Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC Ngành: Quản trị kinh doanh ĐINH THỊ HƯƠNG HUYỀN
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Đinh Thị Hương Huyền Người hướng dẫn: TS. Phùng Mạnh Hùng Hà Nội, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi, Đinh Thị Hương Huyền, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác cho tới thời điểm hiện tại. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phùng Mạnh Hùng tại Trường Đại học Ngoại thương. Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2020 Học viên thực hiện Đinh Thị Hương Huyền
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Phùng Mạnh Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại thương đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song do còn hạn chế về mặt kiến thức, tài liệu và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đánh giá, nhận xét, đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2020 Học viên thực hiện Đinh Thị Hương Huyền
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................ viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ......................................................................................................................7 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ....................................7 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh .........................................................................7 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ..........................................................8 1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh .................................................................9 1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia .........................................................9 1.2.2. Năng lực cạnh tranh cấp ngành ...........................................................10 1.2.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................................10 1.2.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ......................................................11 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12 1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ......................................................13 1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .....................................................16 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..............22 1.4.1. Các tiêu chí định tính ............................................................................22 1.4.2. Các tiêu chí định lượng.........................................................................24 1.5. Một số mô hình phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................................................................................................27 1.5.1. Mô hình SWOT......................................................................................27 1.5.2. Ma trận các yếu tố bên trong IFE ........................................................31 1.5.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE .......................................................33 1.5.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM ......................................................35
- iv 1.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số bệnh viện tại Việt Nam .....................................................................................................................37 1.6.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc .......................37 1.6.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ .......................................40 1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC .......42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC ........................................................................................43 2.1. Tổng quan chung về Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC .........................43 2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện .........................................................................43 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................46 2.1.3. Sản phẩm dịch vụ ..................................................................................47 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2018 ........................48 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ...............................................................................................51 2.2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ......................................................51 2.2.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .....................................................60 2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo mô hình SWOT ............................................................................................66 2.3.1. Điểm mạnh (S) ......................................................................................67 2.3.2. Điểm yếu (W) ........................................................................................70 2.3.3. Cơ hội (O) .............................................................................................73 2.3.4. Thách thức (T) ......................................................................................75 2.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ........................................................................................................77 2.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................78 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................79 2.4.3. Nguyên nhân .........................................................................................80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC ................................................................81 3.1. Định hướng phát triển y tế của Nhà nước, Bộ Y tế ................................81
- v 3.1.1. Chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đến năm 2025 ......................................................81 3.1.2. Liên thông xét nghiệm, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các phòng xét nghiệm trên toàn quốc ..................................................................................82 3.1.3. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025 ...........................................................................................................83 3.1.4. Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử đến năm 2025 .................................86 3.2. Định hướng phát triển của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giai đoạn 2020-2025 ..............................................................................................................87 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ........................................................................................................90 3.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để khẳng định thương hiệu (S1 – O1) ........................................................................................92 3.3.2. Đẩy mạnh mở rộng thị trường, đi đầu triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại các tỉnh thành (S1, S2 - O2) .................................................94 3.3.3. Ứng dụng công nghệ xây dựng hệ thống khám chữa bệnh thông minh (W2 – O3) ...........................................................................................................95 3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing (W3 – O2, W3 – T1) ..........................97 3.3.5. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng (S3 – T1) .............................................................................................................98 3.3.6. Hợp tác với các bác sĩ giỏi ở các bệnh viện công làm cộng tác viên (W1 – T3) ..........................................................................................................100 3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước, Bộ Y tế ................................................100 3.4.1. Một số kiến nghị với Nhà nước ...........................................................100 3.4.2. Một số kiến nghị với Bộ Y tế ...............................................................101 KẾT LUẬN ............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
- vi DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BI Business Intelligence Kinh doanh thông minh 3 BTGĐ Ban Tổng giám đốc 4 BVĐK Bệnh viện Đa khoa Continuing Medical 5 CME Đào tạo y khoa liên tục Education Ma trận hình ảnh cạnh 6 CPM Competitive Profile Matrix tranh 7 EFE External Factor Evaluation Yếu tố bên ngoài 8 EHR Electronic Health Record Hồ sơ sức khỏe điện tử 9 EMR Electronic Medical Record Hồ sơ bệnh án điện tử Enterprise Resource Hoạch định tài nguyên 10 ERP Planning doanh nghiệp Công ty TNHH Hệ thống 11 FPT IS FPT Information System Thông tin FPT 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa 13 GRDP Product bàn 14 GS Giáo sư 15 HĐTV Hội đồng thành viên Hospital Information Hệ thống quản lý bệnh 16 HIS System viện 17 ID Health Identification Mã số định danh y tế 18 IFE Internal Factor Evaluation Yếu tố bên trong Người dẫn dắt dư luận chủ 19 KOL Key Opinion Leader chốt/ Người có ảnh hưởng Laboratory Information Hệ thống quản lý xét 20 LIS System nghiệm
- vii STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 21 MBO Management by Objectives Quản trị theo mục tiêu National Centre For Socio- Trung tâm Thông tin và 22 NCIF Economic Information Dự báo kinh tế - xã hội And Forecast quốc gia Picture Archiving and Hệ thống lưu trữ và truyền 23 PACS Communication System hình ảnh 24 PGS Phó Giáo sư 25 POS Point Of Sale Điểm bán hàng Radiology Information Hệ thống thông tin chẩn 26 RIS System đoán hình ảnh System Application 27 SAP Programing 28 TGĐ Tổng giám đốc 29 TP Thành phố 30 TS Tiến sĩ 31 WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Ma trận SWOT ..........................................................................................30 Bảng 1.2 Mô phỏng ma trận các yếu tố bên trong (IFE) ..........................................32 Bảng 1.3 Mô phỏng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) .........................................34 Bảng 1.4 Mô phỏng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) .........................................36 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BVĐK MEDLATEC giai đoạn 2014- 2018 ...........................................................................................................................49 Bảng 2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BVĐK MEDLATEC giai đoạn 2014- 2018 ...........................................................................................................................50 Bảng 2.3 Phân tích nguồn vốn của BVĐK MEDLATEC giai đoạn 2014-2018 ......53 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của BVĐK MEDLATEC theo chuyên môn ...................55 Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của BVĐK MEDLATEC theo trình độ học vấn ............55 Bảng 2.6 Một số trang thiết bị, máy móc hiện đại tại BVĐK MEDLATEC ............57 Bảng 2.7 Chi phí hoạt động marketing của BVĐK MEDLATEC giai đoạn 2014-2018 ...................................................................................................................................60 Bảng 2.8 Các chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014-2018 ....................................62 Bảng 3.1 Mô hình SWOT về năng lực cạnh tranh của BVĐK MEDLATEC ..........91 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter .................................19 Hình 1.2 Mô hình phân tích SWOT ..........................................................................28 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BVĐK MEDLATEC ..................................................46
- ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Để thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC”, học viên đã nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, trong đó làm rõ khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các cấp độ năng lực cạnh tranh, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tìm hiểu một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số bệnh viện tại Việt Nam. Trên cơ sở đó học viên đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BVĐK MEDLATEC giai đoạn 2014-2018, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bệnh viện, phân tích năng lực cạnh tranh của bệnh viên theo mô hình SWOT, đánh giá những kết quả đạt được cùng những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó dựa trên định hướng phát triển y tế của Nhà nước, Bộ Y tế cùng với định hướng phát triển của bệnh viện giai đoạn 2020-2025, học viên đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVĐK MEDLATEC và một số kiến nghị với Nhà nước, Bộ Y tế. Đề tài sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, so sánh để có những dữ liệu hữu ích giúp phân tích các nội dung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện vấn đề này cho bệnh viện. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhưng do trình độ năng lực cũng như kinh nghiệm chưa đầy đủ nên chắc chắn đề tài thực hiện còn nhiều thiếu sót. Học viên rất mong nhận được sự góp ý từ tập thể các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu của luận văn này.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe luôn là tài sản quý giá nhất của con người. Việc chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Sự phát triển của nền kinh tế chính là điều kiện tốt giúp người dân quan tâm hơn tới vấn đề sức khỏe, chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Theo Báo cáo tổng quan về Việt Nam của Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cập nhật đến ngày 24/10/2019, từ 2002 đến 2018, GDP đầu người của Việt Nam tăng 2,7 lần, ước tính đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%, tầng lớp trung lưu đang hình thành - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Thu nhập tăng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, lúc này con người không còn phải bận tâm tới nhu cầu thiết yếu là ăn mặc nữa mà sẽ dần chuyển các nhu cầu này tới vấn đề sức khỏe. Thêm vào đó, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, dân số tăng cùng với việc trình độ dân trí ngày càng cao khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, các yếu tố văn hóa như thói quen sinh hoạt ít vận động, ít rèn luyện sức khỏe, sử dụng nhiều các chất gây nghiện thuốc lá, rượu bia… và các yếu tố tự nhiên, môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nguồn nước, vấn đề an toàn thực phẩm… tác động xấu đến sức khỏe con người, làm gia tăng bệnh lý, từ đó gia tăng nhu cầu khám chữa bệnh. Nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao cùng với tình trạng quá tải của các bệnh viện công, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương là những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều của các bệnh viện, phòng khám tư nhân. Theo Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2019 của Bộ Y tế ngày 31 tháng 12 năm 2019, y tế tư nhân tiếp tục phát triển cả về quy mô và số lượng, số bệnh viện, phòng khám tư nhân tăng từ 102 bệnh viện và trên 30.000 phòng khám năm 2010 lên 231 bệnh viện và trên 35.000 phòng khám. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh như một quy luật khách quan, và ngành y tế cũng không nằm ngoài quy luật này. Cạnh tranh trong lĩnh vực y tế ngày càng gay gắt không chỉ giữa các bệnh viện tư với nhau mà còn giữa bệnh viện
- 2 tư với bệnh viện công. Các bệnh viện công có giá cả thấp hơn, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao hơn và kinh nghiệm khám chữa bệnh nhiều hơn, quy trình khám và điều trị bệnh khép kín. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều bệnh viện công thực hiện mô hình tự chủ về tài chính – tự thu tự chi, do vậy các bệnh viện công phải tìm cách thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Trước áp lực này, nhiều bệnh viện công nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh, phát triển khu dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu,. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên thị trường luôn được đặt ra với các bệnh viện tư nhân. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một bệnh viện tư nhân được thành lập từ năm 1996. MEDLATEC hiện có đội ngũ nhân viên hơn 1.200 người và mạng lưới hoạt động tại 20 tỉnh thành trên cả nước. Trải qua chặng đường 23 năm hình thành và phát triển, MEDLATEC đã và đang khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Cũng như các doanh nghiệp khác, BVĐK MEDLATEC không thể tránh khỏi quy luật cạnh tranh của thị trường. Việc cạnh tranh trong lĩnh vực y tế ngày càng gay gắt được thể hiện rõ qua tình hình hoạt động kinh doanh của bệnh viện. Doanh thu và khách hàng tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại giảm dần từ năm 2017, 2018. Mức tăng trưởng doanh thu lần lượt qua các năm từ năm 2015 đến năm 2018 là 92.490 triệu đồng; 131.751 triệu đồng; 106.163 triệu đồng và 94.900 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 67,9%; 57,6%; 29,4% và 20,3%. Mức tăng trưởng khách hàng lần lượt qua các năm từ năm 2015 đến năm 2018 là 221.283 người, 296.891 người, 256.441 người và 136.655 người, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 54,1%; 47,1%; 27,7% và 11,5%. Bên cạnh đó, bệnh viện MEDLATEC vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao còn ít, quy trình khám chữa bệnh chưa tối ưu hóa thời gian và sự thuận tiện cho khách hàng, hoạt động marketing chưa được đẩy mạnh. Trong bối cảnh trên thì việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để từ đó nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện là một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ những
- 3 lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tuy nhiên nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện còn tương đối ít công trình nghiên cứu. Các tác giả tiếp cận đề tài này ở các góc độ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu là ba công trình nghiên cứu sau: Trong công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn giai đoạn 2015-2020” của Vũ Thị Xuân Tuyền, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, năm 2013, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn qua tình hình hoạt động của bệnh viện, phân tích và dự báo môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động của bệnh viện, phân tích chuỗi giá trị của bệnh viện và đánh giá các nguồn lực của bệnh viện. Từ đó dựa trên mục tiêu phát triển của bệnh viện giai đoạn 2015-2020 đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của BVĐK Hoàn Mỹ Sài Gòn giai đoạn 2015-2020. Trong công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hà Nội” của Phạm Thị Huyền Trang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2015, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec qua tình hình cung ứng dịch vụ, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, sự trung thành của khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bệnh viện, sau đó phân tích năng lực cạnh tranh trên cơ sở số liệu điều tra từ khách hàng. Qua đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, dựa trên quan điểm phát triển của bệnh viện để đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.
- 4 Trong công trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đến năm 2025” của Đặng Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Hải Phòng, năm 2017, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp qua doanh thu; lợi nhuận; thị phần và sự trung thành của người bệnh; công tác tổ chức và quản lý bệnh viện; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ; chính sách quản lý chất lượng; công tác quản lý, điều hành và những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của bệnh viện. Qua đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, cùng với dự báo tình hình khám chữa bệnh của bệnh viện giai đoạn 2017-2021 và phương hướng mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện. Tổng quan các nghiên cứu cho thấy các tác giả phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các bệnh viện khác nhau theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC” của học viên là công trình đầu tiên nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho bệnh viện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các cấp độ năng lực cạnh tranh, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
- 5 một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số bệnh viện tại Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của BVĐK MEDLATEC thông qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bệnh viện, phân tích năng lực cạnh tranh của bệnh viện theo mô hình SWOT và đưa ra đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của bệnh viện. - Từ việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của bệnh viện cùng với định hướng phát triển y tế của Nhà nước, Bộ Y tế và định hướng phát triển của bệnh viện giai đoạn 2020-2025 đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện và một số kiến nghị với Nhà nước, Bộ Y tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung và không gian: Năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2014-2018 và đề xuất giải pháp cho đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp nghiên cứu kế thừa, tiếp thu tri thức và lịch sử từ những người đi trước đã làm. Phương pháp này được học viên sử dụng chủ yếu ở chương 1 của luận văn nhằm làm rõ các khái niệm về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn: Là phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của bệnh viện và đưa
- 6 ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Phương pháp này được học viên sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3. Cụ thể, học viên sử dụng lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bệnh viện và sử dụng lý luận về một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của bệnh viện. Kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Chủ yếu sử dụng trong chương 2 và chương 3 của luận văn. Cụ thể là được sử dụng để tính toán, phân tích số tuyệt đối, tương đối, bình quân để phân tích, tính toán các chỉ tiêu và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu của bệnh viện. Từ đó tổng hợp đánh giá lại các vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận văn theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, thống kê. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn, Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
- 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh “Cạnh tranh” là một khái niệm xuất phát từ nền sản xuất hàng hóa, tuy nhiên cho đến nay được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái; thường xuyên được nhắc tới trong các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh cụ thể như sau: Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch” (Hội đồng Trung Ương chỉ đạo giáo trình quốc gia, 2014, tr. 57). Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và thị trường” (Paul A. Samuelson, 2011, tr. 105). Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua hoặc tranh giành ít nhất giữa hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa” (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn, 2005, tập 1, tr. 85). Theo Michael Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Michael E. Porter (Dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng), 2008, tr. 98). Từ những quan điểm trên khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau:
- 8 Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau thông qua các hành động, nỗ lực và biện pháp để đạt được mục tiêu của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, khu vực thị trường có lợi nhất, qua đó giành lấy thị phần và tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích tiêu dùng 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế thị trường ngày nay. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh, có thể dẫn ra một số quan điểm như sau: Theo Aldington Report doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dic ̣h vu ̣với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp (Aldington Report, 1985). Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về năng lực cạnh tranh cố gắng kết hợp cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” (Nguyễn Viết Lâm, 2014, tr.47). Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ” (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn, 2005, tập 3, tr. 41). Từ những quan điểm trên có thể hiểu năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh là sự thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh tế nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đạt được lợi ích lâu dài, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- 9 1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh, người ta thường xem xét, phân biệt năng lực cạnh tranh theo bốn cấp độ: Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã nêu ra trong báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể năm 1997 “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” (Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 1997, p. 47). Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chọn tám nhân tố thể hiện năng lực cạnh tranh quốc gia để đánh giá như sau: Mức độ mở của của nền kinh tế; Vai trò Chính phủ; Tài chính – Tiền tệ; Kết cấu hạ tầng; Công nghệ, nghiên cứu và triển khai; Quản lý của doanh nghiệp; Lao động; Thể chế. Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh của một quốc gia phản ánh từng khía cạnh cụ thể khác nhau được đề cập trong các khái niệm đã nêu. Một số quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh quốc gia là sức cạnh tranh dựa vào yếu tố sản xuất như vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Hay một số quan điểm khác cho rằng năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế hay đơn thuần là sự phản ánh thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ công nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô về tài chính và mức độ hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và môi trường kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng thể hiện qua các yếu tố về công nghệ kỹ thuật,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn