intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Marketing hiện đại - DN Việt chậm chân

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

198
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lúc khó khăn nhất cũng là khi mạng xã hội ra đời, giúp doanh nghiệp Việt gỡ bí trong hoạt động marketing. Việc chậm chạp và ngại thay đổi sẽ là "liều thuốc độc" cho những doanh nghiệp không theo kịp thời đại. Khi marketing "thắt lưng buộc bụng" Khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam đua nhau "ém" chặt chi tiêu nhằm duy trì hoạt động, tái cấu trúc sản xuất, chờ thời gian khó trôi qua. Thế nên, marketing cũng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi xưa nay, đây chính là khâu hao tốn không ít tiền của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Marketing hiện đại - DN Việt chậm chân

  1. Marketing hiện đại - DN Việt chậm chân Lúc khó khăn nhất cũng là khi mạng xã hội ra đời, giúp doanh nghiệp Việt gỡ bí trong hoạt động marketing. Việc chậm chạp và ngại thay đổi sẽ là "liều thuốc độc" cho những doanh nghiệp không theo kịp thời đại. Khi marketing "thắt lưng buộc bụng" Khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam đua nhau "ém" chặt chi tiêu nhằm duy trì hoạt động, tái cấu trúc sản xuất, chờ thời gian khó trôi qua. Thế nên, marketing cũng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi xưa nay, đây chính là khâu hao tốn không ít tiền của doanh nghiệp. Là "huyết mạch" cho sản xuất và cung ứng, marketing nắm giữ sự sống của các công ty nên việc rút bớt tiền cho lĩnh vực này suy cho cùng chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn. Chính vì lẽ đó, marketing hiện nay ngoài việc đảm bảo được chức năng thỏa mãn khách hàng còn phải "vừa" túi tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, marketing truyền thống hiện nay dường như không đáp ứng tốt được cả hai nhiệm vụ vừa nêu. Thứ nhất, marketing truyền thống ngày càng khó làm khách hàng thỏa mãn vì tính áp đặt và thiếu cơ động của mình. Với cách tiếp cận thông tin một cách áp đặt, từ đó "cưỡng bức" thông tin lên khách hàng qua hệ thống thông tin đại chúng: tivi, báo đài, banner, poster, thư từ... các doanh nghiệp đơn thuần chỉ chuyển đến khách hàng thông tin đúng chất quảng cáo sản phẩm. Trái lại, điều mà doanh nghiệp rất cần chính là sự cảm nhận, suy nghĩ và phản hồi từ khách hàng thì marketing truyền thống chưa làm được. Có chăng chỉ là những phản hồi lẻ tẻ, mang tính hình thức và không có ý nghĩa về mặt nghiên cứu định lượng. Hạn chế này dẫn đến khách hàng
  2. dần xa lánh các hình thức marketing truyền thống, đơn giản như "đồ hết dùng thì... bỏ đi". Theo thống kê, tại Mỹ có ít nhất 200 triệu người đua nhau đăng ký không nhận cuộc gọi mục đích quảng cáo từ các công ty doanh nghiệp. Ngoài ra, có đến 91% khách hàng thẳng tay dở bỏ các email nhận quảng cáo, 84% người độ tuổi 25-34 rời bỏ website có quảng cáo không hữu ích, 86% người chuyển kênh tivi ngay khi có quảng cáo, 44% thư gửi trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng không bao giờ được mở... Thứ hai, marketing truyền thống hao tốn rất nhiều tiền của doanh nghiệp. Các dịch vụ chào hàng qua điện thoại, gửi thư, các chương trình tiếp thị, các sự kiện ra mắt sản phẩm... đều phải chi rất nhiều cho nhân sự, hậu cần, vật liệu chuẩn bị... Tuy nhiên, không phải cứ tiêu hao thì hiệu quả sẽ như ý muốn. Nhiều chương trình tiếp thị được tung ra nhưng chệch hướng khách hàng mong muốn. Những quảng cáo triệu đô trên màn ảnh nhỏ lắm lúc khiến khán giả... lắc đầu vì "không hiểu gì". Thậm chí có những banner, poster... gây phản cảm khiến dư luận "ném đá". Lý do: doanh nghiệp chưa đọc được suy nghĩ khách hàng, chưa nhận được sự tương tác của "thượng đế" mà làm ẩu, làm bừa. Marketing mạng xã hội: Lợi trăm bề Marketing truyền thống vì thế dường như đang mất "đất" trong thế giới phẳng hiện nay. Thay vào đó, vai trò chủ đạo trong marketing hiện đại là mạng xã hội. Theo nghiên cứu của một công ty chuyên về dịch vụ khảo sát, marketing trực tuyến, có đến 35% người dân tham khảo thông tin dịch vụ, sản phẩm từ Facebook, blog công ty, Youtube... trước khi quyết định mua sử dụng. Đây là lợi thế của thời đại công nghệ thông tin mà
  3. marketing khai thác từ các mạng xã hội. Thông qua các trang này, với độ tốc độ lan truyền chóng mặt, sẽ giúp thông tin doanh nghiệp cùng sản phẩm xuất hiện nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm như google, yahoo... Nhờ đó, nay là lúc khách hàng chủ động tìm đến sản phẩm, chứ doanh nghiệp khôngphải cố tìm đến khách hàng như marketing truyền thống. Nhờ đó, việc thu thập và tổng hợp, phân tích đánh giá chuyên môn số liệu từ khách hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Bên cạnh đó, nếu giải pháp thông tin mạng xã hội hấp dẫn và lan rộng nhanh, công ty bạn sẽ có nguồn backlink dồi dào, website công ty sẽ tăng hạng trên các công cụ tìm kiếm, nhiều khách hàng nhanh chóng viết đến công ty theo cơ chế lan tỏa domino. Hiệu quả càng cao sẽ khiến doanh nghiệp càng bất ngờ khi chi phí cho marketing mạng xã hội rất... "mềm". Theo đó, để có một khách hàng tiềm năng thì marketing mạng xã hội chỉ mất 38% kinh phí so với việc sử dụng marketing truyền thống. Trái lại, doanh thu khi dùng marketing mạng xã hội lại tăng vùn vụt. Có 57% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp họ có nhiều khách hàng hơn nhờ blog công ty, hoặc dùng Linkedin. Bên cạnh đó, 48% doanh nghiệp hút hàng nhờ Facebook và 42% nhờ Twitter. Đừng để phải "đuổi" theo thời đại Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài nắm bắt lợi thế và xu hướng tất yếu của marketing mạng xã hội nên đã không chần chừ nghiên cứu và "dụng võ". Năm 2011 chứng kiến 61% doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào ngành marketing mạng xã hội. Nhìn lại giai đoạn 2009-2012, ngân sách cho marketing mạng xã hội các nước trên thế giới tăng gấp đôi. Số doanh nghiệp sử dụng Facebook như một hoạt động marketing chiến lược tăng 83% trong 2 năm qua.
  4. Theo nghiên cứu của Phó giáo sư Marc Divine (IEA Paris) về mạng xã hội, hơn 50% trong số 200 công ty quốc tế như IBM, L'Oreal, Unilever... đã dùng marketing mạng xã hội. Ở Mỹ, hơn 70% số doanh nghiệp marketing qua Facebook, 58% dùng Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube. Tại Việt Nam, đã có vài thương hiệu mạnh lên nhanh chóng nhờ đến marketing mạng xã hội. Điển hình như một hãng sản xuất cơm kẹp (một dạng fastfood kiểu Việt) đã làm nên "tên tuổi" chỉ sau ba tháng nhờ Facebook và các diễn đàn. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp hiếm khi đa phần các doanh nghiệp Việt dường như còn quá e dè với hình thức marketing, mà theo họ là mới (dù thực tế thì không mới). Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội, bao gồm cả forum, blog (chiếm 1%). Trong đó, 0,4% doanh nghiệp dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) để quảng cáo; 0,07% dùng Youtube; và khoảng 0,2% còn lại dùng các mạng xã hội khác như Twitter... Khi xã hội ngày càng lên cao nhờ sức nâng của công nghệ thì việc chậm chạp và ngại thay đổi sẽ là "liều thuốc độc" cho những doanh nghiệp không theo kịp thời đại. Câu chuyện về những "con trâu chậm" sẽ không bao giờ có "nước trong" để uống giữa một "cánh đồng" xô bồ, chưa kể đang ngày càng cạn nước hi vọng sẽ cảnh tỉnh các doanh nghiệp trước khi lâm vào đường bế tắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2