Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" là đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH trong thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế TRẦN CÔNG DÂN Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 Họ và tên: Trần Công Dân Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Ngọc Sơn Hà Nội - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Trần Công Dân
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Công Dân
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................3 2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .........................................................3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................6 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .........................................................................7 6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ..................................................................8 1.1. Khái niệm về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội .........8 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội .....8 1.1.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ........................10 1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội .....................................14 1.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội ............................................15 1.2. Các hình thức xử lý, truy cứutrách nhiệm đối với vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ............................................................................................................16 1.2.1. Các hình thức xử lý ...............................................................................16
- iv 1.2.2. Nguyên tắc xử lý ....................................................................................21 1.2.3. Thẩm quyền ...........................................................................................22 1.2.4. Thời hiệu xử lý ......................................................................................23 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội .24 1.3.1. Yếu tố pháp luật .....................................................................................24 1.3.2. Yếu tố kinh tế xã hội ..............................................................................24 1.3.3. Ý thức pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động......25 1.4. Kinh nghiệm xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở một số địa phương ..................................................................................................................25 1.4.1. Xử lý vi phạm toàn ngành bảo hiểm xã hội .........................................25 1.4.2. Kinh nghiệm ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ...............................26 1.4.3. Kinh nghiệm ở bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Thuận ..............................27 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Ninh ......................................27 Kết luận chương 1 ...................................................................................................28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬTVỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................................30 2.1. Giới thiệu sơ lược về bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh .............................30 2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại Quảng Ninh ...........30 2.2.1. Vi phạm trong việc xác định đối tượng đóng bảo hiểm xã hội ...........30 2.1.2. Vi phạm trong việc đăng ký mức đóng bảo hiểm xã hội .....................34 2.1.3. Vi phạm phương thức đóng bảo hiểm xã hội ......................................40 2.1.4. Vi phạm trong việc lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội .............43 2.2. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................................45 2.2.1. Xử lý kỷ luật cán bộ viên chức sai phạm ..............................................45 2.2.2. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính ...............................................46 2.2.3. Xử lý hình sự .........................................................................................50 2.2.4. Các biện pháp xử lý khác ......................................................................54 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Quảng Ninh ...........................................................................................................56
- v 2.3.1. Yếu tố pháp luật .....................................................................................56 2.3.2. Yếu tố kinh tế xã hội ..............................................................................56 2.4. Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Quảng Ninh .......................................................................................................................57 2.4.1. Các mặt tích cực ....................................................................................57 2.4.2. Các mặt hạn chế ....................................................................................57 2.4.3. Nguyên nhân .........................................................................................58 Kết luận chương 2 ...................................................................................................59 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NINH ......60 3.1. Định hướng nhằm tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................60 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nhằm tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới .....................63 3.2.1. Tăng cường trao đổi, chia sẻ, cung cấp các thông tin .........................63 3.2.2. Tăng cường, ứng dụng Công nghệ thông tin ......................................66 3.2.3. Kiên quyết chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thanh tra, điều tra, khởi tố theo các điều 214, 215, 216 Bộ luật hình sự, nếu có dấu hiệu phạm tội ............................................................................................68 3.2.4. Thực hiện nghiêm túc phần mềm về quản lý nợ đọng ........................70 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................72 3.3.1. Đề nghị sửa đổi, hoàn thiện Luật Thanh tra .......................................72 3.3.2. Bổ sung chức năng thanh tra toàn diện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện .................................................................75 3.3.3. Hoàn thiện quy định về công tác thanh tra, nâng cao chất lượng kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra .............................................................78 Kết luận chương 3 ...................................................................................................81 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHAO ......................................................................................84
- vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu lao động chưa tham gia BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động qua công tác thanh tra, kiểm tra từ năm 2016 – 2018 ......................................32 Biểu đồ 2.1 Tổng hợp số liệu lao động chưa tham gia BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động qua công tác thanh tra, kiểm tra từ năm 2016 – 2018 ................................32 Bảng 2.2 So sánh quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 03 đơn vị trong năm 2017 và năm 2018 với quỹ lương thực tế đơn vị trả cho người lao động ...........................................................................................................................37 Bảng 2.3: So sánh về mức đóng BHXH bình quân và mức thu nhập bình quân (tính trên 1 lao động) .........................................................................................................39 Bảng 2.4: Thống kê số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2016-2018 ...........................41 Biểu đồ 2.2. Thống kê số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2016-2018 .......................41 Bảng 2.5: Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồicác năm từ 2016 - 2018 ...........................................................................................................................47 Biểu đồ 2.3. Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồicác năm từ 2016 – 2018 ...........................................................................................................................47 Bảng 2.6: Tổng hợp số đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực BHXH từ năm 2016-2018..........................................................................................................49 Biểu đồ 2.4. Tổng hợp số đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực BHXH từ năm 2016-2018 .....................................................................................................49
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế COC Bộ quy tắt ứng xử CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNXH Doanh nghiệp xã hội FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài KTTT Kiến trúc thượng tầng GDP Thu nhập quốc dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn XHCN Xã hội chủ nghĩa VPPL Vi phạm pháp luật CCTTHC Cải cách thủ tục hành chính CNTT Công nghệ thông tin THQCT Thực hành quyền công tố KSHĐTP Kiểm sát hoạt động tư pháp QLNN Quản lý nhà nước SDLĐ Sử dụng lao động
- viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày nay, vai trò của an sinh xã hội ngày càng được nâng cao trong điều kiện kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và luôn có những biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chính trị nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị nêu rõ “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc”. Cùng với cả nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở nhân sự của Sở lao động- thương binh và xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, tuyển dụng mới và đi vào hoạt động là một ngành riêng biệt từ 8/1995. Chính vì vậy, trong định hướng quy hoạch ngành BHXH thì hoạt động XLVP pháp luật về BHXH cần thiết phải có những bước chuyển mình đáp ứng với yêu cầu đề ra. Do đó, thông qua quá trình thực hiện của ngành BHXH Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng thì nhất thiết các nhà quản lý không thể bỏ qua một yếu tố đó là việc kiện toàn hoạt động này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài "Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn thạc sỹ để mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trên toàn quốc nói chung. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Ngày nay, vai trò của an sinh xã hội ngày càng được nâng cao trong điều kiện kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm và luôn có những biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chính trị nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị nêu rõ “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc”. Thực tế, Việt Nam đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Phát triển an sinh xã hội nhằm đảm bảo cho đời sống người lao động, trong đó bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột an sinh xã hội, thúc đẩy an sinh xã hội phát triển.Ngày 26/01/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Luật BHXH số 71/2006/QH 11 được thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa XI và được thay thế bởi Luật BHXH số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 20 tháng 11 năm 2014 đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để thực thi chế độ, chính sách BHXH, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.Luật BHXH số 58/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành chínhsách BHXH đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao độnggóp phần thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Cùng với cả nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở nhân sự của Sở lao động- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, tuyển
- 2 dụng mới và đi vào hoạt động là một ngành riêng biệt từ 8/1995. BHXH là hệ thống các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo về mặt vật chất cho người lao động và gia đình của họ, khiến cho họ cảm thấy an toàn trong trường hợp bị nguy cơ mất việc làm; bị mất hoặc gián đoạn khả năng lao động hoặc những rủi ro khác trên cơ sở đóng góp của người lao động; của người sử dụng lao động và của Nhà nước. Hành vi vi phạm pháp luật BHXH đã vẫn xảy ra, chỉ tính riêng trong năm 2018 Ngành BHXH đã phát hiện 44.460 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian, 47.393 lao động đóng thiếu mức quy định, thu được 1.907 tỷ đồng tiền nợ đóng của các đơn vị trong và sau thanh kiểm tra, yêu cầu thu hồi về quỹ BHYT số tiền 158,9 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh BHYT không đúng quy định. Song điều này là chưa triệt để gây ra những hệ quả xấu về mặt kinh tế và xã hội, do vậy vấn đề xử lý vi phạm pháp luật BHXH cần có sự phối kết hợp của các Bộ, Ban, Ngành để đạt hiệu quả cao nhất. Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế giai đoạn 2012-2020”, qua đó thấy được vai trò của BHXH trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, những định hướng phát triển ngành BHXH và các biện pháp nhằm thực hiện các chế độ chính sách đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH. Cùng với sự hình thành của nền kinh tế thị trường thì cũng đồng thời hình thành các quan hệ mà pháp luật BHXH cần điều chỉnh. Các quy định về BHXH đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Tuy nhiên, các quy định này cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm về mặt lý luận cũng như thực tiễn, trên văn bản cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện dẫn đến việc khôngxử lý, xử lý không triệt để các hành vi vi phạm pháp luật BHXH của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà còn cả trên cả nước. Vì sao những hành vi vi phạm pháp luật BHXH đã và đang diễn ra và trở thành điểm nóng khi mà quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH không được đảm bảo, thì các quy định pháp luật về BHXH cần phải được quy định lại để phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Một thực tế cho thấy, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
- 3 hiện cố ý hoặc vô ý vi phạm đến các quy định của pháp luật trong quản lý và thực hiện chính sách BHXH. Có thể lấy ví dụ các doanh nghiệp không đóng, đóng không đúng thời hạn quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH; người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH; hợp lý hóa hồ sơ để thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp BHXH một lần…Những vi phạm đó ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề an sinh xã hội, làm giảm lòng tin của người dân tới chính sách BHXH. Hơn nữa, sự không thống nhất các quy định của Luật hoặc các văn bản dưới Luật, nên khi triển khai xử lý còn nhiều vướng mắc, khó thực hiện. Chính vì vậy, trong định hướng quy hoạch ngành BHXH thì hoạt động XLVP pháp luật về BHXH cần thiết phải có những bước chuyển mình đáp ứng với yêu cầu đề ra. Do đó, thông qua quá trình thực hiện của ngành BHXH Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng thì nhất thiết các nhà quản lý không thể bỏ qua một yếu tố đó là việc kiện toàn hoạt động này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài "Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn thạc sỹ để mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trên toàn quốc nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhà nước và pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung có các công trình sau: - Cẩm nang an sinh xã hội do Vụ ASXH của Văn phòng lao động quốc tế ILO cùng Trung tâm huấn luyện quốc tế Turin của ILO phối hợp biên soạn. - BHXH của các nước ASEAN và Thái Bình Dương, năm 2008”, của Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA) - Nghiên cứu của ILO “Social sercurity and rule of law” công bố tại hội nghị 100 Gerneva năm 2011. - Các chế độ BHXH tại Chile qua kênh “Boletín de Infractores Laborales y Previsionales”.
- 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Với lĩnh vực vi phạm và xử lý vi phạm pháp luât BHXH, đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu của nhiều tác giả, có thể kể đến như: - Luận văn thạc sĩ luật học, (2007), “Vi phạm pháp luật, một sốvấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của học viên Bùi Xuân Phái, Trường đại học Luật Hà Nội, luận văn của tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH. - Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hồng Sơn (2018) “Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội, qua thực tiễn áp dụng tạicác doanh nghiệp ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, Khoa Luật, trường đại học Luật Huế. Nội dung luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thu xã hội bắt buộc, các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Thông qua thực tiễn đó tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu BHXH bắt buộc và nâng cao nâng cao hiệu quả thực hiện thu BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng. - Luận văn thạc sỹ Trần Thị Thu Trang (2013) Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nội dung luận văn: Đã đánh giá thực trạng việc xử lý vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở nêu các thực trạng xử lý vi phạm pháp luật BHXH từ đó tìm ra nguyên nhân của các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội và phương pháp xử lý hiệu quả các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Tác giả Lê Cảm, Hà Nội; “Bàn về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”, Tạp chí Toà ánnhân dân tối cao, (18/2007), tr:2-8, Hà Nội. Nội dung nghiên cứu của tác giả Lê Cảm đã đề cập đến vi phạm pháp luật và những trách nhiệm pháp lý về các hành vi vi phạm pháp luật mà các chủ thể phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm. Vấn đề vi phạm pháp luật BHXH, đặc biệt là vi phạm pháp luật vềđóng, hưởng BHXH ở Việt Nam đã có một số công trình cụ thể đề cập đếnnó, ví dụ như: Phạm Đức Cường (2012), “Tăng cường các giải pháp xử lý nợđọng, trốn đóng BHXH”, Tạp chí BHXH, (9A), tr16-18; Vũ Ngọc Lân (2012),“Nợ BHXH dưới góc nhìn từ “cái gốc””, Tạp chí BHXH, (9B), tr 30-31;Nguyễn Văn Dụng (2013), “Tăng
- 5 cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạmpháp luật về BHXH”, Tạp chí BHXH, (1A), tr24-26;“Phát hiện nhiều vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại DN” Báo BHXH ra ngày 19/12/2018, của tác giả: V.Thu;“Cần sớm có văn bản hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực bảo hiểm” của tác giả Lan Vũ, Báo Nhân dân ngày 7/01/2019. Những nghiên cứu này đã chỉ ra những hành vi vi phạm, các quy định pháp luật hiện hành nhằm điều chỉnh và những tồn tại, khó khăn, trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm. Vấn đề vi phạm pháp luật BHXH, đặc biệt là vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH ở Quảng Ninh đã có một số bài viết cụ thể đề cập đến nó, ví dụ như: “Kiên quyết xử lý vi phạm BHXH, đảm bảo quyền lợi người lao động”Báo Quảng Ninh ngày 19/08/2018 của tác giả Dương Trường; “Nợ lương, nợ BHXH ở Quảng Ninh: Có đơn vị nợ đến hàng chục tỷ đồng”, Báo điện tử của Đài tiếng nói việt Nam ra ngày 23/7/2018 của tác giả Vũ Miền/VOV-Đông Bắc; “Đề nghị truy tố bảy Doanh nghiệp ở Quảng Ninh nợ BHXH”Báo Nhân dân ra ngày 03/12/2018 của tác giả Quang Thọ.Các vi phạm này xảy ra khá phổ biến trong thực tiễn và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chú ý. Các nghiên cứu nói trên đã cập đến một số cơ sở lýluận và chỉ ra một số vấn đề thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật BHXH trên thực tế. Đây là những nội dung luận văn sẽ kế thừa để nghiêncứu.Bên cạnh đó, luận văn phát triển và nghiên cứu sâu hơn qua việcphân tích khungpháp lý, những vấn đề đặt ra của xử lý vi phạm pháp luật về BHXH hiện nay theoLuật BHXH hiện hành và đặc biệt nghiên cứu quá trình vi phạm pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật BHXH ở tỉnh Quảng Ninh. Những công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu những vấn đề mang tính tổng thể hoặc những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của pháp luật về BHXH nói chung và xử lý VPPL BHXH nói riêng. Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ lý luận và thực trạng pháp luật, lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng pháp luật, đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý VPPL BHXH.Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu, các bài viết, đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn và những hiểu biết của mình, tác
- 6 giả trình bày trong luận văn cơ sở lý luận, nội dung pháp luật pháp luật về BHXH nói chung và xử lý VPPL BHXH nói riêng, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật từ đó liên hệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đưa ra nhóm giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật đã ban hành nói riêng, đáp ứng vấn đề cấp bách của thực tiễn công tác pháp luật về BHXH nói chung và xử lý VPPL BHXH nói riêng. Vì vậy đề tài luận văn đã chọn không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Điều tra đánh giá mức độ thành công trong hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ninh; Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật BHXH, các văn bản hướng dẫn thi hành, thực tiễn áp dụng xử lý vi phạm pháp luật về BHXH trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh Kinh nghiệm xử lý VPPL BHXH ở các tỉnh: BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH tỉnh Ninh Thuận 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hộitại tỉnh Quảng Ninh và BHXH các tỉnh Hải Dương, Ninh Thuận - Về thời gian: Năm 2014 đến năm 2018.
- 7 - Về nội dung: Đề tài "Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" có nội dung nghiên cứu khá rộng, tuy nhiên trong phạm vi của luận văn này, đề tài chủ yếu đề cập đến các vấn đề vi phạm chính sách BHXH gồm: Đối tượng đóng, đăng ký mức đóng, phương thức đóng, lập hồ sơ khống để hưởng chế độ ốm đau, gửi đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản, lập hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ gian lận các chế độ dài hạn, giả mạo người hưởng để hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần, giả mạo hồ sơ để giải quyết chế độ hưu trí. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp luận giải, phương pháp phân tích...được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về viphạm pháp luật về chính sách BHXH ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu... được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật BHXH ở Quảng Ninh. - Phương pháp bình luận, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp diễn giải - quy nạp...được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm và tăng cườngxử lý vi phạm pháp luật BHXH ở Quảng Ninh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 8 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Khái niệm về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội Theo Từ điển thuật ngữ luật học, NXB Bách Khoa thì “Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”. Bởi vậy, ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó của các chủ thể khi tham gia một quan hệ pháp luật làm phát sinh quyền và lợi ích của các bên, phát sinh thiệt hại do một bên chủ thể thực hiện các hành vi gây hậu quả xấu cho bên còn lại mà các quyền lợi đó được pháp luật quy định. C.Mác đã từng nói: “… ngoài hành vi của tôi ra, tôi không tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó”. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay viphạm pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động. Dựa trên khái niệm về vi phạm pháp luật, ta có thể đưa ra khái niệm về vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội như sau: vi phạm pháp luật BHXH là một dạng vi phạm pháp luật, trong đó các chủ thể (chủ sử dụng lao động, người lao động…) trong quan hệ BHXH thực hiện các hành vi vi phạm, các hành vi trái với các quy định của Luật BHXH trong việc thực hiện chế độ chính sách ngắn hạn, dài hạn của người lao động. Tại Việt Nam, các hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật BHXH số 58/2014/QH13 như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật
- 9 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động 7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Các chủ thể thực hiện bất kỳ hành vi nào theo quy định của điều luật trên đều là những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Theo định nghĩa trên về vi phạm pháp luật, một hành vi có bị coi là vi phạm pháp luật khi xác định đầy đủ các yếu tố về chủ thể, năng lực hành vi của chủ thể, dấu hiệu lỗi, dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội cũng là một dạng của vi phạm pháp luật nên nó cũng bao gồm những đặc trưng như sau: Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội phải là hành vi xác định của con người, là các xử sự thực tế; cụ thể là các cá nhân và tổ chức nhất định khi tham gia quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội. Ví dụ, đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động không tham gia BHXH. Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội phải là hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật về Bảo hiểm xã hội được thể hiện qua việc vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội, vi phạm các quy định về lập hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội… Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.
- 10 Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội phải là hành vi có lỗi của chủ thể khi tham gia quan hệ do pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định. Khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật này thì chủ thể thực hiện nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời hiểu được hành vi của mình.Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hànhviđó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo hiểm xã hội xác nhận và bảo vệ. Tức là hành vi này làm biến đổi trạng thái bình thường của các quan hệ xã hội hay làm biến dạng xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.Một cách khái quát, những gì mà pháp luật BHXH không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật BHXH. 1.1.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi vi phạm pháp luật sẽ có cấu thành riêng, tuy nhiên mọi hành vi vi phạm pháp luật bao gồm bốn yếu tố cấu thành: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 267 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 107 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn