Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống cơ sở lý luận của chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, đánh giá thực tiễn triển khai tại tỉnh Quảng Ninh để từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------***---------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM- TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh Tế ĐẶNG THỊ TRANG Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------***---------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM- TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8380107 Họ và tên: Đặng Thị Trang Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Kim Ngân Hà Nội - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Quảng Ninh. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020 Tác giả Đặng Thị Trang
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Kim Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đặng Thị Trang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .......................................................................v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................. vi TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC .......6 1.1. . Tổng quan về hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc và đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu giữa hai nước ...........................................6 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu ................6 1.1.2.Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc và cơ cấu hàng xuất nhập khẩu ..................................................................................................6 1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt – Trung ...........10 1.1.4.Đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam–Trung Quốc ... 15 1.2.Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc................................................................................................................... 18 1.2.1.Khái niệm về chính sách và pháp luật thương mại biên mậu ..................... 18 1.2.2.Chính sách về hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam-Trung Quốc... 18 1.2.3.Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc ...........................................................................................21 1.3.Tổng quan về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh ...................27 Kết luận chương 1 ...................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ...................................32
- iv 2.1Thực trạng việc triển khai áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................................................32 2.1.1.Kết quả đạt được .....................................................................................32 2.1.2.Khó khăn, vướng mắc ............................................................................40 2.2. Tác động của chính sách, pháp luật đến hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam -Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh ....................................................44 2.2.1. Tác động tích cực ..................................................................................44 2.2.2. Những mặt còn tồn tại..........................................................................49 2.2.3. Nguyên nhân thành tựu .......................................................................52 2.2.4. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém...........................................................54 Kết luận Chương 2 ..................................................................................................55 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIỆN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC..........................................................57 3.1. Xu hướng phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung ...........................57 3.1.1. Cơ hội và thách thức .............................................................................57 3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển .................................................................62 3.2. Quan điểm và định hướng phát triển quan hệ thương mại biên mậu Việt Nam-Trung Quốc .................................................................................................69 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh ..........................................................................................................70 3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ ................................................................70 3.3.2. Giải pháp từ phía tỉnh Quảng Ninh .....................................................73 3.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .........75 Kết luận chương 3 ...................................................................................................79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................83
- v DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt APEC Hợp tác diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ĐCSTQ Đảng Cộng sản Trung Quốc CQNN Cơ quan nhà nước CQĐT Cơ quan điều tra HTQT Hợp tác quốc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất LĐT Luật đầu tư PLVN Pháp luật Việt Nam QLNN Quản lý nhà nước QLTT Quản lý thị trường NK Nhập khẩu NHNN Ngân hàng nhà nước TMQT Thương mại quốc tế TAND Tòa án nhân dân XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu WTO Word Trade Organization - Tổ chức thương mại quốc tế
- vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2015 ..........................................................................................................................8
- vii TÓM TẮT LUẬN VĂN Việt Nam có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, trong đó việc hợp tác phát triển kinh tế biên giới với Trung Quốc hiện nay đang được quan tâm hơn cả. Phát triển kinh tế biên giới không chỉ có ý nghĩa nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cư dân vùng biên giới, tăng cường yếu tố kinh tế vùng, với tư cách là một cực quan trọng mang tính chất kết nối giữa kinh tế trong nước với nước ngoài có chung đường biên giới trên bộ. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo an ninh – quốc phòng, ý nghĩa quan trọng về mặt thúc đẩy kinh tế đối ngoại đất nước, cũng như có ý nghĩa quan trọng về mặt tăng cường quan hệ song phương giữa hai quốc gia và hai địa phương giáp biên. Hiện nay, Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược “một vành đai một con đường” nhằm thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, trong đó phía Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh chiến lược “ngoại giao láng giềng” bằng “cải cách mở cửa” đối với khu vực biên giới, trong đó có khu vực biên giới tiếp giáp với Việt Nam. Do vậy, nhằm tăng cường năng lực hợp tác một cách có hiệu quả và tránh rơi vào thế bị động trong trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc qua kênh hợp tác kinh tế khu vực biên giới, nhất là tận dụng những cơ hội mới từ phía Trung Quốc khi nước này đang đẩy mạnh phát triển kinh tế biên giới. Việc nghiên cứu một cách hệ thống và cơ bản về chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động trong kinh tế biên giới ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về chính sách và pháp luật kinh tế biên giới, nhất là kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh, còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu cơ bản cung cấp những luận chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo, từ đó có thể xây dựng nên những kế hoạch phát triển kinh tế biên giới địa phương mình cho phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng địa phương và tận dụng được lợi thế từ bối cảnh mới. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm
- viii 3 chương - Chương 1: Tổng quan về chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam-Trung Quốc. - Chương 2: Thực trạng áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách và phát luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước thì hoạt động phát triển kinh tế các cửa khẩu ở nước ta đã và đang tạo điều kiện phát triển đất nước, mở rộng hoạt động kinh tế với các quốc gia láng giềng nói chung và Trung Quốc nói riêng. Phát triển kinh tế biên giới không chỉ có ý nghĩa nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cư dân vùng biên giới, tăng cường yếu tố kinh tế vùng, với tư cách là một cực quan trọng mang tính chất kết nối giữa kinh tế trong nước với nước ngoài có chung đường biên giới trên bộ. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo an ninh – quốc phòng, ý nghĩa quan trọng về mặt thúc đẩy kinh tế đối ngoại đất nước, cũng như có ý nghĩa quan trọng về mặt tăng cường quan hệ song phương giữa hai quốc gia và hai địa phương giáp biên. Do vậy, nhằm tăng cường năng lực hợp tác một cách có hiệu quả và tránh rơi vào thế bị động trong trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc qua kênh hợp tác kinh tế khu vực biên giới, nhất là tận dụng những cơ hội mới từ phía Trung Quốc khi nước này đang đẩy mạnh phát triển kinh tế biên giới. Năm 2012, Trung Quốc khởi động Khu Thí điểm Mở cửa Phát triển Trọng điểm Quốc gia Đông Hưng, Quảng Tây. Theo đó, Trung Quốc cũng đã sớm đề xuất xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) – Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) trở thành khu hợp tác “lưỡng quốc nhất thành” hay “hai nước một khu”. Phía Trung Quốc đã và đang xây dựng một cách nhanh chóng về mặt cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng mô hình, cơ chế hợp tác. Trong khi đó, phía Việt Nam còn đang lúng túng trong việc hợp tác ra sao với Trung Quốc trong lĩnh vực này do đặc thù quan hệ Việt – Trung cũng như do chưa có tiền lệ trong việc xây dựng mô hình Khu hợp tác Kinh tế biên giới như vậy. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh được coi là một trong địa bàn trọng điểm để phát triển kinh tế biên giới. Hiện nay khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở tỉnh Quảng Ninh có 3 khu kinh tế cửa khẩu như Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, Khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Khu kinh tế Cửa khẩu Hoàng Mô – Đồng Văn (cùng với Khu kinh tế ven biển Vân Đồn) được đặt mục tiêu làm bàn đạp để phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, cho đến nay các khu kinh tế
- 2 này vẫn chưa được triển khai một cách hiệu quả. Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay đó là: Thứ nhất, chưa có kế hoạch phát triển có tầm chiến lược mang tính đột phá, nhất là trước quá trình phát triển kinh tế biên giới nhanh như vũ bão của phía Trung Quốc hiện tại. Việc phát triển kinh tế biên giới hiện nay chủ yếu là khai thác cái gì có sẵn, lợi thế có sẵn tại chỗ là chính, tính manh mún rất rõ. Hệ thống cơ sợ hạ tầng yếu, phát triển chậm. Thậm chí việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái có cảm giác chính phủ còn lúng túng chưa có sự thống nhất giữa địa phương và trung ương, nhà nước chưa thực sự coi trọng vấn đề phát triển kinh tế khu vực này giống mang ý nghĩa quốc gia; Thứ hai, phía Việt Nam còn lúng túng trong việc tìm ra mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới – khu kinh tế cửa khẩu thuộc khu vực kinh tế biên giới tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế biên giới ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, song những nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về lĩnh vực này còn chưa tương xứng với yêu cầu của thực tiễn. Việc phát triển kinh tế biên giới là yêu cầu chung của cả nước nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung. Việc nghiên cứu một cách hệ thống và cơ bản về chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động trong kinh tế biên giới ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về chính sách và pháp luật kinh tế biên giới, nhất là kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh, còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu cơ bản cung cấp những luận chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo, từ đó có thể xây dựng nên những kế hoạch phát triển kinh tế biên giới địa phương mình cho phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng địa phương và tận dụng được lợi thế từ bối cảnh mới. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của mình 2. Tình hình nghiên cứu Thương mại biên mậu là một trong những vấn đề được nhiều công trình trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu về khía cạnh này có thể kể đến
- 3 một số công trình tiêu biểu như sau: Phạm Văn Linh (chủ biên) cũng công bố công trình “Quan hệ kinh tế - Thương mại cửa khẩu biên giới Việt – Trung với việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh 14 vùng núi phía Bắc”[30] năm 1999. Tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và tiềm năng kinh tế của các cửa khẩu biên giới Việt Trung, phân tích sự tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại ở các cửa khẩu đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá, tìm ra giải pháp thích hợp nhằm mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới, tạo đà cho việc đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH ở khu vực này. Phạm Văn Linh cũng công bố công trình “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam”[26] năm 2001. Tác giả đã phân tích vị trí, tầm quan trọng của khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của bốn khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Trung đã được phép thành lập (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai), trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô hình kinh tế mới này. Nguyễn Minh Hằng (chủ biên) với công trình “Buôn bán qua biên giới Việt Trung Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng”[18] năm 2001. Tác giả đã trình bày quá trình buôn bán qua biên giới Việt - Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và chưa được của buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ khi hai nước bình thường hoá đến nay và triển vọng của nó. Mặc dù đã có những công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động thương mại biên mậu, tuy nhiên hầu hết các công trình đã trình bày ở trên, chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích, đánh giá được các vấn đề về chính sách và pháp luật của hoạt động thương mại biên mậu và đặc biệt là nghiên cứu thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, đề tài này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về những vấn đề lý luận, thực trạng áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mậu Việt Nam-Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách, pháp luật về hoạt động thương mại biên mậu tại Quảng Ninh.
- 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, đánh giá thực tiễn triển khai tại tỉnh Quảng Ninh để từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu cơ sở chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc - Phân tích thực trạng các chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tế biên giới Việt – Trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu thực tiễn triển khai áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động biên mậu Việt – Trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các chính sách và các văn bản pháp luật điều chỉnh, tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay, trong đó nhấn mạnh nội dung của Hiệp định thương mại biên giới Việt –
- 5 Trung được ký kết năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cách tiếp cận một cách hệ thống (nhìn nhận vấn đề trong mối tương tác tổng thể bên trong và bên ngoài) để phân tích đánh giá trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp tổng thuật, hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): nghiên cứu lựa chọn trường hợp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh để phân tích. 6. Kết cấu của luận văn Trong luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm 3 chương - Chương 1: Tổng quan về chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam-Trung Quốc - Chương 2: Thực trạng áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 1.1. Tổng quan về hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc và đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu giữa hai nước 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu 1.1.1.1. Khái niệm Theo Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg và 139/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, hoạt động thương mại biên mậu hay hoạt động thương mại biên giới bao gồm: - Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới - Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu - Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới 1.1.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, thương mại biên giới mang tính địa phương, khu vực. Thứ hai, chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới: bao gồm thương nhân và cư dân biên giới. Thứ ba, về hàng hóa. Trong hoạt động thương mại tại các cửa khẩu biên giới, cơ cấu hàng hoá trao đổi rất phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn phẩm cấp Thứ tư, thương mại biên giới mang tính bổ sung lẫn nhau. Thứ năm, phương thức trao đổi hàng hóa là chủ yếu 1.1.2. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc và cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Theo báo cáo của Bộ Công thương, Hải quan thì trong 25 năm qua, kể từ khi
- 7 hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn 2.220 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 66,6 tỷ USD năm 2015. Đặc biệt, trong thời gian từ năm 2001 đến nay, quan hệ thương mại Việt-Trung có bước phát triển mạnh mẽ và liên tục, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân đạt 27,4%/năm, trong đó, nhập khẩu tăng trung bình 32,10%/năm và xuất khẩu tăng 21,20%/năm. Trong những năm gần đây, bất chấp nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt vô vàn khó khăn và đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm dần, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 58,64 tỷ USD, tăng 16,9 % so với năm 2013; trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 43,71 tỷ USD, tăng 18,3% và kim ngạch xuất khẩu đạt 14,93 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2013. Năm 2015, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 17,1 tỷ USD, tăng 14,8%; nhập khẩu đạt 49,52 tỷ USD, tăng 13,3%; đặc biệt, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, tăng 12,5%, lên mức kỷ lục 32,42 tỷ USD1 (Xem Bảng 1) 1. Đó là chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu tính cả các con số phi chính thức, như buôn lậu,... hoặc nếu theo các thống kê của Trung Quốc, thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc còn cao hơn và lên đến gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, có thể nói, một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng 200 tỷ USD mà giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu với Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là chừng 1/3 GDP, theo thống kê của Việt Nam) hoặc xấp xỉ 100 tỉ USD (tức chừng gần ½ GDP, theo thống kê của Trung Quốc), xem ra Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tách rời” của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trên thực tế đang trở thành “sân nhà” cho các sản phẩm “Made in China”. Có thể nói, cùng với thời gian, đây đang trở thành một mối lo thực sự khi mức độ phụ thuộc của thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn. 2 1 https://www.customs.gov.vn › Lists › ThongKeHaiQuan › ViewDetails 2 https://www.vhu.edu.vn › Resources › Docs › SubDomain › qlkh
- 8 Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2015 Tỷ trọng KNXNK Tốc độ Tổng KNXNK (tỷ KNXNK Việt - với Trung KNXNK với Năm USD Trung Quốc so với Trung Quốc Tổng KNXNK XK NK CCTM XK NK CCTM XK NK XK NK 2000 14.3 15,20 -0,90 1,54 1,40 0,14 10,7% 9,2% 2001 15,0 16,10 -1,10 1,42 1,61 -0,19 -7,7% 14,6% 9,4% 10,0% 2002 16,70 19,70 -3,00 1,52 2,16 -0,64 7,1% 34,4% 9,1% 11,0% 2003 20,20 25,20 -5,00 1,88 3,14 -1,26 24,0% 45,4% 9,3% 12,5% 2004 26,50 32,00 -5,50 2,90 4,60 -1,70 54,0% 46,4% 10,9% 14,4% 2005 32,40 37,00 -4,60 3,23 7,39 -2,67 11,3% 28,4% 10,0% 15,9% 2006 39,80 44,90 -5,10 3,24 7,39 -4,15 0,5% 25,3% 8,1% 16,5% 2007 48,60 62,70 -14,10 3,65 12,71 -9,06 12,4% 72,0% 7,5% 20,3% 2008 62,70 80,70 -18,00 4,85 15,97 -11,12 33,0% 25,7% 7,7% 19,8% 2009 57,10 70,00 -12,90 5,40 16,44 -11,04 11,4% 2,9% 9,5% 23,5% 2010 72,90 84,80 -12,60 7,31 20,02 -12,71 35,3% 21,8% 10,1% 23,6% 2011 96,90 106,80 -9.90 11,31 24,59 -13,47 52,2% 22,9% 11,5% 23,0% 2012 114,50 113,80 0,70 12,39 28,79 -16,40 11,3% 17,0% 10,8% 25,3% 2013 132,20 131,30 0,90 13,10 36,80 -23,70 5,7% 27,8% 9,9% 28,0% 2014 150.00 148,00 2,00 14,80 43,70 -28,90 13,0% 18,8% 9,9% 29,5% 2015 162,11 165,65 -3,54 17,10 49,52 -32,42 14,8% 13,3% 10,5% 29,9% Tốc độ gia tăng bình quân hằng năm 21,20% 32,10% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan (Việt Nam) Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ người, đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông sản và là cơ hội cho hàng Việt Nam.Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng đối với nông thủy sản của Việt Nam. Trung Quốc hiện đang là thị trường đứng thứ 1 về cao su, rau quả, gạo và sắn các loại; đứng thứ 2 về hạt điều; đứng thứ 3 về thủy sản; đứng thứ 4 về chè; đứng thứ 12 về cà phê..., đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác. Với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm của Việt Nam, cũng như cơ hội từ ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường
- 9 khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2010) thì xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới còn nhiều tiềm năng, dư địa tăng trưởng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường này. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từ Trung Quốc cũng là yếu tố quan trọng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ cấu của từng nhóm mặt hàng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn khá ổn định qua từng năm. Trong các nhóm hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc có nhiều nhóm hàng thường xuyên đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như máy móc thiết bị, phụ tùng, sắt thép các loại, điện thoại các loại và linh kiện, hóa chất. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy: Tính đến hết tháng 8/2019, Việt Nam đã nhập khẩu tới 49 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, tăng mạnh hơn 7 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. - Đến nay có tới 10 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với cùng kỳ. 3 - 02 nhóm hàng mới là sản phẩm sắt thép và kim loại thường với kim ngạch lần lượt là 1,25 tỷ USD và 1,069 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 936 triệu USD và 839 triệu USD. Việc kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong khi xuất khẩu của nước ta bị sụt giảm khiến cán cân thương mại với nước láng giềng này bị nới rộng lên đáng kể so với 1 năm trước đây. Việt Nam nhập siêu hơn 25 tỷ USD từ Trung Quốc, trong khi cùng kỳ 2018 mức nhập siêu chỉ là hơn 17 tỷ USD. Đây cũng là điều cần phải lưu ý để từng bước cân bằng hơn cán cân xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Trong đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là giải pháp quan trọng. 4 3 https://www.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/3%20Le%20Dang%20Minh.pdf 4 https://www.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/3%20Le%20Dang%20Minh.pdf
- 10 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt – Trung 1.1.3.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI Toàn cầu hóa là xu thế vận động mang tính hệ thống và khách quan của thế giới trên phạm vi toàn cầu, nó bao trùm tất cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trục cốt lõi của xu thế toàn cầu hóa đa diện này là toàn cầu hóa về kinh tế, đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính…Nền sản xuất trên thế giới ngày càng mang tính toàn cầu với sự phân công lao động quốc tế hiện đại, tính tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên. Qua đó tác động mạnh mẽ đến xu hướng quan hệ giữa các quốc gia, làm xuất hiện những xu hướng liên minh, tập hợp lực lượng mới. Thế giới trong thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng, đã và đang tác động tới tất cả các nước trên thế giới. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh những đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Cùng với phát triển kinh tế trên thế giới và trong khu vực thì quan hệ thương mại đã phát triển với việc mô hình kinh tế liên kết giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN. Động lực chính để các nước đang phát triển đàm phán nhằm ký kết FTA với các nước phát triển là khả năng được hưởng các ưu đãi, miễn trừ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường các nước phát triển. Bước sang thế kỷ XXI, các xu thế trên vẫn tiếp tục thể hiện vai trò có tính bao trùm và thường xuyên quyết định, mặc dù có thêm những sắc thái mới đa dạng và phức tạp hơn. Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo thị trường hoá nền kinh tế của từng quốc gia, quốc tế hoá thể chế nền kinh tế giữa các nước theo hướng mở cửa với sự xuyên suốt của thể chế kinh tế thị trường theo hướng nhất thể hoá và tập đoàn kinh tế khu vực. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mối quan hệ thương mại của Trung Quốc và Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 106 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 182 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 18 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn