Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu một số thông số ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi phay mặt phẳng bằng dao phay đĩa trên máy phay đa năng TUM20VS
lượt xem 2
download
Xác định được qui luật và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như góc mài,lượng chạy daođến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi phay mặt phẳng bằng bằng dao phay đĩa trên máy phay TUM 20VS.Từ đó, chọn được các các thông số kỹ thuật hợp lý,góp phần xây dựng ngân hàng dữ liệu cho việc sử dụng hiệu quả máy phay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu một số thông số ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi phay mặt phẳng bằng dao phay đĩa trên máy phay đa năng TUM20VS
- BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------- CAO THẾ BÌNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG RIÊNG VÀ ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI PHAY MẶT PHẲNG BẰNG DAO PHAY ĐĨA TRÊN MÁY PHAY TUM20VS LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, 2012
- BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------- CAO THẾ BÌNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG RIÊNG VÀ ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI PHAY MẶT PHẲNG BẰNG DAO PHAY ĐĨA TRÊN MÁY PHAY TUM20VS Chuyên ngành:Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp Mã số: 60 52 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HỮU TRỌNG HÀ NỘI, 2012
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận văn này, trong suốt thời gian vừa qua ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ dẫn của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Trịnh Hữu Trọng đã dành nhiều thời gian chỉ bảo tận tình và cung cấp nhiều tài liệu có giá trị. Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Sau đại học, Trung tâm thí nghiệm,thực hành Khoa Cơ điện và Công trình trường Đại học Lâm nghiệp, Trường cao đẳng nghề LILMMA Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì những giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong luận văn này được tính toán chính xác, trung thực và chưa có tác giả nào công bố. Những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả Cao Thế Bình
- ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục hình .................................................................................................. iv Danh mục bảng .................................................................................................. v Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt .......................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Tình hình sử dụng và nghiên cứu máy phay kim loại ở trên thế giới .................3 1.2. Tình hình sử dụng và nghiên cứu máy phay kim loại ở trong nước.................13 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU..................................................................... 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................21 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................21 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................22 2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết...................................................................... 22 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................23 2.5. Nội dung của phương pháp qui hoạch thực nghiệm ..........................................24 2.5.1. Thí nghiệm thăm dò....................................................................... 24 2.5.2. Thực nghiệm đơn yếu tố ................................................................ 26 2.5.3. Thực nghiệm đa yếu tố .................................................................. 30 2.5.4. Xác định các giá trị hợp lý ............................................................ 39 Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 42 3.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy phay vạn năng TUM20VS.......................42 3.1.1. Cấu tạo .......................................................................................... 42
- iii 3.1.2. Nguyên lý hoạt động ..................................................................... 44 3.2. Lực cắt và công suất cắt khi phay mặt phẳng bằng dao phay đĩa .....................44 3.2.1. Cấu tạo của dao phay đĩa ............................................................. 44 3.2.2. Lực cắt và công suất cắt khi phay ................................................. 47 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng khi phay ..................51 3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt khi phay.................................52 3.4.1. Độ nhám bề mặt gia công ............................................................. 52 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ nhám bề mặt gia công .......................... 54 3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt gia công ................. 55 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 60 4.1. Chuẩn bị thí nghiệm ..............................................................................................60 4.1.1. Chọn mục tiêu nghiên cứu............................................................. 60 4.1.2. Chọn tham số điều khiển ............................................................... 60 4.1.3. Chuẩn bị thí nghiệm ...................................................................... 60 4.2. Kết quả thí nghiệm thăm dò..................................................................................60 4.3. Kết quả thí nghiệm đơn yếu tố .............................................................................63 4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí năng lượng riêng ............. 63 4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến độ nhám bề mặt gia công ............ 65 4.4. Kết quả nghiên cứu đa yếu tố ...............................................................................68 4.4.1. Chọn vùng nghiên cứu và các giá trị biến thiên của các thông số đầu vào .................................................................................................... 68 4.4.2. Thành lập ma trận thí nghiệm ....................................................... 68 4.4.3. Xác định mô hình toán và thực hiện các phép tính kiểm tra ........ 69 4.5. Các trị số công nghệ hợp lý khi phay mặt phẳng bằng dao phay đĩa trên máy phay đa năng TUM20VS .............................................................................................71 KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75 PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Máy phay do Ferdinan Ferbist phát minh 3 1.2 Máy phay KTM-3VKF 4 1.3 Máy phay mã hiệuTAC510 5 1.4 Máy phay mã hiệu BF-20 6 1.5 Máy phay mã hiệu UFM 80 DIGI 7 1.6 Máy phay mã hiệu STM-2V 8 1.7 Máy phay mã hiệu MV-65 13 1.8 Máy phay mã hiệu FV 401 14 1.9 Máy phay BKMECH VMC 65 16 3.1 Sơ đồ cấu tạo máy phay TUM20VS 41 3.2 Dao phay có một cạnh cắt 43 3.3 Dao phay có hai cạnh cắt 43 3.4 Dao phay có ba cạnh cắt 44 3.5 Dao phay răng nghiêng có ba cạnh cắt 44 3.6 Các dạng răng cắt 45 3.7 Sơ đồ lực tác dụng lên răng của dao phay 46 3.8 Độ nhám bề mặt 51 4.1 Đồ thị ảnh hưởng của góc mài đến chi phí năng lượng 62 riêng 4.2 Đồ thị ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chi phí năng 63 lượng riêng 4.3 Đồ thị ảnh hưởng của góc mài đến độ nhám bề mặt gia 64 công 4.4 Đồ thị ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ nhám bề 65 mặt gia công
- v DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Mã hoá các yếu tố ảnh hưởng 31 2.2 Ma trận thí nghiệm kế hoạch trung tâm hợp thành với hai 32 yếu tố ảnh hưởng 3.1 Thông số kỹ thuật của máy phay TUM20VS 40 4.1 Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm 59 4.2 Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm 59 4.3 Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm 60 4.4 Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm 60 4.5 Mã hoá các thông số đầu vào 66 4.6 Ma trận thí nghiệm kế hoạch trung tâm hợp thành 66 4.7 Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm Nr 68 4.8 Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm Ra 69
- vi DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Đơn vị Pz Lực vòng N Py Lực hướng kính N PH Lực nằm ngang N PV Lực thẳng đứng N p Lực cắt đơn vị N/mm2 f Tiết diện cắt ngang do một răng dao thực hiện tại mm2 thời điểm tính toán A Hệ số tính đến điều kiện cắt và phụ thuộc vào tính chất của vật liệu gia công n Số mũ đặc trưng cho ảnh hưởng của a đến lực p ax Chiều dày cắt tức thì mm Sz Lượng chạy dao của một răng mm/răng D Đường kính dao mm η Hiệu suất của máy Kn Hệ số quá tải tức thời cho phép Nr Chi phí năng lượng riêng kWh/m3 W Chi phí năng lượng để làm ra khối lượng sản phẩm kWh M M Khối lượng sản phẩm mà thiết bị làm ra m3 Nd Công suất của động cơ cần thiết để cho máy phay kW hoạt động trong thời gian T làm ra một khối lượng sản phẩm T Thời gian máy phay tạo ra khối lượng sản phẩm M H l Chiều dài của một lượt phay mm Ra Sai lệch profin trung bình cộng bằng giá trị trung mm, μm bình cộng của các chiều cao h tính từ đường trung bình trong phạm vi chiều dài chuẩn 1
- vii Rz Chiều cao nhấp nhô của profin theo mười điểm mm sm Bước trung bình các nhấp nhô của profin mm S Bước trung bình nhấp nhô của profm theo đỉnh mm Rmax Chiều cao lớn nhất các nhấp nhô của profin mm c Số lượng nhóm K Khoảng chia nhóm a Số tổ được chia n Số lần thí nghiệm k Cự ly tổ xmax, min Trị số thu thập lớn nhất, bé nhất của đại lượng nghiên cứu S Sai tiêu chuẩn S% Hệ số biến động R Phạm vi biến động Sk Độ lệch Ex Độ nhọn l Số tổ hợp m Số lần lặp ∆% Sai số tương đối Y Giá trị trung bình của đại lượng nghiên cứu Gtt Tính đồng nhất theo tiêu chuẩn Kohren S2max Phương sai lớn nhất trong N thí nghiệm F Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn Fisher N Tổng số thí nghiệm e Khoảng biến thiên R Hệ số đơn định T Giá trị chuẩn Student
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc pháttriển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước là những hướng đi đúng đắn đẫ được nêu ra trong chiến lược triển ngành cơ khí. Gia công kim loại bằng cắt gọt là một phương pháp gia công rất phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo máy. Quá trình cắt kim loại là quá trình con người sử dụng dụng cụ cắt để hớt bỏ lớp kim loại thừa khỏi chi tiết, nhằm đạt được những yêu cầu cho trước về hình dáng, kích thước, vị trí tương quan giữa các bề mặt và chất lượng bề mặt của chi tiết gia công. Phương pháp gia công bằng cắt gọt chiếm 30% khối lượng công việc gia công cơ khí và trong tương lai có thể nhiều hơn. Trong đó phay là phương pháp gia công cắt gọt kim loại tương đối phổ biến. Trên thế giới, ở các nước phát triển phương pháp gia công bằng cắt gọt có vai trò quan trọng trong công việc gia công cơ khí. Ngày nay, do Khoa học - Công nghệ phát triển các thiết bị gia công cắt gọt thường làm việc với sự trợ giúp của người máy (Robot) và một hệ thống điều khiển chung. Hệ thống điều khiển có nhiệm vụ đảm bảo cho người máy và máy cắt làm việc theo một chương trình và một chế độ cắt hợp lý đã được xác định trước. Ở nước ta năm 2002,Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020. Trong đó có chiến lược phát triển máy công cụ như: Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt. Mặc dù,ngành gia công kim loại bằng cắt gọt là một trong
- 2 những ngành rất quan trọng không thể thiếu, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau,trong nhiều năm qua máy công cụ do Việt Nam sản xuất vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng cũng như về chủng loại. Hiện nay,chúng ta mới sản xuất được một số loại máy phay như: còn lại là nhập khẩu máy phaytừ nước ngoài với số lượng lớn và nhiều chủng loại khác nhau. Vì vậy, nhiều vấn đề từ thực tiễn sản xuất trong nước đặt ra: phải nghiên cứu sử dụng hợp lý các loại máy công cụ nhập nội trong điều kiện qui mô sản xuất vừa và nhỏ ở nước ta sao cho chúng đạt được năng suất, chất lượng cao và giá thành sản phẩm gia công thấp nhất. Trong gia công sản phẩm kim loại trên máy phay, một số thông số kỹ thuật của dao cắt như góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ... và các chế độ gia công như tốc độ cắt, lượng chạy dao, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Từ những phân tích nêu trên, được sự đồng ý của Khoa sau Đại học trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài:"Nghiên cứu một số thông số ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi phay mặt phẳng bằng dao phay đĩa trên máy phay đa năng TUM20VS".
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình sử dụng và nghiên cứu máy phay kim loại ở trên thế giới Máy phay là một trong những loại máy gia công kim loại được dùng phổ biến trong các nhà máy cơ khí.Chiếc máy phay giản đơn đầu tiên của loài người được cha cố người Bỉ tên là Ferdinan Ferbist làm việc ở cung vua Khang Hy chế tạo để gia công vành quay bằng đồng của kính thiên văn theo lệnh của vua vào năm1668 (hình 1.1).Nguyên lý làm việc của máy như sau: Vành quay sau khi đúc xong được đặt lên mặt đá phẳng,ở phía trên tì lên mặt vành quay là một dao phay làm bằng kim loại,con dao này được bắt chặt vào đầu thanh gỗ,người ta đặt lên phía trên thanh gỗ những quả nặng để tạo ra lực đẩy dao,nhờ ngựa kéo, dao chạy trên mặt vành quay theo vòng tròn. Hình 1.1. Máy phay do Ferdinan Ferbist phát minh Cho đến nay, hàng triệu máy phay với nhiều kiểu dáng khác nhau đã được chế tạo và đưa vào sản xuất.Trong số các nước đi tiên phong trong lĩnh vực chế tạo máy công cụ nói chung và máy phay nói riêng phải kể đến các
- 4 nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ,Cộng hòa liên bang Đức,Nhật bản,Thụy Sỹ, Italy. Mỹ là nước có nhiều nhà máy sản xuất máy công cụ nhất thế giới với trên 1200đơn vị,hàng năm, sản xuất được trên 273 nghìn máy công cụ. Máy công cụ do Mỹ sản xuất được các nước châu Âu ưa chuộng vì nó hiện đại và bền cho nên khoảng 40% sản phẩm máy của Mỹ được xuất khẩu sang châu Âu.Nhiều hãng sản xuất máy công cụ nổi tiếng thế giới như Gridley, Kliben, Kent... với các loại sản phẩm khác nhau,hãng Kent cho ra đời các loại máy phay mã hiệu: KTM-3, KTM-3VS, KTM-3VKF (hình 1.2), KTM-VKF, KTM-4VKF,TW-32QI-ANILAM3300, TW-32MV-FANUC, TW- 32TRH.Các loại máy phay khác như: BMT1500S (hình 1.3), BMT2000HU, BMT 2500UM, BMT7000V... có công suất trục chính từ 2-7HP, máy phay giường BM460T, BM56T có công suất trục chính 7 - 7,5 HP, tốc độ quay của trục chính 60-4500 v/p.
- 5 Hình 1.2. Máy phay KTM-3VKF
- 6 Hình1.3.Máy phay mã hiệuTAC510 Cộng hòa liên bang Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển đi đầu trong xuất khẩu máy công cụ. Nước Đức có khoảng 433 hãng sản xuất máy,trung bình xuất xưởng khoảng 206 nghìn sản phẩm trong một năm bao gồm máy mài,máy doa chiếm 20,1%,máy tiện CNC chiếm 16,2%,máy phay chiếm 13,8%, máy tiện chiếm 12,35%...Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XIX, sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa liên bang Đức phát triển nhu cầu máy móc để cơ giới hóa các quá trình sản xuất rất lớn đòi hỏi ngành chế tạo máy phải có các loại máy công cụ có năng suất cao, chất lượng tốt.Để dáp ứng yêu cầu này hãng Hermle đã cho ra đời các loại máy phay với mã hiệu như: UVF-1000,UVF-1001, UVF-1200H,UVF-802, UVF-902H,UVF-902, UVF-1001CNC,U-740, hãng Optimum có các sản phẩm máy phay với các mã hiệu: OPTI F100, OPTI F100TC, BF30, BF30 VARIO,BF46, BF20 (hình 1.4)
- 7 có các đặc tính kỹ thuật cơ bản hành trình bàn theo trục Y:175mm, theo trục X:280mm, theo trục Z:120mm,tốc độ trục chính từ 30÷3000 v/p, công suất động cơ:850w,hãng Elumatec Gmh sản xuất các loại máy phay với mã hiệu: KF178, AS70/03,AF221, AF 222,AF 223,hãng Apple Gmh sản xuất các loại máy phay với mã hiệu: FM 50S DIGI,BSM 150,BFM4PG, UFM100 DIGI, UFM80DIGI (hình 1.5) có các thông số kỹ thuật chính như đường kính dao phay mặt dầu 32 mm, đường kính dao phay ngón 100mm,tốc độ quay trục chính 115÷1750 v/p,hành trình bàn theo trục Y:1120mm, hành trình bàn theo trục X:1200mm, hành trình bàn theo trục Z:2060 mm, công suất động cơ:1,5 kw. Hình1.4.Máy phay mã hiệu BF-20
- 8 Hình1.5.Máy phay mã hiệu UFM 80 DIGI Nhật Bản, nước công nghiệp phát triển đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về sản xuất máy công cụ với hơn 270 hãng sản xuất cho ra đời khoảng 257 nghìn máy công cụ trong một năm. Một số hãng sản xuất máy công cụ có sản phẩm máy phay xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới nhưZhizuokavới sản phẩm là máy phay mã hiệu NHQ-G, SV-50D, VHR-SD, AN-SRN...,Takeda Kikai với sản phẩm máy phay mã hiệu TK-VS2N, TKUS2N, HDS430N, BXR1000BCD.Hãng Okuma là một trong những hãng sản xuất máy công cụ lớn ở Nhật Bản cho ra đời máy phay với mã hiệu: MX-55VB,MX-55VR,MX- 40HA, MX-500H, MU-500, MX-60HB, M-4VA, STM-2V(hình 1.6) có các thông số kỹ thuật cơ bản hành trình theo trục X:710mm, theo trục Y:300mm, theo trục Z:410mm, tốc độ trục chính 60÷1800 v/p,công suất động cơ chính 3,7Kw.
- 9 Hình 1.6. Máy phay mã hiệu STM-2V Từ những phân tích ở trên,cho thấy rằng:Gia công các chi tiết máy bằng phương pháp phay là phương pháp gia công thông dụng cho nên đã có nhiều loại máy phay khác nhau được chế tạo và đưa vào sản xuất,đáp ứng nhu cầu của ngành chế tạo máy ở các nước khác nhau trên thế giới.Cùng với việc chế tạo máy phay thì nghiên cứu hoàn thiện,nâng cao chất lượng máy và quá trình sử dụng máy đã được quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu ở Nga và những nước có nền công nghiệp phát triển. Các nghiên cứu tập trung vào các hướng chủ yếu sau: +Nghiên cứu nâng cao năng suất khi sử dụng máy phay được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
- 10 Trong công trình [16], các tác giả V.A.N Gnhitkô và V.G Nhetrepaev đã khảo sát quá trình hình thành phoi khi phay rãnh chữ T và xây dựng được các mô hình toán học để khảo sát quá trình phoi lấp đầy không gian giữa các răng cắt của dao phay; Sự chuyển dịch phoi dọc mặt cắt trước của các răng cắt dưới tác dụng của lực quán tính và lực thủy động. Sự dịch chuyển của các phoi kim loại dọc mạch cắt dưới tác dụng lực thủy động học; Quá trình lắp đầy phoi trong không gian của mạch cắt; Xác định lực cần thiết tác dụng lên khối phoi vật liệu vụn được tạo thành trong không gian của mạch cắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ sau 2 đến 5 vòng quay của trục dao không gian giữa các răng cắt đã được phoi lấp đầy. Kết quả khảo nghiệm cho phép khẳng định rằng: Khi gia công thép và gang ở chế độ tiêu chuẩn có từ 30 ÷ 100% trường hợp không có khả năng tự thoát phoi được nhờ lực quán tính mà muốn quá trình thoát phoi được thuận lợi cần thiết phải có thêm lực tác dụng. Trong quá trình gia công, phoi thép cũng nhanh chóng được lấp đầy rãnh cắt; chỉ sau 10 ÷ 30 mm chiều dài mạch cắt. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng: Sự tách phoi ra khỏi không gian giữa 2 răng cắt (hầu răng) và phoi cắt ra khỏi không gian của mạch cắt cho phép tăng năng suất lên 2 lần mà vẫn đảm bảo được độ nhám theo tiêu chuẩn. Nhờ sử dụng nhưng pháp chủ động đẩy phoi ra khỏi không gian giữa các răng cắt và trong mạch cắt dòng nước làm mát có áp lực mà tuổi bền của dao tăng lên nhiều lần so với trường hợp làm mát dao cắt khi gia công mà không đẩy phoi…
- 11 Trong công trình [19], tác giả Lobanov.A.A đã nghiên cứu quá trình phay thép tôi có độ cứng lớn hơn 45HRC. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã khảo sát nhiệt ở vùng cắt gọt, xác định nhiệt độ; kiểm tra cấu tạo tinh thể và độ cứng của phoi thép và đưa ra phương pháp chọn chế độ cắt gọt, khi phay thep qua tôi cứng; Xác định yêu cầu kỹ thuật của máy phay sử dụng để phay các hợp kim cứng. Sử dụng phương pháp phay kim loại ở trạng thái tôi cứng mà đề tài đề xuất góp phần nâng cao năng suất, giảm độ nhám, giảm chi phí gia công của các chi tiết máy. Trong một vài năm gần đây,việc sử dụng các chi tiết máy làm bằng vật liệu khó gia công từ hợp chất của những chất không gỉ, chịu được axít, chịu nhiệt…được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.Trong số các hợp chất được sử dụng rộng rãi có hợp chất của titan với tính ưu việt nổi trội so với hợp chất của các kim loại như sắt,niken, manhê, nhôm và các kim loại khác.Tuy nhiên, khi gia công các chi tiết làm bằng hợp chất của titan gặp một số khó khăn do tính chất cơ lý của nó gây nên như làm mòn dụng cụ, giảm năng suất và chất lượng bề mặt gia công. Tác giả, đã nghiên cứu nâng cao năng suất phay các chi tiết làm bằng hợp kim của titan nhờ áp dụng phương pháp cắt tốc độ cao.Trong công trình [22], tác giả Kirukhin D.E đã xây dựng được mô hình toán thể hiện được sự ảnh hưởng của các thông số cắt đến mòn dụng cụ trong đó có mòn đặc trưng cho phương pháp phay hợp kim titan tốc độ cao. Từ những kết quả nghiên cứu thu được tác giả đã khuyến cáo áp dụng phương pháp phay độ cao tốc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm khi gia công các chi tiết làm từ hợp kim titan trên các máy phay có độ cứng vững cao. Trong công trình [25], tác giả Ruđina. I.A đã nghiên cứu nâng cao hiệu quả gia công bề mặt của các chi tiết máy nhờ chọn thông số kỹ thuật của quá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 289 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 197 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 161 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn