intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lúng túng chọn sữa "bổ sung probiotic"

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều loại sữa bột, sữa nước lưu hành trên thị trường hiện nay đều quảng cáo có bổ sung probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé - điều mà Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu vừa bác bỏ là không có thật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lúng túng chọn sữa "bổ sung probiotic"

  1. Lúng túng chọn sữa "bổ sung probiotic" Nhiều loại sữa bột, sữa nước lưu hành trên thị trường hiện nay đều quảng cáo có bổ sung probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé - điều mà Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu vừa bác bỏ là không có thật. Lúng túng chọn sữa "bổ sung probiotic" (google image) Không chỉ trên thị trường Châu Âu, khảo sát tại Việt Nam cũng cho thấy hầu hết sản phẩm sữa bột, sữa chua, sữa lên men, đều được ghi lên nhãn là có bổ
  2. sung probiotic để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Phần lớn bố mẹ khi chọn sữa cho con đều căn cứ vào những quảng bá bổ sung các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, trí não... Nói như một nhân viên tư vấn sữa (tại siêu thị Co.op): "Lo lắng đến sự tăng trưởng của con nên nhiều bà mẹ quan tâm đến tiêu chí sữa có nhiều vi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, miễn dịch. Do đó các hãng sữa hầu như đều tăng cường probiotic ở những tỷ lệ khác nhau, nhất là với sữa dành cho bé dưới 3 tuổi". Khuyến cáo của Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu về probiotic khiến nhiều phụ huynh đâm hoang mang, lo lắng. "Tôi không biết con vi khuẩn probiotic như thế nào, ra sao, nhưng được nghe giới thiệu từ quảng cáo, từ
  3. các chuyên gia dinh dưỡng là nó có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch cho bé. Do đó tôi hết sức lưu ý tới yếu tố này mỗi khi chọn mua cho con" - chị Thanh (một người mẹ hai con ở quận 1, TP HCM) chia sẻ. Theo chị, thực tế chất lượng probiotic như thế nào chỉ có các nhà chuyên môn biết được, chứ người tiêu dùng không thể nắm bắt chính xác. Cho nên, khi chọn mua sữa cho con chỉ có thể căn cứ vào thông tin của nhà sản xuất trên bao bì là chính. Còn chị Xuân (ở quận 3, TP HCM) băn khoăn: "Vậy thực chất probiotic trong các loại sữa chua, sữa bột ở Việt Nam, có chất lượng thế nào, tôi mong là các nhà sản xuất lẫn cơ quan chức năng nên làm rõ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng". Thông tin in trên bao bì của nhiều nhãn hiệu sữa ghi rõ: "... giúp bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh
  4. không chỉ từ môi trường bên ngoài mà cả bên trong đường ruột của bé nhờ: probiotic (GOS, FOS); có chức năng miễn dịch, giúp bé hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy; giúp đường ruột khỏe mạnh, chống lại các vi khuẩn có hại trong đường ruột và có những tác động có lợi trong phòng ngừa tiêu chảy ở bé". Có nhãn hiệu sữa còn ghi rõ: "... đã được nghiên cứu lâm sàng tại Châu Âu, với hơn 2.600 bé 0-12 tháng, được chứng nhận giúp tăng cường miễn dịch cho bé"; hay "probiotic giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, còn probiotic hỗ trợ sức đề kháng tự nhiên..." Ở Việt Nam, ước khoảng hơn 50% các loại sữa dành bé độ tuổi 1-6 đều có bổ sung probiotic (ở cả sữa bột lẫn nước). Nhân viên bán hàng ở Co.op mart tư vấn: "Probiotic
  5. chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất; nhưng không phải thay thế hoàn toàn các thức ăn khác. Chính vì vậy, bé phải được bổ sung khẩu phần ăn hợp lý thì những tác dụng tích cực của probiotic mới phát huy hết". Khuyến cáo của Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu lại được các chuyên gia, đại diện hãng sữa tại Việt Nam chia sẻ là có cơ sở. Một bác sĩ dinh dưỡng tại TP HCM (yêu cầu không nêu tên) khẳng định: "Sữa chua men sống (sữa chua probiotic) không hỗ trợ sức khỏe là đúng, vì hàm lượng vi khuẩn không đủ. Thậm chí tên gọi probiotic hiện đang bị lạm dụng cho quá nhiều loại sản phẩm sữa". Bác sĩ này chỉ ra rằng, các nghiên cứu cho thấy có hàng trăm, hàng nghìn loại vi khuẩn có ích sống
  6. trong ruột, nhưng chỉ những loại vi khuẩn nào được phân lập, sau đó thử nghiệm trên lâm sàng cho kết quả tốt, chứng minh được về mặt khoa học, thì mới gọi là probiotic. Song, thử nghiệm lâm sàng rất tốn kém, kéo dài 5-7 năm là bình thường, lại phải thử trên những người tình nguyện và trả phí cho họ, nên không phải nhà sản xuất sản phẩm từ sữa nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện. "Không phải cứ cho vi khuẩn có lợi vào sữa thì gọi là probiotic được, song trên thực tế nhiều sản phẩm từ sữa ở Việt Nam đang lạm dụng điều này" - bác sĩ này cho hay. Theo VnExrpess
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2