Mỗi mùa bông bần nở
lượt xem 2
download
Người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, nước da ngâm, tóc xõa chấm ngang lưng, thường thường buổi chiều chị mặc chiếc áo bà ba màu tím nhạt đứng bên hiên nhà lặng lẽ mặc tình cho gió thời gian lướt qua mặt. Đôi mắt chị xa xăm hướng về phía dòng sông. Triền sông Hậu trước nhà chị bắt đầu lác đác những bông bần nở tím. Vậy là trên bàn thờ của liệt sĩ Hùng cũng sẽ bắt đầu có mặt một bình bông bần tim tím tươi rói mỗi ngày. Suốt mùa bông bần nở, chị Liễu,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mỗi mùa bông bần nở
- Mỗi mùa bông bần nở TRUYỆN NGẮN CỦA DIỆP BẦN CÒ Người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, nước da ngâm, tóc xõa chấm ngang lưng, thường thường buổi chiều chị mặc chiếc áo bà ba màu tím nhạt đứng bên hiên nhà lặng lẽ mặc tình cho gió thời gian lướt qua mặt. Đôi mắt chị xa xăm hướng về phía dòng sông. Triền sông Hậu trước nhà chị bắt đầu lác đác những bông bần nở tím. Vậy là trên bàn thờ của liệt sĩ Hùng cũng sẽ bắt đầu có mặt một bình bông bần tim tím tươi rói mỗi ngày. Suốt mùa bông bần nở, chị Liễu, người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi ấy, dù bận công việc đến mấy, chị vẫn không quên dành thời gian mỗi ngày để ra triền sông Hậu hái những bông bần về chưng lên bàn thờ của chồng. Ôi màu tím thủy chung. Bông bần nở tím. Màu tím của bông bần gắn với một kỉ niệm mà chị Liễu không thể nào quên, chị không dám quên. Bởi màu tím ấy đã hai mươi năm nhuộm thấm tận đáy lòng của chị. *** Những cây bần ven sông Hậu, hai mùa mưa nắng cứ phất phơ xõa mái tóc làm thơ. Dưới những bài thơ ấy, có bao đôi lứa trai gái yêu nhau. Những đôi trai gái yêu nhau đó có Thanh Hùng và Thủy Liễu. Thủy Liễu là cô gái tuổi mười tám, tuy nước da ngâm ngâm vì quen với nắng gió ruộng đồng hàng ngày nhưng bù lại cô có một đôi mắt sáng trong, má lún đồng tiền và nụ cười rất duyên đã làm đắm say bao trai tráng trong vùng. Còn Thanh Hùng là một thanh niên tuổi hai mươi, dốc dáng cao, khỏe, nhanh nhẹn trong công việc, tính tình thật thà tốt bụng, bà con trong vùng ai cũng quý cũng thương.
- Mặc dù Hùng và Liễu ở chung một ấp nhưng cho đến lúc kẻ mười tám, người hai mươi tuổi họ mới tình cờ gặp và tiếp xúc nhau trên một cánh đồng lúa chín vàng ươm. Cả hai người đều đi làm lúa mướn chung cho một chủ ruộng. Dưới cơn gió chướng mang tiết xuân về hây hẩy, nắng vàng trải khắp cánh đồng, trán Liễu rìn rịn mồ hôi nhưng tay cô cầm lưỡi hái cứ thoan thoắt nhịp nhàng cắt từng nắm lúa chín. Hùng thì mồ hôi đẫm cả lưng nhưng vẫn nhanh nhẹn gom từng bó lúa vác đến máy tuốt. Suốt cả buổi thu hoạch lúa, họ chỉ nói chuyện nhau có mấy câu khi ngồi nghỉ mệt chung dưới bóng cây điên điển trên bờ mẫu. - Liễu cắt lúa nhanh thiệt!- Hùng gợi chuyện. Liễu nhìn Hùng cười lún hai đồng tiền nói: - Em mà cắt nhanh gì. Cắt còn không kịp anh Hùng gom vác nữa đó mà. Cả hai nhìn nhau mim mím môi cười. Khi cánh cò trắng trên bầu trời bay về tìm chốn ngủ, cũng là lúc trên cánh đồng mọi người thu hoạch gần xong. Liễu vội vàng cắt những nắm lúa cuối cùng. Hùng cũng vội vàng gom ôm những bó lúa sau cùng. Cái vội vội vàng vàng ấy vô tình cho hai người chạm tay nhau. Sau buổi thu hoạch lúa ấy, cả hai về nhà không quên cái cảm giác chạm tay đó và cả hai đã phải lòng nhau. Tình yêu đúng là một sự kì diệu, họ không biết nói những lời bâng quơ hoa mĩ, chỉ một cái nhìn, một cái chạm tay thôi mà con tim của họ tự mách với nhau rằng, anh yêu em và em cũng yêu anh. Hùng thưa chuyện với mẹ: - Liễu được lắm. Giỏi giang hết chỗ chê. Lại hiền dịu nữa! Vậy là gia đình Hùng nhờ người may mối để kết duyên. Đúng như cảm nhận của Hùng, Liễu đã đồng ý. Sau lễ Hỏi họ được mọi người công nhận là vợ chồng. Từ đó họ mới dám đi lại với nhau. Họ thường nắm tay nhau ra triền sông Hậu để ngắm sông. Bên bờ sông,
- Thủy Liễu dạy cho Thanh Hùng biết nói một số tiếng thông dụng của dân tộc mình như “ăn cơm” tiếng Khơmer nói là “xi-bay”, “uống nước” nói là “phất-tức”. - Vậy “yêu anh” em nói sao? Liễu cười nói: - “yêu anh” thì nói là “sro-lanh-boong ”. -… Đứng dưới gốc bần xanh tươi bên bờ sông Hậu, Hùng thường với tay ngắt một bông bần cài lên mái tóc người vợ sắp cưới. Liễu sung sướng khi đứng bên Hùng. Họ hạnh phúc, đẹp đôi. Có lần Liễu nói: - Bông bần cũng đẹp quá hé anh! Hùng cười: - Hay là đám cưới chúng mình anh tặng em một bó bông bần! - Bộ anh thích bông bần lắm hả? Hùng nhìn Liễu trìu mến, gật đầu. Ngày cưới của Hùng và Liễu gần đến, bất ngờ Hùng nhận được lệnh nhập ngũ. Hay tin, Liễu khóc nức nở. Nhìn vợ sắp cưới sục sùi, Thanh Hùng an ủi: - Xa em anh đâu nỡ. Nhưng tiếng gọi non sông, là thanh niên Việt Nam, ai cũng phải có nghĩa vụ với quê hương đất nước mình em ạ! Hai gia đình bàn bạc nhau, hoãn lại ngày cưới, chờ Thanh Hùng xong nhiệm vụ trở về sẽ tổ chức đám cưới thật linh đình cho hai đứa. Đêm chia tay, họ ra bờ sông Hậu ngồi dưới rặng bần xanh. Ánh trăng trên bầu trời tròn, sáng vằng vặc. Nhưng sao tiếng gió lại khua lá bần nghe như một tiếng thở dài. - Ba năm anh mới về. Lâu quá!- Liễu than thở. Thanh Hùng trong lòng cũng không muốn xa vợ, nhưng vẫn cố gắng an ủi:
- - Loay hoay là hết ba năm thôi, chứ có lâu lắc gì đâu. Vả lại đi một năm anh sẽ về phép thăm em. Em ráng đợi chờ anh em nhé! Ba năm không phải là dài. Nhưng sự chờ đợi đối với Liễu và Hùng lúc này, ba năm là dài vô tận. Đêm chia tay ấy, họ hôn nhau nồng cháy. Liễu đã trao cái quý giá nhất của đời mình cho Hùng trước ngày đám cưới để tỏ lòng thủy chung chờ đợi. Sáng ngày hai gia đình đưa tiễn Hùng bước lên chiếc ghe tòng quân. Liễu bổi hổi bồi hồi nhìn bàn tay vẫy chào xa dần và thương những bông bần rụng tả tơi trên sông