Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh - TKV
lượt xem 5
download
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật "Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh - TKV" trình bày các nội dung: Tổng quan về tình hình sản xuất, tai nạn lao động trong các mỏ than hầm lò trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây; Đánh giá tình hình về tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh; Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh - TKV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh - TKV
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Quảng Ninh, ngày 26 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn ký tên Lê Trung Cường Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 1
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................... . .........1 MỤC LỤC.......................................................................................................... 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... .6 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ .7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................. .9 MỞ ĐẦU ................................................................................................ . .....11 Chương 1. Tổng quan về tình hình sản xuất và tai nạn lao động .......................13 1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới …...............................13 1.1.1. Trữ lượng than hầm lò trên thế giới ...................................................................15 1.1.2. Tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới .....................................................16 1.1.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng than .....................................................................18 1.2. Tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh .................................21 1.2.1 Khái quát về bể than vùng Quảng Ninh..............................................................21 1.2.1.1. Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh .............................................21 1.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất ............................................................................22 1.2.1.3. Đặc điểm cấu tạo vỉa than..............................................................................22 1.2.1.4. Địa chất thủy văn...........................................................................................22 1.2.1.5. Độ chứa khí và tính tự cháy...........................................................................22 1.2.1.6. Chất lượng than của bể than Quảng Ninh......................................................23 1.2.2. Hiện trạng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh............................23 1.2.2.1. Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ.................................................................23 1.2.2.2. Công nghệ khai thác áp dụng .......................................................................23 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 2
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 1.3. Tổng quan về tình hình khai thác than ở Công ty than Quang Hanh ...........................25 1.3.1 Khái quát đặc điểm và điều kiện địa chất.....................................................................25 1.1.3.1. Điều kiện địa lý..............................................................................................25 1.1.3.2. Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị............................................................26 1.1.3.3. Điều kiện khí hậu...........................................................................................26 1.1.3.4. Quá trình thăm dò và các khai thác khu mỏ..................................................27 1.1.3.5. Điều kiện địa chất..........................................................................................28 1.1.3.6. Cấu tạo các vỉa than ................................................................................. 29 1.1.3.7. Phẩm chất than...............................................................................................30 1.1.3.8. Địa chất thủy văn...........................................................................................31 1.1.3.8. Địa chất công trình........................................................................................32 1.1.3.9. Trữ lượng......................................................................................................33 1.3.2. Hiện trạng khai thác tại công ty than Quang Hanh..........................................34 1.3.2.1. Khai thông và chuẩn bị................................................................................34 1.2.3.2. Hệ thống khai thác.......................................................................................34 1.2.3.3. Công tác vận tải...........................................................................................36 1.2.3.4. Công tác thông gió ....................................................................................36 1.3.3. Kết luận chương 1...........................................................................................37 Chương 2. Đánh giá tình hình tai nạn lao động và nghiên cứu quy luật tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh.............................................................38 2.1. Tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 2018.....................................................................................38 2.2. Tình hình TNLĐ ở Công ty than Quang Hanh giai đoạn 2008 2018.............40 2.3. Nghiên cứu thời điểm, quy luật TNLĐ tại Công ty than Quang Hanh..............44 2.3.1. Phân tích tai nạn lao động theo sản lượng.......................................................45 2.3.2. Phân tích tai nạn lao động theo mức độ ..........................................................46 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 3
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 2.3.3. Phân tích tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn lao động .............................49 2.3.4. Phân tích lao động theo bậc thợ .....................................................................................53 2.3.5. Phân tích tai nạn lao động theo tuổi nghề...........................................................56 2.3.6. Phân tích tai nạn lao động xảy ra theo quý.........................................................58 2.4. Kết luận chương 2..................................................................................................63 Chương 3. Dự báo TNLĐ và đề xuất biện pháp giảm thiểu TNLĐ ............. ....65 3.1. Dự báo tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình khai thác...........................65 3.1.1. Các nguy cơ TNLĐ trong hầm lò:......................................................................65 3.1.1.1 Cháy nổ khí CH4.............................................................................................65 3.1.1.2. Sự cố nổ bụi than ..................................................................................65 3.1.1.3 Nguy cơ sập đổ lò ..........................................................................................65 3.1.1.4. Nguy cơ ngạt khí ...........................................................................................66 3.1.1.5. Nguy cơ bục nước..........................................................................................66 3.1.1.6. Nguy cơ do vận hành các thiết bị ..................................................................66 3.1.1.7. Vận tải bằng tầu, goòng.................................................................................66 3.1.1.8 Nguy cơ điện giật ..........................................................................................66 3.1.1.9. Vận tải bằng băng tải, máng cào, tời trục, máng trượt...................................67 3.1.1.10 Công đoạn dỡ tải........................................................................................67 3.1.2. Định hướng phát triển Công ty than Quang Hanh đến năm 2025....................67 3.1.3. Nghiên cứu dự báo TNLĐ Công ty than Quang Hanh đến năm 2025.............69 3.1.3.1. Lựa chọn phương pháp dự báo......................................................................69 3.1.3.2. Dự báo TNLĐ của mỏ trong các năm tới......................................................70 3.2. Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu TNLĐ ở Công ty than Quang Hanh..........72 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 4
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 3.2.1. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ............................................................................72 3.2.2. Công nghệ khai thác...........................................................................................73 3.2.3. Biện pháp về đào chống lò.................................................................................73 3.2.4. Ngăn ngừa cháy nổ khí CH4..............................................................................74 3.2.5. Ngăn ngừa bục nước mỏ....................................................................................76 3.2.6. Phòng chống cháy mỏ........................................................................................77 3.2.7. Giải pháp về thông gió.......................................................................................77 3.2.8. Giải pháp về cung cấp năng lượng....................................................................78 3.2.9. Các giải pháp phòng chống TNLĐ trong vận tải.............................................78 3.2.10. Các giải pháp tổ chức - quản lý.......................................................................79 3.2.11. Các giải pháp trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực..................80 3.2.12. Công tác truyền thông và công tác kiểm tra, giám sát ....................................81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................82 Kết luận........................................................................................................................82 Kiến nghị .....................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................84 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 5
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LC Lò chợ TN Tây Nam TB Tây Bắc TB Trung bình V Vỉa CO2 Khí Cácbonnich CH4 Khí mêtan C Cacbon O2 Ôxi H2 Hđro N2 Nitơ LV Lộ vỉa CL Cửa lò AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động TNLĐ Tai nạn lao động Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 6
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế giới và dự báo đến năm 2025 .......................................................................................14 Bảng 1.2. Dự báo sản lượng và tiêu thụ than trong thời gian tới.................................20 Bảng 1.3. Sản lượng than tiêu thụ đến năm 2035 của toàn thế giới............................20 Bảng 1.4. Trữ lượng than vùng Quảng Ninh ...............................................................21 Bảng 1.5. Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh ….......................24 Bảng 1.6 - Tổng hợp đặc điểm các vỉa than khu thiết kế............................................30 Bảng 1.7. Giá trị các thành phần nguyên tố trong than ..............................................31 Bảng 1.8. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của than...............................................................31 Bảng 1.9. Chỉ tiêu cơ lý đá..........................................................................................33 Bảng 2.1. Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2008 2018 .................................................................................38 Bảng 2.2. Sản lượng khai thác của Công ty than Quang Hanh ….............................40 Bảng 2.3. Thống kê số người tai nạn lao động khai thác than hầm lò ...........................41 Bảng 2.4. Tỷ lệ số tai nạn động/1 triệu tấn giai đoạn năm 2008 2018...................45 Bảng 2.5. Tỷ lệ mức độ nạn ở than Công ty than Quang Hanh ...............................47 Bảng 2.6. Tỷ lệ tai nạn theo mức độ/ 1 triệu tấn than ..............................................48 Bảng 2.7. Thống kê TNLĐ theo nguyên nhân giai đoạn 2008 2018.......................49 Bảng 2.8. Tỷ lệ số vụ theo nguyên nhân gây tai nạn lao động/1 triệu tấn ..............51 Bảng 2.9. Thống kê số tai nạn theo bậc thợ từ năm 2008 2018............................53 Bảng 2.10. Tỷ lệ số tai nạn theo bậc thợ/ 1 triệu tấn than .......................................55 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 7
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Bảng 2.11. Thống kê số TNLĐ theo tuổi nghề Công ty than Quang Hanh ............56 Bảng 2.12. Tỷ lệ tai nạn theo tuổi nghề/ 1 triệu tấn than ...........................................57 Bảng 2.13. Thống kê TNLĐ theo Quý ở Công ty than Quang Hanh..........................58 Bảng 2.14. Tỷ lệ số tai nạn lao động theo quý/ 1 triệu tấn than .................................60 Bảng 2.15. Thống kê TNLĐ Công ty than Quang Hanh theo ca ................................61 Bảng 2.16. Tỷ lệ số tai nạn lao động theo ca/ 1 triệu tấn than......................................63 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 8
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Biểu đồ thống kê sự gia tăng của dân số và mức tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế giới và dự báo đến năm 2025 ........................................15 Hình 1.2: Biểu đồ Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 2007 2016 ...............................................................................................................25 Hình 2.1. Biểu đồ thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2008 2018.......................................39 Hình 2.2. Biểu đồ thống kê sản lượng than khai thác giai đoạn 2008 2018....................40 Hình 2.3. Biểu đồ thống kê số người TNLĐ Công ty than Quang Hanh 2008 2018......42 Hình 2.4. Biểu đồ thống kê số người TNLĐ mức độ nhẹ giai đoạn 2008 2018..............42 Hình 2.5. Biểu đồ thống kê số người TNLĐ mức độ nặng giai đoạn 2008 2018............43 Hình 2.6. Biểu đồ thống kê số người TNLĐ chết người giai đoạn 2008 2018................43 Hình 2.7. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số TNLĐ /1000 tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018 ...............................................46 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 9
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Hình 2.8. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ mức độ TNLĐ ở Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018.............................................47 Hình 2.9. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ mức độ TNLĐ/1000 tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018................................................48 Hình 2.10. Biểu đồ so sánh số tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn lao động Công ty than Quang Hanh giai đoạn 2008 2018.........................50 Hình 2.11. Biểu đồ biểu thị phần trăm số tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn lao động Công ty than Quang Hanh giai đoạn 2008 2018..................................51 Hình 2.12. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ các nguyên nhân gây tai nạn lao động/ 1 triệu tấn than giai đoạn năm 2008 2018.....................................52 Hình 2.13. Biểu đồ thống kê tai nạn theo bậc thợ Công ty than Quanh Hanh từ năm 2008 2018 ........................................................54 Hình 2.14. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn theo bậc thợ/ 1 triệu tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018.......................................55 Hình 2.15. Biểu đồ thống kê số tai nạn theo tuổi nghề 2008 2018 ....................... 57 Hình 2.16. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn theo tuổi nghề/1 triệu tấn Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018 ............................................58 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 10
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Hình 2.17. Biểu đồ thống kê TNLĐ Công ty than Quang Hanh theo quý từ năm 2008 2018......................................................................................59 Hình 2.18. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn lao động theo quý 1 triệu tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018.....................60 Hình 2.19 Biểu đồ thống kê TNLĐ Công ty than Quang Hanh theo ca từ năm 2008 2018........................................................................................61 Hình 2.20. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn lao động theo quý/1 triệu tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018.............62 Hình 3.1. Sản lượng khai thác than Công ty than Quang Hanh giai đoạn đến năm 2025..............................................................................................68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành than là ngành khai thác khoáng sản trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Đặc biệt, hiện tại các mỏ than tiếp tục khai thác xuống sâu hơn và xa hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó, ý thức của người lao động chấp hành các quy định còn chưa cao nên tình trạng tai nạn lao động vẫn còn xảy ra. Có thể thấy rằng, việc xảy ra các tai nạn lao động (TNLĐ) trong ngành than cũng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng hơn là phải có các biện pháp ngăn chặn, nhằm giảm tối đa các tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Thực tế, ngành than được đánh giá là thực hiện có nền nếp công tác an toàn về sinh lao động và công tác an toàn luôn là vấn đề quan trọng được thực hiện quyết liệt hàng đầu của toàn ngành. Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ “Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 11
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác”. Để đáp ứng chiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tạo được bước phát triển cao, cả về năng suất lao động, công suất mỏ, tận thu tài nguyên triệt để và đặc biệt phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sản xuất. Do những đòi hỏi nêu trên, để đáp ứng nhu cầu các đơn vị sản xuất than hầm lò phải mở rộng, lập các dự án để khai than xuống sâu dưới mức thông thủy và đây chính là vấn đề thách thức lớn nhất đối với công tác an toàn mỏ. Vì theo đánh giá của nhiều nhà khoa học cho thấy khi càng khai thác xuống sâu thì nguy cơ hiểm họa tai nạn là rất lớn và khó kiểm soát, đặc biệt là các hiểm họa cháy nổ khí mỏ, bục nước mỏ, sập đổ lò do điều kiện lớp vỉa thay đổi. Trong những năm gần đây dù đã ý thức được vấn đề về an toàn mỏ, nhưng hàng năm chỉ tính riêng các mỏ than hầm lò thuộc vùng Quảng Ninh vẫn luôn xẩy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng như: Cháy nổ khí mỏ; bục nước, sập đổ lò, ngạt khí... làm chết hàng chục người, gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn về con người, cũng như vật chất. Chính vì vậy an toàn, bảo vệ con người trong khai thác mỏ hầm lò, hiện là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất, phương châm và chiến lược phát triển của ngành than, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng tránh nguy cơ tai nạn lao động xẩy ra. Không ngoài quan điểm coi con người là vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực để phát triển sản xuất, để giảm thiểu tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò và nhằm mục đích đánh giá, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò Công ty than Quang Hanh. Công ty than Quang Hanh là mỏ hầm lò có nguy cơ cao về hiểm họa khai thác mỏ, khai thác xuống sâu nguy cơ bục nước mỏ, sập đổ lò luôn tiềm ẩn cao, vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài " Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh- TKV " để làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá tình hình về tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh- TKV. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh - TKV Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 12
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình tai nạn lao động của Công ty than Quang Hanh - TKV. 4. Nội dung của luận văn - Tổng quan về tình hình sản xuất, tai nạn lao động trong các mỏ than Hầm lò trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây. - Đánh giá tình hình về tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh- TKV. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh - TKV 5. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu. - Phương pháp toán học xác suất. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của Luận văn được dựa trên cơ sở của khoa học thống kê và phương pháp toán học xác suất, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao. - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vì sẽ góp phần đáng kể vào việc phòng ngừa và giảm tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò. - Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, có thể ứng dụng vào trong sản xuất than hầm lò, để giảm tối thiểu nguy cơ rủi ro, tai nạn lao động theo chiến lược phát triển Công ty than Quang Hanh - TKV. 7. Cơ sở tài liệu - Tài liệu địa chất các vỉa than của Công ty than Quang Hanh. Hiện trạng đào lò, khai thác, thông gió vận tải các khu vực khai thác của Công ty than Quang Hanh; - Kế hoạch đào lò, khai thác than giai đoạn 2018-:-2021 của Công ty than Quang Hanh. Thống kê tình hình tai nạn lao động của Công ty than Quang Hanh; - Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030; Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 13
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ - Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Số liệu thống kê, tình hình sản xuất và tai nạn lao động Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam, Công ty than Quang Hanh giai đoạn 2007 2018; - Các tài liệu chuyên ngành, các bài viết về công tác an toàn trên các tạp chí: Công nghiệp mỏ; Khoa học công nghệ mỏ - Viện khoa học Công nghệ mỏ từ năm 2000 2018. 8. Cấu trúc Luận văn Luận văn gồm 3 chương được trình bày trong 84 trang A4 với 25 Bảng, 23 Hình vẽ, phần nội dung kết luận và kiến nghị. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy TS Nguyễn Văn Thản (hướng dẫn số 1) và TS Vũ Đức Quyết (hướng dẫn số 2). Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Khoa Mỏ&Công trình, Bộ môn Khai thác hầm lò đã giúp đỡn, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Văn Thản và các thầy trong Bộ môn khai thác hầm lò, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG MỎ HẦM LÒ TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ CÔNG TY THAN QUANG HANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới Nguồn năng lượng tự nhiên bao gồm: Dầu lửa, than đá, khí thiên nhiên, năng lượng nguyên tử và điện. Nếu không tính tới các nguồn năng lượng có khả năng tái sinh thì nguồn năng lượng tự nhiên hóa thạch chiếm khoảng 90%, trong đó than đá là một nguồn năng lượng quan trọng chiếm khoảng một phần tư nguồn năng lượng tự nhiên của thế giới. Cùng với sự gia tăng dân số trên toàn thế giới, lượng tiêu thụ năng lượng tự nhiên của thế giới cũng phát triển theo. Theo báo cáo của quỹ dân số thế giới Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 14
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Liên Hợp Quốc đến năm 2020 dân số thế giới sẽ đạt đến mức 7,85 tỷ người và đạt 8,9 tỷ người vào năm 2050. Ở các nước đang phát triển bao gồm các nước ở: Châu Á (Trừ Nhật Bản), Châu phi, Mỹ La tinh… sự gia tăng dân số quá nhanh, cộng với sự phát triển của các ngành công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với sự tiêu thụ các nguồn năng lượng, đã làm cho mức tiêu thụ tăng cao. Ước tính theo đà phát triển trên trong tương lai với tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn sẽ khiến lượng tiêu thụ năng lượng tự nhiên tăng không ngừng. Cụ thể mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ năng lượng dự báo đến năm 2025 được thể hiện theo bảng 1.1 và hình 1.1. Bảng 1.1. Thống kê sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế giới và dự báo đến năm 2025 Dân số Năng lượng Tỷ lệ tiêu STT Năm (100 triệu người) (100 triệu Kilolitre) thụ/người 1 1980 44 77 1.75 2 1985 49 84 1.71 3 1990 53 95 1.79 4 1995 58 100 1.72 5 2000 61 110 1.8 6 2005 62 115 1.83 7 2010 68 130 1.91 Dân số Năng lượng Tỷ lệ tiêu STT Năm (100 triệu người) (100 triệu Kilolitre) thụ/người 8 2015 72 145 2.01 9 2020 75 160 2.13 10 2025 79 175 2.21 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 15
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Hình 1.1. Biểu đồ thống kê sự gia tăng của dân số và mức tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế giới và dự báo đến năm 2025 1.1.1. Trữ lượng than hầm lò trên thế giới Trữ lượng xác minh than thế giới được thống kê tại thời điểm cuối năm 2015 vào khoảng 891.531 triệu tấn, gồm than antraxit, bitum là 403.199 triệu tấn (45,2%). Còn than đá bitum và than nâu là 488.332 triệu tấn (54,8%). Trong đó, ở khu vực châu Âu và Eurasia (Liên Xô trước đây): 310.538 triệu tấn (chiếm 34,8%); châu Á - Thái Bình Dương 288.328 triệu tấn (chiếm 32,3%); khu vực Bắc Mỹ 245.088 triệu tấn (chiếm 27,5%); khu vực Trung Đông - châu Phi 32.936 triệu tấn (chiếm 3,7%); Trung - Nam Mỹ 14.641 triệu tấn (chiếm 1,6%). Trong tổng trữ lượng than khu vực châu Âu và Eurasia 310.538 triệu tấn, gồm than á bitum, than non 217.981 triệu tấn (70,2%) và than antraxit, bitum 92.557 triệu tấn (29,8%). Trữ lượng than phân bố chủ yếu ở Liên bang Nga 157.010 triệu tấn (chiếm 17,6%), trong đó, antraxit và bitum 31,3%. Đức 40.548 triệu tấn (chiếm 4,5%), trong đó, antraxit và bitum 0,12%. Ukraina 33.873 triệu tấn (chiếm 3,8%), trong đó, antraxit và bitum 45,3%. Kazakhstan 33.600 triệu tấn (chiếm 3,8%), trong đó, antraxit và Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 16
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ bitum 64%. Séc Bi 13.411 triệu tấn (chiếm 1,5%), toàn bộ là than á bitum và than non. Thổ Nhĩ Kỳ 8.702 triệu tấn (chiếm 1,0%,0), trong đó, antraxit và bitum 3,7% và Ba Lan 5.465 triệu tấn (chiếm 0,6%), trong đó antraxit và bitum 76,5%. Trữ lượng than khu vực châu Á - Thái Bình Dương 288.328 triệu tấn, trong đó than antraxit và bitum 157.803 triệu tấn (54,7%), á bitum, than non 130.525 triệu tấn (45,3%). Trữ lượng than phân bố chủ yếu tại các nước: Trung Quốc 114.500 triệu tấn (chiếm 12,8%), trong đó, antraxit và bitum 54,3%. Australia 76.400 triệu tấn (chiếm 8,6%), trong đó antraxit và bitum 48,6%. Ấn Độ 60.600 triệu tấn (chiếm 6,8%), trong đó antraxit và bitum 92,6% và Indonesia 28.017 triệu tấn (chiếm 3,1%), toàn bộ là than á bitum và than non. Trữ lượng than khu vực Bắc Mỹ 245.088 triệu tấn, trong đó antraxit và bitum 112.835 triệu tấn (46,0%), á bitum, than non 132.253 triệu tấn (54,0%). Mỹ 237.295 triệu tấn (chiếm 26,6%), trong đó antraxit và bitum 45,7%. Canada 6.582 triệu tấn (chiếm 0,7%), trong đó antraxit, bitum 52,8%. Với mức sản lượng năm 2015, trữ lượng than thế giới đảm bảo khai thác trong 114 năm tiếp theo và hiện đứng đầu trong số các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Tuy nhiên, thời hạn khai thác của từng khu vực có sự chênh lệch khá lớn phản ánh phần nào chính sách và tốc độ khai thác tài nguyên than của các châu lục và từng nước. Cụ thể là tại khu vực châu Âu và Eurasia 273 năm, Bắc Mỹ 276 năm, châu Á - Thái Bình Dương 53 năm. Trữ lượng than thế giới đã giảm từ 1.031.610 triệu tấn xuống 909.064 triệu tấn năm 2005 và 891.531 triệu tấn năm 2015. 1.1.2. Tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới Từ năm 1991 đến 2015, tình hình khai thác than thế giới có những mốc sụt giảm đáng chú ý với nguyên nhân chính từ các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn trên thế giới. Cụ thể là: Giai đoạn 1991÷1993: Tăng trưởng khai thác than thế giới bị âm (-3,9%; -0,8% và -2,7%) do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng (tác động đến giao dịch thương mại quốc tế) và khủng hoảng của nền kinh tế Ấn Độ (một quốc gia khai thác, sử dụng than lớn trên thế giới). Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 17
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Giai đoạn 1997÷1998: Một lần nữa khai thác than tăng trưởng âm (-1,7%) khi châu Á - tiêu thụ than lớn nhất thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính. Giai đoạn 2002÷2003: Tốc độ tăng trưởng khai thác than thế giới giảm xuống dưới 1% khi kinh tế Nam Mỹ khủng hoảng. Giai đoạn 2008÷2009: Tốc độ tăng trưởng khai thác than thế giới giảm 0,02% khi cả thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính. Giai đoạn 2014÷2015: Tốc độ tăng trưởng khai thác than thế giới giảm 4,0%, chủ yếu do tác động của giá dầu giảm và suy giảm kinh tế làm cho nhu cầu than giảm. Châu Á dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác than gần như trong toàn giai đoạn 1991÷2015. Xu hướng sản xuất than trong 25 năm qua giữa các khu vực cũng có sự khác nhau. Khu vực Bắc Mỹ giảm, Trung Đông và châu Âu và Eurasia có xu hướng giảm. Trong khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung - Nam Mỹ có xu hướng tăng mạnh, nhưng đến 2015 thì giảm. Sản lượng than thế giới năm 2015 đạt 3.830,1 triệu TOE (tương ứng khoảng 7.820 triệu tấn), giảm 4,0% so với năm 2014. Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương chiếm 70,6%; khu vực Bắc Mỹ chiếm 12,9%; khu vực châu Âu và Eurasia chiếm 11% và châu Phi chiếm 3,9%. Trong đó, sản lượng than khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 2.702,6 triệu TOE (tương ứng khoảng 5.440 triệu tấn), giảm 2,9% so với năm 2014. Trong đó, Trung Quốc 1.827 triệu TOE (bằng 3.693 triệu tấn, chiếm 47,7%). Tiếp theo là Ấn Độ, Australia, Indonesia lần lượt là 283,9 triệu tấn TOE (681 triệu tấn); 275 triệu TOE (483,5 triệu tấn) và 241,1 triệu TOE (394,6 triệu tấn). Sản lượng than khu vực châu Âu và Eurasia đạt 419,8 triệu TOE (tương ứng khoảng 1.137,5 triệu tấn), giảm 3,1% so với năm 2014. Trong đó, Nga 184,5 triệu TOE (tương ứng khoảng 372 triệu tấn). Tiếp theo là Đức, Ba Lan và Kazacxtan lần lượt là 42,9; 53,7 và 45,8 triệu TOE (tương ứng 184,3; 136,6 và 106,3 triệu tấn). Sản lượng than Bắc Mỹ đạt 494,3 triệu TOE (tương ứng khoảng 888 triệu tấn), giảm 10,3% so với năm 2015. Trong đó, Mỹ 455,2 triệu TOE (tương ứng khoảng 812 triệu tấn), Canada 32,1 triệu TOE (tương ứng khoảng 60,9 triệu tấn). 1.1.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng than Giai đoạn 2013-2015 tiêu thụ than thế giới ổn định trong giai đoạn 1991÷2002, trung bình toàn giai đoạn vào khoảng 4,4 tỷ tấn/năm. Tuy nhiên, bước qua giai đoạn Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 18
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 2003÷2011, tổng lượng tiêu thụ than thế giới tăng vọt với lượng tiêu thụ trung bình toàn giai đoạn vào khoảng 6,2 tỷ tấn/năm (gấp gần 1,5 lần giai đoạn trước). Từ năm 2012 tiếp tục có xu hướng tăng, trong giai đoạn 2012-2014 lượng than tiêu thụ trung bình khoảng 7,34 tỷ tấn, tăng 18,4% so với bình quân giai đoạn 2003-2011. Trong đó, tăng chủ yếu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương - đặc biệt là tại Trung Quốc. Tổng lượng than tiêu thụ thế giới năm 2015 đạt 3.839,9 triệu TOE (tương ứng khoảng 7.320 triệu tấn), giảm 1,8% so với năm 2014. Trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2.798,5 triệu TOE (tăng 0,2% so với 2014), chiếm 72,9%; khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Eurasia lần lượt là 429,0 và 467,9 triệu TOE (giảm 12,1% và 2,7% so với 2014), tương ứng chiếm 11,2% và 12,2% sản lượng than tiêu thụ toàn thế giới. Trong tổng lượng than tiêu thụ khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2015, các nước tiêu thụ than lớn gồm: Trung Quốc (1.920,4 triệu TOE, tương ứng khoảng 3.545,4 triệu tấn, chiếm 50% tổng than tiêu thụ toàn thế giới ); Ấn Độ (407,2 triệu TOE); Nhật Bản (119,4 triệu TOE); Hàn Quốc (84,5 triệu TOE); Indonesia (80,3 triệu TOE); Úc (46,6 triệu TOE), Đài Loan (37,8 triệu TOE); Việt Nam (22,2 triệu TOE); Malaixia và Thái Lan (đều là 17,6 triệu TOE). Riêng Trung Quốc sau thời kỳ dài liên tục tăng cao, từ năm 2014 sản lượng than tiêu thụ có xu hướng giảm (năm 2014 giảm so với 2013 là 0,76% và 2015 giảm so với 2014 là 1,5%). Tại Bắc Mỹ, lượng tiêu thụ than của Mỹ đạt 396,3 triệu TOE, tương ứng khoảng 777,2 triệu tấn, chiếm 10,3% tổng tiêu thụ thế giới. Tại châu Âu và Eurasia, tổng lượng tiêu thụ than các nước Nga, Đức, Ba Lan lần lượt là: 88,7; 78,3; và 49,8 triệu TOE, tương ứng khoảng 166,0; 150,1 và 102,7 triệu tấn; chiếm tương ứng 2,3%; 2,0% và 1,3% tổng than tiêu thụ thế giới. Vì những ưu điểm của khoáng sản than như nguồn tiềm năng dồi dào, giá thành rẻ nên than chiếm 29,2%, đứng thứ hai trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của toàn thế giới năm 2015 (dầu 33,0%; khí tự nhiên 23,0%; thủy điện 6,8%; năng lượng hạt nhân 4,4% và năng lượng tái tạo khác 2,8%). Nhìn chung, việc sử dụng than chủ yếu tùy thuộc vào tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng và khả năng tiếp cận nguồn dầu mỏ, khí đốt của từng nước. Các nước có tỷ trọng sử dụng than cao thường là những nước có nguồn tài nguyên than dồi dào so với các nguồn tài nguyên năng lượng khác. Chẳng hạn như tỷ lệ sử dụng than trong tổng sử dụng năng lượng sơ cấp năm 2015 của Nam Phi 68,4%; Trung Quốc là 63,7%; Kazắcxtan 59,5%; Ấn Độ 58,2%; Ba Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 19
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Lan 52,4%; CH Séc 39,4%; Australia 35,5%; Ukraina 34,3%; CHLB Đức 24,4% (chỉ sau dầu là 34,4%)... Toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương là 50,9%. Thậm chí một số nước không có, hoặc có tài nguyên than rất ít nhưng vẫn có tỷ trọng sử dụng than cao như: Đài Loan 34,1%; Hàn Quốc 30,5%; Nhận Bản 26,6%. Ngay như Mỹ tỷ lệ sử dụng than chiếm tới 17,4% (chỉ sau dầu 37,4% và khí tự nhiên 31,3%). Hoặc nước Anh, sản lượng than khai thác trong nước chỉ 5,3 triệu TOE (bằng khoảng 8,4 triệu tấn than) nhưng tiêu thụ than tới 23,4 triệu TOE, chiếm khoảng 12,2% tổng sử dụng năng lượng sơ cấp (chỉ sau dầu 37,5% và khí tự nhiên 32,1%). Than chủ yếu dùng cho sản xuất điện. Hiện nay, nhiệt điện than vẫn là nguồn điện năng chủ yếu của thế giới, chiếm khoảng 41,2% tổng sản lượng điện, tiếp theo là khí 22,7%, thủy năng 16,8%, năng lượng hạt nhân 10,7%, dầu 4,8% và các nguồn năng lượng tái tạo khác 6,7%. Các nước có tỷ lệ nhiệt điện than lớn như: Trung Quốc 79%, Ấn Độ 67,9%, Australia 68,6%, Hàn Quốc 43,2%, Mỹ 39%, Đức, Ba Lan… Đặc biệt là một số nước như Hàn Quốc mặc dù trữ lượng than trong nước rất ít, sản lượng hàng năm chỉ khoảng 0,8 triệu TOE (bằng khoảng 1,8 triệu tấn), nguồn than chủ yếu từ nhập khẩu (khoảng 84 triệu TOE), nhưng có tỷ lệ nhiệt điện than cao, tới 43,2%. Hoặc Nhật Bản, hàng năm sản lượng than khai thác trong nước khoảng 0,6 triệu TOE (bằng khoảng 1,17 triệu tấn) nhưng tiêu thụ tới gần 120 triệu TOE, tương ứng khoảng 160-170 triệu tấn than và Đài Loan (Trung Quốc) tiêu thụ tới 38 triệu TOE, toàn bộ đều từ nguồn than nhập khẩu. Bảng 1.2. Dự báo sản lượng và tiêu thụ than trong thời gian tới Theo dự báo của FOCUSECONOMICS tháng 5/2016, sản lượng than đến năm 2035 của toàn thế giới như sau (triệu TOE): Khu vực 2015* 2020 2025 2030 2035 1. Bắc Mỹ 494,3 498 468 446 390 Tăng, giảm so với 2015, % 100 -0,75 -5,3 -9,8 -21,1 2. Châu Âu và Eurasia 419,8 402 393 388 385 Tăng, giảm so với 2015, % 100 -4,2 -6,4 -7,6 -8,3 Học viên: Lê Trung Cường Chuyên ngành: Khai thác mỏ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 348 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 185 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 226 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 212 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 166 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 240 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 170 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 160 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 152 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 201 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 146 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 156 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 166 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 113 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn