intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh mùa thu và cách phòng ngừa cho trẻ

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'một số bệnh mùa thu và cách phòng ngừa cho trẻ', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh mùa thu và cách phòng ngừa cho trẻ

  1. Một số bệnh mùa thu và cách phòng ngừa cho trẻ
  2. Giao mùa là thời điểm số lượng trẻ nhập viện tăng vọt do khí hậu thay đổi khiến “bùng nổ” những tác nhân gây bệnh mới, nếu không kịp thời chữa trị có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Đây là một số căn bệnh mẹ cần lưu ý để đề phòng và chăm sóc cho con hoặc có cách chữa trị kịp thời trước khi bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường. Bệnh tiêu chảy Nhiều người tưởng rằng trẻ chỉ bị tiêu chảy vào mùa hè nhưng thực tế trẻ cũng dễ mắc bệnh này vào mùa thu và mùa đông. Bệnh gây ra bởi virus Rota. Khi nhiễm loại virus này, thời gian ủ bệnh thường từ 1 – 3 ngày. Ban đầu, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng cảm lạnh và thêm vài dấu hiệu của sự nhiễm trùng đường hô hấp, biểu hiện qua việc trẻ bị sổ mũi, sốt. Thậm chí ở một số trẻ khác còn xuất hiện nôn mửa đi kèm với đau bụng.
  3. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Sau từ 12 – 24 giờ, trẻ sẽ đi ngoài liên tục, có thể lên đến hàng chục lần mỗi ngày và phân có mùi tanh. Khi thấy con có những triệu chứng đó, người lớn không nên lo lắng mà vội vàng cho trẻ dùng ngay kháng sinh vì sẽ không mấy có hiệu quả, thậm chí còn gây rối loạn đường ruột khiến bệnh trầm trọng hơn. Lúc này bác sĩ khuyên bạn chỉ nên cho trẻ uống thật nhiều nước đường để chống hạ đường huyết và mất nước trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bù nước cho trẻ, bạn cũng chỉ nên cho trẻ uống với số lượng nhỏ, từ 10 – 20ml mỗi lần, thời gian uống nên cách nhau 6 đến 8 phút. Ngoài ra, khi cho trẻ dùng thức ăn thì chỉ cho ăn với liều lượng ít một để cơ thể bé không bị mệt mỏi. Sự lây lan của virus Rota thường thông qua đường miệng, quá trình hô hấp. Vì vậy, người lớn cần chú ý vệ sinh an toàn
  4. thực phẩm, khử trùng dụng cụ nấu ăn trước khi nấu nướng. Thực phẩm cần đặt nơi sạch sẽ thoáng mát. Đặc biệt, không để con tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh. Viêm phế quản Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, do dị
  5. ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len… Biểu hiện của bệnh là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm của trẻ có màu vàng trắng tức là trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc này, người lớn không nên khiến trẻ cáu kỉnh vì khi đó trẻ sẽ hét to, việc hô hấp sẽ gặp khó khăn. Đối với những trẻ bị viêm phế quản, việc chăm sóc trẻ nên có những lưu ý sau: - Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. - Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước và rau tươi. Trẻ bị viêm phế quản thường tiêu hóa kém nên cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, vì thế, khi nấu thức ăn cho trẻ, người lớn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu dạng lỏng để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. - Nếu trong quá trình điều trị mà trẻ xuất hiện nhiều đờm, người lớn nên khuyên trẻ nhổ ra ngoài chứ không được nuốt.
  6. Nên để trẻ nằm nghiêng để dễ thở và cũng thuận lợi cho quá trình đào thải các chất nhầy trong cơ thể. - Người lớn nên chú ý, tuyệt đối không nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy nước mát để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ thoáng. - Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp. Đặc biệt, khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì người lớn tuyệt đối không được hút thuốc vì điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh. Trẻ bị cúm Cúm là căn bệnh xuất hiện nhiều vào cuối thu, mùa đông và “bùng nổ” vào đầu xuân. Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều nhất do sức đề kháng thấp khiến virus cúm dễ dàng xâm nhập cơ thể. Triệu chứng bệnh là trẻ hay bị sốt, thỉnh thoảng cảm thấy lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi và chán
  7. ăn. Tùy điều kiện sống mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn, thậm chí một số bệnh cúm còn khiến trẻ tử vong. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không xem nhẹ căn bệnh này. Hãy đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Khi chăm sóc trẻ bị cúm, người lớn cần chú ý những điều sau: - Trang phục của trẻ cần được thay đổi phù hợp với thời tiết. - Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất. - Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc. - Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín. - Chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2