intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một nhánh sông gần hồ Michigan sẽ được đánh thuốc độc để chống loài cá "ma cà rồng”

Chia sẻ: Huynh Thi Lucky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhân viên phụ trách động vật hoang dã sắp sửa đưa thuốc độc vào một con suối gần hồ Michigan khi cố giết loài cá xâm nhập “ma cà rồng” chuyên hút máu những con cá khác. Cá mút đá biển, hay Sea Lamprey, được mệnh danh “cá ma cà rồng” vì chúng hút máu những con cá khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một nhánh sông gần hồ Michigan sẽ được đánh thuốc độc để chống loài cá "ma cà rồng”

  1. Một nhánh sông gần hồ Michigan sẽ được đánh thuốc độc để chống loài cá "ma cà rồng” Các nhân viên phụ trách động vật hoang dã sắp sửa đưa thuốc độc vào một con suối gần hồ Michigan khi cố giết loài cá xâm nhập “ma cà rồng” chuyên hút máu những con cá khác. Cá mút đá biển, hay Sea Lamprey, được mệnh danh “cá ma cà rồng” vì chúng hút máu những con cá khác. Cá mút đá biển trưởng thành, có thể dài đến 2 – 3 feet, có hình dáng giống lươn nhưng hành động giống đỉa. Với miệng tròn giống một cái đĩa và răng nhọn, chúng bám dính vào những con cá khác, hút máu và chất lỏng trong cá ra, giết chết hay làm suy yếu vật chủ. Mặc dù có nguồn gốc ở Đại Tây Dương, chúng có thể sống trong nước ngọt và di chuyển đến Hồ Lớn bằng kênh đào. Trước thập niên 1940s, loài cá sinh sản nhanh này đã tàn sát cá hồi trout, cá thịt trắng và những loài cá thương mại và thể thao khắp khu vực hồ lớn. Số lượng cá mút đá đã bị sụt giảm khoảng 90% kể từ khi các nhà nghiên cứu hoàn chỉnh phương pháp giết chúng nhưng không gây hại cho các loài khác vào cuối thập niên 1950s. Cuộc chiến chống lại cá mút đá làm tốn kém 400 triệu đô. Sở động vật hoang dã và cá Mỹ sẽ tìm diệt loài cá xâm nhập này bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu độc từ thứ ba cho tới chủ nhật tuần này ở đáy dòng suối Mitchell Creek chảy vào hồ Michigan. “Ấu trùng cá mút đá biển trong những dòng sông này ở giai đoạn cuộc sống dễ bị tổn thương nhất,” Alex Gonzalez, một nhà sinh học ở văn phòng Ludington của cơ quan này nói. “Với chúng tôi, để tiêu diệt những con cá mút đá trưởng thành trong hồ là không thể được.” Việc xử lý này có hiệu lực giết chết 95 đến 99% loài động vật sống bám trong giai đoạn này, Gonzalez nói.
  2. Cá mút đá biển hút máu cá hồi hồ, cá hồi và cá hồi walleye trong nhiều thập kỷ. Gonzalez nói chương trình kiểm soát cá mút đá đã giúp kiểm soát số lượng động vật sống bám ở khu vực Hồ Lớn trong 50 năm nay, và giữ được những loài cá bản địa. Việc xử lý thường được thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm. Heather Hettinger, nhà sinh học cá ở Sở Nguồn lợi tự nhiên Michigan, nói đa số những sông suối nối với hồ Michigan, ví dụ như sông Betise và Platte, đã được xử lý trong hàng thập kỷ. Chất diệt cá mút đá không gây nguy hiểm nào cho con người hoặc cho môi trường, nhưng người ta được khuyến cáo tránh tiếp xúc khi quá trình xử lý đang được tiến hành, cô Hettinger nói. Cô nói hóa chất này bị mất tác dụng sinh học rất nhanh. Nguồn: Daily Mail, bản tiếng Việt của Blog Biển và Người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2