intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:260

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mười hai học thuyết về bản tính con người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, phần 1 có 6 chương bao gồm nội dung về: thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Platon, Aristoteles, Kitô giáo). Mời các bạn cung tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1

  1. ebook©vctvegroup
  2. Đôi lời của người biên dịch Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời. Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin). Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc
  3. Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị. Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ. Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này. Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng
  4. năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013). Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.
  5. Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”. Frankfurt, CHLB Đức Lưu Hồng Khanh 09/2016
  6. Lời tựa Cho lần xuất bản thứ sáu Từ lần xuất bản thứ nhất (Bảy học thuyết...) vào những năm 1970 của thế kỷ 20, tập sách này nhằm cống hiến một số Quan niệm cổ điển về Bản tính con người một cách nghiêm túc, thiện cảm, nhưng không thiếu phê phán, và trên một trình độ thích hợp cho giới sinh viên thuộc mọi phân khoa cũng như cho các độc giả với kiến thức tổng quát. Số các học thuyết được trình bày nay đã lên từ mười đến mười hai. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CHO LẦN XUẤT BẢN NÀY Để đáp ứng cho các giảng viên đã sử dụng các lần xuất bản trước đây, tôi đã cho in lại chương về Freud (chương này đã bị miễn cưỡng lấy ra khỏi lần xuất bản thứ năm để giữ cho tập sách có tròn mười chương, bởi phải lấy chỗ cho chương mới về Phật giáo của David Haberman). Tôi cũng nhân cơ hội này để viết lại và viết rộng thêm những hiểu biết của mình về các tác phẩm của Freud. Ngoài ra, cùng với những kiến thức từ một nhà phân tâm thực hành mà tôi có được, tôi hy vọng có thể cải thiện một cách cơ bản chương sách này. Tôi vui mừng được Peter Wright góp phần viết cho chương về Đạo Islam cùng trong khuôn khổ và trên tinh thần của tập sách của chúng tôi. Đóng góp ấy đã lấp đầy khoảng trống hiển nhiên và quan trọng trong số các truyền thống tôn giáo chính toàn cầu, và bổ sung cho việc trình bày của tôi về Do Thái giáo cổ thời và về Kitô giáo trong chương về Kinh thánh. Trong chương Dẫn nhập, tôi đã đưa vào một tiết mục được duyệt lại về
  7. cơ cấu so sánh giữa Kitô giáo và chủ nghĩa Marxist, cũng như một tiết mục khác (mang tên “Một số công cụ triết học”) phân biệt những loại phát ngôn khác nhau. Những phiên bản trước đây về các tư liệu này trong những lần xuất bản trước cho thấy chúng đã giúp ích cho nhiều giảng viên. Trong các chương còn lại, David Haberman và tôi nhân cơ hội này cũng đã có một ít sửa đổi và diễn tả sáng sủa hơn. CẢM TẠ Chúng tôi ghi ơn Robert Miller trong Oxford University Press đã có những sáng kiến và những hướng dẫn trong việc thực hiện lần xuất bản thứ sáu [2013] mở rộng này. Tôi ghi ơn Rick Adams, Brian R. Clack, Val Dusek, Mick Finn, Denis Flynn, Frederik Kaufman, Celia Brewer Sinclair và Nancy A. Stanlick đã gửi những bình luận và gợi ý khích lệ tôi thực hiện những cải thiện cho tập sách này. St. Andrews Leslie F. Stevenson 08/2011
  8. Lời tựa Cho lần xuất bản thứ năm Tại sao lần xuất bản lần thứ năm [2009] sớm như thế sau lần xuất bản thứ tư [2004]? Nguyên nhân chính là để đáp ứng những phản ứng của các độc giả đã đánh giá chương về Darwin quá rời rạc và chương Giai đoạn lịch sử trung gian quá nông cạn, đồng thời cũng cung ứng cho yêu cầu của nhiều độc giả mong muốn có thêm một chương về Phật giáo. Tôi vui mừng được David Haberman nhận đáp ứng cho yêu cầu sau cùng nói trên. Có lẽ tôi cũng nên nói rõ, rằng hai chúng tôi chưa hề viết chung với nhau, ngoài ba chương đầu do David, còn các chương còn lại của tập sách thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm (Leslie Stevenson). Tôi đã hoàn toàn tái cấu trúc và viết lại chương về các Học thuyết của Darwin, phân phối thành Ba giai đoạn chính của việc lý thuyết hóa Học thuyết Tiến hóa về Bản tính con người: 1. Giai đoạn 1800 − 1900: những lý thuyết đầu tiên về Tiến hóa; 2. Giai đoạn 1900 − 1950: phản ứng nêu cao các yếu tố Văn hóa và Xã hội; 3. Giai đoạn 1950 − đến hiện tại: đưa sinh học vào lại các lý thuyết về Bản tính con người. Tôi đã phát huy những bình luận của Kevin Laland thuộc Đại học St. Andrews cho chương này, cũng như những góp ý của Richard Joyce, Edouard Machery và Patricia Turrisi, những người đã giúp tôi đưa lại công bình hơn cho cả loạt vấn đề phức tạp và quan trọng.
  9. Tôi đã giữ lại Giai đoạn lịch sử trung gian, bởi vẫn cảm thấy phần nào cần thiết phải lấp đầy chỗ trống giữa thời gian Kitô giáo cổ thời và thế kỷ XVIII (nhưng không quá nới rộng khuôn khổ của tập sách), nhưng tôi cũng đã lược bỏ một số tiết đoạn quá ngắn và siết chặt lại một số tiết đoạn khác. Để lấy chỗ cho chương Phật giáo của David, tôi đã quyết định bỏ đi chương về Freud. Một ứng sinh khác cho việc loại bỏ này thay thế cho Freud là Marx, nhưng tôi thấy việc lý thuyết hóa sinh học về Bản tính con người đã được trình bày tốt đẹp trong chương 10 về thuyết Tiến hóa, và đàng khác, Marx, mặc dầu có những khuyết điểm của mình, lại cũng cung ứng một chiều kích xã hội và lịch sử hãy còn phần nào thiếu sót trong tập sách này. Ngoài ra, tôi cảm thấy sự Chẩn bệnh của ông về những hậu quả cho con người bởi nền kinh tế tư bản vẫn còn có một số điều có thể dạy bảo cho chúng ta, kể cả nếu Toa thuốc ông đưa ra thật xa vời với đích nhắm. (Tôi cũng nghĩ như thế về Adam Smith!). Tôi cũng đã có đôi chút chỉnh sửa, gạn lọc và viết lại các chương về Kinh thánh, về Kant và chương Kết thúc. Còn các chương khác thì chỉ có một ít thay đổi trang trí nhỏ. St. Andrews Leslie F. Stevenson 11/2007
  10. Lời tựa Cho lần xuất bản thứ tư Quả là một thời gian dài từ mùa hè năm 1967, khi tôi lần đầu tiên có một vài ý tưởng gây cảm hứng cho tập sách này. Nước Mỹ bị xé nát vì Chiến tranh Việt Nam và những náo loạn chủng tộc trong các đô thị, và tôi, một sinh viên tốt nghiệp đại học khoa Triết ở Oxford, nhiều nguyện vọng nhưng hãy còn chưa kiên định, sử dụng mùa nghỉ hè năm ấy cho một vòng du lịch xuyên lục địa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Giữa những sinh nghiệm về các thị thành miền Đông và những cảnh vật đầy kinh ngạc miền Tây, những cuộc gặp ngắn với cao bồi và người da đỏ bản xứ, với người phản chiến và dân híppi, tôi nhớ đã vội ghi lại một ít cấu trúc so sánh giữa Kitô giáo, chủ nghĩa Marxist, phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh. Vào đầu những năm 1970, như một giảng viên còn non trẻ ở Đại học St. Andrew, tôi giáp mặt với một số rất đông sinh viên năm thứ nhất, bắt buộc bởi hệ thống giáo dục truyền thống Scottish, ghi danh theo học một khóa Triết. Tôi tự hỏi làm thế nào đáp ứng cho một cử tọa những người ghi danh như thế, mà phần lớn họ sẽ không tiếp tục ngành Triết học. Câu trả lời của tôi là mở rộng một khóa Triết học tinh thần (Philosophy of Mind) quy ước thành một cuộc khảo xét mang tính phê phán những Học thuyết đối nghịch về Bản tính con người. Lần xuất bản thứ nhất [1974] tập sách này phát xuất từ kinh nghiệm sư phạm nói trên. Ba mươi năm đã qua từ lần xuất bản đó, và tập sách xem như vẫn còn hữu dụng cho nhiều khóa học trong nhiều nước khác nhau.
  11. Quả là một đặc ân hiếm có khi sách của mình được đọc bởi hàng nghìn sinh viên như thế, và tôi cảm thấy có một trách nhiệm tương ứng phải cập nhật và cải thiện tập sách theo khả năng tối hảo của tôi. Dĩ nhiên, những khác biệt giữa các lần xuất bản kế tiếp nhau là khá lớn. Lần xuất bản thứ hai [1987] chỉ có những thay đổi thẩm mỹ, số Bảy chương sách vẫn giữ y nguyên. Lần xuất bản thứ ba [1998], tôi cập nhật Bảy học thuyết lên Mười, với thêm một chương về Kant, và David Haberman đóng góp viết thêm hai chương về Khổng giáo và Ấn giáo. Lần xuất bản thứ tư [2004] lại còn được thay đổi căn bản hơn nữa. Cuối cùng tôi đã quyết định bỏ Skinner và Lorenz ra ngoài điện đài các danh nhân, và thay vào các chương sách viết về họ là một chương sách dài các Học thuyết Tiến hóa (“Darwinian”) về Bản tính con người. Chương sách mới này bao hàm các tiết mục về Skinner và Lorenz, cùng với những danh nhân ảnh hưởng khác, với cách quan tâm riêng đến Edward O. Wilson. Tôi đã viết một chương hoàn toàn mới về Aristoteles. Và tôi cũng đã thêm tiết mục về Giai đoạn lịch sử trung gian lấp đầy khoảng trống lớn trong lịch sử các tư tưởng giữa thế giới cổ thời và thời đại Khai minh: Trong tiết mục đó, tôi đưa ra những nét chính và ngắn gọn về một số tư trào và các nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Tôi cũng đã viết lại các chương khác một cách thật thấu đáo, đào sâu vấn đề (tôi hy vọng là thế), trong khi vẫn giữ mức độ dẫn nhập. Một cách đặc biệt, tôi đã mở rộng khái niệm của tôi về Kinh thánh (không thiên vị!), nói lên một sự phân biệt giữa giải thích linh đạo và giải thích siêu nhiên về Kitô giáo. Tôi đã tìm cách làm sáng tỏ sự hiểu biết của tôi về Kant, tập trung vào chủ đề lý do và nguyên nhân, nói thêm một bình luận về triết học lịch sử của ông. Tôi cũng thêm một số tiết mục về Freud như là một nhà luân lý, và về
  12. nền đạo đức học thứ nhất và thứ hai của Sartre. David Haberman cũng làm sáng tỏ và bổ sung thêm vào các chương về Khổng giáo và Ấn giáo của ông. Dĩ nhiên có nhiều ứng viên khả thực để mở rộng thêm danh sách các học thuyết cho con số Mười đã chọn. Trước tình trạng dấy lên ảnh hưởng của tôn giáo trong thế giới hiện đại, Islam và Phật giáo có thể là những lựa chọn sáng giá, nhưng nhà xuất bản của chúng tôi trước mắt muốn giữ lại con số Mười (có thể lần xuất bản thứ năm sẽ được tăng thêm số các học thuyết). Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi giới thiệu loạt sách “Dẫn nhập cực ngắn” về Qur’an, Islam, Buddha và Phật giáo phát hành bởi Nhà xuất bản Oxford University Press. (Theo mức chuẩn của loạt sách này thì những chương sách trong tập sách của chúng tôi ở đây hãy còn là những dẫn nhập cực kỳ, cực kỳ ngắn!). Với sự đưa thêm các chương về Aristoteles và Giai đoạn lịch sử trung gian, trọng tâm của tập sách này có lẽ được xem là dời lui về quá khứ − nhưng việc đó không nhất thiết là một điều xấu! Hiện có một ám ảnh rất thịnh hành về việc cập nhật với những nghiên cứu khoa học mới nhất hoặc với những đua tranh về thời trang. Nhưng trong cuộc chạy đua về tương lai, có một mối nguy cục bộ chỉ biết hiện tại mà bỏ quên đi − hoặc đơn giản không còn biết − đến cái minh triết của quá khứ. Tôi hy vọng tập sách này sẽ giúp cho quý độc giả thấy được ngay trong hiện tại những tư tưởng có ảnh hưởng với bối cảnh lịch sử của chúng, và đánh giá được những quan niệm về Bản tính con người vừa dựa trên cơ sở khoa học vừa trên cơ sở tôn giáo một cách sâu xa hơn và mang tính triết học hơn. Những bình luận từ nhiều người đã gợi ý giúp tôi trình bày trong một số nơi một cách phù hợp hơn. Tôi ghi ơn các vị đồng nghiệp của tôi ở St. Andrew đã vui lòng đọc lại những bản thảo của những chương quan trọng:
  13. Sarah Broadie (Platon và Aristoteles); David Archard (Marx); Jens Timmerman (Kant và Sartre); Malcolm Jeeves (học thuyết Darwinian); và Gordon Graham, bây giờ ở Aberdeen (Kinh thánh). Tôi trìu mến tưởng nhớ ở đây đến thân phụ tôi, Patric Stevenson (1909 − 1983), với những quan tâm thật kỹ lưỡng về các vấn đề câu văn nét đọc cho xuôi chảy trong lần xuất bản thứ nhất, mà tôi hy vọng đã gột rửa được cho các lần xuất bản tiếp sau đó. Tôi cũng tri ân Emile Voigt và Robert Miller thuộc Oxford University Press ở New York với những khích lệ và nâng đỡ trong việc hoàn thành lần xuất bản thứ tư này. St. Andrews Leslie F. Stevenson 07/2003
  14. CHƯƠNG DẪN NHẬP NHỮNG HỌC THUYẾT ĐỐI NGHỊCH VÀ NHỮNG ÐỊNH GIÁ PHÊ PHÁN Tập sách này được biên soạn cho tất cả những ai đi tìm một “Triết lý sự sống”, nghĩa là sự hiểu biết về Bản tính con người đưa lại một hướng dẫn về vấn đề chúng ta phải sống thế nào. Một Đơn thuốc như thế thường phải dựa trên một Chẩn đoán về điều gì có thể là sai lầm, điều này lại giả thiết về một Lý tưởng của cuộc sống phải được thực hiện như thế nào hay Con người chúng ta phải sống ra sao. Chúng tôi sử dụng tiêu đề “Học thuyết về Bản tính con người” cho tập sách trong một nghĩa rộng, bao gồm những truyền thống tôn giáo cổ thời, một số hệ thống triết học kinh điển và một số những học thuyết gần đây hơn − những học thuyết tìm cách sử dụng những phương pháp khoa học để tìm hiểu về Bản tính con người cũng như đưa ra những hướng dẫn cho cuộc sống và xã hội con người. Chúng tôi nhấn mạnh cái ý nghĩa của từ “học thuyết” đi xa hơn những lý thuyết thuần túy khoa học. Chúng ta có thể thay thế bằng từ “triết học” trong nghĩa kinh điển của nó (philo-sophia: yêu thích sự khôn ngoan), hay khái niệm “thế giới quan” (phát xuất từ tiếng Đức: Weltanschauung), hoặc nữa “ý thức hệ” (ideology: những niềm tin và những giá trị mà một số xã hội hay cộng đồng xác nhận cho cuộc sống). Trong nghĩa rộng mà chúng tôi sử dụng, một “Học thuyết về Bản tính con người” gồm bốn tiết mục sau đây:
  15. 1. Một Bối cảnh Siêu hình về vũ trụ và chỗ đứng của con người trong đó; 2. Một Lý thuyết về Bản tính con người trong một nghĩa hẹp, gồm một số khẳng định tiêu biểu khái quát về hữu thể con người, xã hội con người và thân phận con người; 3. Một Chẩn đoán về một số nhược điểm tiêu biểu trong hữu thể con người, về những điều có thể sai lạc trong cuộc sống và xã hội con người; 4. Một Đơn thuốc hay lý tưởng cho biết làm cách nào cuộc sống của con người có thể sống tốt hơn, đặc biệt cung cấp những hướng dẫn cho cá nhân và xã hội con người. Chỉ có những học thuyết trong nghĩa rộng này, kết hợp với những yếu tố như vừa lược kể trên đây, mới mong có thể cung cấp cho chúng ta hy vọng có được những giải quyết cho những vấn đề của nhân loại chúng ta. Thí dụ, sự khẳng định đơn thuần rằng mỗi người đều có xu hướng ích kỷ (nghĩa là hành động chỉ cho tư lợi của mình) là một chẩn đoán quá ngắn gọn, nó không cho biết điều gì làm cho ta ích kỷ, và cũng không gợi ý có thể chăng hoặc bằng cách nào ta có thể vượt thắng được xu hướng đó. Lời tuyên bố chúng ta phải yêu thương lẫn nhau là một mệnh lệnh, một đơn thuốc, nhưng nó không giải thích tại sao ta thấy điều đó khó khăn (cũng không dẫn giải cho biết loại tình yêu thương nào ta cần hướng tới), nó cũng không cung ứng cho ta những hỗ trợ cần thiết để thực hiện. Lý thuyết Tiến hóa nói đến những điều quan trọng về chỗ đứng của con người trong vũ trụ, nhưng tự nó cũng không đưa ra những mệnh lệnh, những đơn thuốc. Chỉ như là một giải thích thuần túy khoa học về nguyên nhân, bằng cách nào giống loại con người đã được đưa ra hiện hữu, nó không tìm cách cho ta biết mục đích hay ý nghĩa của cuộc sống chúng ta − điều mà chúng ta tìm cách đưa ra ở đây. Tập sách này không phải là một tập sách Nhập môn Triết học như thường
  16. lệ, theo nghĩa hẹp về một chủ đề mang tính hàn lâm như ngày nay vẫn thường được định nghĩa, với những phân chia luận lý, triết học ngôn ngữ, siêu hình, tri thức luận, triết học tinh thần, đạo đức học, triết học chính trị, thẩm mỹ học, triết học tôn giáo, v.v... Chúng ta sẽ đụng đến nhiều chủ đề thuộc các lĩnh vực triết học nói trên, nhưng sự quan tâm chính yếu của chúng ta là tập trung vào Mười hai học thuyết tư tưởng được chọn riêng ra, với chủ đích đưa lại những giải đáp cho những câu hỏi hiện sinh, liên quan đến cuộc sống, thúc đẩy nhiều người đặt suy tư và làm triết học vào vị trí hàng đầu: Chỗ đứng của ta trong vũ trụ là gì? Tại sao chúng ta ở đây? Những câu hỏi dị nghĩa này bao hàm ý nghĩa về nguyên nhân “Điều gì đưa ta ra sự sống?” và ý nghĩa của mục đích “Chúng ta ở đây làm gì?” (Chúng ta phải làm gì, hay nhắm đến điều gì? Điều gì chúng ta phải tránh?). Rõ ràng là nhiều điều tùy thuộc vào lý thuyết nào về Bản tính con người mà ta chấp nhận. Cho cá nhân: Ý nghĩa và mục đích của đời sống chúng ta, điều gì ta phải làm hay gắng sức làm, điều gì ta có thể hy vọng thể hiện hay trở nên. Cho xã hội: Viễn ảnh xã hội nào chúng ta hy vọng góp phần thực hiện, sự thay đổi xã hội nào ta có thể góp phần hỗ trợ. Những trả lời của chúng ta cho những câu hỏi to lớn này tùy thuộc vào việc chúng ta nghĩ có chăng một Bản tính con người chân chất, bẩm sinh và có chăng những chuẩn mực giá trị khách quan cho cuộc sống. Nếu vậy, thì nó là gì, chúng là gì? Có phải chúng ta thiết yếu là sản phẩm của tiến hóa, được thiết kế để theo đuổi những lợi ích riêng tư, để tái sản xuất những di tố (genes) của chúng ta và thể hiện những xung động sinh học của chúng ta? Hay không có một Bản tính con người “thiết yếu” nào như thế, chỉ có khả năng được khuôn đúc bởi xã hội cùng với những sức lực kinh tế, chính trị và văn hóa của nó? Hay có những chủ đích siêu việt, khách quan (hoặc linh thiêng) cho cuộc sống của
  17. con người và lịch sử của con người? 1. Những Học thuyết đối nghịch Về những câu hỏi cơ bản trên đây, dĩ nhiên đã từng có một loạt các quan điểm khác nhau. “Con người là gì mà Chúa cần nhớ đến / phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? / Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy / ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên”. Đó là lời của thi nhân trong Kinh thánh (Psalm 8:5-6). Kinh thánh Do Thái − Kitô giáo xem con người là tạo vật được Thượng đế siêu việt tạo dựng theo hình ảnh của Ngài, với mục đích được Ngài ban cho trong cuộc sống. Cũng có những hệ thống triết lý lớn của Platon, Aristoteles và Immanuel Kant đưa ra những chuẩn mực giá trị được xem là khách quan cho cuộc sống của con người và cho xã hội để được hướng tới. “Bản tính đích thực của con người là tổng thể những tương quan xã hội”, Karl Marx viết như thế vào giữa thế kỷ XIX. Marx phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế, và quan niệm từng con người là sản phẩm của giai đoạn kinh tế riêng biệt của xã hội trong đó con người sinh sống. “Con người bị kết án phải tự do” (“Man is condemned to be free”), trích lời của Jean-Paul Sartre, viết trong thời gian Thế chiến thứ Hai. Sartre đồng ý với thuyết vô thần của Marx, nhưng khác ở điểm Sartre khẳng định chúng ta không bị quyết định bởi xã hội hay bởi bất cứ điều gì khác, nhưng mỗi cá nhân con người có tự do định đoạt mình muốn là gì và làm gì. Ngược lại, những người-muốn-là- lý-thuyết-gia-khoa-học về Bản tính con người, thí dụ như Edward O. Wilson, gần đây đã quan niệm con người như là một sản phẩm của tiến hóa, với những mẫu hình (patterns) hành xử mang tính sinh hóa tất định và giống
  18. loại đặc thù. Các bạn đọc đương đại hẳn nhìn ra trong những câu trích dẫn trên đây từ Kinh Thánh, Marx hay Sartre, chữ “man” [trong nguyên bản] được dùng để chỉ tất cả mọi hữu thể mang tính người bao gồm cả phụ nữ (và trẻ em). Cách dùng theo truyền thống như thế, nay thường bị chỉ trích là góp phần vào sự khẳng định đáng tra vấn về sự thống trị của nam giới trong gia đình và xã hội, và với hậu quả là sao nhãng hoặc bỏ quên đi sự áp bức đối với giới phụ nữ. Dĩ nhiên, đây là những vấn đề quan trọng hơn chỉ là câu chuyện ngôn ngữ. Chúng tôi sẽ không bàn đến các chủ đề phụ nữ khi được nêu ra trong tập sách này: sẽ không có chương nào riêng cho những lý thuyết phụ nữ về Bản tính con người. Nhưng chúng tôi sẽ lưu ý khi những “học thuyết” được lựa chọn có gì phải nói về những điểm tương đồng cũng như những điều khác biệt giữa người nam và người nữ. Chúng tôi sẽ tránh cách nói phân biệt giới tính (nhưng điều ấy sẽ không thể tránh khỏi trong những lời trích dẫn). Những quan niệm khác nhau về Bản tính con người đưa tới những cái nhìn khác nhau về điều gì ta phải làm và về cách ta có thể làm những điều đó như thế nào. Nếu một Thượng đế toàn năng và toàn thiện tạo dựng nên ta, thì chủ đích của Ngài sẽ xác định ta có thể là gì và phải là gì, và ta phải tìm sự trợ giúp nơi Ngài. Nhưng nếu chúng ta là sản phẩm của xã hội và nếu ta thấy nhiều người hiện sống không được thỏa mãn, thì sẽ không thể có giải pháp đích thực cho đến khi xã hội phải thay đổi. Nếu chúng ta triệt để tự do và không thể tránh khỏi sự cần thiết phải tự mình lựa chọn, thì chúng ta phải chấp nhận điều đó và làm sự lựa chọn của chúng ta một cách đầy ý thức về những điều ta phải làm. Nếu bản tính sinh học của chúng ta khiến ta phải suy tư, cảm xúc và hành động một cách nào đó, thì chúng ta tốt hơn là phải thiết thực thừa nhận điều ấy trong những lựa chọn cá nhân và trong các chính sách
  19. của xã hội. Những niềm tin đối nghịch về Bản tính con người được tiêu biểu thể hiện trong những cách sống cá thể và trong những hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau. Lý thuyết Marxist (theo phiên bản nào đó) đã thống trị cuộc sống công cộng trong các nước cộng sản trong thế kỷ XX đến nỗi mỗi cách đặt câu hỏi về nó đều đưa lại những hậu quả nghiêm trọng cho người nghi vấn. Chúng ta thường dễ dàng quên rằng một ít thế kỷ trước đó, Kitô giáo cũng đã chiếm một vị trí thống trị tương đương trong xã hội phương Tây: kẻ dị giáo và bất tín đã bị bắt bớ và cả bị thiêu sống. Ngay cả bây giờ, trong một số nơi, có một quan điểm nhất trí trong Kitô giáo cho rằng các cá nhân chỉ có thể chống đối với một giá xã hội phải trả. Trong nhiều nước Muslim, Đạo Islam cũng giữ một vị trí thống trị tương tự. Trong những nước Công giáo truyền thống (như Ý, Cộng hòa Ireland và Ba Lan), Giáo hội Công giáo Roma thực thi một ảnh hưởng xã hội quan trọng và giới hạn chính sách của Nhà nước về phá thai, tránh thụ thai và li dị. Tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đạo đức Kitô giáo Tin Lành chế ngự phần lớn các cuộc tranh luận công cộng và ảnh hưởng trên các chính sách, mặc dầu Hiến pháp chủ trương sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước. Một Triết lý “hiện sinh” như của Sartre xem ra như không có liên quan đến xã hội; nhưng dẫu vậy người ta vẫn có thể biện hộ cho nền dân chủ “tự do” (“liberal” democracy) hiện đại dựa trên quan điểm triết học cho rằng, tuy không có những giá trị khách quan cho cuộc sống, nhưng lại đã có những lựa chọn cá nhân chủ quan. Sự khẳng định này có ảnh hưởng lớn trong xã hội phương Tây hiện đại, xa hơn sự bày tỏ riêng tư của nó trong triết học hiện sinh Âu châu giữa thế kỷ XX. Nền dân chủ tự do được ghi lại trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, với sự nhìn nhận của nó về quyền của mỗi một con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2