intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

30
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hiện hành trong đó so sánh quy định liên quan đến việc chào bán TP ra công chúng của LCK năm 2010 với năm 2019 và thực tiễn áp dụng hoạt động chào bán ra công chúng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định này trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ THÙY HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN HIỆN HÀNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8330107 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ THÙY HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN HIỆN HÀNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8330107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ XUÂN THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi: Đỗ Thị Thùy Học viên Cao học Luật Kinh tế Khóa 2 – Trường Đại học Ngân hàng TpHCM Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, số liệu và một số kiến thức của tác giả khác trong luận văn được sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của một công trình khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. TPHCM, ngày 06 tháng 06 năm 2023 Tác giả Đỗ Thị Thùy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nội dung luận văn chuyên ngành Luật Kinh tế, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô Khoa Luật Kinh tế, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hồ Xuân Thắng đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần trách nhiệm cao độ và sự giúp đỡ nhiệt tình. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, công chức của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập, tìm kiếm thông tin đề hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt là tập thể Lớp CH2LKT (khóa 2021 – 2023) đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành Việt Nam Tóm tắt: Hiện nay, hoạt động chào bán TP ra công chúng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và chủ trương thực hiện với mục đích tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh doanh. Hoạt động này mang lại nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp đồng thời cũng là một kênh đầu tư có thể phát sinh lợi nhuận cao. Pháp luật về chứng khoán ở nước ta liên tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tế, tuy nhiên các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chào bán TP ra công chúng vẫn còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Vấn đề này gây ra khó khăn cho các chủ thể chào bán trong quá trình áp dụng pháp luật dẫn đến nhiều vấn đề bấp cập trong thực tiễn. Luận văn được triển khai, nghiên cứu với mục tiêu phân tích, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động chào bán TP ra công chúng, từ đó đưa ra những vấn đề chưa hợp lý trong thực tế đồng thời có những kiến nghị với mong muốn hoàn thiện pháp luật trong tương lai. Trong luận văn này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp thống kê, tổng hợp để đánh giá thực tiễn. Luận văn đã trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động chào bán TP ra công chúng bao gồm: hình thức chào bán; điều kiện chào bán; thẩm quyền; trình tự, thủ tục chào bán và đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong hoạt động chào bán TP ra công chúng tại TPHCM. Từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật. Từ khóa: chào bán TP ra công chúng, huy động vốn từ TP, đăng ký chào bán TP.
  6. iv ABSTRACT Title: Public offering of bonds in accordance with Vietnam's current securities law Abstract: Currently, the public offering of bonds is interested and implemented by many businesses with the aim of seeking capital from outside for business development. This activity brings a large source of capital for businesses and is also an investment channel that can generate high profits. The law on securities in our country is constantly being improved to match reality, but the legal provisions related to the public bond offering are still conflicting and overlapping. This problem causes difficulties for the offerors in the process of applying the law, leading to many inadequacies in practice. The thesis is developed and researched with the aim of analyzing and clarifying the current legal provisions on the public offering of bonds, thereby bringing out the unreasonable issues in reality and at the same time, there are issues that are not reasonable. Recommendations with the desire to improve the law in the future. In this thesis, the author mainly uses analytical and comparative methods to clarify the theoretical basis and statistical and synthetic methods to evaluate practice. The thesis has presented and analyzed the basic contents of the public bond offering, including: form of offering; conditions of offering; authorization; order and procedures for the offering and at the same time evaluate the application of the law in the public offering of bonds in Ho Chi Minh City. From there, propose recommendations and solutions with the desire to contribute to the improvement of the legal framework and effective implementation of the provisions of the law. Keywords: public offering of bonds, raising capital from bonds, registration of bond offering.
