intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Muốn nuôi con bằng sữa mẹ cũng khó

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

118
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muốn nuôi con bằng sữa mẹ cũng khó Nhìn đôi môi chúm chím của cô con gái mới chào đời, Hòa quên hết bao đau đớn vừa trải qua. Thế nhưng, lòng cô se lại khi thấy mẹ chồng mang đến hộp sữa bột cùng chiếc bình. Hòa nhẹ nhàng: "Mẹ để con cho cháu bú. Bác sĩ bảo sữa non tốt cho cháu lắm" nhưng mẹ chồng cô đáp ngay: "Vừa đẻ xong, sữa được mấy giọt làm sao đủ cho con bú. Con bé này vừa sinh đã chóp chép miệng, háu ăn lắm, phải cho ăn thêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Muốn nuôi con bằng sữa mẹ cũng khó

  1. Muốn nuôi con bằng sữa mẹ cũng khó Nhìn đôi môi chúm chím của cô con gái mới chào đời, Hòa quên hết bao đau đớn vừa trải qua. Thế nhưng, lòng cô se lại khi thấy mẹ chồng mang đến hộp sữa bột cùng chiếc bình. Hòa nhẹ nhàng: "Mẹ để con cho cháu bú. Bác sĩ bảo sữa non tốt cho cháu lắm" nhưng mẹ chồng cô đáp ngay: "Vừa đẻ xong, sữa được mấy giọt làm sao đủ cho con bú. Con bé này vừa sinh đã chóp chép miệng, háu ăn lắm, phải cho ăn thêm sữa ngay". Dù là nhân viên truyền thông về y tế, Hòa không thể thuyết phục nổi mẹ chồng. Cô ứa nước mắt khi chồng cũng nói: "Em mệt nên nghỉ đi, để mẹ cho con ăn sữa ngoài cũng tốt". Nhìn con gái hăm hở mút chùn chụt núm bình sữa, Hòa vừa mừng vừa tủi. Rồi khi sữa về nhiều, cô con
  2. gái Hòa nhất định không chịu bú, có lẽ một phần do được ăn sữa ngoài có vị ngọt hơn, phần khác vì đầu ti mẹ ngắn, khó mút. Hoà càng tủi thân hơn khi phải vắt sữa đổ đi. Cũng nếm trải cảm giác này, Thanh (Hà Đông, Hà Nội) mãi không thể quên những ngày mới sinh con. Em bé của Thanh ăn khỏe, nhanh nhẹn nhưng lại rất hay khóc đêm. Chồng đi công tác, mỗi lúc như thế, ông bà nội xót ruột, thường cho rằng do Thanh ít sữa, con ăn không đủ no nên mới quấy như vậy. Vì thế, cứ
  3. cháu khóc là bà vào dỗ dành, ông đi pha sữa. Khi Thanh bảo: "Mẹ cứ để con cho cháu bú. Cháu có bú nhiều, con mới ra nhiều sữa" thì bị bố chồng mắng luôn: "Trẻ con chỉ có đói mới khóc, đói mà không cho nó ăn là phải tội. Ngày xưa không có thì phải chịu, giờ mỗi đứa cháu, phải lo đầy đủ cho nó chứ". Rồi thỉnh thoảng, ông bà lại nói xa gần: "Cứ để nó uống sữa ngoài cho cao lớn, thông minh, chứ chỉ bú mẹ, rồi lại như mẹ ấy thì làm ăn gì". Vốn người thấp bé, nghe câu này, Thanh thấy như có dao cứa vào lòng. Nhưng rồi biết sữa mẹ là tốt nhất cho con, Thanh cố nuốt ấm ức, quyết tâm "tranh" cho con bú với ông bà. Cũng may, khi cho bé bú nhiều, chịu khó ăn uống như được bác sĩ hướng dẫn, Thanh có nhiều sữa và bé chỉ thích ti mẹ.
  4. Không bị ai cấm cản nhưng vì hoàn cảnh, chị Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) buộc phải dừng sữa khi con còn quá nhỏ. Vì đã nghỉ làm trước sinh gần một tháng nên khi con hơn ba tháng chị đã phải trở lại với công việc. Để con thích ứng dần, chị đã cho bé tập ăn sữa ngoài trước khi đi làm nửa tháng. Vì công ty cách nhà hơn 10 km, không có tủ lạnh, buổi trưa không về được, sữa căng tức chị phải vắt bỏ. Em bé ở nhà được bú bình, chiều tối mẹ về mới hăm hở rúc vào ngực mẹ. Nhưng đi làm được một tháng, do công việc căng thẳng, con ít bú, dòng sữa của chị cạn dần. Cô con gái vì thế cũng không thích thú nữa và "chê" hẳn ti mẹ khi chưa tròn 6 tháng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ - tức là chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ mà không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ gì, kể cả nước trong sáu tháng đầu đời, sau đó bổ sung thức ăn
  5. phù hợp và tiếp tục cho trẻ bú cho tới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở nước ta, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ rất thấp: cứ 6 trẻ thì chỉ một bé được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, gần một nửa số bà mẹ không cho con bú ngay trong vòng một giờ sau khi sinh. Nhiều người có thói quen thay thế sữa mẹ bằng nước, sữa và các dung dịch có đường từ rất sớm. Theo tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao ở Việt Nam. Lý do dẫn đến điều này do nhiều người còn thiếu hiểu biết hoặc không tin rằng sữa mẹ thực sự tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngay cả các nhân viên y tế. Thậm chí, nhiều người còn lập luận rằng: Thời xưa làm gì có sữa ngoài, trẻ con chủ yếu là bú mẹ nhưng thế hệ cũ toàn những người thấp bé, nhẹ cân. Còn
  6. thời nay, trẻ ăn sữa ngoài nhiều, bú mẹ ít nhưng lại to cao hơn hẳn. Như thế chứng tỏ sữa mẹ đâu có tốt bằng sữa công thức? Bà Bạch Mai giải thích: Thời trước, do kinh tế khó khăn, trẻ chủ yếu bú mẹ nhưng chất lượng sữa mẹ lại không tốt vì chị em thường ăn uống quá kham khổ, làm việc vất vả cả trong thời kỳ mang thai và nuôi con. Hơn nữa đa số phụ nữ sinh nhiều con nên không thể chăm sóc tốt con được. Trẻ cũng thường được cho ăn dặm rất sớm, không đảm bảo chất dinh dưỡng. Vì thế tình trạng trẻ còi cọc khá phổ biến. Hiện nay, điều kiện sống tốt hơn, các bà mẹ được đảm bảo dinh dưỡng từ khi mang thai và sinh đẻ nên chất lượng sữa cũng cao hơn. Ngoài ra, trẻ được sử dụng các dịch vụ y tế, được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt hơn với nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, trong đó có sữa ngoài. Vì thế các cháu có thể
  7. chất tốt hơn so với thế hệ trước là điều đương nhiên. Theo bà Mai, chị em cần hiểu rõ lợi ích của sữa mẹ và nhẹ nhàng chia sẻ các kiến thức này với người thân từ khi còn mang thai. Nếu tin rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ thì không ai ngăn cản các bà mẹ cho con bú. Ngoài ra, muốn đủ sữa cho con, các bà mẹ trẻ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng từ lúc có bầu, sinh con xong cũng cần ăn đủ chất, uống nhiều nước, sữa, rau quả, cho con bú thường xuyên... Còn với các bà mẹ phải đi làm sớm sau khi sinh con, nếu có điều kiện ở gần cơ quan có thể sắp xếp công việc để về cho con bú, hoặc bảo quản nguồn sữa mẹ bằng cách: Vắt (hoặc hút sữa) vào bình sữa bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh. Sữa mới vắt có thể bảo quản được 4 giờ nếu để ở 27 độ C. Nếu trữ sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ để được 5 ngày ở 4 độ C. Nếu để trong ngăn đá, sữa mẹ có thể bảo quản được 2 tuần.
  8. Nếu kiên trì vắt sữa và biết cách bảo quản, bé vẫn có đủ sữa để ăn khi mẹ đi làm. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Đinh Thị Phương Hòa, chỉ được nghỉ 4 tháng sinh vẫn là một thách thức đối với các bà mẹ nếu muốn cho con bú hoàn toàn 6 tháng đầu. Bà cho biết, hiện một nhóm các nhà vận động chính sách Bộ Y tế đã làm việc và được sự ủng hộ của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc kéo dài thời gian nghỉ sinh ít nhất 6 tháng để tạo điều kiện cho các bà mẹ được cho con bú. Tuy nhiên, bởi quy định trên đã được đưa vào luật nên cần đợi khi đến đợt sửa đổi luật của Quốc hội mới có thể thay đổi được. Sữa có từ người mẹ ngay sau khi sinh là một chất lỏng màu vàng nhạt được gọi là sữa non. Loại sữa này cùng với sữa có sau đó cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, chất sắt và
  9. các vitamin với tỷ lệ hợp lí cho một đứa trẻ trong sáu tháng đầu. Sữa mẹ dễ hấp thụ, luôn sạch, an toàn và có thể sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần phải đun sôi hay chế biến. Sữa mẹ cũng giúp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Những đứa trẻ được bú mẹ lớn lên sẽ thông minh hơn những đứa trẻ được nuôi bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ và bằng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là phương thức hiệu quả nhất để xây dựng tình yêu thương giữa mẹ và bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2