intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Một số bài toán về dao động tắt dần (P3)

Chia sẻ: Khong Huu Cuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

161
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn đầy đủ các kiến thức vè dao động tắt dần - Phần 3, nhằm giúp các bạn tự rèn luyện kỹ năng của mình để củng cố lại kiến thức trước kỳ thi đại học sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Một số bài toán về dao động tắt dần (P3)

  1. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đặng Việt Hùng) Một số bài toán về dao động tắt dần – phần 3. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ DAO ĐỘNG TẮT DẦN – PHẦN 3 (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐẶNG VIỆT HÙNG Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Một số bài toán về dao động tắt dần – phần 3“ thuộc khóa học LTĐH KIT-1 : Môn Vật lí (Thầy Đặng Việt Hùng) website Hocmai.vn. Để giúp các bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Một số bài toán về dao động tắt dần – phần 3“ sau’đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 400 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị dãn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Tốc độ của vật khi qua O lần 5 là A. 113 cm/s B. 159 cm/s C. 101 cm/s D. 109,1 cm/s Câu 2: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 200 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 200 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,02. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo dãn 10,5 cm rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. Khi vật dừng lại thì lực đàn hồi của lò xo bằng A. 0,4 N B. 0,8 N C. 0,04 N D. 0,1 N Câu 3: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 10 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O một đoạn A rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. Lần đầu tiên vật qua I và đạt tốc độ cực đại bằng 60 cm/s. Tốc độ của vật khi nó qua I lần hai và lần 3 là A. 20 3 cm/s và 20 cm/s B. 20 2 cm/s và 20 cm/s C. 20 cm/s và 30 cm/s D. 20 cm/s và 10 cm/s Câu 4: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 1,3 N/cm, vật nhỏ khối lượng m = 260 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,12. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O để lò xo nén 12 cm rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. Tính khoảng cách từ O đến vị trí vật dừng lại? A. 2,034 mm B. 2,304 mm C. 2,4 mm D. 4,704 mm Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 500 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 50 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,15. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo dãn 1,011 cm rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. Vị trí dừng lại cách vị trí ban đầu một đoạn A. 1,04 cm B. 1,01 cm C. 0,99 cm D. 1,02 cm Câu 6: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 400 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị dãn 8,46 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 . Tốc độ của vật khi qua O lần 3 là A. 103,9 cm/s B. 101,9 cm/s C. 100,9 cm/s D. 109,1 cm/s Câu 7: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 500 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 50 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,3. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo dãn 1 cm rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. Vị trí dừng lại cách vị trí ban đầu một đoạn A. 0,034 cm B. 0,004 cm C. 0,98 cm D. 0,014 cm Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đặng Việt Hùng) Một số bài toán về dao động tắt dần – phần 3. Câu 8: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 10 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,11. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo nén 11 cm rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. Khi vật dừng lại thì vật bị lò xo A. kéo một lực 0,3 N B. đẩy một lực 0,2 N C. nén một lực 0,2 N D. kéo một lực 0,1 N Câu 9: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 400 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị dãn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Tốc độ của vật khi qua O lần 5 là A. 143 cm/s B. 152 cm/s C. 107 cm/s D. 109 cm/s Câu 10: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 200 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 50 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị dãn 5,32 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . a) Biên độ dao động của vật sau 4 chu kỳ là bao nhiêu? Đ/s: 4,92 cm b) Vật dừng lại thì lò xo dãn hay nén bao nhiêu cm? Đ/s: dãn 0,02 cm c) Tính quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại? Đ/s: S = 5,66 m d) Tính tốc độ vật qua O lần thứ 3? Đ/s: v = 328,56 cm/s Câu 11: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 200 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,05. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị nén 8,42 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . a) Vật dừng lại thì lò xo dãn hay nén bao nhiêu cm? Đ/s: nén 0,02 cm b) Tính tốc độ vật qua O lần thứ bảy? Đ/s: v = 159,21 cm/s Câu 11: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 200 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,2. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị dãn 10,6 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . a) Vật dừng lại thì lò xo dãn hay nén bao nhiêu cm? Đ/s: dãn 0,04 cm b) Tính quãng đường vật đi được sau 3 chu kỳi? Đ/s: S = 1,2422 m c) Tính tốc độ vật qua O lần thứ 3? Đ/s: v = 232,55 cm/s Câu 12: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 150 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,08. Ban đầu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí lò xo bị dãn 7,36 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . a) Khi vật dừng lại thì lực đàn hồi của lò xo bằng bao nhiêu? Đ/s: F = 0,08 N b) Vật dừng lại thì lò xo dãn hay nén bao nhiêu cm? Đ/s: nến 0,16 cm c) Tính quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại? Đ/s: S = 1,12 m d) Tính tốc độ vật qua O lần thứ 9? Đ/s: v = 59,73 cm/s ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. C 02. C 03. A 04. B 05. D 06. B 07. C 08. D 09. B Giáo viên : Đặng Việt Hùng Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2