intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp kết nối cảng biển, khu chuyển tải với hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu giải pháp kết nối cảng biển, khu chuyển tải với hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực Quảng Bình" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khai thác cảng biển, khu chuyển tải; phân tích, đánh giá thực trạng khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo; luận văn đề xuất giải pháp nâng cao khả năng chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp kết nối cảng biển, khu chuyển tải với hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM --------- oOo -------- NGUYỄN ĐỨC TÙNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KẾT NỐI CẢNG BIỂN, KHU CHUYỂN TẢI VỚI HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI KHU VỰC QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT TP.HCM, 06 - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM --------- oOo -------- NGUYỄN ĐỨC TÙNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KẾT NỐI CẢNG BIỂN, KHU CHUYỂN TẢI VỚI HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI KHU VỰC QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ HÀNG HẢI MÃ SỐ: 8840106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƯỚC QUÝ PHONG TP.HCM, 06 - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy TS. Nguyễn Phước Quý Phong. Ngoài các nội dung tham khảo trong tài liệu đã được liệt kê trong phần “Tài liệu tham khảo”, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Tùng
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn về phương pháp và nội dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô Viện Hàng hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh cũng như trong quá trình làm luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn. Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Tùng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VÀ KHU CHUYỂN TẢI.................................................................................. 5 1.1. Tổng quan về hệ thống cảng biển và khu chuyển tải ......................................... 5 1.1.1 Khái niệm về cảng biển và khu chuyển tải ........................................................... 5 1.1.2. Chức năng của cảng biển .................................................................................... 7 1.1.3. Phân loại cảng biển ........................................................................................... 10 1.1.4. Vai trò cảng biển, hệ thống giao thông kết nối và các khu chuyển tải ................ 12 1.2. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển cảng biển trên thế giới .......................... 13 1.2.1. Xu hướng phát triển cảng biển trên thế giới ...................................................... 14 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển cảng biển ở một số quốc gia ......................................... 15 1.3. Cơ sở pháp lý khai thác cảng biển và khu chuyển tải ...................................... 19 1.4. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN, KHU CHUYỂN TẢI Ở KHU NEO TẠI KHU VỰC CẢNG BIỂN QUẢNG BÌNH ....................................... 21 2.1 Tổng quan cảng biển Việt Nam và Quảng Bình ................................................ 22 2.1.1 Cảng biển Việt Nam........................................................................................... 22 2.1.2 Cảng biển Quảng Bình ....................................................................................... 32 2.2. Thực trạng khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình ................................................................................................................ 41 i
  6. 2.2.1 Về hệ thống bến cảng và khu chuyển tải ............................................................ 41 2.2.1.1 Bến cảng Hòn La và khu chuyển tải Hòn La ................................................... 41 2.2.1.2 Cảng Thắng Lơi .............................................................................................. 42 2.2.1.3 Cảng Gianh ..................................................................................................... 42 2.2.1.4 Cảng xăng dầu Sông Gianh ............................................................................. 43 2.2.2. Thực trạng phát triển cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình ................................................................................................................ 43 2.2.2.1 Nhận xét chung ............................................................................................... 43 2.2.2.2 Về hạ tầng hàng hải ......................................................................................... 47 2.2.2.3 Về hạ tầng đường thủy nội địa......................................................................... 48 2.2.3 Kết quả đạt được từ khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình ................................................................................................ 51 2.2.4 Những tồn tại, hạn chế trong quá trình khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình ....................................................................... 52 2.2.4.1 Những tồn tại, hạn chế .................................................................................... 52 2.2.4.2 Nguyên nhân ................................................................................................... 53 2.3 Kết luận chương 2................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN TẢI Ở KHU NEO TẠI KHU VỰC CẢNG BIỂN QUẢNG BÌNH .............................................. 57 3.1. Phương án khai thác, tiếp nhận hàng hóa ở các cảng thủy nội địa kết nối đến hệ thống cảng biển và khu chuyển tải .............................................................................. 57 3.1.1. Phương án bảo đảm an toàn con người và phương tiện vận chuyển hàng hóa .... 62 3.1.2. Biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường ............................................................. 62 3.1.3. Các biện pháp ứng phó với những rủi ro về sự cố môi trường........................... 63 3.1.4. Biện pháp phòng chống cháy nổ ....................................................................... 64 3.2. Giải pháp nâng cao khả năng chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình ........................................................................................................................... 65 ii
  7. 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách......................................................................... 65 3.2.2. Giải pháp nhầm nâng cao năng suất giải phóng tàu nhanh .............................. 66 3.2.3. Giải pháp về nhân sự và đào tạo ....................................................................... 69 3.2.4. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính ......................................................... 69 3.2.5 Về Quy hoạch .................................................................................................... 70 3.2.6 Về đầu tư cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 71 3.3. Kết luận chương 3 ............................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 75 iii
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BGTVT Bộ giao thông vận tải CVHH Cảng vụ hàng hải ĐTNĐ Đường thủy nội địa GTVT Giao thông vận tải NQ Nghị quyết QĐ Quyết định TW Trung ương iv
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2: Bến cảng thuộc quản lý của Cảng vụ hàng hải Quảng Bình ....................... 35 Bảng 2.3: Vùng nước-khu chuyển tải-neo đậu tỉnh Quảng Bình ................................ 36 Bảng 2.4: Số liệu hàng hóa kết nối các phương thức vận tải đến cảng biển ............... 40 Bảng 2.5: Số lượt tàu và sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển ............................. 41 Bảng 2.6: Số lượt tàu và sản lượng hàng hóa thông qua khu chuyển tải ..................... 41 v
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hình ảnh mô phỏng cho cảng biển ............................................................. 6 Hình 1.2: Phân loại cảng theo chức năng ................................................................... 10 Hình 1.3: Phân loại cảng theo phạm vi phục vụ ......................................................... 12 Hình 1.4: Phân loại cảng theo tính chất, tầm quan trọng ............................................ 12 Hình 2.1: Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2015-2019 .................................................................................................. 26 Hình 2.2: Thị phần hàng hóa phân bổ giữa các khu vực trên cả nước ......................... 28 Hình 2.3: Dự báo lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 .......................................................................................................................... 31 Hình 2.4: Bản đồ tỉnh Quảng Bình............................................................................. 34 Hình 2.5: Quy hoạch nhóm cảng biển số 3................................................................. 38 Hình 2.6: Doanh thu vận tải đường thủy và kho bãi của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -2017 ................................................................................................................ 39 Hình 2.7: Cảng Hòn La.............................................................................................. 45 Hình 2.8: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hòn La giai đoạn 2015-2019 ............. 46 Hình 2.9: Khu chuyển tải Hòn La - Quảng Bình ........................................................ 48 Hình 2.10: Hải đồ khu vực kết nối hệ thống cảng biển, khu chuyển tải đến hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực cửa Gianh ................................................ 49 Hình 2.11: Hải đồ khu vực kết nối hệ thống cảng biển, khu chuyển tải đến hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực Hòn La .................................................... 50 vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 09/02/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị Quyết số 09-NQ/TW về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nghị Quyết đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của biển đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong đó nhấn mạnh đến việc phát huy tiềm năng biển để phát triển kinh tế hàng hải với mục tiêu sau năm 2020, kinh tế hàng hải sẽ vươn lên đứng đầu trong các lĩnh vực kinh tế biển. Sau 12 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế trong lĩnh vực hàng hải đặc biệt phát triển hệ thống cảng biển. Đến nay hệ thống cảng biển của Việt Nam bao gồm 31 cảng biển (chưa bao gồm 13 cảng biển dầu khí ngoài khơi)với 256 bến cảng, tổng chiều dài bến 59.405m, công suất thông qua đạt 470-500 triệu tấn/năm góp phần thông qua toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, các ngành công nghiệp gắn với biển và vận tải biển. Cảng biển hiện đại ngày nay không chỉ đơn thuần là nơi xếp dỡ hàng hóa mà còn là: cửa khẩu với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới; là trung tâm kết nối các phương thức giao thông vận tải; tổ chức các hoạt động vận tải trong chuỗi vận tải nội địa cũng như toàn cầu. Quảng Bình là tỉnh có nhiều nhà máy xi măng công suất lớn. Điển hình như các Nhà máy Xi măng Văn Hóa công suất 1,6 triệu tấn/ năm, Xi măng Sông Gianh có công suất 1,4 triệu tấn/ năm. Ngoài ra còn nhiều nhà máy xi măng công suất nhỏ…Hàng sản xuất ra đều thông qua cảng thủy nội địa và cảng biển khu vực. Ngược lại, nguyên nhiên liệu phục vụ các nhà máy nói trên cũng thông qua 1
  12. hệ thống cảng này, ở mức khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm. Những năm gần đây, nhu cầu thị trường quốc tế về mặt hàng xi măng và clinker tăng mạnh, số lượng tàu biển tại trọng lớn vào lấy hàng cũng tăng. Quảng Bình có 2 khu vực hàng hải là khu vực Hòn La và khu vực Sông Gianh. Hiện nay có 4 bến cảng nhưng cảng có luồng và bến tốt nhất mới chỉ đáp ứng cho tàu có trọng tải đến 10.000 tấn đủ tải và 15.000 tấn giảm tải. Đứng trong thế trận kết nối và cạnh tranh thế giới, Quảng Bình đứng trước tình thế một là phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng đầu tư, xây dựng cầu cảng cứng để đón tàu 40.000 – 50.000 tấn hai là chịu mất dần thị phần với các tỉnh lân cận. Trước đây clinker và xi măng phải vận chuyển bằng đường bộ từ nhà máy ra cửa Gianh rồi mới vận chuyển lên tàu. Nhưng do luồng hàng hải cảng Gianh có độ sâu thấp nên chỉ các tàu nhỏ mới vào được (tải trọng 800 – 900 tấn) vì thế hàng hóa không xuất bán cho quốc tế được. Còn nếu vận chuyển ra cảng Hòn La thì quãng đường dài hơn cả vài chục km. Trong khi ở đó tàu lớn nhất vào được cũng chỉ 15.000 tấn hạ tải. Thành ra, các công ty nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh cũng không chủ động được việc cung ứng hàng cho các đối tác, khó tìm đầu ra vì giá thành bị đẩy lên cao. So với yêu cầu nêu trên, hệ thống cảng biển Quảng Bình chưa phát huy hết những tiềm năng và lợi thế vốn có mà điểm nghẽn chính là công tác tổ chức giao thông và kết nối các phương thức vận tải đến cảng biển. Kết nối cảng biển đến các trung tâm sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế, chủ yếu thông qua 01 phương thức vận tải đơn thuần. Để tháo gở khó khăn cho Doanh nghiệp đồng thời giảm tải đường bộ, bảo vệ, tăng tuổi thọ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giảm tai nạn, ách tắc giao thông Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam về kết nối cảng biển với đường bộ, đường sắt và đường thủy (Logistics cảng biển). Cảng vụ Hàng hải (CVHH) Quảng Bình đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, cùng với các doanh nghiệp để thực hiện việc thiết 2
  13. lập khu chuyển tải. Kết nối hệ thống cảng biển, khu chuyển tải với hệ thống giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ) vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy xi măng đến cảng biển, khu chuyển tải. Do vậy, đề tài nghiên cứu là hết sức cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về thực trạng phát triển của hệ thống cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo khu vực cảng biển. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại tỉnh Quảng Bình, tập trung vào các khu vực cảng Sông Gianh và Hòn La. - Về thời gian: giai đoạn 2016-2019, định hướng đến năm 2030. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác cảng biển, khu chuyển tải; phân tích, đánh giá thực trạng khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo; luận văn đề xuất giải pháp nâng cao khả năng chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan lý luận và thực tiễn về khai thác cảng biển, khu chuyển tải - Phân tích, đánh giá trạng khai thác cảng biển, khu chuyển tải tại khu vực cảng biển Quảng Bình - Những tồn tại, hạn chế trong quá trình khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình. Đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu 3
