intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số cây họ đậu cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

462
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong sản xuất nông nghiệp, việc xác định một cơ cấu cây trồng phụ trồng xen trong diện tích cây lâu năm vừa có tác dụng che phủ, chống xói mòn và giữ ẩm cho đất, vừa làm phân bón cho cây trồng, đồng thời có thể sử dụng nguồn chất xanh làm thức ăn cho gia súc là cần thiết. Bài viết giới thiệu một số cây họ đậu thân bò phủ đất tốt và sử dụng chất xanh làm thức ăn gia súc giàu protein rất có khả năng phát triển ở vùng đồi trồng cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số cây họ đậu cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi

  1. Một số cây họ đậu cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi Trong sản xuất nông nghiệp, việc xác định một cơ cấu cây trồng phụ trồng xen trong diện tích cây lâu năm vừa có tác dụng che phủ, chống xói mòn và giữ ẩm cho đất, vừa làm phân bón cho cây trồng, đồng thời có thể sử dụng nguồn chất xanh làm thức ăn cho gia súc là cần thiết. Bài viết giới thiệu một số cây họ đậu thân bò phủ đất tốt và sử dụng chất xanh làm thức ăn gia súc giàu protein rất có khả năng phát triển ở vùng đồi trồng cây ăn quả, cây công nghiệp của Nghệ An. Trong nửa thế kỷ qua, Phủ Quỳ đã trở thành vùng chuyên canh của nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả. Nếu trước kia diện tích trồng trọt được mở rộng bằng khai hoang rừng tự nhiên thì nay người dân phải canh tác lại trên diện tích đã qua 2-3 nhiệm kỳ sản xuất mang tính độc canh, độ màu mỡ của đất đã suy giảm mạnh do bị xói mòn, rửa trôi qua quá trình canh tác và tác động của thiên nhiên. Vì vậy, bên cạnh khai thác ngu ồn phân hữu cơ từ gia súc, phân hữu cơ vi sinh, đã đến lúc cần phải tạo ra nguồn sinh khối từ các cây họ đậu nhằm bổ sung chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất để sản xuất bền vững các cây lâu năm. Từ đầu những năm 60, bên cạnh việc phát triển các cây lâu năm, tại Trạm thí nghiệm cây nhiệt đới Tây Hiếu (Trung tâm nghiên c ứu cây ăn quả, cây công nghiệp Phủ Quỳ bây giờ) đã có một tập đoàn cây phân xanh phủ đất có lúc lên tới trên 40 loài. Nhi ều thí nghiệm trồng xen cây phủ đất trong vườn cà phê, cao su được đặt tại các nông trường. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được người sản xuất nhìn nhận đúng mức. Người ta cho rằng thu nhập từ cây trồng xen phải tính được giá trị bằng tiền, sản phẩm bán được ra thị trường, đáp ứng nhu cầu cuộc sống trước mắt như các cây đậu, lạc. Chính vì thế mà việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồngcây phủ đất bị hạn chế. 1. Cây đậu lông Cây đậu lông (Calopogonium mucunoides Desv ) là loài cây bò trên mặt đất, phát triển rất nhanh, thân có nhi ều lông, phân nhánh mạnh, đạt chiều dài 2-3m,
  2. tạo thành thảm phủ dày 30-40cm, mỗi mắt lá đều phát sinh rễ chùm ăn cạn, mang nhiều nốt sần, lá có 3 lá chét, nhiều lông với kích thước phổ biến là 4x7cm, cuống lá dài 10-11cm, hoa tự ở nách lá, có màu tím, ra vào tháng 8, quả có lông, chín vào tháng 12, quả tự tách để hạt rụng xuống đất. Nếu không thu hoạch kịp thời, hạt rất dễ tự mọc vào mùa mưa năm sau, có thể duy trì sức nảy mầm lâu trong đất. Đậu lông có nguồn gốc từ châu Mỹ, được phát triển ra nhiều nước nhiệt đới, là cây hàng năm nhưng có thể để lâu năm, đầu mùa khô thân lá r ụng nhưng sang năm sau hạt tự rụng lại mọc lên nhanh chóng tạo thành thảm phủ, sau đó được phân giải thành chất hữu cơ tạo độ tơi xốp cho đất. Năng suất chất xanh tại Phủ Quỳ là 19,39 tấn/ha trên đất phiến thạch mỏng lớp trong năm đầu, lượng lá rụng và thân khô là 2,5 t ấn/ha ở năm thứ 2, chất hữu cơ quy theo h ệ số phân giải 0,4 là 1 tấn/ha/năm. Các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá đậu lông như sau: protein 4%, lipit 0,6%, hydratcacbon