Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 11
download
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Chương 2 - Pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và thực tiễn thực hiện; Chương 3 - Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHƯƠNG MAI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHƯƠNG MAI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN BIÊN Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Phương Mai
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ............................................ 6 1.1. Khái niệm và bản chất hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ......................................................................................................................... 6 1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ............................................................................................................ 18 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 22 Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ............................................................................................................ 23 2.1. Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ............................................................. 23 2.2. Nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ...................................................................... 26 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ............................................................................................................ 51 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 62 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ......................................................... 63 3.1. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới .......................... 63 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ................................................................................................. 64 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ............................................................................... 65 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ tài chính có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày bởi phạm vi của nó liên quan đến tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Tuy nhiên, đặc điểm tạo nên sự khác biệt quan trọng của bảo hiểm so với các ngành tài chính khác, đồng thời củng cố vai trò của bảo hiểm trong đời sống xã hội đó chính là bảo hiểm cung cấp cơ chế bảo đảm tài chính tốt nhất cho cá nhân và các tổ chức – một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Khi nền kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng, số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông gia tăng nhanh chóng và hết sức đa dạng, phong phú. Đặc biệt là xe cơ giới, với tính cơ động cao, tính việt dã tốt, tham gia triệt để quá trình vận chuyển nên lượng xe tham gia giao thông ngày càng nhiều. Mặc dù xe cơ giới ngày một hiện đại hơn, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện, song tai nạn giao thông vẫn gia tăng qua các năm làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của con người. Vì thế, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời là hết sức cần thiết và được triển khai dưới hình thức là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có vai trò quan trọng như góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm đồng thời cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông và xây dựng văn hoá giao thông lành mạnh. Trên thực tế, khi có tai nạn xảy ra, chủ phương tiện giao thông nhiều trường hợp không có khả năng tài chính để khắc phục sẽ để lại hậu quả lâu dài cho bản thân và người không may gặp tai nạn. Nhưng khi chủ phương tiện tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra giải quyết hậu quả bằng việc bồi thường tai nạn những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, giúp đỡ chủ phương tiện và người bị nạn giảm tổn thất về tài chính trên cơ sở sử dụng tiền phí bảo hiểm của nhiều người, giúp đỡ những người 1
- không may gặp rủi ro. Với ý nghĩa xã hội to lớn đó của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, ở nước ta, chế độ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong thời gian qua đã được nhà nước quan tâm triển khai và chủ xe cơ giới hưởng ứng, các doanh nghiệp chấp hành. Tuy nhiên do một số lý do khách quan và chủ quan từ phía người tham gia hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, các bộ, ngành có liên quan và sự hạn chế, thiếu tính khả thi của một số quy định pháp luật nên pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chưa thực sự được doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới tuân thủ đầy đủ, do vậy chưa phát huy được hết giá trị xã hội của các loại hình hợp đồng bảo hiểm này. Xuất phát từ thực tế đó thì việc nghiên cứu đề tài để tiếp tục đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là vấn đề cần thiết. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được đề cập dưới dạng các bài viết được đăng tải rải rác trên các tạp chí hoặc dưới hình thức các ý kiến tản mạn của các chuyên gia, các đại diện của cơ quan quản lý nhà nước trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí. Ngoài ra, ở Việt Nam đến nay đã có luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thúy tại Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012 về đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam theo pháp luật dân sự Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thu Trang tại Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2011 về đề tài: “Pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay”, và một số nghiên cứu khác cũng có liên quan tới đề tài luận văn của tác giả. 2
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu ở mức độ chung về hợp đồng bảo hiểm hoặc chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp về các vấn đề như: hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện cơ giới mà chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng xây dựng, thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, một đề tài cần phải được làm rõ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, đề tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu từ trước đến nay. Tuy nhiên, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, các bài viết và các ý kiến của các chuyên gia cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, luận văn có những mục đích cụ thể sau: Thứ nhất, luận văn làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và thực tiễn thực hiện; Thứ ba, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả của luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, phân tích khái niệm và làm rõ đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 3
- Thứ hai, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng đồng thời làm rõ nội dung cụ thể của chế định này trong pháp luật Việt Nam hiện hành; Thứ ba, tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chọn những yếu tố liên quan đến pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Từ đó tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đó tới quá trình thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau: Về thời gian: Luận văn nghiên cứu những quy định pháp luật của Việt Nam được ban hành từ năm 1988 cho đến nay. Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ta về nhà nước và pháp luật, về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là: (i) Phương pháp khai thác tài liệu sẵn có là các bài viết, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài; (ii) Phương pháp thống kê; (iii) Phương pháp phân tích và luật học so sánh; (iv) Phương pháp diễn dịch và phương pháp tổng hợp. 4
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: khái niệm, đặc điểm, vai trò của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để rút ra ý nghĩa xã hội to lớn của loại hình hợp đồng bảo hiểm này. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hiện nay ở Việt Nam, qua đó đưa ra những hạn chế, thiếu xót dẫn đến loại hình hợp đồng bảo hiểm này chưa được phổ biến và đi sâu vào mọi tầng lớp dân cư ở Việt Nam. Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mục đích đưa hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới thực sự được triển khai một cách rộng rãi tại Việt Nam và phát huy được ý nghĩa xã hội to lớn của nó. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và thực tiễn thực hiện. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 1.1. Khái niệm và bản chất hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 1.1.1. Khái niệm và bản chất hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới a. Khái niệm “Hợp đồng” Khái niệm “hợp đồng” tại Việt Nam được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”[26]. Ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hợp đồng còn được điều chỉnh bởi các lĩnh vực pháp luật khác như kinh doanh thương mại, lao động, xây dựng,… b. Khái niệm “bảo hiểm” Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, loài người luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như thiên tai, địch họa, tai nạn, bệnh tật,… và cao hơn nữa là những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội,… gây xáo trộn cuộc sống, thậm chí đe doạ tới tính mạng và của cải của mình. Chính vì vậy, con người luôn luôn tìm cách để bảo vệ mình khỏi những tác động không mong muốn đó, cũng như dự trữ tài chính để bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra nhằm nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc. Ngay từ xa xưa, con người đã dự trữ lương thực để đề phòng những trường hợp khẩn cấp như mất mùa, hạn hán lập các quỹ dự trữ chung cho cộng đồng để đề phòng những thảm họa, hoặc những tổn thất lớn liên tiếp ngoài sự chống đỡ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Đời sống kinh tế, xã hội của loài người càng phát triển, các rủi ro tiềm ẩn mà loài người có thể gặp phải càng phức tạp, khó lường và vì thế mà nhu cầu được bảo vệ, được an toàn của con người ngày càng cao. Ngành bảo hiểm ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu đó của con người. 6
- Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm. Dưới góc độ tài chính, “bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi” [19, tr.9]. Dưới góc độ pháp lý, “bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại” [19, tr.10]. Tuy nhiên, khái niệm có nội dung đầy đủ và logic nhất đó là: “bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” [25, tr.16]. Như vậy, thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm. c. Khái niệm “hợp đồng bảo hiểm” Theo quy định tại Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “hợp đồng bảo hiểm” được định nghĩa như sau: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”[26]. Như vậy có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm là việc tổ chức bảo hiểm cam kết bảo đảm bồi thường một số tiền nhất định cho cá nhân, tổ chức khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và có gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm trong một thời gian nhất định, còn bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. d. Khái niệm “trách nhiệm dân sự” Theo quy định của pháp luật, bên có nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của bên có quyền. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa 7
- vụ của mình sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Bên có nghĩa vụ không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm dân sự nếu việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ đó hoàn toàn phát sinh bởi lỗi của bên có quyền. Bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự chịu trách nhiệm dân sự khi việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ đó phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của bên đó trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm dân sự nói chung được hiểu là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm [30, tr.152]. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường của một cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, sức khoẻ,... của chủ thể khác mà hành vi đó chưa phải là tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự. Trách nhiệm dân sự thường được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trong lĩnh vực bảo hiểm, trách nhiệm dân sự được hiểu là nghĩa vụ dân sự của bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà từ đó nghĩa vụ dân sự phát sinh. đ. Khái niệm “chủ xe cơ giới” Theo quy định của pháp luật Việt Nam, xe cơ giới bao gồm ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự. Chủ xe cơ giới có thể là người chủ sở hữu hợp pháp của xe cơ giới hoặc bên bất kỳ nào đó được chủ sở hữu xe cơ giới giao quyền chiếm hữu, sử dụng hoặc điều khiển xe cơ giới. Chủ xe cơ giới có thể là tổ chức hoặc cá nhân. 8
- e. Khái niệm “hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới” Từ những phân tích trên, có thể hiểu rằng: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm, hay còn gọi là doanh nghiệp bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm, hay còn gọi là chủ xe cơ giới. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo như thỏa thuận giữa các bên. 1.1.1.2. Bản chất của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Khoản 1 Điều 8 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/6/2014 quy định: “Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm”[9]. Khoản 3 Điều 6 Văn bản này cũng quy định: “Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện”[9]. Như vậy, có thể hiểu rằng, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho chủ xe cơ giới. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng. Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân sự của mình, và ở đây chủ yếu là trách nhiệm bồi thường. 9
- 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một loại hợp đồng bảo hiểm, do đó nó cũng mang những đặc điểm chung của một hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể: Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mang tính đồng thuận. Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế nội dung hợp đồng chủ yếu đều do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sau khi đã được cơ quan quản lý xét duyệt. Dựa trên nhu cầu của mình, người tham gia bảo hiểm sẽ tự do lựa chọn có giao kết hợp đồng hay không. Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là hợp đồng song vụ. Điều này có nghĩa là, các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm là nộp phí bảo hiểm, là đề phòng và hạn chế tổn thất, yêu cầu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận hoặc do pháp luật quy định,… Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm là thực hiện trách nhiệm bồi thường (hoặc chi trả bảo hiểm) khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đều quy định rõ và thể hiện ở các điều khoản bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm sau khi xem xét thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì ký kết và ngược lại. Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất may rủi. Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc chi trả. Trái lại, mặc dù đã nộp phí bảo hiểm, nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm, người mua bảo hiểm sẽ không nhận được bất cứ một khoản chi hoàn trả nào từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro từ phía người tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đổi lại doanh nghiệp nhận được phí bảo hiểm. Nhưng rủi ro này mới tồn tại ở trạng thái tương lai, có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra. Vì thế không xác định được hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm khi ký kết hợp đồng và người ta thường quan niệm là loại hợp đồng may rủi. 10
- Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất tin tưởng tuyệt đối. Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Thứ năm, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là hợp đồng có bồi thường. Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên – doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Tức là, người tham gia bảo hiểm phải trả tiền bằng cách nộp phí bảo hiểm mới được đảm bảo có quyền lợi kinh tế từ doanh nghiệp bảo hiểm. Còn doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tuy nhiên, dù hợp đồng đã được ký kết, nhưng người tham gia bảo hiểm chưa nộp phí, thì hợp đồng vẫn chưa có hiệu lực và người tham gia chưa thể đòi hưởng quyền lợi của mình. Thứ sáu, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất gia nhập. Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau khi tìm hiểu, nếu họ thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Ngoài những đặc điểm trên, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn mang những đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm trước pháp luật như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Phạm vi bảo hiểm là thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba và trong giới hạn bảo hiểm đã được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là để bảo hiểm cho những khoản chi phí cần thiết để khắc phục hậu quả của tai nạn, rủi ro cho bên thứ ba bị thiệt hại. Mặc dù việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là những thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được bảo hiểm mà là những thiệt hại về tài chính của người được bảo hiểm đối với người thứ ba 11
- căn cứ vào những tổn thất về tài sản, sức khỏe, tính mạng mà họ đã gây ra cho bên thứ ba. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc quy định trong hợp đồng đối với số tiền tối đa bằng với thiệt hại của người thứ ba. Thứ hai, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định: “Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật”[26]. Không giống như hợp đồng bảo hiểm tài sản với đối tượng bảo hiểm là một loại tài sản cụ thể hay hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm cho một con người cụ thể, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba. Đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu. Thứ ba, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, yếu tố lỗi có vai trò rất quan trọng. Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người thứ ba chính là cơ sở để phát sinh trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba và do đó cũng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm đối với người thứ ba. Theo cách hiểu thông thường thì lỗi là những sai sót trong xử sự, về bản chất lỗi được các ngành luật quy định giống nhau – đó là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật: khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với 12
- pháp luật, tránh gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Điều 364 Bộ Luật dân sự năm 2015 chia lỗi làm hai loại và lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cụ thể: Việc phân biệt lỗi làm lỗi cố ý và lỗi vô ý nhằm mục đích xác định nghĩa vụ bồi thường của bên gây ra thiệt hại, nghĩa vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời cũng là để xác định chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao giờ cũng có mối liên quan đến chủ thể thứ ba. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba. Quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm là quan hệ hợp đồng mà ở đó người bảo hiểm phải bồi thường thay cho người được bảo hiểm khi trách nhiệm dân sự của họ phát sinh đó chính là trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại cho người thứ ba. Giữa người thứ ba và người bảo hiểm không có mối quan hệ hợp đồng mà họ là bên có quyền đối với người được bảo hiểm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010): “Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi người được bảo hiểm nhận được yêu cầu phải bồi thường của người bị thiệt hại”[26]. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm đối với bên mua bảo hiểm nếu bên thứ ba bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường và bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ trả tiền bồi thường cho dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã phát sinh. Khi xảy ra rủi ro về trách nhiệm, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm trực tiếp với người bị thiệt hại. Có thể hiểu rằng, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ ràng buộc doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. 13
- Nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại. Trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất góp phần bình ổn tài chính đối với người bị thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba có thể trực tiếp khiếu nại đến doanh nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường. Thứ năm, tùy từng loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất bắt buộc hoặc không. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm hai loại hợp đồng khác nhau đó là hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và hợp đồng bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Việc tham gia vào hợp đồng bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất bắt buộc. Mọi chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật Việt Nam dù chủ sở hữu xe cơ giới đó là cá nhân hay tổ chức, kể cả là người quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài đều phải tham gia. Việc chủ xe cơ giới phải có loại bảo hiểm này là để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba (người bị va chạm với xe) được hỗ trợ và người tham gia lái xe phải có trách nhiệm khi gây ra thiệt hại. Ngoài loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự. Từ đó, chủ xe cơ giới sẽ được chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại; góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội. 14
- Thứ sáu, tùy từng loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất bắt buộc hoặc không. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự và hợp đồng bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự. Việc tham gia vào hợp đồng bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có tính chất bắt buộc. Mọi chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật Việt Nam dù chủ sở hữu xe cơ giới đó là cá nhân hay tổ chức, kể cả là người quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài đều phải tham gia. Việc chủ xe cơ giới phải có loại bảo hiểm này là để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba (người bị va chạm với xe) được hỗ trợ và người tham gia lái xe phải có trách nhiệm khi gây ra thiệt hại. Ngoài loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự. Từ đó, chủ xe cơ giới sẽ được chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại; góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội. 1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Tai nạn giao thông luôn là một tồn tại khách quan, ta chỉ có thể hạn chế và giảm bớt chứ không thể ngăn không xảy ra được. Chính vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới luôn là một nghiệp vụ cần thiết và ích lợi cho xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều trong khi hệ thống đường xá của Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, khoa học, cũng như nhu cầu xã hội; ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém. Do vậy không tránh khỏi sự gia tăng không ngừng các vụ tai nạn giao thông, kéo theo các vụ kiện đòi bồi thường của nạn nhân hoặc gia đình họ đối với người gây thiệt hại. Có tai nạn, có kiện đòi bồi thường, rồi xác định được mức bồi thường thì vấn đề đặt ra lại là thực tế việc bồi thường được tiến hành như thế nào? Một vấn đề kéo theo là xã hội còn phải đối mặt 15
- với tình trạng bồi thường cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông. Có rất nhiều trường hợp nạn nhân không nhận được tiền bồi thường từ những người gây ra tai nạn, thậm chí trong những trường hợp người gây ra tai nạn được xác định rõ ràng. Lý do rất đơn giản là người gây ra tai nạn không có đủ nguồn tài chính tối thiểu để thực hiện nghĩa vụ luật định đối với nạn nhân. Trên thực tế, không phải trường hợp nào người không may bị tai nạn cũng được đền bù, bồi thường nhanh chóng đúng như theo luật định, và người gây tai nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm tài chính của mình đối với những thiệt hại của người bị nạn do mình gây ra khi điều kiện tài chính không đủ để đáp ứng. Tuy nhiên nếu chủ chiếc xe đó đã tham gia mua bảo hiểm bắt buộc hoặc ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì mọi việc sẽ được giải quyết thuận lợi hơn cho cả đôi bên. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe đền bù cho nạn nhân nếu được yêu cầu hoặc trong trường hợp chủ xe đã đền bù cho nạn nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại số tiền đã bồi thường cho chủ xe, đảm bảo khả năng tài chính của họ. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một chế định có nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau: Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giúp giảm thiệt hại cho chủ phương tiện nếu không may rủi ro xảy ra khi tham gia giao thông. Tất nhiên, không một ai mong muốn xảy ra tai nạn, nhưng rủi ro lại không tránh né bất kỳ ai, bởi nếu mọi người đi cẩn thận không để xảy ra tai nạn thì rủi ro có thể lại đến từ các phương tiện giao thông khác. Khi xảy ra tai nạn, thường sẽ có thiệt hại cho cả hai bên, chủ phương tiện sẽ được bảo hiểm đứng ra bồi thường cho người thứ ba nếu chủ phương tiện sai hoặc sẽ đứng ra đòi quyền lợi chủ phương tiện nếu người thứ ba sai. Việc làm này giúp giảm thiệt hại cho chủ phương tiện cơ giới sau khi xảy ra rủi ro. Thiệt hại xảy ra có thể là rất lớn, nó vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế chắc chắn để khắc phục điều đó. Nhiều khi người gây thiệt hại không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nên đối với người gây ra 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 107 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 79 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 24 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn