn Nam. Các số liệu và kết quả tính toán trong đồ án tốt nghiệp là trung thực. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Công Hoàn Vũ
  5. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các Thầy, các Cô trong khoa môi trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt những năm học vừa qua. Những kiến thức mà các Thầy, các Cô đã truyền dạy cho em sẽ mãi mãi theo em trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Văn Nam, người thầy đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian làm đồ án, để em có thể hoàn thiện đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh, chị Võ Kim Thành người đã cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành được đồ án này. Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian làm đồ án tốt nghiệp có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình của quý thầy cô. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2016 Lê Công Hoàn Vũ
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4 5. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................7 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ..........................................................................................7 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN ............................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở TP.HCM....................................................9 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT .....................9 1.1.1. Hệ thống sông và kênh rạch tại TPHCM ..........................................................9 1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại TPHCM .....................................................10 1.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ...........................13 1.2.1. Thành phần, tính chất hóa học nguyên liệu thủy sản ......................................13 1.2.2. Quy trình chế biến thủy sản điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh .................14 1.2.2.1. Công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh ......................................................15 1.2.2.2. Công nghệ chế biến đồ hộp cá .....................................................................15 1.2.3. Thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản .........................................16 1.2.4. Tác động của nước thải thủy sản .....................................................................19 1.3. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH CBNS .......................20 1.3.1. Dòng thải của một số loại hình chế biến nông sản tại TP.HCM .....................21 1.3.2. Thành phần cơ bản có trong nước thải sản xuất nông sản ..............................22 1.4. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CBNTS Ở TP.HCM...................................................................................23 1.5. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC MẶT TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.....25 1.6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI ...................................................26 CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ....... 28 i
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM 2.1. CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG .28 2.1.1. Lệ phí ô nhiễm ................................................................................................29 2.1.1.1. Lệ phí thải nước ...........................................................................................29 2.1.1.2. Phí không tuân thủ .......................................................................................30 2.1.1.3. Phí dịch vụ môi trường.................................................................................31 2.1.1.4. Lệ phí sản phẩm ...........................................................................................31 2.1.1.5. Các lệ phí hành chính ..................................................................................32 2.1.2. Áp dụng các chế độ thuế phân biệt .................................................................32 2.1.3. Trợ cấp môi trường .........................................................................................33 2.1.4. Thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm.................................................33 2.1.4.1. Các giấy phép ô nhiễm có thể chuyển nhượng ............................................34 2.1.4.2. Bảo hiểm trách nhiệm ..................................................................................35 2.1.5. Ký quỹ - hoàn trả.............................................................................................35 2.1.6. Trái phiếu môi trường .....................................................................................36 2.1.7. Quỹ môi trường ...............................................................................................37 2.1.8. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi .............................................................37 2.1.9. Đền bù thiệt hại ...............................................................................................37 2.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI .......................................................................................................................38 2.2.1. Lợi ích về kinh tế ............................................................................................38 2.2.2. Lợi ích về môi trường .....................................................................................38 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ THỰC HIỆN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI ...........................................................38 2.3.1. Cộng Hòa Pháp ...............................................................................................41 2.3.2. Liên Bang Nga ................................................................................................42 2.3.3. Ba Lan .............................................................................................................44 2.3.4. Trung Quốc .....................................................................................................45 2.3.5. Philippines .......................................................................................................48 2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI ..........................50 ii
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM 2.4.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào ......................50 2.4.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận .............................................................................50 2.4.3. Tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra ..................................................................51 2.4.4. Tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm ...........................................................52 2.4.5. Tính phí dựa vào phí biến đổi và phí cố định .................................................52 2.5. CĂN CỨ TÍNH PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI.......................................53 2.6. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÍ NƯỚC THẢI TẠI VIỆT NAM ... .......................................................................................................................54 2.6.1. Phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP...........................55 2.6.2. Mức thu phí nước thải công nghiệp theo Thông tư 63/2013/TTLT-BTC- BTNMT .....................................................................................................................56 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TPHCM......................................................59 3.1. TÌNH HÌNH XẢ THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG THỦY SẢN VÀO KÊNH RẠCH TẠI TPHCM ......................................................59 3.1.1. Đánh giá tác động của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản lên chất lượng nước kênh rạch nội thành TPHCM .................................................................59 3.1.2. Đánh giá hiện trạng và chất lượng nước kênh rạch TPHCM ..........................62 3.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TPHCM ..........................................................68 3.3. THỰC TRẠNG THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TPHCM .................................................................................71 3.3.1. Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 12/2004 đến 6/2005 .................................................................................................................71 3.3.2. Tình hình thu phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ..................................................72 3.3.3. Thực hiện theo Nghị định 25/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT- BTC-BTNMT .................................................................................75 iii
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM 3.4. TÌNH HÌNH THU PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG THỦY SẢN TẠI TPHCM ........................................75 3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ..............................................81 3.5.1. Thuận lợi .........................................................................................................81 3.5.2. Khó khăn .........................................................................................................82 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ......................................................................................................84 4.1. THỬ NGHIỆM TÍNH TOÁN PHÍ BVMT NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NÔNG THỦY SẢN ...........................................84 4.1.1. Tính phí nước thải theo công thức ban hành trong nghị định của Bỉ..............84 4.1.2. Tính phí nước thải theo công thức Cộng Hòa Pháp ........................................88 4.1.3. SO SÁNH MỨC PHÍ CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VỚI MỨC PHÍ THEO THÔNG TƯ 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT .................................................91 4.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP .....................93 4.2.1 Giải pháp đề nghị .............................................................................................93 4.2.1.1 Đối với mức thu phí cố định (lượng nước thải ra dưới 30 m3/ngày đêm) ....93 4.2.1.2. Mức phí đối với cơ sở sản xuất có lượng xả thải trên 30 m3/ngày đêm.......94 4.2.2. Giải pháp quản lý ............................................................................................96 4.2.3. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ ...................................................................100 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 101  KẾT LUẬN .................................................................................................101  KIẾN NGHỊ ................................................................................................102 iv
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1. BOD Biochemical Oxygen Deman: Nhu cầu oxy hóa học 2. BVMT Bảo vệ môi trường 3. CBNTS Chế biến nông thủy sản 4. CBTS Chế biến thủy sản 5. COD Chemical Oxygen Deman: Nhu cầu oxy hóa học 6. CP Cổ phần 7. DN Doanh nghiệp 8. ĐTM Đánh giá tác động môi trường 9. EC European Union: Liên Minh châu Âu 10 KCN Khu công nghiệp 11. KHCNMT Khoa học công nghệ môi trường 12. KT – XH Kinh tế - Xã hội 13. LVS Lưu vực sông 14. LĐP Lãnh đạo phòng 15. NTCN Nước thải công nghiệp 16. NĐ – CP Nghị định – Chính phủ 17. NV Nhân viên 18. OECD Organization for Economic Cooperation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 19. TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 20. TSS Total Suspended Solids: Tổng chất rắn lơ lửng 21. TP Trưởng phòng v
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trên LVS Đồng Nai ............................................................................................................................10 Bảng 1.2: Đặc trưng ô nhiệm nước thải chế biến thủy sản ......................................17 Bảng 1.3: Thành phần nước thải chế biến thủy sản .................................................18 Bảng 1.4: Thành phần nước thải đầu vào của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản ...................................................................................................................................20 Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu cho một số loại hình CBNS ........... 21 Bảng 1.6: Tính chất nước thải chế biến nông sản ....................................................23 Bảng 2.1: Lệ phí ô nhiễm/ lệ phí xả thải ..................................................................30 Bảng 2.2: Phí nước thải tại các nước OECD ...........................................................39 Bảng 2.3: Mức phí ô nhiễm tại Pháp, 1993 ............................................................. 41 Bảng 2.4: Mức phí gốc đánh vào một số chất gây ô nhiễm nước tại Nga 1993 ......43 Bảng 2.5: Mức phí ô nhiễm tính theo các ngành khác nhau ....................................44 Bảng 2.6: Hệ số qui đổi chất ô nhiễm sang COD tương đương tại Trung Quốc .....47 Bảng 3.1: Thống kê lượng nước thải ở các cơ sở có lưu lượng trên 30 m3/ngày ....61 Bảng 3.2: Nguồn ô nhiễm trọng điểm ......................................................................62 Bảng 3.3: Thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp của TPHCM từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2005 ........................................................................................72 Bảng 3.4: Tình hình thu phí từ năm 2004 đến năm 2010 ........................................73 Bảng 3.5: Tình hình thu phí từ năm 2011 đến quý 2 năm 2013 ..............................74 Bảng 3.6: Tình hình thu phí từ quý 3 năm 2013 đến năm 2015 ..............................75 Bảng 3.7: Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản đã nộp giai đoạn 2014 – 2015 ................................76 Bảng 3.8: Nồng độ COD và TSS, lượng nước thải ra mỗi quý của các doanh nghiệp CBNTS giai đoạn 2014- 2015 ..................................................................................79 Bảng 4.1: Tổng số phí mà doanh nghiệp phải nộp theo Nghị định của Bỉ ..............86 Bảng 4.2: Mức phí cho các thông số ô nhiễm ..........................................................88 vi
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM Bảng 4.3: Tổng số phí mà doanh nghiệp chế biến nông thủy sản phải nộp theo quy định của Cộng Hòa Pháp ..........................................................................................89 Bảng 4.4: Bảng so sánh mức phí ..............................................................................91 Bảng 4.5: Thông số nước thải công ty CP CBTS Số 3 ............................................95 Bảng 4.6: Mức phí phải nộp .....................................................................................95 Bảng 4.8: Hệ thống và cơ cấu cần được xây dựng để giảm tải lượng .....................99 vii
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM DANH MỤC H NH V I ĐỒ Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................5 Hình 2.1: Mức thu phí ở Nga ...................................................................................42 Hình 3.1: Sự phân bố các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản trên địa bàn TPHCM ....................................................................................................................60 Hình 3.2: Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành ...64 Biểu đồ 3.1: Chỉ số COD kênh rạch nội thành .........................................................65 Biểu đồ 3.2 : Chỉ số BOD kênh rạch nội thành ........................................................66 Hình 3.3: Quy trình thu phí tại TPHCM ..................................................................69 Biểu đồ 3.3: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong giai đoạn 2004 đến 6 tháng đầu năm 2013 .....................................................74 Biểu đồ 4.1: Mức phí nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp CBNTS .........93 Hình 4.1: Quy trình lập kế hoạch kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm .......................98 viii
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, hội nhập về kinh tế lẫn văn hóa. Nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng là vấn đề nan giải của các nước đang phát triển như Việt Nam. Một trong những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt là làm thế nào để hạn chế ô nhiễm trong điều kiện nền nền công nghiệp đang phát triển. Trước hết phải nhắc đến nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty và nhà máy, lượng nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được thải ra môi trường bên ngoài cũng tăng đáng kể. Phần lớn các doanh nghiệp xả thải ra môi trường với lượng nước thải đã qua xử lý nhưng việc xử lý chỉ mang tính chất tương đối, các doanh nghiệp không xử lý hết toàn bộ lượng nước thải mà họ thải ra là do chi phí xử lý cao, việc xử lý đòi hỏi nhiều thời gian và cần hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Vì thế, lượng nước thải được thải ra từ các doanh nghiệp mang theo khá lớn hàm lượng chất gây nguy hại cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Lượng nước thải công nghiệp này sẽ lắng đọng và tích tụ lâu ngày xuống đáy ao, hồ, sông, rạch nơi nó được thải ra từ đó gây ảnh hưởng xấu cho các loài thủy sinh, thậm chí làm chết cả dòng sông và gây hại cho người dân sống gần đó. Theo tổng cục thống kê thì trong 3 tháng đầu năm 2016, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3504 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 1286 vụ với tổng số tiền phạt gần 350 tỷ đồng [1]. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Giống như các loại thuế hay phí môi trường khác, phí nước nước thải hoạt động theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, qua đó tạo động lực để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Phí nước thải đã SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 1
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, chẳng hạn từ năm 1961 ở Phần Lan, từ năm 1970 ở Thụy Điển, từ năm 1980 ở Đức...và mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở các nước này. Một trong những công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng đối với nước thải ở nước ta là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Nghị định có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2004 và được triển khai thực hiện tại tất cả các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng… Một loạt các câu hỏi liên quan đến việc thu phí như: thu phí có mang lại hiệu quả trong công tác quản lý nguồn xả thải không? Việc thu phí có làm giảm lượng nước thải được xả thải ra môi trường bên ngoài chưa? Số lượng các doanh nghiệp tuân thủ, đóng phí qua các năm như thế nào? Những khó khăn trong vấn đề phân loại doanh nghiệp phải đóng phí? Cách tính định mức thu phí, phí thu có phù hợp không? Chính vì những lý do trên, đề tài “Đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại TPHCM” là cần thiết nhằm đánh giá thực trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đồ án tốt nghiệp tập trung hướng vào 2 mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 2
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện các nội dung sau:  Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu có liên quan. - Tổng hợp và biên hội số liệu, tài liệu về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. - Tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp cũng như ngành nghề sản xuất để xác định nguồn gây ô nhiễm nước thải. - Tìm hiểu một số khu vực ô nhiễm công nghiệp điển hình trên hệ thống kênh rạch làm ảnh hưởng đến nguồn nước.  Nội dung 2: Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nước thải tại TPHCM. - Thông qua số liệu quan trắc chất lượng nước trên các tuyến sông, kênh rạch chính trên địa bàn Thành phố từ đó đánh giá khả năng tiếp nhận đối với các thông số (BOD5, COD, NO3-, PO43-, N-NH3…) cũng như khả năng tự làm sạch của hệ thống kênh nội thành TPHCM. - Từ vị trí phân bố các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản trên địa bàn Thành phố qua đó đánh giá tác động của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản có lượng xả thải trên 30 m3/ngày.đêm lên chất lượng nước kênh rạch nội thành TPHCM.  Nội dung 3: Phân tích thực trạng thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. - Diễn giải quy trình thực hiện thu phí tại Thành phố. - Tình hình thu phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và theo Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT. - Tình hình thu phí nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản. SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 3
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM - Đánh giá thực trạng kê khai của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản có lượng xả thải trên 30 m3/ngày.đêm thông qua nồng độ COD, TSS giai đoạn 2014 – 2015.  Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. - So sánh sự khác biệt trong mức thu phí và cách tính phí của Việt Nam và các nước trên thế giới.  Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. - Kế thừa kinh nghiệm và những mặt hạn chế trong và ngoài nước đề xuất mức thu phí mới đối với ngành chế biến nông thủy sản. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp luận Chúng ta thấy rằng giữa thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, giữa hai công cụ này có một số điểm chung, đặc biệt là cùng đánh vào người gây ô nhiễm. Mục tiêu đánh thuế và thu phí cũng có nhiều điểm chung, trong đó có việc làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm thải ra môi trường. Nếu xác định mức thuế và phí thích hợp có thể khuyến kích các cơ sở sản xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi ra môi trường. Mức thuế thu được đánh theo sản lượng và do đó để tối đa hóa lợi nhuận xã hội thì doanh nghiệp phải chịu mức thuế/ phí tại mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp. Với mức thuế này buộc người sản xuất phải điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu Q* để đạt tối đa hóa lợi nhuận xã hội. Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi quy trình công nghệ để làm giảm thải chất ô nhiễm mà vẫn giữ được sản lượng tối ưu thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phí để làm giảm chất ô nhiễm hay xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.Thông thường, chi phí xử lý chất thải sẽ thấp hơn phí môi trường mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đầu tư làm giảm thải chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí vì nó có lợi cho doanh SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 4
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM nghiệp. Ngược lại, khi chi phí xử lý cao hơn phí gây ô nhiễm phải trả, lúc đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án nộp phí vì như vậy sẽ rẻ hơn so với việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thải gây ô nhiễm. Mục tiêu của việc thu phí bảo vệ môi trường có thể khác nhau, có thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm hoặc nhằm mục đích tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Phí bảo vệ môi trường mang tính trung lập, có tác dụng khuyến kích doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để có lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng môi trường qui định, và không vì mục tiêu lợi nhuận mà hủy hoại môi trường. Toàn bộ quá trình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ nghiên cứu (Hình 1). Tổng hợp, biên hội tài liệu liên quan Hiện trạng chất lượng kênh, Tình hình thu phí bảo vệ môi rạch nơi tiếp nhận nước thải của trường đối với nước thải công các doanh nghiệp nghiệp Phân tích thực trạng ô nhiễm Phân tích đánh giá hiệu quả của môi trường nước đo nước thải việc thu phí bảo vệ môi trường công nghiệp đối với nước thải công nghiệp So sánh phương pháp tính phí của Việt Nam và các nước trên thế giới Đề xuất giải pháp Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 5
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp thu thập thông tin Nhằm thu thập các thông tin về ngành chế biến nông thủy sản hiện nay và thông tin về các cơ sở chế biến nông thủy sản ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc sử dụng phương pháp thông tin là rất cần thiết và đem lại nhiều hiệu quả. Thông tin sẽ được thu thập từ 2 nguồn chính là:  Những thông tin thu thập thông qua cán bộ Chi cục môi trường, những người tiếp xúc trực tiếp với chủ cơ sở chế biến nông thủy sản.  Những thông tin gián tiếp được thu thập thông qua những tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề liên quan đến hoạt động chế biến nông thủy sản. - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Thống kê, xử lý số liệu sau khi đã thu thập được, nhằm rút ra những nhận xét và kết luận về tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM. - Phương pháp đánh giá, so sánh Dựa vào các quy trình chế biến, các thông số ô nhiễm môi trường, mức độ sử dụng nước từ đó so sánh nhằm phân tích, đánh giá mức phí mà doanh nghiệp phải đóng ứng với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đồng thời so sánh mức phí của 06 doanh nghiệp chế biến nông thủy sản điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh theo các phương pháp tính khác nhau. - Phân tích, tổng hợp Trên cơ sở những thông tin có được cùng những số liệu và tài liệu liên quan thu thập được, phân tích, chọn lọc và tổng hợp một cách hợp lý để có được sự phản ánh chung, đầy đủ về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 6
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM 5. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của ngành chế biến nông thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ngành chế biến nông thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và trung ương nhằm đầu tư phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải; buộc người nộp phí phải đầu tư các công trình, biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép trước khi xả thải ra môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước. - Phí bảo vệ môi trường buộc doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc việc đầu tư cho công nghệ xử lý hay không và chi phí cho việc lắp đặt này có thể là quá lớn đối với chịu nộp phí nước thải, sự lựa chọn tùy thuộc vào chiến lược phát triển của công ty, không cản trở việc kinh doanh của của các doanh nghiệp. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN PHẦN 1:MỞ ĐẦU Giới thiệu tổng quan về đề tài tài, tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp luận và nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. PHẦN 2: NỘI DUNG LUẬN VĂN SVTH: Lê Công Hoàn Vũ 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2