intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo vệ rừng đặc dụng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng ở Việt Nam; Thực trạng pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo vệ rừng đặc dụng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- LÝ VĂN HOÀN BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- LÝ VĂN HOÀN BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG Hà Nội, năm 2021
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã đang và sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng phòng hộ đầu nguồn, góp phần quan trọng ứng phó với biến đổi khí hậu. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giúp bảo tồn đa dạng sinh học là môi trường sinh thái bảo vệ các nguồn gen quý hiếm đặc biệt quan trọng của ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn để xây dựng du lịch, là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng và ngày càng bị thu hẹp. Rừng Việt Nam được phân chia thành 3 là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất với chức năng quản lý khác nhau. Tổng diện tích rừng toàn quốc năm 2017 là 14.4 triệu ha, trong đó: Rừng đặc dụng là hơn 2.1 triệu ha, chiếm 14.9%; Rừng phòng hộ là hơn 4.5 triệu ha, chiếm 31.7%; Rừng sản xuất có hơn 6.7 triệu ha, chiếm 46%. Ngoài ra, cả nước hiện có 941 nghìn ha rừng chưa được xếp loại, tương đương 13.9% tổng diện tích rừng. Tính đến ngày 31/12/2018, diện tích đất có rừng là 14.491.295 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10.255.525 ha và rừng trồng chiếm 4.235.770 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, tỷ lệ che phủ là 41,65%, tăng 0,2% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu của Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ. Xét theo 8 vùng sinh thái đặc trưng, rừng đặc dụng phân bố nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, chiếm khoảng 0.6 triệu ha. Khu vực có nhiều rừng phòng hộ nhất là Đông Bắc, hơn 1.1 triệu ha. Còn khu vực Đông Bắc và Tây nguyên có diện tích rừng sản xuất lớn, chiếm lần lượt là gần 2.2 triệu ha và 1.4 triệu ha. Rừng đặc dụng được phân làm 5 loại, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên (hay Khu dự trữ thiên nhiên theo Luật Lâm nghiệp 2017); Khu bảo tồn loài và sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan (bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao) và 5 các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; Vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. Trong những năm qua có rất nhiều thay đổi trong pháp luật bảo vệ rừng như sự đời của Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã khắc phục 1
  4. được các hạn chế của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Cùng với đó, pháp luật về bảo vệ môi trường đã có nhiều thay đổi mang chiều hướng tích cực, tiến bộ, phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực này, đặc biệt là ở các địa phương có rừng đặc dụng. Mặc dù vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật vẫn còn những kho khăn nhất định. Nguyên nhân một phần do pháp luật về bảo vệ rừng vẫn còn nhiều chỗ chưa thật sự phù hợp với thực tiễn phức tạp của công tác này. Do hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ rừng chưa được kiện toàn. Trong thời gian qua tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước triển khai việc bảo vệ rừng đặc dụng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, quá trình tổ chức thực thi có hiệu quả nhưng chưa thật sự có hiệu quả cao. Từ pháp luật thực định và quá trình áp dụng pháp luật trong công tác bảo vệ rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách toàn diện, để hiểu rõ nhất những kết quả đạt được, tìm ra những tồn tại, vướng mắc, từ đó đưa ra giải pháp để thực thi pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng tại đây ngày càng hiệu quả hơn. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Bảo vệ rừng đặc dụng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”, làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua bảo vệ môi trường cũng như, bảo vệ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và các cá nhân khác với những khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Trong đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của một số tác giả sau đây: - Về luận án tiến sỹ có: Luận án tiến sỹ của Hà Công Tuấn về “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng”, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006; Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012; Luận án tiến sỹ “Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng núi Thừa Thiên Huế”, của Nguyễn Thị Mỹ Vân, năm 2013 và một số các công trình nghiên cứu khác. - Các luận văn thạc sỹ có: 2
  5. Luận văn thạc sỹ “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận Văn Thạc sỹ của Nguyễn Hải Âu, Đại học luật Hà Nội, năm 2001; Luận văn thạc sỹ “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2004; Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, của Phạm Thị Thủy, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014; Luận văn thạc sỹ “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004”, của Lê Thị Lệ Thu, Học viện khoa học xã hội Việt Nam; Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, của Nguyên Thị Thanh Nga, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; Luận văn thạc sỹ “Giao khoán rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”, của Nguyễn Văn Quảng, năm 2017; Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng từ thực tiễn Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sỹ, của Lê Thị Lê Na, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2018; Luận văn thạc sỹ “Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ, của Ngô Vinh, Học viện khoa học xã hội - Viên hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2019; Luận văn thạc sỹ “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật bảo vệ rừng và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ, của Ngô Văn Luận, Học viện khoa học xã hội - Viên hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2019. - Có một số khóa luận như: Khóa luận tốt nghiệp của nhân luật, của Hoàng Hiền Lương về “Một số vấn đề pháp luật về bảo vệ các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm”, Đại luật Hà Nội, năm 2009; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, của Nguyễn Thị Hoa, về “Pháp luật về buôn bán động, thực vật hoang dã”, Đại học luật Hà Nội, năm 2012. -Trên một số tạp chí có: Bài “Quản lý và bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng”, của TS. Nguyễn Huy Dũng, tạp chí Bảo vệ môi trường số 12/2008; “Nghiên cứu một số tội phạm xâm hại môi trường rừng được quy định tại chương XVII – các tội xâp phạm môi trường trong Bộ 3
  6. luật Hình sự năm 1999”, của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2008; “Bàn về tội hủy hoại rừng theo điều 189 Bộ luật Hình sự”, của Nguyễn Văn Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009; “Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý, hiếm”, của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 04/2009; “Về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại điều 175 Bộ luật Hình sự”, của Phạm Văn Beo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2010; “Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ở nước ta một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục”, của Đặng Thu Hiền, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5/2011; “Thực trạng công tác phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm ở nước ta”, của Trần Minh Hưởng, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2012. Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu của các tác giả, mỗi công trình nghiên cứu chỉ ở một khía cạnh hoặc chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến pháp luật chỉ ra vai trò quan trọng của pháp luật về bảo vệ môi trường rừng nói chung. Tuy nhiên chưa có công trình, đề tài hay bài viết nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Việc chọn đề tài “Bảo vệ rừng đặc dụng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”, làm công trình nghiên cứu để bảo vệ luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác và có ý nghĩa thực tiễn đối với địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá và luận giải những khía cạnh lý luận về bảo vệ rừng đặc dụng và thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng qua việc nghiên cứu địa bàn cụ thể là Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước để làm sang tỏ đề tài. Trên cở sở nghiên cứu đề tài, đề xuất, định hướng các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng đặc dụng nói chung và tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
  7. Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng, nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng, nội dung của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng, ý nghĩa của công tác bảo vệ rừng đặc dụng, những yếu tố tác động tới công tác bảo vệ rừng đặc dụng, các tiêu chí đánh giá việc bảo vệ rừng đặc dụng, pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng Đánh giá những kết quả đạt được dưới khía cạnh áp dụng pháp luật vào thực tiễn công tác bảo vệ rừng đặc dụng. Từ đó, đưa ra những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc và bất cập nhằm đưa ra những giải hiệu quả hơn nhằm xây dựng pháp luật bảo vệ rừng hiệu quả nhất. Về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng nói chung và tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước nói riêng. Dữ liệu được học viên thu thập từ năm 2015 đến năm 2019. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu về lý luận và các quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ rừng đặc dụng và các quy định của tỉnh Bình Phước liên quan trực tiếp về vấn đề này. Trong luận văn có đề cập đến một số quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Thời gian nghiên cứu là 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Ngoài ra còn đề cập đến một số địa phương khác trong cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu của tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng ở đây là phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin. 5
  8. Phương pháp nghiên cứu lý luận, thu thập thông tin: thôn tin được thu thập từ số liệu báo cáo số liệu của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước có nội dung liên quan đến luận văn. Tác giả còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, diễn giải, quy nạp, đánh giá, so sánh để đánh giá, tìm hiểu về pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê xử lý các số liệu, tài liệu thu thập thực tiễn, lấy thông tin chọn lọc để đưa vào so sánh, đánh giá, nhận xét một cách khách quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ các khái niệm, các căn cứ, các mục đích, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong công tác bảo vệ rừng đặc dụng. Góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện, phục vụ tốt cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cung cấp nguồn gen quý hiếm cho công tác nghiên cứu. Nhằm hạn chế sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng xấu đến thơi tiết khí hậu tại địa phương, phát triển du lịch sinh thái. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nghiên cứu làm rõ các mối quan hệ trong việc bảo vệ rừng đặc dụng, hiệu qủa của công tác bảo vệ rừng đặc dụng hiện nay. Qua nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, khách quan, chính xác, luận giải được những vấn đề đang cần sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái. Kịp thời có những kiến nghị sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp hơn trong công tác bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta. Đề xuất các phương pháp thay đổi cơ chế quản lý mới cho vườn quốc gia Bù Gia Mâp phù hợp với sự thay đổi pháp luật. Bài viết đóng góp vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là tài liệu tham khảo cho các địa phương, các tác giả khác muốn nghiên cứu pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng. 7. Kết cấu của luận văn Bài viết của tác gia được trình bày gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và nội dung đề tài chia làm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng ở Việt Nam 6
  9. Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng từ thực tiễn Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng. 7
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát về bảo vệ rừng đặc dụng 1.1.1. Khái niệm bảo vệ rừng đặc dụng 1.1.1.1. Khái niệm rừng Có nhiều định nghĩa khác nhau về rừng nhưng hầu hết định nghĩa dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh thái và cảnh quan địa lí. Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm “Học thuyết về rừng” đã định nghĩa rừng như sau Rừng là là những quần xã cây gỗ, trong đó chúng biểu hiện các ảnh hưởng qua lại lẫn nhau làm nảy sinh ra những hiện tượng mới mà những cây mọc đơn lẻ không có. Trong quần lạc sinh địa rừng có các mối quan hệ qua lại giữa các cây rừng với nhau, các mối quan hệ qua lại giữa chúng với đất, không khí; có khả năng tự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1964, V.I.Sucachev có ý kiến cho rằng “quần lạc sinh địa rừng là một khoảng đất bất kỳ có sự đồng nhất về thành phần, cấu trúc và các đặc điểm của các thành phần tạo nên nó và về mối quan hệ giữa chúng với nhau, có nghĩa là đồng nhất về thực vật che phủ về thế giới động vật và vi sinh vật cư trú tại đó về điều kiện khí hậu, thủy văn và đất đai và các điều kiện trao đổi vật chất và năng lượng giữ các thành phần của nó với nhau với các điều kiện tự nhiên khác”. Một quần lạc sinh địa chỉ được coi là rừng khi quần lạc thực vật là cây gỗ lớn chiếm ưu thế và chi phối các thành phần khác trong toàn bộ quần lạc sinh địa. Quan điểm phương tây coi rừng là một hệ sinh thái. Người đầu tiên đề cập đến khái niệm hệ sinh thái là A.Tansley vào năm 1935 ông nếu lên “mặc dù các cơ thể sống luôn có xu hướng muốn tách khỏi môi trường mà chúng phải cùng với môi trường sống đó hợp thành một thể thống nhất vật lý – sinh học thống nhất. Những hệ thống này là những đơn vị cơ bản của tự nhiên và được gọi là hệ sinh thái”. Sau này đã được hoàn thiện và phát triển bởi các nhà khoa học như: Linderman (1942), C.Wilee (1957), P.E. Odum (1971,1975), Whitetaker (1975). 8
  11. Vào năm 1930 khái niệm về rừng được đưa ra bởi Morozov như sau: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Năm 1974, I.S. Mê-lê-không đưa ra khái niệm khác: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu. Tại Việt Nam khái niệm về Rừng được đưa ra đầu tiên trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 như sau: Rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp gồm có động vật rừng, thực vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng. Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 khái niệm rừng như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên đến đây khai niệm rừng đã ngày càng hoàn thiện hơn. Tại Việt Nam rừng được chia ra làm ba loại rừng chủ yêu sau rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đến năm 2017 khi Luật Lâm nghiệp ra đời thì khái niệm được nếu lên như sau “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loại thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng 0,3 ha trở lên, độ tàn che từ 0,1 trở lên” đây là một khai niệm về rừng hoàn chỉnh nhất ở nước ta từ trước đên nay. Trong định nghĩa rừng được quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn bộc lộ một số nhược điểm như: xác định rừng là một hệ sinh thái nhưng chưa làm rõ được quy mô diện tích tối thiểu của hệ sinh thái này là bao nhiêu và chỉ mới chỉ đề cập thành phần chính của rừng là cây rừng các loại và độ tàn che, chưa quy định tiêu chí về rừng. Tại khái niệm rừng trong Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã xây dựng có sự thay đổi tiêu chí xác định rừng theo định nghĩa về rừng so với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 9
  12. Mặc dù có rất nhiều các định nghĩa về rừng khác nhau nhưng đều hướng tới nhận thức một cách đúng đắn nhất về rừng, vai trò và tầm quan trọng của rừng, từ đó có thể tiến hành quản lý và có các biện pháp bảo vệ rừng tốt nhất. 1.1.1.2. Khái niệm rừng đặc dụng Tùy thuộc vào nguồn gốc, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau rừng được phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào nguồn gốc có thể chia thành rừng tự nhiên và rừng trồng. Căn cứ vào mục đích sử dụng mà rừng mang lại được phân chia thành rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Mục đích của việc thành lập các khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen động, thực vật rừng rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp với phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường sinh thái đáng suy giảm ngày càng nghiêm trọng. Khái niệm Vườn quốc gia được nêu lên là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, đáp ứng yêu cầu về mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch. Vườn quốc gia phải có diện tích đủ để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái đồng thời nó không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người. Diện tích này phải đạt tỷ lệ từ 70% trở lên. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Khai niệm Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh) được nêu lên là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu là nới dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao và có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch. Là nơi lưu trữ các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm. Đủ diện tích để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%. Khái niệm Khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường được nêu lên là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa – lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu khoa học, khảo cổ tại những 10
  13. khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo hoặc các khu di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng. Điều 6, Nghị định 156/2018/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ quy định Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí: Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây: Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây: Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm: Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét 11
  14. đẹp độc đáo của tự nhiên; Khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng; Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: Khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cần có các các tiêu chí: Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp; Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài. Vườn thực vật quốc gia: Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha. Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây: Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha. 1.1.1.3. Khái niệm bảo vệ rừng đặc dụng Bảo vệ được hiểu là chống lại sự xâm phạm từ bên ngoài để giữ nguyên vẹn những gì bên trong. Bảo vệ rừng đặc dụng hiểu theo nghĩa hẹp là những hành động của con người chống lại mọi sự xâm phạm, giữ cho rừng đặc dụng được bảo tồn nguyên vẹn. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác rừng đặc dụng, rừng đặc dụng phải được bảo tồn nguyên vẹn tình trạng ban đầu. Bảo vệ rừng đặc dụng hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động của con người kết hợp giữa bảo tồn động thực vật rừng và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng đặc dụng nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Do đó, hoạt động bảo vệ rừng đặc dụng bao gồm các hoạt động: quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; hoạt động sử dụng rừng đặc dụng; xử lý các vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm phạm rừng đặc dụng. 12
  15. 1.1.2. Vai trò của việc bảo vệ rừng đặc dụng 1.1.2.1. Vai trò của rừng đặc dụng Rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Nó là một cấu thành quan trọng trong hệ sinh quyển nên vai trò nổi bật nhất phải được xét trong mối quan hệ với môi trường. Rừng đặc dụng có những vai trò vô cùng riêng biệt: Vai trò của rừng đặc dụng đối với môi trường; Vai trò của rừng đặc dụng đối kinh tế; Vai trò của rừng đặc dụng đối xã hội. Chức năng sinh thái rừng đặc dụng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, tạo dưỡng khí phục vụ cho nhu cầu hô hấp của con người, các loài động vật. Song song, với đó việc làm giảm bớt ô nhiễm không khí đang ngày càng trầm trọng thông qua khả năng hấp thụ các bon. Vai trò của rừng trong giảm phát khí thải nhà kính và sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định mạnh mẽ. Theo thống kê toàn cầu, các khu rừng đã thải ra khoảng 80 tỷ tấn oxy và hấp thụ khoảng 100 tỷ tấn CO2. Rừng giữ vai trò điều hòa nguồn nước làm giảm dòng chảy bề mặt chuyển lượng nước mưa vào lượng nước ngấm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối. Đối với rừng đặc dụng bên cạnh vai trò rất quan trọng về phòng hộ và bảo vệ môi trường, rừng đặc dụng tạo nên nhiều giá trị kinh tế theo nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Rừng đặc dụng cung cấp rất nhiều lâm sản như củi, gỗ, động thực vật khác không thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của nhà nước. Bên trong hệ sinh thái rừng đặc dụng chứa đựng nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao ngoài gỗ như: măng, nấm hương, dược liệu quý hiếm,… Với vai trò quan trọng của mình trong mối quan hệ với môi trường, rừng đặc dụng cùng với các loại rừng khác tạo nên một nguồn thu không nhỏ từ việc thực hiện chính sách về thu phí dịch vụ môi trường rừng, tổ chức cung ứng các dịch vụ như: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu trữ các bon, giảm phát thải phí gây thiệt hại nhà kính, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và đa dạng 13
  16. sinh học, nguồn thức ăn và con giống. Đây là nguồn thu quan trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước và dùng để tiếp tục bảo tồn, đầu tư, phát triển rừng. Du lịch sinh thái rừng ngày càng trở thành một hình thái du lịch rất được ưa chuộng và đông đảo du khách lựa chọn. Hiện nay, các khu rừng đặc dụng cũng dần trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng và mang lại nhiều nguồn thu cho cộng đồng, doanh nghiệp và địa phương như Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Cát bà, Vườn Quốc gia Yok Đôn.... Từ những giá trị kinh tế nêu trên, rừng đặc dụng cũng có vai trò trong việc tạo việc làm cho nhiều người dân đặc biệt là những người thuộc dân tộc ít người, cư dân địa phương, chủ rừng. Rừng đặc dụng là đối tượng cho công tác nghiên cứu khoa học và việc bảo tồn đa dạng sinh học. Trong thời gian qua, rừng đặc dụng tại Việt Nam thu hút sự quan tâm lớn của giới khoa học trong và ngoài nước, có rất nhiều dự án nghiên cứu mang tính quốc tế được thực hiện tại Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế về rừng, cụ thể hơn là rừng đặc dụng. - Ta có thể thấy một số giá trị mang lại từ rừng như sau: Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội như cầu khai thác sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ rừng ngày một càng cao. Đặc biệt Rừng còn phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, các hoạt động nghiên cứu khoa học. Rừng đặc dụng chủ chuyển không khí và các nguyên tố cơ bản khác nhằm duy trì độ ổn định, sự màu mỡ của đất và tạo điều kiện tăng độ phì nhiêu của đất. Rừng đặc dụng đóng vai trò kiểm soát xói mòn và bồi lắng đất. Rừng đặc dụng góp phần quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm. Rừng đặc dụng được bảo vệ tốt đồng nghĩa bảo vệ được sự đa dạng và tính cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Đây cũng là nơi trú ngụ của những loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. 14
  17. Rừng đặc dụng cũng là nơi điều tiết nguồn nước, giữ chất lượng nước, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm. Qua đó góp phần điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, hạn hán. Rừng đặc dụng cũng là không gian văn hóa của rất nhiều dân tộc ít người. Hơn nữa, nhiều khu rừng đặc dụng là nguồn sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người ở miền núi, góp phần điều tiết dân cư và lao động xã hội, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Một số khu rừng đặc dụng là không gian văn hóa, lịch sử của cả dân tộc, tồn tại bên trong đó những di tích lịch sử - văn hóa quý giá và được nhà nước công nhận. Điển hình như Vườn quốc gia Đền Hùng – Phú Thọ. Rừng đặc dụng còn là những giá trị văn hóa có tính kế thừa từ đời này sang đời khác và để lại cho hậu thế sau này. Rừng đặc dụng còn là nơi bảo tồn các nguồn gen sinh vật, các kiểu hệ sinh thái đặc trưng, là nơi tốt nhất phục vụ cho các nghiên cứu thực nghiệm khoa học và giáo dục. 1.1.3. Ý nghĩa của bảo vệ rừng đặc dụng Bảo vệ rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng có ý nghĩa hết sức tô lớn trong cuộc sống hiện nay của chúng ta. Bảo vệ rừng đặc dụng góp phần bảo vệ môi trường sống của con người. Rừng đặc dụng góp phần làm sạch không khí, bảo vệ, nuôi dưỡng, điều hòa nguồn nước và chống xói mòn đất, bảo vệ tài nguyên nước. Bảo vệ rừng đặc dụng giúp nâng cao chất lượng sống của con người, góp phần vào sự phát triển kinh tế và khoa học, xã hội. Rừng đặc dụng với sự phong phú về các loại động vật, thực vật hoang dã, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, là nơi thích hợp để phục vụ cho việc tham quan, du lịch, giải trí và là nơi tiến hành các hoạt động tinh thần khác tâm linh, tôn giáo. Phát triển các loại hình du lịch sinh thái, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng đặc dụng còn góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho xã hội. Do đó, việc bảo vệ Rừng đặc dụng góp phần bảo vệ đời sống tinh thần của con người và phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra, với vai trò là phòng thí nghiệm lưu giữ nguồn gen lớn nhất, là nơi nghiên cứu thực nghiệm về các loài trong tự nhiên, việc bảo vệ rừng đặc dụng có ý nghĩa to lớn 15
  18. trong việc bảo vệ đa đa dạng sinh học, góp phần vào sự phát triển của khoa học. Đóng một vai trò quan trọng trong cả đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhưng rừng đặc dụng hiện nay đang bị tàn phá nặng nề, động vật rừng, thực vật rừng đang bị khai thác quá mức và nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 1.2. Pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng 1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng Pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng là tổng hợp các quy phạm pháp luật được đưa ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong họat động quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng đặc dụng; xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với các hành vi xâm hại rừng đặc dụng. Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân… Đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng là các quan hệ xã hội phát sinh trong họat động quản lý và sử dụng rừng đặc dụng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ rừng đặc dụng cùng như giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại rừng đặc dụng gồm: các quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong họat động sử dụng rừng đặc dụng và bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng và các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau hay giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân trong họat động quản lý và sử dụng rừng đặc dụng cũng như bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng và xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại rừng đặc dụng. Tương ứng với hai đối tượng đều chỉnh trên, pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp bình đẳng - thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất) và phương pháp quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai). 1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng: rừng đặc dụng cũng có nhưng nguyên tác quan lý riêng đó là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng, 16
  19. trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong công tác này. Trong đó có những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 53, Hiến Pháp năm 2013 nêu đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do đó, rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý. Theo quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 nêu Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng. Do đó, Nhà nước sở hữu đối với tất cả các yếu tố cấu thành rừng đặc dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản. Thứ hai, nguyên tắc bảo vệ rừng đặc dụng là trách nhiệm của toàn dân: Bảo vệ rừng đặc dụng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đồng chứ không phải chỉ riêng của cá nhân hay tổ chức nào. Điều đó được quy định rõ nhất tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: “Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”, “Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ rừng đặc dụng phải đảm bảo phát triển bền vững, vì các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh. Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nêu “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục 17
  20. tiêu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trườn, cần kết hợp với việc quản lý và khai thác một cách hợp lý và đảm bảo quốc phòng và an ninh. Thứ tư, việc bảo vệ rừng đặc dụng phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và tổ chức, cá nhân. Bảo vệ rừng đặc dụng phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với chủ rừng, chủ thể được giao quản lý rừng đặc dụng, lợi ích giữa Nhà nước với các cộng đồng, cá nhân sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm của rừng đặc dụng, với những chủ thể sống phụ thuộc vào rừng. Quá trình thành lập các khu rừng đặc dụng gây ảnh hưởng tới đời sống của các cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời ở vùng đó, các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ rừng đặc dụng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế và đời sống, phong tục, tập quán của người dân. Việc áp dụng pháp luật bảo vệ rừng cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, gắn kết các lợi ích kinh tế của người dân sinh sống xung quanh và bên trong khu rừng đặc dụng với việc bảo vệ rừng đặc dụng. 1.2.3. Nội dung của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng Pháp Luật bảo vệ rừng đặc dụng là một lĩnh vực pháp luật gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động quản lý và sử dụng rừng đặc dụng, công tác bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng và xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại rừng. Đồng thời, để thực hiện được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng, các nội dung điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực trên bao gồm một số nhóm sau: Một là, nhóm quy định về quản lý rừng đặc dụng: Việc bảo vệ rừng đặc rừng được thực hiện thông qua các hoạt động quản lý rừng đặc dụng, nếu quản lý hiệu quả, rừng sẽ được bảo vệ. Hoạt động quản lý rừng đặc dụng bao gồm lập quy hoạch rừng đặc dụng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng; tiến hành đóng, mở rừng tự nhiên; điều tra, theo dõi diễn biến và xây dựng cơ sở dữ liệu rừng đặc dụng. Hai là, nhóm quy định về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng: Động thực vật rừng có giá trị kinh tế rất lớn, một số người dân ưa chuộng sử dụng sản phẩm từ động thực vật rừng do đó hoạt động khai thác động thực vật rừng diễn ra quá mức, dẫn đến 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0