intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ nhiễm HIV, sinh con an toàn

Chia sẻ: Sautim Thiephong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lẽ, không một người phụ nữ nào nghĩ rằng sẽ có lúc mình mang căn bệnh thế kỷ trong người, cũng như rất nhiều người vẫn quan niệm rằng tôi là người có lối sống lành mạnh, tôi không chích ma túy, không quan hệ bừa bãi... làm sao tôi có thể mắc HIV. Căn bệnh được liệt vào hàng “cái chết được báo trước” này vẫn còn là “kẻ xa lạ” với nhiều người. Rất nhiều người nghĩ rằng, một khi mẹ nhiễm HIV thì đứa con trong bụng cũng chung số phận. Thực chất đó là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ nhiễm HIV, sinh con an toàn

  1. Mẹ nhiễm HIV, sinh con an toàn Có lẽ, không một người phụ nữ nào nghĩ rằng sẽ có lúc mình mang căn bệnh thế kỷ trong người, cũng như rất nhiều người vẫn quan niệm rằng tôi là người có lối sống lành mạnh, tôi không chích ma túy, không quan hệ bừa bãi... làm sao tôi có thể mắc HIV. Căn bệnh được liệt vào hàng “cái chết được báo trước” này vẫn còn là “kẻ xa lạ” với nhiều người. Rất nhiều người nghĩ rằng, một khi mẹ nhiễm HIV thì đứa con trong bụng cũng chung số phận. Thực chất đó là một quan niệm sai lầm. Theo tài liệu của Bộ y tế về chương trình hành động
  2. quốc gia về lây truyền HIV từ mẹ sang con, ước tính ở Việt Nam mỗi năm có 1,8 - 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% thì mỗi năm sẽ có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con và tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 25-40% nếu ko can thiệp gì, tương đương 1500-1800 trẻ bị nhiễm HIV do truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, theo các con số thống kê mới nhất, nếu được được chẩn đoán sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả thì đến 98% bà mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn, nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chỉ còn 2%. Như vậy nếu biết dự phòng, chăm sóc và theo dõi đúng cách, trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV có HIV sẽ được giảm đi đáng kể. Phòng từ khi mẹ mang thai Hiện nay, Chương trình phòng lây nhiễm từ mẹ sang con đang được thực hiện rất tích cực trên khắp các
  3. tuyến từ trung ương đến quận huyện. Theo đó, tất cả các trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm hay phơi nhiễm HIV đều có chế độ chăm sóc, theo dõi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thai phụ bị nhiễm HIV ngoài việc kiểm tra tình hình thai nghén theo định kỳ thì song song đó tình trạng lâm sàng của HIV cũng được kiểm tra chặt chẽ và tuỳ theo thời điểm sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Các bà mẹ đang được điều trị tại các trung tâm HIV về HIV/AIDS sẽ tiếp tục phác đồ điều trị đó, dùng uống thuốc kháng virut (ARV) cho đến lúc sinh. Còn nếu bà mẹ phát hiện sớm, sẽ được các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị cho mẹ bắt đầu từ tuần thứ 28, tức là từ tháng thứ 7. Đến lúc sinh, cũng sẽ được chỉ định thêm thuốc để phòng tránh. Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà có các chỉ định dự phòng khác. Thai phụ nhiễm HIV phải chống chọi với sự suy giảm miễn dịch, nên hệ miễn dịch trong cơ thể yếu, do đó cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bồi bổ để
  4. cơ thể và thai nhi khỏe mạnh. Giai đoạn chuyển dạ và đỡ sanh của những bà mẹ có HIV rất quan trọng. Mọi thao tác cần cẩn thận để hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền sang con. Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi... Theo dõi, phòng lây truyền cho trẻ sau sinh HIV có khả năng lây truyền qua sữa mẹ cao, do đó, cần tư vấn khuyến khích người mẹ nuôi con bằng sữa ngoài. Theo bác sĩ Hải Ly – Uỷ ban Phòng chống AIDS, mẹ không uống ARV phòng và trẻ bú sữa mẹ đến 6 tháng sẽ có nguy cơ từ 30- 40% lây sang con. Trường hợp người mẹ không uống ARV dự phòng trong thai kỳ và trẻ dùng sữa thay thế sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ lây sang con khoảng 20- 30%. Lý tưởng nhất là mẹ uống ARV dự phòng và trẻ dùng
  5. sữa thay thế sữa mẹ hoàn toàn, thì nguy cơ lây sang con chỉ còn 2- 6%. Trẻ ngay sau khi sinh cần được tắm ngay, sau đó được dùng thuốc kháng virut để dự phòng. Tiếp sau đó, trẻ cần được theo dõi và xét nghiệm để khẳng định có nhiễm HIV hay không, đồng thời dự phòng các nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra và xem xét chỉ định điều trị thuốc kháng virut nếu trẻ có đủ tiêu chuẩn được dùng thuốc. Các bà mẹ sẽ được tư vấn, trang bị những kiến thức cần thiết để việc chăm sóc và phòng tránh lây truyền sang em bé. Em bé cũng được cấp phát sữa bột uống thay thế sữa mẹ miễn phí. Khi thai phụ làm theo mọi chỉ định của bác sĩ đúng cách, nguy cơ lây truyền sang em bé sẽ còn rất thấp, tuy nhiên tương lai và số phận của bé những tháng ngày tiếp theo sẽ ra sao? Bác sĩ Nguyễn Ban Mai, Thư ký của Tiểu ban điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con thuộc ban điều hành phòng chống AIDS các tỉnh phía Nam, khuyên: "Với người nhiễm HIV,
  6. một lần mang thai là một lần bệnh nặng hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc họ chết nhanh hơn. Đứa trẻ sẽ bị bỏ rơi, đa phần là được gia đình đưa vào trại trẻ mồ côi. Thế là lại thêm một gánh nặng cho xã hội. Thêm những tổn thương tâm lý lớn cho một con người. Đó là những vấn đề người mẹ nhiễm HIV cần phải cân nhắc…"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2