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT 1 CTCK CTCK 2 LCK Luật chứng khoán 3 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 4 ĐKCB Đăng ký chào bán 5 TP Trái phiếu 6 CP Cổ phiếu 7 TTCK Thị trường chứng khoán 8 PHTP Phát hành trái phiếu 9 NĐT Nhà đầu tư 10 UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
  8. vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 4 6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 4 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............... 9 1.1 Một số khái quát về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng ....................... 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu ........................................................ 9 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng..... 12 1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng ............................................................................................................................... 16 1.2.1. Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng .................................................................................................................. 16 1.2.2. Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng ..... 20 1.2.3. Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng ................................. 23 1.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng 30 1.3.1. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng đối với cá nhân......................................................................................... 30 1.3.2. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng đối với tổ chức ......................................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 33
  9. vii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐẠI BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ............................................................................................. 34 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng 34 2.1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng .................................................................................................................. 34 2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về chủ thể bảo lãnh chào bán trái phiếu ra công chúng.......................................................................................................... 37 2.2. Kết quả và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng ......................................................................................................... 40 2.2.1. Kết quả áp dụng pháp luật về chào bán trái phiếu ra công chúng ............ 40 2.2.2. Hạn chế khi áp dụng pháp luật trong hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng. ................................................................................................................. 47 2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng. ..................................................................................................................... 58 2.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền................................ 58 2.3.2. Kiến nghị đối với các chủ thể trong hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng .................................................................................................................. 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 71 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Huy động vốn bằng hình thức chào bán TP ra công chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. TTCK cũng được xem là một hình thức hữu ích giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước huy động vốn. Hàng hóa của một TTCK bao gồm các loại sau: CP, TP, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán phái sinh. TTCK Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được cấp độ cao. Nguyên nhân của vấn đề này bao gồm: tính thanh khoản của thị trường, mức vốn hóa của thị trường, hành lang pháp lý,…. Trong gần 15 năm vừa qua, TTCK Việt Nam có những bước tiến vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự phát triển của TTCK nói chung và TP nói riêng đòi hỏi phải có khung pháp lý điều chỉnh vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của NĐT vừa đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên TTCK đã đặt ra. Phương thức phát hành giấy tờ có giá của doanh nghiệp để vay vốn hay còn gọi là phát hành TP doanh nghiệp trong những năm gần đây đã có sự phát hiện hơn và không ngừng tăng về quy mô. Hoạt động phát hành TP giúp doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu về vốn mà không phải sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc tăng vốn trong khi nguồn vốn thu được từ TP có thể đáp ứng cho kế hoạch mang tính khẩn cấp như: tái cơ cấu nợ, đầu tư dự án,…Đồng thời, phát hành TP cũng mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức phát hành nhờ lãi suất rẻ, cố định, linh hoạt thời gian đáo hạn. Tại thị trường vốn Việt Nam, kênh huy động từ chào bán TP ra công chúng không chỉ diễn ra trên TTCK, nơi chứng khoán được mua bán dễ dàng và nhanh chóng. Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng chào bán TP ra công chúng nhằm tối ưu hóa mục tiêu vốn của mình như: công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa; công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa, Tập đoàn Vingroup,… Quy trình xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng minh bạch. Đơn cử, khi xây dựng các văn bản hướng dẫn, đảm bảo thực hiện LCK 2019, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiến hành tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp đề nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập. Tuy nhiên trong quá trình
  11. 2 thực thi vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong hoạt động chào bán TP ra công chúng. Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu làm rõ các quy định liên quan đến hoạt động chào bán TP ra công chúng cũng như dưa ra những giải pháp hữu ích để khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại. Từ thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật nêu trên cho thấy sự cần thiết nghiên cứu các quy định pháp luật đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp để khắc phục những tồn đọng. Do đó tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hiện hành trong đó so sánh quy định liên quan đến việc chào bán TP ra công chúng của LCK năm 2010 với năm 2019 và thực tiễn áp dụng hoạt động chào bán ra công chúng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định này trong thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, bất cập của quy định LCK đối với việc chào bán TP ra công chúng từ thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. - Đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành cũng như những giải pháp của cơ quan hành pháp bảo đảm thực thi pháp luật trong thực tiễn nhằm nâng cao hoạt động chào bán TP ra công chúng trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các quy định pháp luật về hoạt động chào bán TP ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành. Cụ thể là các quy định trong LCK 2019; LCK 2006 sửa đổi, bổ sung 2010; Luật doanh nghiệp 2020; Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có
  12. 3 liên quan. Bên cạnh đó luận văn phân tích và đánh giá thông qua các số liệu, báo cáo… hiện hành để làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán TP ra công chúng, từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và những giải pháp thúc đẩy hoạt động chào bán TP ra công chúng có hiệu quả trong thực tiễn ở TP Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu nội dung quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là pháp LCK; Pháp luật về hoạt động chào bán TP ra công chúng nhằm phục vụ mục đích phân tích, đánh giá, so sánh giữa thực tiễn áp dụng và quy định pháp luật. Các tài liệu, số liệu về vấn đề nêu trên nằm rải rác tại các nguồn khác nhau. Luận văn này tập trung khai thác, đào sâu khái niệm, đặc điểm về việc chào bán TP ra công chúng qua các thời kỳ, các giai đoạn. - Phạm vi không gian: thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành trong hoạt động chào bán TP ra công chúng trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về sự thay đổi của các quy định pháp luật, sự hạn chế của pháp luật so với thực tiễn. - Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ năm 2010 - 2022 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành Việt Nam”, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích, bình luận: phương pháp này sử dụng nhằm mục đích làm rõ các vấn đề pháp lý, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán TP ra công chúng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được dùng để đánh giá, bình luận về cách thức doanh nghiệp vận hành pháp luật trong hoạt động chào bán TP ra công chúng trên thực tế. Phương pháp so sánh: phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm so sánh các quy định của pháp luật hiện hành với các quy định được ban hành đã hết hiệu lực thi hành; so sánh các quy định pháp LCK so với quy định của pháp luật doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành khác; so sánh chào bán TP riêng lẻ với chào bán TP ra công chúng của công ty cổ phần đại chúng.
  13. 4 Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này để thống kê, liệt kê, đưa ra các dẫn chứng về thực tế áp dụng pháp luật, các vấn đề về trình tự, thủ tục mà chủ thể thực hiện trong quá trình vận hành pháp luật để chào bán TP ra công chúng. Phương pháp tổng hợp: Qua việc phân tích, đánh giá, bình luận, thống kê và so sánh các vấn đề lý luận, thực tiễn vận dụng về chào bán TP ra công chúng, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra nhận định về sự chưa phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. Từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động chào bán TP ra công chúng và các hoạt động pháp lý liên quan đến loại chứng khoán này. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận, luận văn giải thích và đưa ra khái niệm “trái phiếu”, “chào bán TP ra công chúng”, phân biệt và làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm của hoạt động chào bán TP ra công chúng tại Việt Nam Những vấn đề về chào bán TP ra công chúng phát sinh trong thực tiễn như: vấn đề mất cân bằng giữa chào bán trái phiếu riêng lẻ và chào bán TP ra công chúng; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình giám sát hoạt động chào bán TP ra công chúng. Những vướng mắc, khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển của TTCK nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng… sẽ được luận văn nghiên cứu, phân tích và làm rõ. Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và thực hiện một cách hiệu quả. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến TP trong những năm qua đã diễn ra thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng và vai trò TP đối với thị trường huy động vốn nói riêng và nền kinh tế nói chung. LCK sửa đổi được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào ngày 26/11/2019 và có hiệu lực từ 01/01/2021. LCK 2019 được ban hành nhằm khắc phục những vấn đề thực sự vướng mắc trong thực tiễn, đảm bảo định hướng thi hành, phát triển theo đúng mục tiêu; đồng thời từng bước tiếp cận với các quy định và thông lệ quốc tế. Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, đảm bảo tính công khai minh bạch đòi hỏi cần sự nghiên cứu, tìm hiểu, đào
  14. 5 sâu vấn đề để tìm ra những bất cập. Các vấn đề pháp lý đặt ra đối với TP và thị trường TP đã được nghiên cứu trong một số đề tài như sau: 6.1. Về luận văn thạc sĩ có một số công trình sau “Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi” của tác giả Phan Thị Thanh Hậu, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2022. Với công trình này, tác giả đã khai thác các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực TP và thị trường TP, mô hình TP của các nước trên thế giới, phân tích, đánh giá hoạt động thị trường TP chuyển đổi từ năm 2010 đến năm 2022 “Pháp luật phát hành TP của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Huế, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế năm 2013. Với công trình nghiên cứu này, tác giả có phân tích, chứng minh quy dịnh của pháp luật về TP trong ngân hàng thương mại. Đồng thời nêu lên những bất cập, hạn chế còn gặp phải trong quá trình thực thi và đề xuất một số giải pháp khắc trên TTCK trong giai đoạn 2015 – 2020 “Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích nhà đầu tư trong hoạt động phát hành chứng khoán” của tác giả Đoàn Minh Huyền, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2015. Tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích của NĐT trên TTCK tập trung; chủ yếu là hoạt động công bố thông tin, phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết chứng khoán, đảm bảo bí mật của NĐT, giám sát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp. 6.2. Về sách giáo trình, chuyên khảo, tham khảo Sách “Giáo trình Luật chứng khoán” của TS. Nguyễn Văn Tuyến, năm 2011, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Công trình nghiên cứu một cách tổng quát, phân tích cụ thể những vấn đề cơ bản quy định về chứng khoán, TTCK. Trong công trình này tác giả có phân tích làm rõ một số vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành TP được quy định tại LCK 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LCK 2010. Sách “Giáo trình Luật chứng khoán và kinh doanh bảo hiểm” của TS. Phan Phương Nam, năm 2017, giáo trình Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu chung, khái quát những vấn đề lý luận TTCK, quy định về các chủ thể kinh doanh trên TTCK nói chung và TP nói riêng. Đối với hoạt động
  15. 6 phát hành TP ra công chúng, tác giả phân tích cụ thể, chi tiết quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LCK 2010. Tác giả chỉ rõ, so sánh những vấn đề thay đổi trong hoạt động chào bán TP tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP so với những quy định trước đó. Công trình nêu trên tập trung phân tích quy định của pháp luật về hoạt động phát hành chứng khoán nói chung mang tính chất “gợi mở” mà chưa đi sâu phân tích cụ thể về nội dung của hoạt động chào bán TP ra công chúng. Sách “Pháp luật về thị trường chứng khoán” của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), năm 2017, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình nghiên cứu này, các tác giả phân tích, khái quát chung về quy định NĐT trong thị trường phát hành TP, lý luận chung về hoạt động chào bán chứng khoán. Các tác giả có làm nổi bật lên vai trò của hoạt động chào bán TP của công ty đại chúng, sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán TP ra công chúng, nhận định về xu hướng phát triển của pháp luật về chào bán TP ra công chúng tại mục 4, chương 4 của giáo trình nêu trên. Đây là những nội dung cơ bản giúp tác giả định hình được những nội dung cơ bản cần được nghiên cứu trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Sách “Giáo trình Luật chứng khoán” của TS. Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), năm 2021, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Với công trình nghiên cứu này, các tác giả các quy định của pháp luật về cách vận hành, hoạt động của TTCK, xử phạt vi phạm pháp LCK trong hoạt động chào bán TP ra công chúng tại Việt Nam. Tại Chương II, Mục 2 các giả đã phân tích cụ thể những nguyên tắc, điều kiện liên quan đến hoạt động chào bán TP ra công chúng. Đồng thời, so sánh giữa mô hình chào bán TP ra công chúng tại việt nam với mô hình quản lý chào bán TP ra công chúng trên thế giới. Công trình này đã giúp tác giả thấy được những điểm khác biệt, nổi bật của quy định pháp luật trong hoạt động chào bán TP ra công chúng tại việt nam. 6.3. Về bài báo khoa học có một số công trình sau “Pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Bạch Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tài chính, Kế toán, Học viện Tài chính năm 2019, số 04. Với công trình nghiên cứu này, hai tác giả đưa ra những giải pháp nhằm cải cách từ đó
  16. 7 đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thị trường TP doanh nghiệp. Theo đó, hai tác giả có đề xuất việc hoàn thiện khung pháp lý cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ được huy động vốn bằng TP. “Giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển” của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung đăng trên tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, kỳ 02, tháng 12/2017, số 670. Với bài báo khoa học này, tác giả đưa ra một số giải pháp cho thị trường TP tại Việt Nam. Tác giả đưa ra giải pháp cần có những quy định nâng cao chất lượng TP cũng như tính minh bạch thông tin để đảm bảo cho các NĐT tiếp cận đầy đủ thông tin, chính xác, cơ quan hữu quan cần cân nhắc về điều kiện phát hành TP. “Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thanh Phương đăng trên Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tháng 8/2017, số 15. Với công trình này, tác giả đã đưa ra những đánh giá chung về thực trạng phát hành TP doanh nghiệp và khuyến nghị đối với các quy định của pháp luật trong hoạt động phát hành TP. “Một số vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục chào bán trái phiếu doanh nghiệp” của tác giả Đỗ Thị Kiều Phương đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2021. Với công trình này, tác giả đưa ra thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục chào bán TP doanh nghiệp, đưa ra nhưng nhận xét liên quan đến chào bán TP doanh nghiệp. Đồng thời có đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục chào bán TP doanh nghiệp. “Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 28 (2012). Công trình nghiên cứu này, các tác giả đưa ra những yêu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo TTCK phát triển bền vững; đồng bộ toàn bộ giữa pháp LCK và hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời các tác giả đề xuất pháp luật cần đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và minh bạch của TTCK. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về chào bán TP ra công chúng hoặc nghiên cứu một góc độ nào đó của TP nhưng chưa làm bật lên vấn đề pháp lý, chưa đánh giá một cách tổng thể định hướng khung pháp lý toàn diện cho việc
  17. 8 chào bán TP ra công chúng đặc biệt chào bán TP ra công chúng có nhiều thay đổi kể từ khi LCK 2019. Tác giả trên cơ sở kế thừa kết quả, giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu đó kết hợp việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề thực tiễn đang xảy ra để cố gắng truyền tải thông tin một cách đầy đủ, chi tiết, chuyên sâu. Luận văn là công trình nghiên cứu, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong hoạt động chào bán TP ra công chúng. đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về quy định của pháp luật về chào bán TP ra công chúng. 7. Phương pháp nghiên cứu Nội dung luận văn được kết cấu bởi 2 chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị hoàn thiện.
  18. 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1 Một số khái quát về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu Tại Việt Nam, quá trình hình thành của TTCK có những bước hình thành và phát triển đặc biệt hơn so với thế giới. Những năm 90 của thế kỷ XX, đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường. Nghị định do Chính phủ ban hành số 120/CP ngày 17/9/1994 ban hành quy chế tạm thời về việc phát hành TP, CP doanh nghiệp Nhà nước có thể coi là “phát súng” đầu tiên đánh dấu cho sự xuất hiện của chứng khoán. Nhưng TTCK Việt Nam xuất hiện dựa trên ý chí của Nhà nước nhằm chuẩn bị cho quá trình thu hút vốn cho nền kinh tế phát triển để đi lên xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của LCK 2006 và Luật số 62/2010/QH12 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của LCK là một mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự phát triển của TTCK nói chung và TP nói riêng, với những quy định chặt chẽ hơn những văn bản dưới luật trước đây đã giúp cho TTCK Việt Nam phát triển vượt bậc so với thời gian trước khi ban hành. LCK 2019 định nghĩa: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”1 Tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP cũng quy định khái niệm TP giống các văn bản hiện hành: “Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu”.2 Nghị định 155/2020/NĐ-CP định nghĩa như sau: “Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền 1 Khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định về giải thích từ ngữ 2 Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 163/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
  19. 10 và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”3 So với phần giải thích từ ngữ về TP doanh nghiệp của Nghị định số 90/2011/NĐ-CP do Chính phủ ban hành 14/10/2011, thì Nghị định 163/2018/NĐ- CP do Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2018 và sau đó là Nghị định 153/2020/NĐ-CP do Chinh phủ ban hành ngày 31/12/2020 quy định về phát hành TP nêu rõ kỳ hạn của TP doanh nghiệp trong phần giải thích từ ngữ, điều này làm tăng thêm sự chi tiết cho khái niệm của TP. Ngoài ra, Nghị định 163/2018/NĐ-CP đã thay thế cụm từ “người sở hữu TP” bằng “Nhà đầu tư sở hữu TP”. Kể từ năm 2006 đến nay, hoạt động phát hành TP doanh nghiệp được Nhà nước, doanh nghiệp và các NĐT quan tâm. Sự ra đời và thay thế nhau của những nghị định quy định về hoạt động chào bán TP doanh nghiệp và những văn bản hướng dẫn về những vấn đề xung quanh hoạt động phát hành TP doanh nghiệp đã cho thấy được phần nào sự phát triển của TP doanh nghiệp ở nước ta. Như vậy có thể hiểu TP là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do các doanh nghiệp phát hành trong đó xác định quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với phần nợ của tổ chức phát hành Từ định nghĩa khái niệm có thể thấy TP có những đặc điểm sau: Một là, chủ thể chào bán TP bao gồm doanh nghiệp, Chính phủ Trung ương và Chính quyền địa phương. Người mua TP chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành TP. Chào bán TP ra công chúng có quy mô rộng. Tính quy mô được thể hiện ở những khía cạnh sau: chào bán TP cho một số lượng lớn NĐT; khối lượng chào bán lớn; sử dụng phương thức quảng cáo hoặc mời chào rộng rãi trong chào bán ra công chúng. Hai là, về nguyên tắc việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chào bán TP là thủ tục pháp lý bắt buộc. Hoạt động chào bán TP được triển khai với sự giám sát của cơ quan, tổ chức chuyên môn nhằm đảm bảo hoạt động chào bán này phù hợp với LCK 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. 3 Khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020 NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán
  20. 11 Những cơ quan chuyên môn và cơ quan nhà nước góp phần tạo sự chắc chắn và đảm bảo tính an toàn, minh bạch trong hoạt động chào bán tổ chức phát hành và NĐT.4 Ba là, hoạt động chào bán TP với mục đích là “kêu gọi” vốn trung và dài hạn từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu về vốn và đầu tư của hai chủ thể chính trong giao dịch là chủ thể phát hành và NĐT. Đây được xem là hoạt động có thể sinh lợi nhuận đối với NĐT. NĐT sở hữu TP được hưởng lãi không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành. Căn cứ vào mức độ uy tín của tổ chức phát hành TP, hiệu quả của dự án đầu tư và tình hình tài chính – tiền tệ, doanh nghiệp phát hành TP quyết định lãi suất cho từng đợt phát hành. Lãi suất của TP có thể được xác định cố định cho cả kỳ hạn hoặc thả nổi trên thị trường. Trong quá trình đầu tư vào các TP có thể phát sinh lợi nhuận và “tiền lãi được trả cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được tính vào chi phí tài chính của tổ chức phát hành, do đó được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế của công ty.”5 Các nguyên tắc chung áp dụng đối với thị trường hàng hóa là: “(i) Tôn trọng quyền tự do mua bán, kinh doanh và dịch vụ tổ chức, cá nhân trên thị trường; (ii) Tự chịu trách nhiệm về rủi ro; (iii) Tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra trên TTCK nói chung và TP ra công chúng nói riêng là phải công bằng, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT chứng khoán.” Hoạt động chào bán TP ra công chúng được xem như “cầu nối” với giữa doanh nghiệp cần vốn và cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi. Đặc điểm đầu tiên của TP đó là công bằng, công khai, minh bạch thông tin, mọi chủ thể tham gia đều phải thực hiện theo những nguyên tắc chung, phải được đối xử bình đẳng. TP thể hiện mối quan hệ giữa “chủ nợ” với “con nợ”, giữa tổ chức phát hành và NĐT TP. Phát hành TP là đi vay còn NĐT TP là chủ nợ, vì vậy NĐT sở hữu TP không được tham gia vào hoạt động của công ty, mà có các quyền lợi và 4 Điều 5 Luật chứng khoán 2019 quy định về Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và TTCK 5 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2