h òa tan 11,4%, chất xơ 8,1%, trơ 1,6%, chất khô 25,7%. Tại các nước châu Phi, Ấn Độ, đậu lông được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò bằng cách gieo lẫn với cỏ hòa thảo trên đồng cỏ chăn thả. Đậu lông có thể trồng thuần cải tạo đất, thu chất xanh cho gia súc hay tr ồng xen trong vườn cây lâu năm, khả năng chịu bóng tốt. 2. Cây Kudzu nhiệt đới Cây Kudzu nhiệt đớihay đậu Java còn có tên là sắn rừng, tên khoa học Pueraria phaseoloides Benth (không nên nhầm lẫn cây này với đậu lông như có người viết Kudzu là Calopogonium là hoàn toàn sai). Kudzu sinh trư ởng rất khỏe, thân bò dài 3-5m, tốc độ che phủ nhanh hơn đậu lông, cũng là cây leo quấn cao, rễ có nhiều nốt sần, lá hình ô van với 3 lá chét, có lông, hoa tự ở nách lá, cuống lá dài 15-20cm, kích thước lá trong khoảng 5- 12cmx4-10cm, cụm hoa dài 10- 20cm, quả hơi dẹt, chín có màu đen, dài 8-10cm, rộng khoảng 3-4mm, hạt nhỏ dài khoảng 3mm, màu tối. Năng suất chất xanh đạt trên 30 tấn/ha. Theo tài liệu của thế giới, Kudzu nhiệt đới là cây bản địa được tìm thấy ở vùng đất thấp tại Malaysia và được phát triển ra các nước châu Á, châu Mỹ. Kudzu là loài cây
  3. sống lâu năm, chỉ rụng lá vào mùa khô để lại thân cành vẫn tươi, sang mùa mưa năm sau lại tái sinh trên thân cũ. Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá Kudzu như sau: N 3%, P 0,26%, K 0,75%, Ca 0,53%, Mg 0,26%. Ngoài tác d ụng phủ đất tốt, Kudzu cũng là nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc, thích hợp với động vật ăn cỏ. Kết quả phân tích đã được công bố của Nguyễn Đăng Khôi cho thấy: trong thân lá tươi có hàm lượng protit 6,7%, lipit 0,2%, glucit 17,3%, celluloz 10,5%, lư ợng protit tiêu hóa trong 1kg tươi là 41,5g, lipit tiêu hóa trong 1kg tươi là 1,0g; trong thân lá khô, protit 9,3%, lipit 1,8%, glucit 44,7%, celluloz 23,6%, lư ợng protit tiêu hóa trong 1kg khô là 51,4g, lipit tiêu hóa trong 1kg khô là 1,3g. Kudzu có thể trồng thuần cải tạo đất bỏ hóa, đất nghèo kiệt trước khi trồng lại cây trồng chính, trồng xen trong vườn cây lâu năm, hỗn hợp gieo với cỏ hòa thảo để xây dựng đồng cỏ chăn thả. Kudzu còn có một chủng là Pueraria thunbergiana Benth hoặc Pueraria lobata phát triển kém hơn Pueraria phaseoloides (J w Puraeglove) được trồng tại Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước cận nhiệt đới. 3. Cây đậu bướ m Cây đậu bướm (Centrosema Pubescens Benth) có nguồn gốc từ châu Mỹ đã phát triển ra nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta, nó đã trở thành như một cây bản địa trên nhiều vùng đồi núi, chứng tỏ đã được du nhập vào từ rất lâu. Đây là loài cây thân bò, sinh tri ển nhanh, thân và các nhánh vươn dài t ừ 3-5m, có đường kính nhỏ khoảng 1,5-2mm, tốc độ phân nhánh mạnh, cuống lá dài 4-5cm, có 3 lá chét, 2 lá chét bên có kích thước khoảng 3,5x6,5cm, lá giữa khoảng 5x8cm, mặt trên lá màu xanh đậm, dưới nhạt hơn, bộ rễ ăn cạn mang nhiều nốt sần, ra hoa tháng 8-10, hạt chín tháng 12, hạt dễ mọc tự nhiên. Cây sống lâu năm, mùa khô sinh trưởng chậm lại, thân sẽ sinh trưởng trở lại cùng với hạt mọc tự nhiên vào mùa mưa năm sau, nhanh trở thành thảm phủ dày 30-50cm, khả năng lấn át cỏ dại mạnh. Tại Malaysia, đậu bướm cùng với đậu lông và Kudzu được sử dụng trồng xen trong vườn cao su, dừa và cọ dầu. Tại châu Phi, người ta thường gieo
  4. lẫn cỏ này với cỏ hòa thảo trên đồng cỏ chăn thả tự nhiên gia súc do nó ch ịu dẫ m đạp. Ngoài phủ đất, đậu bướm cũng là cây làm nguồn thức ăn gia súc dạng tươi hoặc khô hoặc nghiền thành bột dự trữ trong mùa khô. Theo tài li ệu của tác giả Nguyễn Đăng Khôi, hàm lượng protein trong chất khô là 5,4%, lipit 0,6%, hydratcacbon hòa tan 8,5%, xơ 7,5%, trơ 2,3%, ch ất khô chiếm 24,3%. Các nhà khoa học thế giới khuyến cáo trồng phủ đất hỗn hợp giữa 3 loại cây theo tỷ lệ hạt đậu bướm + Kudzu + đậu lông là 1:2:2 ở Tây Phi và 4:1:5 ở châu Á (C.N.Williams, W.Y.Chen và J.A. Rajaratnam). 4. Đậu Lablab Đậu Lablab (Lablab bean, Dolichos lablab L, Lablab vulgaris Savi, Lubia bean (Sudan), Indian bean…) có nguồn gốc từ Ấn Độ, đã di chuyển sang châu Phi và phát triển ra nhiều nước nhiệt đới, là cây chịu được đất nghèo, đất cát, vùng khô hạn ít mưa. Cây được sử dụng làm phân xanh phủ đất rất tốt, dùng luân canh sau vụ cây trồng chính như bông, mì, lúa mạch ở Sudan. Tại Chiengmai - Thái Lan, việc luân canh, xen canh phổ biến với đậu Lablab (chủng Lablab purpureus), đậu bò (Vigna unguiculata) và đậu gạo (Rice bean) được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm phục hồi đất canh tác trong thời bỏ hóa (Somchai Ongparasert và Kluas Prinz). Ở nước ta, cây này chính thức đưa về từ Chiengmai, Thái Lan và được nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả, cây công nghiệp Phủ Quỳ từ năm 1992, sử dụng làm cây phủ đất trong vườn cam và cũng được trồng thuần trên diện tích sau nhiệm kỳ trồng cam cần cải tạo. Đậu Lablab thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae), bộ đậu, thân bò, có tua cuốn, phát cành mạnh, có thể dài 6-7m ở đất bazan, lá có 3 thùy hình ô van, có kích thước 9,5x10,2cm ở 2 thùy bên 12x9,5cm, không cân x ứng về hình dạng giữa 2 thùy bên, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông mịn, chiều dài cuống lá 24,8cm, khoảng cách lá 21,5cm, chi ều dài cuống hoa 2mm, chiều dài cánh hoa 2,9cm, rộng 1,2cm, chiều dài nhị 2,8cm. Hoa có 4 cánh 6 nh ị mọc ở nách lá
  5. màu tím, ra hoa giữa tháng 10 khi bắt đầu mùa khô, ra từng đợt rải rác cho đến tháng 11, tỷ lệ đậu quả gần như 100%, hạt dài 1,63cm, rộng 1,21cm có nhiều màu sắc như trắng, đen, nâu, trọng lượng 100 hạt từ 95-98g, năng suất hạt tại Phủ Quỳ đạt 2-3 tấn/ha. Đậu Lablab có thể sống 2-3 năm, mùa khô thân rụi nhưng gốc vẫn tái sinh trong mùa mưa năm sau, h ạt rụng xuống rất dễ mọc trong tự nhiên, từ gieo đến ra hoa 213 ngày, từ ra hoa đến chín 60 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều dài cực nhanh, trên 4cm/ngày, sau 6 tháng có th ể che phủ kín diện tích cam kiến thiết cơ bản giữa hàng với tốc độ phủ 0,11cm2/ngày. So với các cây phủ đất họ đậu khác thì đậu Lablab cho năng su ất rất cao, sau 6 tháng đã cho trên 2 tấn chất xanh/ha tương đương 700kg ch ất khô, kể cả lượng lá rụng sau mùa sinh trưởng để lại thì có trên 15 tấn/ha chất khô. Đây là nguồn tạo chất hữu cơ cải tạo đất rất lớn. Do giá trị dinh dưỡng trong thân lá khá cao, nhiều nước đã sử dụng làm thức ăn xanh cho gia súc, h ạt khô cũng là nguồn chế biến thức ăn cho gia súc, đặc biệt dự trữ thức ăn trong mùa khô, ở Ấn Độ còn sử dụng quả non và chồi ngọn làm rau xanh cho người. Qua thử nghiệm tại Phủ Quỳ, kết quả cho thấy lợn bò, hươu, thỏ, cá trắm cỏ đều rất thích ăn lá tươi của 4 loài cây trên./. Tài liệu tham khảo 1. Lê Đình Định. Một số kết quả nghiên cứu về cây phân xanh đất đồi trồng cà phê, cao su vùng Phủ Quỳ. Nghiên cứu đất phân tập 4. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1974.
  6. 2. Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Văn Phú. Một số cây bộ đậu thân bò, thân leo làm thức ăn gia súc của miền Bắc Việt Nam. Tập san Sinh vật địa học, Hà Nội 1975. 3. Lê Đình Định. Cây phân xanh phủ đất vùng Phủ Quỳ Nghệ An (Báo cáo tại hội nghị cây phân xanh phủ đất vùng đồi núi miền Bắc Việt Nam) Hà Nội 1997. 4. C.N.Williams,W.Y.Chew và J.A.Rajaratum. Tree and Field Crops of the Wetter Regions of the Tropic. 5. JW Purseglove. Tropical Crops Dicotyledons. 6. Somchai Ongparaser và kluas Prinz. Sử dụng và quản lý các loại đậu trong thời gian bỏ hóa của chu kỳ du canh dài và ở vườn cây ăn quả thuộc miền Bắc Thái Lan (Báo cáo tại hội nghị cây phân xanh phủ đất vùng đồi núi miền Bắc Việt Nam) Hà Nội 1997. 7. Rene` Coste. Coffee - The plant and the product.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2