  14. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tiếp cận vấn đề theo các phương pháp nghiên cứu sau: - Phần cơ sở lý luận, luận văn tiến hành thu thập, hệ thống hóa các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. - Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng khai thác hệ thống cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình trên cơ sở các số liệu thực tế được công bố, có liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất giải pháp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: luận văn đã tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống cảng biển và khu chuyển tải trên thế giới và Việt Nam - Ý nghĩa thực tiễn: luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng khai thác hệ thống cảng biển và khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình, làm sáng rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao khả năng chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về khai thác cảng biển và khu chuyển tải Chương 2: Đánh giá thực trạng khai thác cảng biển, khu chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình Chương 3: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao khả năng chuyển tải ở khu neo tại khu vực cảng biển Quảng Bình Kết luận, kiến nghị 4
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VÀ KHU CHUYỂN TẢI 1.1. Tổng quan về hệ thống cảng biển và khu chuyển tải 1.1.1 Khái niệm về cảng biển và khu chuyển tải Cảng là nơi xuất phát và tiếp nhận hàng hóa và hành khách đi và đến, được bố trí ở những nơi là đầu mối giao thông thuận lợi, có trang bị máy móc thiết bị thao tác kỹ thuật và phương tiện dịch vụ thích hợp để phục vụ sự đi lại của hành khách và luân chuyển hàng hóa, như: Cảng hàng không quốc tế, Cảng hàng không nội địa, Cảng sông, Cảng hành khách tàu biển, còn với phương thức vận tải đường bộ và đường sắt thì gọi Bến xe (xa cảng), Ga tàu hỏa… Riêng trong ngành đường biển phức tạp hơn. Trước kia, thông thường trong Anh ngữ người ta dùng từ “Harbor” để chỉ cảng biển. Đó là một khu vực ven biển với một phần diện tích được bao bọc tự nhiên bởi đất liền, nơi đến và đi thích hợp cho tàu thuyền trú sóng to, gió lớn. “Port” là một vùng của “Harbor” dành cho những con tàu thương mại neo đậu để xếp dở hàng hóa đón trả hành khách. Nhiều thế kỷ trôi qua, giao thương quốc tế phát triển mạnh mẽ, số lượng tàu thuyền ngày một đông hơn khiến các cảng biển phải mở rộng mặt bằng và cảng biển cũng dần thay đổi công năng của mình. Từ ngữ “Harbor” dùng để chỉ chức năng quản trị - hành chính của tổ chức chuyên về an toàn và luật pháp ở cảng, nhường lại cho từ “Port” - cảng hay “Seaport” - cảng biển không chỉ đơn thuần là điểm cuối của vận tải biển hay điểm dừng trong quá trình lưu chuyển hàng hóa mà nó đã trở thành trung tâm nối kết các phương thức vận tải, nơi diễn ra những dịch vụ Logistics (vận chuyển, xếp dỡ, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, trao đổi thông tin, tự do thương mại, tái chế biến…) và có nơi đã mở rộng thành những “trung tâm phân phối” của quốc gia, của khu vực hay toàn cầu, tạo ra 5
  16. những giá trị gia tăng mới phục vụ ngày một hiệu quả hơn cho dây chuyền lưu thông phân phối khắp thế giới, với chi phí thấp nhất. Cảng biển luôn là cửa ngõ ra thế giới bên ngoài. Sự gia tăng dân số thế giới, sự bùng nổ hàng hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và sự tăng trưởng ngoạn mục của thương mại hàng hải là động lực đằng sau việc xây dựng và mở rộng cảng. Phương thức vận chuyển mới và tăng quy mô tàu biển hiện đại đòi hỏi phải có sự thích ứng liên tục của các cảng hiện có và xây dựng các cảng mới. Hình 1.1: Hình ảnh mô phỏng cho cảng biển Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng”. 6
  17. Theo khoản 14 Điều 14 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, “Khu chuyển tải là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ khác.” Căn cứ vào Điều 74, Bộ luật hàng hải 2015, một cảng được xác định là cảng cần đảm bảo các tiêu chí sau đây: - Có vùng nước nối thông với biển; - Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn; - Có lợi thế về giao thông hàng hải; - Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển. 1.1.2. Chức năng của cảng biển Cảng biển có những chức năng cơ bản sau: - Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động. - Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá và đón trả hành khách. - Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi, bảo quản hàng hoá trong cảng. - Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. - Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá. Tuy nhiên, dưới góc độ khác cảng biển còn có các chức năng sau: - Chức năng đầu tàu phát triển kinh tế biển: Kinh tế biển bao gồm 6 ngành 7
  18. chính: Kinh tế cảng, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, kinh tế đóng tàu, kinh tế khai thác dầu khí và quặng dưới biển, kinh tế du lịch biển và kinh tế lấn biển. Trong đó, để phát triển nhanh bền vững kinh tế biển đối với một quốc gia như Việt Nam, hệ thống cảng biển phải xây dựng trước một bước. Cảng biển là động lực lôi kéo các ngành đóng tàu, đánh bắt hải sản, lấn biển... phát triển theo. - Chức năng vận chuyển và bốc xếp hàng hóa: Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển là điểm hội tụ của các tuyến vận tải khác nhau (đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không), tập trung cho mọi phương thức vận tải để thực hiện chức năng vận chuyển hàng hóa. - Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế: Với vị trí là đầu mối của các tuyến đường vận tải: đường sông, đường sắt, đường bộ... ngay từ đầu mới thành lập, các cảng biển đã là những địa điểm tập trung trao đổi buôn bán của các thương gia từ khắp mọi miền. Tại các vùng cảng có vị trí Châu lục, các khu vực phát triển kinh tế năng động... thì hoạt động trao đổi kinh doanh, thương mại lại càng diễn ra sôi động hơn. Các vùng cảng này nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ của khu vực mà còn của cả thế giới. - Chức năng phát triển thành phố và đô thị: Mối quan hệ tương quan giữa các cảng biển và thành phố là mối liên hệ tác động lẫn nhau. Cảng biển ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thành phố cảng theo các phương diện khác nhau: thành phố sẽ phát triển để đảm nhận vai trò tập trung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối nhập khẩu, các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu cũng sẽ được phát triển ở thành phố cảng. Thành phố cảng sẽ trở thành căn cứ của các đại lý của hãng tàu biển, các hãng bảo hiểm tàu thuyền, trung tâm thương mại thu hút các hãng buôn trong và ngoài nước, là nơi tập trung lao động từ nơi khác đổ về,... 8
  19. - Chức năng trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, du lịch và giải trí: Hoạt động của cảng còn tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong cả nước cũng như giữa các quốc gia với nhau bởi đi kèm với hoạt động giao lưu kinh tế là sự giao lưu về văn hóa. Các thương nhân nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...) mang đến đây những sản phẩm truyền thống cùng bản sắc văn hóa đậm đặc sắc của dân tộc mình. Dịch vụ cảng biển chủ yếu: là các chức năng phục vụ của cảng biển. Từ khái niệm về cảng biển có thể thấy hai chức năng phục vụ của cảng cho tàu và hàng. Như vậy cảng cung cấp các dịch vụ sau: - Đối với hàng hóa ra vào cảng: Cảng biển là nơi quá trình chuyên chở hàng hóa có thể được bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc. Do đó, tại cảng biển, hàng hóa có thể được hưởng các dịch vụ sau: + Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa vận chuyển đường biển: là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận tàu, với các phương tiện vận tải khác, khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, hay khi xếp, dỡ hàng hóa. + Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa với người chuyển chở và các chuyên môn khác. Ngoài ra, cảng biển còn thực hiện sửa chữa bao bì, đóng gói lại hàng hóa, ký mã hiệu cho hàng hóa nếu trong quá trình chuyên chở đến người nhận hàng bọ tổn thất trong phạm vi có thể sửa chữa tại cảng. - Đối với tàu ra vào cảng: Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu trong và sau mỗi cuộc hành trình. Nên mọi hoạt động điều hành giao dịch với tàu đều phải được thực hiện tại cảng, cụ thể là: 9
  20. + Dịch vụ đại lí tàu biển: là hoạt động thay mặt chủ tàu nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam. + Dịch vụ môi giới hàng hải: là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàng các cuộc liên quan đến hàng hóa và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, thuê tàu, thuê thuyền viên. + Dịch vụ lai dặt tàu biển và hoa tiêu hàng hải. + Dịch vụ cung ứng tàu biển: là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu lương thực thực phẩm cũng như các dịch vụ đối với thuyền viên… + Dịch vụ cứu hộ hàng hải. + Dịch vụ thông tin và tư vấn hàng hải. + Dịch vụ cho thuê cảng trung chuyển. + Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: là hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà, gõ rỉ, sơn, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị động lực, thông tin,… 1.1.3. Phân loại cảng biển Cảng biển được phân loại theo theo chức năng, theo phạm vi phục vụ và theo tính chất, tầm quan trọng của cảng như sau: 1.1.3.1. Theo chức năng của cảng Căn cứ vào chức năng hoạt động, cảng biển được phân loại như sau: Phân loại cảng theo chức năng Cảng Cảng Cảng Cảng Cảng tổng Container chuyên trung cạn hợp dụng chuyển (ICD) Hình 1.2: Phân loại cảng theo chức năng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2