quyện tròn theo bánh lái ghe tiễn đoàn quân đi làm nhiệm vụ. *** Kẻ ra đi, người ở lại, ai cũng mang trong lòng nỗi nhớ niềm thương. Thủy Liễu thường ra bờ sông, đứng dưới rặng bần hàng giờ để tưởng nhớ bóng hình xa. Một ngày, hai ngày, rồi hai mươi ngày, ba mươi ngày. Một hôm cũng đứng dưới rặng bần, Thủy Liễu bỗng thấy trong người khó chịu. Tiếp theo, Liễu không ăn uống gì được, nghe mùi gì lạnh lạnh, tanh tanh là nôn mửa, khó thở. Rồi hai tháng, ba tháng bụng của Thủy Liễu bắt đầu có dấu hiệu no no. Thủy Liễu tâm sự với mẹ: - Mẹ ơi, con ở với anh Hùng có thai rồi mẹ à! - Trời ơi! Mày ở với nó hồi nào? – bà Sa Na hoảng hốt hỏi. - Hồi đêm chia tay đưa tiễn ảnh đi nghĩa vụ đó má! - Thôi chết rồi, sao dại vậy ! Kiểu này lối xóm hay được là xấu hỗ dữ lắm. Ra đường dám nhìn mặt ai nữa. Nhất là ba mày, ổng đâu ưng cái bụng chuyện này, ổng hay được là giết mày chết! Thủy Liễu buồn rầu, nhốt mình trong buồng ít đi ra ngoài. Rồi ông Thạch Khol, cha Thủy Liễu, cũng biết chuyện, ông quát: - Mày ăn ở với ai? Có thai với thằng nào? Kiểu này ra đường đội quần với người ta! Đi, đi ra khỏi nhà tao ngay. Tao không có đứa con hư hỏng như mày. Bà Sa Na khuyên chồng:
- - Thôi đi ông ơi, con mình lỡ rồi, cái bào thai đó là của thằng Hùng, chồng nó chớ của ai đâu! Ông Thạch Khol quay qua quát vợ: - Con hư cũng tại mẹ mà. Thằng Hùng đi nghĩa vụ rồi, còn thằng Hùng nào nữa. Mẹ con mày bưng bít nhau hả? Cả mẹ con mày cuốn đồ đi khỏi nhà ngay. Vừa nói dứt lời, ông Thạch Khol chạy ra sau rút cây dao. Bà Sa Na và Thủy Liễu, hai mẹ con cuốn cuồn chạy đi như bay ra đường. - Hay là phá bào thai bỏ đi con – bà Sa Na hổn hển nói. Thủy Liễu thổn thức: - Chắc không được má ơi! Đó là giọt máu của anh Hùng mà! Phá bỏ tội lắm! - Nhưng tình hình rối quá, ba mày giận cỡ nào cũng không sao. Điều quan trọng bây giờ là liệu bên chồng con, họ chịu cái bào thai này không? - Chắc chịu mà! Bằng không, khi anh Hùng về phép sẽ rõ mọi chuyện thôi. Bà Sa Na nghe con nói vậy cũng không nỡ ép Thủy Liễu bỏ đi đứa con vô tội ấy. Hiện tại thì bà Sa Na không dám dẫn Thủy Liễu về nhà vì sợ ông Thạch Khol còn giận, bởi bà biết tánh của chồng, nói một là một, hai là hai, rất trọng thể diện. Trước mắt bà Sa Na đành phải hỏi nhờ phần đất của một người quen, cách nhà bà một đỗi và cách sông Hậu gần hai trăm mét, để bà che một cái chòi nho nhỏ cho Thủy Liễu ở tạm chờ Thanh Hùng về phép. Còn phần bà sẽ dần dần về năn nỉ chồng tha thứ cho con. Cái chuyện Thủy Liễu có thai mà chưa rõ tác giả là ai, dần dần cũng lan ra khắp vùng. Bà Sa Na chủ động sang thưa chuyện với bà Dung. Bà Dung nghe chuyện giựt bắn người lên nói: - Trời, trời! Phải không đó nghen, phải giọt máu của thằng Hùng không? Hỏi kĩ con Liễu lại coi! - Thiệt mà chị! Tụi nó ăn ở với nhau hồi đêm chia tay đưa thằng Hùng đi nghĩa vụ đó mà – bà Sa Na nhỏ nhẹ nói.
- Bà Dung chề cái môi dưới ra rồi nói vẻ khinh bỉ: - Dù cho có thật vậy cũng không nên nữa. Ai đời con dâu chưa cưới về nhà mà mang thai trước như vầy là tui thấy không hay ho rồi. - Tui biết đó là cái lỗi của con Liễu. Nhưng nó đã lỡ rồi biết làm sao bây giờ chị – bà Sa Na nước nhỏ từng lời. Suy nghĩ một lúc, bà Dung kết luận một câu: - Thôi, để thằng Hùng về rồi tính! Bị thai hành thân xác ốm nhom, xanh xao, trong lòng thì luôn da diết nhớ chồng, Thủy Liễu nằm co ro bên mái chòi tạm bợ, hắt hiu như cọng rau héo. Thủy Liễu thầm nhẩm: “Ảnh đi được ba tháng rồi!”. Trong lúc vật vã, thương tưởng bóng hình chồng, Thủy Liễu được một đứa em ở xóm chạy đến đưa cho lá thư của Hùng gởi về. Thủy Liễu rất vui mừng mở thư ra xem. Hùng viết: “Em khỏe không? Anh ở đơn vị ngoài này rất khỏe! Nhưng có điều nhớ em nhiều lắm! Anh ráng làm tốt nhiệm vụ để sáu tháng nữa anh xin nghỉ phép về thăm em!...”Thủy Liễu đọc thư của chồng mới đến đây nghe trong lòng rất vui. Nước mắt chị dần dần trào ra lăn dài trên hai gò má. Tay chị vò nhẹ cái bụng của mình và bên trong bụng một hình hài đang động đậy. Liễu hớn hở suy nghĩ “Anh Hùng mà hay tin có đứa con chắc ảnh vui lắm!”. Rồi Liễu miên man tưởng tượng hình ảnh Hùng bế đứa con lên hôn chùn chụt. Nhưng Liễu đâu biết, trong lúc Liễu đang miên man tưởng tượng thì Hùng đã được đơn vị chọn làm tình nguyện quân đi giúp nước bạn Cam- pu-chia đánh đuổi quân thù đang diễn ra ác liệt. *** Sáu tháng trôi qua, vào một buổi chiều, Thủy Liễu đi nhổ cỏ mướn vừa về tới chòi, chưa kịp tắm rửa, ăn uống thì bà Dung xăm xăm đi tới mắng xối xả: -Mày là đồ hắt ám, đồ con gái lăn lòn hư hỏng. Mày đừng hòng tao chấp nhận đứa con trong bụng của mày là cháu nội tao. Mày là đồ xác phu mà. Con trai tao lấy mày mới yểu mạng như vậy. Thật mới rõ mặt của mày!
- Thủy Liễu rung bắn cả người: - Anh Hùng sao má? - Từ nay mày cũng đừng gọi tao bằng má nữa, tao không dám chấp nhận đâu! Đồ hắt ám! Bà Dung ném cái nhìn đanh đá, ghê tỡm lẫn khinh bỉ vào Liễu rồi ngoe ngẩy bỏ về, miệng bà thì cứ chửi với lại. Đúng lúc bà Sa Na trên đường đi tới. Bà Dung sẵn trớn “bổ” luôn: - Từ nay tui với “mấy người” không có sui gia gì cả. Con gái mấy người là đồ hư hỏng, mất nết, xác phu! Bà Dung ngoe ngẫy bỏ về một nước. Bà Sa Na đứng chết trân không biết chuyện gì xảy ra. Bà Sa Na bước vào nhà Thủy Liễu thì thấy Thủy Liễu ngồi tạ dưới đất, lưng tựa vào vách lá, môi, mặt tái nhợt, nước mắt chảy ra hai hàng trên má. Bà Sa Na giật mình chạy lại đỡ con gái lên giạt, hỏi: - Sao vậy con? Nói má nghe coi?! Hồi lâu Thủy Liễu nghẹn ngào nói: - Anh Hùng chết rồi má à! - Bậy bạ! Ai nói cho con biết? - Thì má ảnh, bả mới qua đây trút giận lên đầu con nè. - Hổng lẽ thằng Hùng nó chết thiệt sao trời! – bà Sa Na lẩm bẩm thở dài. - Con khổ quá má à! – Thủy Liễu nức nở. Bà Sa Na thấy con mình bụng mang dạ chửa đang oằn oại trên bộ giạt trong lòng bà nghe xót thương. Im lặng một lúc, bà nói: - Nhưng tại sao bà ta lại trúc giận lên đầu con, vô lí quá vậy?
- - Má cũng biết rồi mà, anh Hùng là con trai duy nhất của bả. Nghe tin anh Hùng hi sinh, bả đổ thừa con là hắt ám, xác phu. Vì vậy nếu không trút giận lên đầu con thì còn trút giận lên ai nữa bây giờ. - Rồi bây giờ con tính làm sao? - Mấy tháng nay con đã khổ rồi. Bây giờ khổ thêm nữa chắc cũng không sao đâu má! Bà Sa Na nói thầm trong bụng: “Tội nghiệp con nhỏ, không biết kiếp trước nó mang tội gì mà bây giờ phải khổ như vậy!”. Bà Sa Na đi dò la hỏi thăm mới biết, cái tin Thanh Hùng hi sinh ngoài chiến trường K là do một đồng đội của Hùng về phép tìm đến gia đình cho hay rằng, trong lúc trực diện với quân thù Thanh Hùng đã bị trúng đạn rồi hi sinh. Thủy Liễu nằm liệt trên bộ giạt mấy ngày ròng, bà Sa Na phải ở bên cạnh chăm sóc cho con gái. Thủy Liễu lặng lẽ ra bờ sông Hậu, đứng dưới rặng bần, đôi mắt xa xăm nhìn những giề lục bình trôi vô định. Chị nức nở khóc ròng rã. Chị thì thầm: “Anh Hùng ơi sao anh nở bỏ em, bỏ con. Con mình rồi đây sẽ không có cha, bên nội nó lại không thừa nhận. Cái bào thai em đang mang không ai tin là giọt máu của anh. Làm sao chứng minh bây giờ hỡi anh. Chỉ có nhánh bần và dòng sông này làm chứng. Nhưng chúng nó làm sao giải thích cho mọi người biết được”. Tay Thủy Liễu sờ vào bụng “Con ơi! Cha đã bỏ mẹ con mình rồi! Bà nội lại không nhận con! Con …ơi!”. Buồn tủi đến tột cùng, Thủy Liễu định nhảy xuống sông Hậu quyên sinh. Nhưng đúng lúc chuẩn bị nhảy thì đứa con trong bụng lại trồi đạp làm thức dậy tình mẫu tử trong lòng chị. Cuối cùng chị quyết định sống để sinh con, nuôi dưỡng giọt máu của chồng mình, mặc cho miệng đời đàm tiếu. Và chị hi vọng cái tin Hùng hi sinh là giả. *** Bé Dũng biết bập bẹ tiếng mẹ, tiếng cha mà Thanh Hùng vẫn chưa trở về. Đúng ba năm ngóng chờ mà “chim cá bặt tăm”, Thủy Liễu đành phải lập bàn thờ cho chồng. Từ đây, hễ
- đến mùa bông bần nở là Thủy Liễu mỗi ngày đều ra triền sông Hậu, chọn những bông bần tươi đẹp nhất hái về chưng lên bàn thờ chồng. Thủy Liễu một mình làm mướn nuôi con. Có người khuyên chị nên bước thêm bước nữa, nhưng chị lắc đầu. Dũng mỗi ngày một lớn, chị cảm thấy an ủi rất nhiều. Và chị vui hơn nữa khi nhìn Dũng càng lớn càng giống cha nó. Bà con xóm giềng ai cũng nói: “Cái thằng Dũng này là con của thằng Hùng chứ còn nghi ngờ gì nữa, nó giống cha nó như đúc đó mà”. Như vậy chính Dũng dần dần đã giải được nỗi oan cho mẹ. Mọi người dần dần đã tin chị, tin cái đạo hạnh của người phụ nữ trung trinh. Nhưng trong lòng chị vẫn buồn, buồn vì mẹ chồng chưa tin chị, chưa chấp nhận Dũng là cháu nội của bà. Thủy Liễu lặng lẽ nuôi con ăn học. Thời gian thấm thoát trôi qua, giờ Dũng cũng đã tốt nghiệp lớp 12. Thủy Liễu định chọn cho Dũng học một cái nghề để tương lai sau này có thu nhập ổn định, không phải vất vả như mẹ nó bây giờ. Nhưng Dũng lại đòi mẹ cho đi bộ đội và có ý định sẽ phục vụ lâu dài trong quân đội. Thủy Liễu khuyên răng con cỡ nào cũng không được. Cuối cùng chị cũng phải chấp nhận cho con viết đơn xin đi bộ đội. Chị trách yêu: - Mày giống cái máu của thằng cha mày lắm! Hễ nghe nói tới đi bộ đội là hăng lên hà! Còn vài ngày nữa là Dũng lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Dũng đi chợ mua ít thực phẩm về làm một tiệc nho nhỏ để chia tay bạn bè. Trên đường đi chợ về, Dũng đụng mặt bà Dung. Bà Dung lúc mới hay tin Thanh Hùng hi sinh, bà đi xem bói. Bà thầy bói phán rằng: Thanh Hùng hi sinh là tại vợ, vì tuổi Thủy Liễu là tuổi sát phu. Vì vậy hễ đôi ba bữa thương tiếc con là bà Dung vật vã buồn, rồi lội xuống cuối xóm gặp Thủy Liễu chửi một chập rồi lội về. Nhiều lần như thế bà đâm ra đản trí. Bà thề sẽ không bao giờ đi xuống cuối cái xóm để khỏi gặp mặt đứa sát phu đó nữa. Bà con làng xóm xầm xì “không ai vô duyên và kì cục như bà Dung này, tin thầy bói vì mà tin quá trời quá đất!”. Và từ đó hai mươi năm trời ở cuối cái xóm không xa mà bà cũng chưa hề bước tới. Không biết trời xuôi đất khiến thế nào mà hôm nay bà hứng chí chống gậy đi dài dài đường đến gần cuối xóm không hay. Trong đôi mắt già lờ mờ, mơ hồ, nhìn thấy Dũng bà ngỡ là Hùng. Bà Dung chặn chiếc xe đạp và nắm tay Dũng xoa xoa nức nở nói:
- -Hùng ơi, sao tới bây giờ con mới chịu về với má. Má nhớ con nhiều lắm! – Nhìn bọc hàng chợ trên tay Dũng, bà Dung nói tiếp – Ở nhà mình có đồ ăn rồi, mua chi tùm lum vậy con! Im lặng một lúc, Dũng mới nói: -Bà ơi, bà nhầm rồi. Con là Dũng chứ không phải là Hùng, con bà đâu! Bà Dung giật mình tĩnh giấc, mắt đăm đăm nhìn Dũng: -Ủa! Mày là Dũng nào sao giống thằng Hùng con tao quá vậy? -Thôi! Bà biết con làm chi! -Sao vậy? Mày là con cái nhà ai phải nói cho tao biết với chớ! Chần chừ một lúc, Dũng nói: -Bà muốn biết thì con cho bà biết cũng không sao, mẹ con tên Thạch Thủy Liễu. -Hả! Mày nói sao? Mày là con của… Bà Dung bỏ lửng câu hỏi, gụt gặt mái đầu bạc. Rồi bà nhìn Dũng trân trân. Lát sau bà hít hơi thật sâu thở ra nghe cái “khì”, bà nở một nụ cười trìu mến và hỏi Dũng: -Hôm nay, nhà có tiệc gì mà mua đồ ăn nhiều vậy con? -Hôm nay con mua đồ về để ăn liên hoan chia tay bạn bè, vì ít hôm nữa con đi nghĩa vụ rồi. Như bị ám ảnh chuyện Thanh Hùng, bà Dung lính quýnh: -Không được! Con không thể đi nghĩa vụ! Nhà con ở đâu chỉ bà coi?! -Thôi con xin phép bà về, mẹ con chờ ở nhà – Dũng vừa nói vừa gở tay bà Dung và đạp xe đi nhanh. Dũng đạp xe về nhà chưa được bao lâu thì bà Dung cũng chống gậy tới. Chưa kịp vô nhà, bà Dung hớt hải nói:
- -Con vợ thằng Hùng đâu? Con Liễu đâu? Bây không thể cho thằng Dũng đi nghĩa vụ à nghen. Thằng Hùng hi sinh rồi chưa tỡn sao. Bộ bây tính đưa cháu nội tao vào chỗ chết nữa hả? Tao có một thằng cháu nội đích tôn duy nhất đó! Thủy Liễu sau bếp nghe những lời nói ấy thật bất ngờ, chị ngó lên thấy bà Dung. Chị bàng hoàng buồn vui lẫn lộn. Chị vui vì đã hai mươi năm rồi chỉ đợi có ngày này, những lời nói ấy. Chị buồn vì sao ngót hai mươi năm bà mới chịu tới. Chị muốn trả lời với bà Dung nhưng không biết xưng hô bằng cách nào, gọi bằng má thì thật ngại, bởi lẽ hai mươi năm rồi tiếng má ấy chị không được gọi. Còn gọi bằng bác ư? Cũng không được, vì gọi như thế chị cảm thấy có lỗi với Thanh Hùng. Trước tình cảnh đột ngột khó xử, chị lúng túng chạy vội ra hè ngồi khóc. Suy nghĩ một lúc, chị gọi Dũng ra sau tâm sự: -Mẹ biết con cũng hận bà nội nhiều lắm. Nhưng hôm nay bà đến đây nói những lời như thế thì con cũng nên tha thứ cho bà. Con ra mời bà vô nhà đi. Dũng lắc đầu: -Sao hai mươi năm nay bà ấy không đến! -Thôi đi con! Dù sao đó cũng là bà nội ruột của con, người đẻ ra cha con. Có cha mới có con ngày hôm nay. Đánh người chạy đi chớ ai đánh người chạy lại. Dũng lại lắc đầu: - Đừng có hòng con nhìn bà ta. Mẹ không nhớ mình khổ sở cỡ nào sao? - Lá bao giờ cũng rụng về cội con à! Con thương cha thì phải nhìn bà nội. Nghe lời mẹ đi! Từ ngoài sân nhà, bà Dung nói vọng vô: - Dũng à, bà là bà nội con nè! Sau một hồi đắn đo suy nghĩ lời khuyên của mẹ, Dũng bước ra sân nắm tay bà Dung dẫn vào nhà. Dũng nói: - Đi bộ đội thời bình có gì mà bà phải sợ!
- - Mẹ con đâu? – bà Dung hỏi. Thủy Liễu nghe bà Dung hỏi buộc lòng phải bước ra. Bà Dung lại hỏi: - Bộ bây tính cho thằng Dũng đi lính thiệt hả? - Dạ…dạ thưa... – chị ngập ngừng vì không biết gọi bà Dung bằng gì. - Đó là tâm nguyện của con – Dũng trả lời thay mẹ. Thấy Thủy Liễu ngập ngừng, bà Dung bỗng nghe trong lòng vừa hối hận, vừa ái ngại. Bà nói: - Má biết hai mươi năm nay má có lỗi với con nhiều lắm! Hãy tha thứ cho má đi con! Má cũng phải lội qua anh chị sui để xin nhìn lại con dâu và cháu nội. *** Ngày Dũng lên đường tòng quân, đưa tiễn Dũng có mặt cả dòng họ bên nội và bên ngoại. Thủy Liễu vui mừng đến rơi lệ khi nhìn trong lí lịch của Dũng đã bổ sung thêm dòng chữ “con liệt sĩ”. Cô bạn gái của Dũng trao cho Dũng một đóa bông bần tim tím khi Dũng bước lên xe của đơn vị nhận quân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhất Kiếm Tam Ưng - Tiêu Dật
445 p | 51 | 10
-
Nhất Kiếm Tam Ưng
458 p | 62 | 7
-
Chiều Chiều
104 p | 74 | 7
-
Mộc Châu – Thảo Nguyên Của Tình Yêu
11 p | 86 | 6
-
Thiên đường hoa ở công viên Hitachi Seaside, Nhật Bản
10 p | 69 | 6
-
Hà Nội mùa sen
6 p | 86 | 5
-
Chợ gia súc ở cực bắc Tổ quốc
7 p | 67 | 4
-
Mưa.Bạn có yêu những cơn mưa ko?
5 p | 57 | 4
-
Bài học từ hoa hồng kiêu hãnh
3 p | 107 | 4
-
Thuở Non Dại
9 p | 47 | 4
-
Ngắm hoa mận trên vòng cung Tây Bắc
7 p | 66 | 3
-
Quảng Tâm
7 p | 53 | 2
-
Khám phá mùa xuân Canberra - Úc
3 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn