intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mấy ý kiến trao đổi về công tác thực tập sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm qua trong giáo dục chúng ta thường thấy bàn nhiều về công tác kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng, tạo nguồn nhân lực... Công tác thực tập sư phạm ở các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm thực chất là việc kiểm định chất lượng đào tạo. Bài viết trình bày mấy ý kiến trao đổi về công tác thực tập sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mấy ý kiến trao đổi về công tác thực tập sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm MẤY Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ThS. Nguyễn Văn Đằng Trường CĐSP Hà Nội Những năm qua trong giáo dục chúng ta thường thấy bàn nhiều về công tác kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng, tạo nguồn nhân lực...Công tác thực tập sư phạm ở các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm thực chất là việc kiểm định chất lượng đào tạo. Là một cán bộ giảng dạy ở trường CĐSP ( CĐSP Hà Nội ), tôi xin được trao đổi một số công việc mà chúng tôi đã làm, những điều còn băn khoăn, mong được chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn đồng nghiệp. Trường CĐSP là một trường dạy nghề, TTSP là một đợt tập dượt tay nghề và nằm trong qui trình đào tạo của nhà trường, vì vậy đây là một mảng hoạt động được nhà trường quan tâm đặc biệt. Từ nhiều năm nay TTSP đã đi vào ổn định và có nề nếp. Theo những văn bản qui định của Bộ GD-ĐT, ở CĐSP, thực tập vẫn chia làm 2 đợt: năm thứ 2 : 3 tuần, năm thứ 3 : 6 tuần. Năm thứ 2 chủ yếu là để làm quen với môi trường phổ thông, nắm được các hoạt động chủ yếu, bộ máy cơ cấu tổ chức của nhà trường, trọng tâm là công tác chủ nhiệm lớp. Tôi xin được trao đổi về TTSP năm thứ 3. TTSP năm thứ 3 ở trường CĐSP là bước đánh giá toàn diện sản phẩm của mình trước khi bàn giao cho xã hội. Cho đến nay trường CĐSP Hà Nội đưa hoạt động này vào nề nếp : từ hoàn thiện các văn bản hướng dẫn TTSP, công tác chuẩn bị, triển khai các hoạt động ở trường phổ thông, đánh giá...Tôi xin được tóm lược ngắn gọn một số khâu cơ bản như sau: Về công tác chuẩn bị - Về phía nhà trường : Lãnh đạo nhà trường, các phòng ban chức năng, các khoa và đội ngũ GV nhiều năm qua đã xây dựng các văn bản phục vụ công tác TTSP tương đối đầy đủ với quan điểm khoa học, gọn nhẹ, thiết thực, loại bỏ những văn bản không cần thiết. Hiện nay trường đã xây dựng hoàn thiện một số văn bản sau : + Tài liệu hướng dẫn công tác TTSP ( dùng cho giáo viên ), trong đó có những nội dung chủ yếu như : Mục đích, nội dung , lịch trình thực tập, tiêu chí đánh giá kết quả TTSP ; tiêu chí và biểu mẫu đánh giá công tác chủ nhiệm trong tuần ; tiêu chí đánh giá một tiết dạy ; qui định về chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của CBGD tham gia công tác thực tập ; Định mức kinh phí chi cho TTSP. Tất cả các văn bản này đều được phổ biến công khai. + Sổ TTSP ( dùng cho SV ) : tất cả kế hoạch, nội dung TTSP đều ghi trực tiếp vào sổ này, bao gồm : Các báo cáo thực tế, lịch làm việc chung của đoàn và cá nhân, thực tập giáo dục, thực tập giảng dạy như : kế hoạch dự giờ, kế hoạch giảng dạy, nội dung họp tổ chuyên môn, nhận xét tiết dạy... 36
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm + Về tổ chức : công tác thực tập sư phạm hàng năm được tiến hành sau tết âm lịch ( vào tháng 2,3 dương lịch ), nhưng việc triển khai thực hiện từ rất sớm, có một số công việc sau : *Thành lập ban chỉ đạo, thành lập các đoàn TT, cử GV trưởng đoàn *Liên hệ với trường phổ thông để nắm tình hình và thông báo về đoàn : số lượng, ban đào tạo, khung bài dạy, thời gian đoàn TT... - Về phía SV : Đây là công việc chuẩn bị lâu dài suốt cả 3 năm học ngay từ khi các em bước vào trường CĐ, cụ thể : + Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được thực hiện từng học kì và năng cao dần. Công việc này do bộ môn rèn luyện nghiệp vụ từng môn học đảm nhiệm như : chữa ngọng, tập viết bảng, làm đồ dùng dạy học, soạn giáo án và tập giảng... Tuỳ theo đặc thù từng môn học, SV được rèn một số kĩ năng riêng. + Tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm : Đây là hoạt động đã trở thành nét truyền thống hàng năm ở trường CĐSP HN được triển khai từ cấp cơ sở đến cấp trường. Mọi sinh viên đều được kiểm tra từ đơn vị lớp các kĩ năng cơ bản như : viết bảng, thi kể chuyện, thuyết trình, ứng xử tình huống sư phạm, đóng tiểu phẩm, hùng biện, cắm trại, hát bài hát thiếu niên, làm đồ dùng dạy học...Những hoạt động trên giúp SV tự tin, đủ bản lĩnh đứng trước tập thể trình bày, điều hành công việc. Triển khai công tác TTSP ở trường phổ thông: Đây là khâu quyết định trực tiếp đến kết quả, chất lượng đợt TTSP. Công việc này đã được kế hoạch hoá trong 6 tuần như sau : - Tuần 1 : ra mắt, nhận lớp chủ nhiệm, nghe các báo cáo, dự giờ dạy mẫu, lên kế họach giảng dạy và chủ nhiệm tuần sau và cả đợt. Đây là tuần mà SV làm việc vất vả nhất, đặc biệt là lên được kế hoạch giảng dạy từng người, cụ thể là 8 tiết dạy là tiết gì, lớp nào, tiết thứ mấy, ngày nào ? - Tuần 2,3,4,5 : Làm việc theo kế hoạch, chủ yếu là giảng dạy và chủ nhiệm. Có một số qui định đã được thống nhất giữa đoàn TT và trường phổ thông như: + Đảm bảo tiến độ mỗi tuần dạy 2 tiết, trách tuần dạy quá nhiều, tuần lại quá ít vì liên quan tới soạn giáo án, tập giảng, duyệt giáo án. + Các tiết dạy nhất thiết phải có giáo viên hướng dẫn và nhóm dự, góp ý, đánh giá. + Trong 8 tiết, đăng kí 2 tiết thi dạy được nhân hệ số 2 - Tuần 6 : hoàn thành nốt công việc, kiểm tra lại tài liệu sổ sách, họp nhóm , đoàn TT rút kinh nghiệm và tổng kết chia tay trường phổ thông. Mỗi đoàn chỉ có một trưởng đoàn giáo viên và một cán bộ đi hỗ trợ, công việc chủ yếu là kiểm tra việc thực hiện nội dung thực tập, theo dõi tiến độ, giải quyết những mối quan hệ giữa trường phổ thông và đoàn TT. Việc đánh giá kết quả TTSP ( Điểm thực tập chủ nhiệm, thực tập giảng dạy ) do giáo viên phổ thông quyết định. Trên đây tôi đã điểm qua những nét cơ bản việc triển khai công tác TTSP ở trường CĐSP HN đã thực hiện trong nhiều năm qua. Có thể nói công việc được tiến hành tốt, thực hiện được các mục tiêu đề ra, bước đầu giúp trường CĐSP điều chỉnh được nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên không phải 37
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm không có việc để bàn, chúng tôi vẫn chưa thoả mãn, có một số điều băn khoăn muốn trao đổi thêm với các bạn đồng nghiệp. Thứ nhất : về kết quả TTSP, đặc biệt là điểm giảng dạy. Chỉ thống kê mấy năm gần đây chúng tôi thấy như sau : - Hầu hết SV đều đạt loại giỏi. Ví dụ : Năm học 2004-2005 có 24 đoàn TT với 483 SV thì 100% đạt loại giỏi. Năm học 2005-2006 có 13 đoàn TT với 322 SV thì có 9/13 đoàn đạt 100% loại giỏi, chỉ có 6 SV đạt loại khá. Là trưởng đoàn TT cầm kết quả trên tay, chúng tôi thấy rất nhiều băn khoăn. Vẫn biết rằng đây là điểm các em đi TT, không nên quá khắt khe, cần động viên các em. Nhưng nó dẫn đến một tình trạng " hoà cả làng ", cuối cùng ai cũng như ai, không phân hoá được chất lượng SV. Thực tế có nhiều tiết chúng tôi dự cùng giáo viên phổ thông, cũng họp rút kinh nghiệm, có nhiều hạn chế, sai sót cả kiến thức cơ bản, sau đó hỏi điểm vẫn được giáo viên cho 9đ hoặc 9,5đ. - Có một thực trạng nữa là có sự chênh lệch lớn về kết quả giữa các đoàn. Năm học gần đây nhất là 2006-2007, có lẽ do chống bệnh thành tích, chỉ có 3/13 đoàn đạt 100% loại giỏi, còn lại là khoảng trên 90% loại giỏi, trong đó cá biệt có đoàn đạt 40% loại giỏi, còn lại là khá và trung bình.. Đây là một đoàn tổng hợp nhiều ban đào tạo, việc phân chia các đoàn cơ bản là đồng đều về chất lượng. Kết quả như trên, rõ ràng ở đây có một vấn đề về quan niệm đánh giá. Vậy giải quyết như thế nào ? Thứ hai : về lựa chọn địa bàn thực tập Lâu nay trường đã hình thành một mạng lưới các trường phổ thông phục vụ cho công tác TTSP. Điều này cũng có những thuận lợi cho các trường phổ thông : quen với công việc chỉ đạo, quen với hướng dẫn, nắm vững các văn bản... Nhưng cũng từ những thuận lợi đó lại nảy sinh những mặt tiêu cực mà đòi hỏi người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, phải lường trước. - Một số trường, giáo viên năm nào cũng hướng dẫn thành ra nhàm chán, góp ý trao đổi giáo án qua quýt, thiếu hẳn tâm huyết dạy nghề, SV không học được mấy qua các tiết hướng dẫn. Nhận xét này qua trao đổi với SV, xem giáo án, dự giờ, chúng tôi đưa ra hoàn toàn có cơ sở. - Về phía SV cũng có những em đặt mục tiêu được điểm cao là trên hết, chưa thực sự tâm huyết với nghề, gặp giáo viên dễ dãi cho điểm cao là thoả nãm. Vì vậy vấn đề đặt ra có thường xuyên thay đổi địa bàn hay không ? Tại sao SV chúng ta ra trường dạy 14 quận, huyện mà 3 năm học ở CĐ chỉ đi thực tập mấy quận ở nội thành ? Cũng về địa bàn TT, lâu nay chúng ta chỉ chọn một số trường quen thuộc ở nội thành, chúng ta bỏ địa bàn ngoại thành. Nhưng sau khi SV ra trường, các em công tác phần đông ở các trường ngoại thành. Việc nắm vững thực tế địa phương, điều kiện dạy và học, mang những cái mới ở trường sư phạm về các huyện ngoại thành cũng là điều chúng ta nên làm. Chắc rằng khó khăn hơn, nhưng tôi tin cũng mang đến cho SV và đội ngũ thầy cô giáo ở CĐSP nhiều cái lợi như : am hiểu thực tế giảng dạy phổ thông, đào tạo sát với yêu cầu xã hội... Để đưa SV đi TT ở địa bàn rộng hơn, trước hết nên làm thí điểm, năm đầu đưa xuống mỗi huyện 1 đoàn, sau tăng dần lên. 38
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Thứ ba : về thời gian TTSP Cho đến nay theo qui định của Bộ GD-ĐT, ở CĐ, TT năm thứ 2 là 3 tuần, năm thứ 3 là 6 tuần. Thời gian này quá ít. Chúng ta vẫn nói học đi đôi với hành, giảm lý thuyết tăng thực hành, đa dạng hoá các hình thức học tập, đi một ngày đàng học một sàng khôn...Nhưng những người làm chương trình lại rất bảo thủ. Thực tế phổ thông nó có tác dụng như thế nào ai cũng biết, tôi khỏi giải thích. Tôi xin đề nghị năm thứ 2 sẽ là 4 tuần, năm thứ 3 sẽ là 8 tuần. Thứ tư : kinh phí TTSP Cơ chế tài chính, chế độ với giáo viên chỉ đạo, hướng dẫn ở phổ thông, giáo viên trưởng đoàn...không theo kịp với thực tế đời sống, đó cũng là khó khăn trong triển khai thực hiện. Còn nhiều vấn đề cần trao đổi như quan hệ giữa trường CĐ với trường phổ thông ; Giáo viên CĐ phải cập nhật với những đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học ở phổ thông ; việc sử dụng máy móc trang thiết bị dạy học trong thời gian TTSP...Ví dụ : có trường tạo điều kiện, động viên các em sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy Projecter...Có trường có máy nhưng chỉ để trưng bày, biểu diễn ở các tiết dạy chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, còn xong lại "đóng gói"... Mấy đề xuất : - Tăng kinh phí TT - Lựa chọn đầy đủ các địa bàn TTSP cho sát thực tế. - Nghiên cứu phương thức gửi thẳng. 39
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1